🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Hiểu Linh một mình ngồi ở bậc hè thưởng thức bát nước chè xanh, nhìn xuống gian nhà dưới đông vui nhộn nhịp. Hôm họp làng, Hiểu Linh đưa ý kiến làm máy tuốt lúa công của làng vô cùng được hoan ngênh. Vị tiên chỉ của làng còn ngay trước mặt mọi người khen ngợi Hiểu Linh biết đại nghĩa, lo cho người dân. Chuyện này làng chắc chắn sẽ có thưởng. Không những thế, bà còn nói sẽ viết lá thư cho huyện lệnh để mở rộng thứ này cho toàn dân. Giúp ích được cho nông nghiệp không chỉ Hiểu Linh được ghi nhận công lao mà làng Trần gia cũng được nức tiếng. Ngày hôm đó đình làng vui chưa từng có. Và cũng từ ngày hôm đó địa vị của Hiểu Linh ở làng Trần gia này cao hơn rất nhiều. Phần lớn mọi người đều gọi cô là Phạm tu văn. Đi tới đâu cũng được người làng chào hỏi. Cô không còn là cái bóng mờ nhạt của cái làng này nữa.
Địa vị của Hiểu Linh lên thì địa vị Phạm gia cũng tăng theo. Các gia đình trong làm cũng qua lại nhà cô nhiều hơn. Tiểu Đông cũng dần có một vòng tròn nhỏ của mình. Hắn cười càng lúc càng nhiều. Tiểu Hàn và Lập Hạ cũng không ngoại lệ. Hai đứa nhỏ trở thành người vô cùng được hoan nghênh trong đám trẻ con. Phạm gia đột nhiên nhộn nhịp hơn nhiều lắm.
Hôm nay Hiểu Linh sửa soạn trầu rượu cùng tiền để sang nhà Lý trưởng hỏi về chuyện mua đất. Danh tiếng của cô đang rất tốt, tranh thủ đợt này mua là hợp lý nhất rồi.
Cánh cửa gỗ nhà Trần lý trưởng đóng chặt. Đây là lần đầu tiên Hiểu Linh nhìn thấy một ngôi nhà giàu ở làng quê nơi này: tường đá vây quanh, cửa gỗ cao ngất. Cô đứng ngoài nhìn ngắm một chút rồi gõ cửa.
Chỉ một lát sau, tiếng cạch cửa vang lên, một người ló đầu ra nhìn. Vừa thấy người tới là Hiểu Linh đã vội chào hỏi:
- Phạm tu văn đến tìm thầy Lý có việc sao ạ?
Hiểu Linh không biết là ai nhưng cũng gật đầu đáp lại:
- Vâng… phiền vị tỷ tỷ vào báo với Trần lý trưởng một tiếng, ta có chuyện muốn gặp.
Nữ nhân đứng tuổi kia luống cuống mở rộng cánh cửa, nép qua một bên nói:
- Ấy ấy. Phạm tu văn gọi tỷ tỷ làm tôi tổn thọ mất. Tôi chỉ là kẻ ăn người ở cho thầy Lý, tên gọi là Sửu. Phạm tu văn gọi tôi A Sửu là được rồi.
Hiểu Linh lễ phép đáp lời:
- Vâng.. thật xin lỗi.
Nữ nhân tên A Sửu kia chờ Hiểu Linh vào nhà thì đóng cửa cài then lại rồi vội vàng băng lên trước. Người đó dừng lại ngay bậc thềm đá của nhà chính, kính cẩn nói:
- Bẩm thầy Lý, có Phạm tu văn sang gặp.
Trần lý trưởng đang nằm ngả lưng ở phản nghe thấy báo thì ngồi dậy tự mình ra đón:
- Phạm tu văn đến có việc gì sao?
A Sửu thấy thầy Lý đã dậy thì cũng lui ra sau. Hiểu Linh khẽ cười nói:
- Mọi người trong làng tôn trọng ta mới gọi ta như vậy, thầy Lý gọi lại thành chiết sát Hiểu Linh ta rồi. Xét ra thì với chút chữ nghĩa ít ỏi, ta đứng trong hàng ngũ Tu văn thật xấu hổ.
Trần Đại Nương thấy Phạm Hiểu Linh có phần khiêm nhường thì khá hài lòng. Danh tiếng của nữ tử này gần đây rất thịnh, bà còn nghĩ rằng Phạm Hiểu Linh cố tình hiến máy tuốt lúa cho làng để mưu cầu chức vị nào đó. Nhưng hóa ra không phải. Thái độ của Trần Đại Nương cũng có phần dịu xuống:
- Vào nhà uống nước đã.
Hiểu Linh khẽ cúi đầu rồi đi vào. Cô đặt lễ trầu rượu lên bàn rồi ngồi xuống đối diện với Trần Đại Nương. Bà ấy lấy ấm nước vối rót ra rồi đẩy về phía Hiểu Linh một chén. Cô lịch sự uống ngụm nước rồi mới nói chuyện:
- Hôm nay vãn bối qua là muốn nhờ Trần Lý trưởng giúp cho việc mua một mẫu đất quanh nhà. Chả là ta thấy xung quanh nhà vẫn còn nhiều đất trống, mà Phạm gia lại có ý định trồng dâu nuôi tằm nên cần phải xây lán tằm nữa. Diện tích hiện tại có phần không đủ dùng nên muốn mở rộng hơn. Vì thế hôm nay vãn bối có chút lễ mọn đến nhờ cậy ngài.
Trần Đại Nương nhìn sơ qua đồ mà Hiểu Linh mang tới. Đồ lễ không hề nhẹ. Bà đáp:
- Chuyện mua đất thổ cư không khó cũng không quá đắt. Nhưng sao Phạm cô nương không dành tiền mua ruộng tốt có phải hơn không?
Hiểu Linh khẽ nhún vai đáp:
- Phạm gia ta toàn nam nhân sức yếu lực nhỏ, nếu dành dụm mua đất ruộng thì sợ rằng cũng phải cho thuê đi chứ chẳng tự làm nổi. Mà Trần Lý trưởng cũng biết, đang yên đang lành, mùa vụ tốt tươi, ai lại có ý định bán ruộng chứ. Nhà hiện giờ có phần hơi chật nên ta nghĩ nên mua mở rộng trước, không nhỡ sau này người làng đông lên mua mất thì lại không liền dải.
Trần Đại Nương nghe giải thích cũng gật gù đáp:
- Phạm cô nương tính toán cũng phải. Vậy còn đất trồng dâu? cô nương định trồng trong đất nhà luôn sao?
Hiểu Linh không nghĩ Trần Lý trưởng lại nhắc đến chuyện này luôn. Nếu đã vậy tiện nước cô cũng hỏi:
- Ta định hỏi ngài xem còn phần đất bồi phù sa nào chưa chia cho dân canh tác không để thuê lại trồng dâu trên đó. Ngài xem thế nào ạ?
Trần Lý trưởng lắc đầu đáp:
- Đất phù sa rất tốt nên đều chia hết cho dân làng canh tác rau rồi. Hơn nữa ta cảm thấy cô nương muốn trồng dâu chỗ đó không hợp lý. Dâu tằm là cây lâu năm mà bãi bồi mỗi năm đều bị lũ lấp qua một lần. E rằng cây dâu bị ngâm nước sẽ chết.
Hiểu Linh ngẩn người. Sao cô lại quên chuyện này được nhỉ. Dòng sông Mã Nhi không quá rộng, khả năng mùa lũ nước dâng cao tràn bờ là rất lớn. Như vậy thì công sức trồng dâu của cô chẳng phải là công cốc rồi sao. Hiểu Linh nhìn Trần lý trưởng hỏi:
- Vậy theo ngài, vùng đất nào trồng dâu là hợp lý nhất?
Trần lý trưởng nhìn Hiểu Linh thấy người này thật tâm cầu thị thì suy nghĩ một lát rồi nói:
- Phần đất gần chân núi mà làng giao cho Phạm gia vẫn là của công nhưng lại không phải là ruộng. Ta nghĩ Phạm cô nương nên tiết kiệm tiền mà mua lấy. Phần đó tính toán cũng phải ba mẫu, dư dả để gia đình trồng dâu. Ta biết là nó có hơi xa nhà, việc đi lấy sẽ có phần vất vả. Nhưng nếu Phạm gia trồng trong phần đất gần nhà một lượng dâu để tằm ăn đêm thì cũng không tệ lắm. Tính toán chỗ đất kia cũng chỉ 5 lượng một mẫu, rẻ bằng một nửa so với đất ruộng.
Hiểu Linh gật gù cân nhắc… cái này cô nên bàn thêm một chút với Tiểu Đông, cũng không thể để Trần Lý trường biết nha cô dư dả đến vậy được.
- Đa tạ Trần lý trưởng đã vẽ đường. Chuyện mua đất chân núi kia ta sẽ về bàn thêm với phu lang để thu xếp tiền nong. Còn chuyện mua gần nhà thì phải nhờ cậy ngài rồi.
Trần Đại Nương gật đầu:
- Tốt.. dăm ba bữa nữa văn thư xuống đo đất đai làm giấy tờ, ta sẽ gọi ngươi.
Hiểu Linh chưa kịp nói lời cảm ơn thì tiếng đánh chửi dưới nhà đột nhiên vang lên. Cô nhíu mày giây lát rồi nghe ra đứa nhỏ Trần Gia Khang – bằng hữu của Lập Hạ nhà cô đang bị Chính phụ đánh. Hiểu Linh liếc nhìn thấy thái độ bình thản của Trần Đại Nương thì có phần khó chịu. Bà ấy cứ mặc kệ chuyện này xảy ra sao?
Hiểu Linh điều chỉnh chút tâm trạng của mình, nhấm ngụm nước vối rồi nói chuyện vu vơ:
- Ta thật muốn cảm tạ các vị chức sắc trong làng khi khen ngợi ta giữa Đình như vậy. Thật sự là địa vị trong làng của Phạm gia cũng được cải thiện nhiều lắm… Sau này Lập Hạ, Tiểu Hàn có gả đi cũng có thể chọn người tốt hơn. Đứa nhỏ nhà Trần Lý trưởng lại không cần phải nói a.. sau này đều là gả cho con gái nhà Hương, Lý xa gần.
Trần Đại Nương có chút khó hiểu nhìn Hiểu Linh. Nói sao thì nói, bà ấy cũng đảm nhiệm vai trò này chưa lâu lắm…
Hiểu Linh cười cười:
- Trần Lý trưởng… thông gia cũng là một mối quan hệ quan trọng quyết định đến con đường quan lợi. Xin thứ lỗi, ta chỉ có thể nói được tới đây. Mạn phép ngài, ta về.
Trần Đại Nương ngẫm nghĩ mấy lời nói của Hiểu Linh rồi chợt nhìn lại đứa nhỏ Gia Khang đang làm việc nhà… Một linh quang lóe lên trong đầu. Phải rồi.. giờ ta đã là Lý trưởng, con ta cũng là công tử, tiểu thư.. nhà cũng có kẻ ăn người ở.. sao có thể để đứa nhỏ Gia Khang làm việc nhà, bị đánh mắng như đứa ở được. Người ngoài nhìn vào thì còn gì là mặt mũi của bà nữa… Phạm Hiểu Linh thật có ý tứ nhắc bà chuyện này… Người này thật sự nhìn xa trông rộng.. khả năng sẽ trở thành phú hộ tiếp theo của làng Trần gia đây. Bà cũng nên cải thiện một chút thái độ.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.