Năm đó vì ấu chúa tuổi còn quá nhỏ cho nên chính sự do bà nội của Huyền Diệp là thái hoàng thái hậu Hiếu Trang và bốn vị đại thần phụ chính lo liệu. Thời khai quốc, triều Thanh lấy quân công làm đầu nên hiển nhiên Mãn Châu đệ nhất dũng sĩ Ngao Bái luôn nổi bật nhất. Phía sau lần lượt có tam trụ đại thần Tô Khắc Táp Cáp, chủ trương đại thần Át Tất Long, và nghị chính đại thần Sách Ni. Tân tiểu hoàng đế vừa phải vật lộn với căn bệnh hiểm nghèo, vừa phải đấu tranh chống lại âm mưu soán ngôi đoạt vị của Đại gian thần Ngao Bái. Chẳng những thế, ngài còn phải đương đầu với sự quấy phá và bành trướng thế lực của Đại Minh Triều – một bang phái giang hồ luôn giương cao lá cờ "Phản Thanh phục Minh."
"Gương mặt thơ ngây của tiểu hoàng đế lộ vẻ bàng hoàng, bên tai văng vẳng tiếng vũ khí va loảng xoảng, tiếng hò hét, tiếng rú thảm đau đớn của lũ thị vệ dưới lầu. Trong đầu vị hoàng đế mười tuổi bất giác nảy sinh trăm mối suy tư: "Hôm nay bao người vì bảo vệ ta mà táng mạng dưới tay bọn thích khách, nhưng càng nhiều hơn nữa, là bao tướng sĩ đã đánh đổi mạng sống để giành lấy giang sơn Đại Thanh này. Lẽ nào ta mang họ Ái Tân Giác La lại hèn nhát trốn đằng sau. Tổ phụ trên trời mà biết hẳn tức giận lắm thay." Nghĩ tới đó nỗi sợ hãi bỗng chốc tan biến, một cơn phẫn nộ dâng trào khiến tiểu hoàng đế kích động nghiến răng nghiến lợi:
- Một đám giặc cỏ mà dám mưu đồ hủy cơ nghiệp của chúng ta sao? Giết hết bọn chúng cho trẫm!" Rồi tân hoàng đế trẻ tuổi này sẽ a sao trước một đất nước luôn sẵn sàng tạo phản này, liệu cuối cùng ngôi vị có bị cướp mất mời các bạn theo dõi câu chuyện này nhé.