ĐƯỜNG LÊN BIÊN GIỚI. Ngày 20 - 10 - 1978 đơn vị Đoàn 860 QK5* vẫn sinh hoạt bình thường, chúng tôi vẫn ra thị trấn Phú Tài (nay là phường Trần Quang Diệu - Thành phố Quy Nhơn - Bình Định) mua củi và chở về cho chị nuôi, (không hiểu sao nhà bếp toàn là nữ, chuyện này có nhiều điều bí mật lúc nào sẽ kể…) hoàn toàn không biết rằng chiều nay lúc hai giờ sẽ hành quân về biên giới Tây nam, và thật ra hồi đó chúng tôi cũng không nghe gì về tình hình biên giới và mối quan hệ Việt Nam - Cam đang xấu đi.
Ngủ dậy lúc một giờ và vẫn công tác bình thường, tôi được phân công chất lại đống củi ban sáng mua về. Đang nghỉ giải lao thì nghe báo động, nhanh chóng chạy về C mang ba lô tập hợp trên sân D. Một đoàn xe Zin130 dính đầy đất đỏ Bazan từ từ vào cổng… Điểm danh… Lên xe… Khởi hành…Ra đến ngã ba Phú tài (giao lộ giữa QL1 và Đường xuống TP Quy nhơn về hướng đông) tôi nhìn thấy ông cụ thân sinh tôi và cô ấy…đang đi về hướng đơn vị tôi ở cũ, tôi chỉ kịp kêu tiếng “Cha ơi… Cha” và vẫy tay nhưng không ai thấy, vì xe chạy khá nhanh. Xe vượt đèo An Khê, và đây là lần đầu tôi biết đèo là gì…chúng tôi chỉ có thể ngủ trong rừng để tránh sự phát hiện của kẻ địch. Trong đời tôi khi lần đầu nghe còi hụ báo tin có địch tấn công. Mọi người chúng tôi vội vã cầm lấy khẩu súng và đội vội chiếc nón cối để bảo vệ đầu rồi xông ra mặt trận. Trận đấu kéo dài khá lâu khi đánh lùi được kẻ địch tôi nhìn lại mặt trận là Những người anh hùng vô danh đã nằm xuống cho đất nước Chùa Tháp hồi sinh, những người trở về thì yên lặng cố hòa mình vào cuộc sống. Nhưng dù thế nào trong họ vẫn luôn cháy một ngọn lửa hồi ức chẳng bao giờ tắt về những ngày tháng chiến đấu bên cạnh đồng đội.
Giờ đây khi đất nước đã được giải phóng chúng tôi được giải ngũ trở về với gia đình. Vì quá nhớ đồng đội những năm tháng chiến đấu nên tôi đã viết một quyển sách miêu tả thật chi tiết về các trận chiến đó. Tôi muốn viết cho các bạn trẻ ngày nay hiểu được đất nước chúng ta đã phải vượt qua bao nhiêu gian khổ để có được như ngày hôm nay.