Tôi và Hỷ Lạc đeo Linh xuống núi, thực ra tôi đợi ngàynày từ lâu lắm rồi, có thể nói là mười năm, bởi tôi chẳng bao giờ muốn bị nhốtvào một chỗ rất nhỏ để rồi làm những việc rất lớn, như vậy thà ở một chỗ rấtlớn rồi làm những việc rất nhỏ còn hơn. Cách suy nghĩ cũng có thể tự do thayđổi, nó sẽ lớn ở những chỗ lớn, và nhỏ ở những chỗ nhỏ. Song ngày này đến có vẻđường đột, và có vẻ như khi những người hoặc những sự việc ta mong đợi quá lâucuối cùng cũng xuất hiện, thì ta lại tỏ ra bình tĩnh và suy ngẫm về nguyên dokhiến ta bình tĩnh đến vậy. Nguyên do chính là việc nếu lựa chọn cái mới thì sẽphải mất đi cái cũ, trong khi cái cũ dường như vẫn còn rất tốt.
Tuy sựviệc không đến nỗi to tát như những gì tôi ngẫm nghĩ suốt bao năm qua, mọi thứcứ như thể đang chạy tị nạn, song trong lúc chạy tị nạn lắm khi lại có nhữngthu hoạch bất ngờ, điều tôi muốn nói chính là Hỷ Lạc, cô gái xinh xắn đáng yêuđứng bên tôi, đang đeo thanh kiếm Linh trông rất mất cân đối so với người cô nàng.
Tại saotrong tất cả mọi việc, phụ nữ trông đều xinh đẹp đáng yêu. Tôi nghĩ chắc là“yêu nhau yêu cả đường đi” nên vậy, lý do này rất hay, nhưng tôi thực sự khôngphán đoán được, nói ra hẳn rất ngượng ngùng, bởi tôi cũng chưa so sánh bao giờ,có khi đây là cô nàng đầu tiên tôi ngắm nghía kỹ lưỡng.
Có rấtnhiều chuyện xảy ra trong bao năm chúng tôi ở bên nhau, cần phải từ từ hồitưởng lại, nhìn chung đều rất khó khăn, đầu tiên là việc sống chung với một cônương bao lâu như thế, trong khi cô nàng lại có khuôn mặt cân đối ưa nhìn, muốnkhông thích cũng khó, ngoài ra việc khó khăn hơn là ở phía Hỷ Lạc, thật sựchẳng dễ gì khi xung quanh đến hơn một nghìn anh đàn ông mà lại không hề có mốiquan hệ mờ ám nói với họ, và càng quý hóa hơn nữa khi cô nàng không hề nảy sinhthứ tình cảm phức tạp đủ khiến câu chuyện này trở nên rối rắm với sư huynhThích Không của tôi, một người cũng không kém phần xuất chúng.
Tôibiết làm sao được, tôi nghĩ, những điều người khác làm và những điều tôi cảmnhận chính là những gì người ta nghĩ trong lòng.
Chúngtôi men theo đường xuống núi, dưới núi có một dịch trạm, rất nhiều thớt ngựanghỉ chân ở đó. Cũng may trước khi được cứu vào chùa Hỷ Lạc đã có kinh nghiệmxã hội phong phú hơn tôi, nên tôi mới khỏi nghĩ rằng lũ ngựa này có thể dắt đimiễn phí. Hỷ Lạc nói, trong dịch trạm có cho thuê ngựa. Mà chúng tôi đang rấtcần một thớt ngựa.
Tôinói: Huynh cũng nghĩ vậy, nhưng chúng ta làm gì còn đồng bạc nào.
Hỷ Lạcnói: Vậy phải làm sao nhỉ, trên người muội cũng chẳng có thứ gì đáng tiền cả.
Tôinói: Xem ra thứ đáng tiền nhất chính là thanh kiếm này rồi.
Hỷ Lạcđáp: Muội thì nghĩ có thể đem thanh kiếm này đi cầm đồ.
Còn tôinghĩ chắc mọi người đều nghèo cả, vừa nghèo lại vừa muốn cưỡi ngựa, bởi bêncạnh dịch trạm có một cửa hiệu cầm đồ.
Tôi vàHỷ Lạc dắt tay nhau bước vào hiệu cầm đồ, đặt thanh kiếm lên mặt bàn. Chủ hiệuhỏi chúng tôi: Hai vị là người ở đâu vậy?
Tôiđáp: Tôi là người của Thiếu Lâm, thanh kiếm này chính là thanh kiếm Linh nổitiếng, ông xem nó đáng giá bao nhiêu?
Chủhiệu đánh mắt nhìn tôi, lại do xét Hỷ Lạc, rồi cười ngặt nghẽo nói: Linh thìđúng là ở Thiếu Lâm, nhưng… ha ha ha ha. Thiếu Lâm giờ cũng thoáng thật, thầytu được phép mang theo đàn bà con gái sao?
Tôinói: Sao cái cục cứt, chúng tôi quen nhau từ nhỏ.
Chủhiệu lại cười ngặt nghẽo, nói: Chắc dấm từ tấm bé cũng nên, ha ha ha ha, thôiđược rồi, tôi không đùa hai vị nữa, để tôi coi thanh kiếm này xem sao.
Lão chủhiệu cầm kiếm lên quan sát, ngắm bao kiếm một hồi, đang định rút kiếm thì tôinói: Cẩn thận kiếm khí đấy!
Chủhiệu đúng là người thẳng tính, giàu cảm xúc và rất hào sảng, lần này lão tacười ha hả hết đúng một tuần hương, đoạn nói: Bao kiếm này làm cũng khá được,đủ cho hai ngươi được cái giá phải chăng, có điều ranh con các ngươi chớ cókhoác lác, bằng không ta đã định giá xong rồi.
Nóiđoạn liền rút Linh ra. Nào là kiếm khí yêu phong, tất tật chẳng thấy thứ gìxuất hiện, bình thường chắc đã toi rồi. Chủ hiệu nói: Kiếm xịn! Hàng nhái cũngxịn! Chẳng qua là thiếu chút gì đó, không thì đã là hàng thật rồi.
Tôinghĩ bụng, có mà chính lão thiếu chút gì đó thì có.
Chủhiệu nói: Ta trả cho hai ngươi mười lạng bạc, lãi suất mười phần trăm, nộitrong một tháng mà không đến lấy, ta sẽ tự xử lý.
Hỷ Lạcnói: Mười lạng? Quá ít! Hồi nhà chúng tôi còn khá giả, phải chi hơn trăm lạngmới đúc được thanh kiếm này đấy!
Chủ hiệunói: Ồ, không phải hai vị nhặt được à, thế thì năm mươi lạng vậy nhé?
Hỷ Lạcnói: Tám mươi lạng.
Chủhiệu nói: Xong luôn.
Hỷ Lạcnói: Một trăm lạng.
Chủhiệu nói: Thế thì không được, cứ trả tiếp nữa thì vô cùng lắm, thanh kiếm nàyrất được, trông cũng thật, có điều giá mà tăng lên nữa, thì tôi lên hẳn ThiếuLâm tự mua hàng thật cho xong.
Tôinói: Hả, cái này mà cũng mua được à?
Chủhiệu nói: Cái này công tử không phải bận tâm, thôi tôi trả công tử tám mươilạng. Nào! Thứ này thuộc hàng quý giá, tôi sẽ gọi thợ vẽ đến vẽ chân dung haivị, kẻo lúc đến lấy lại nhầm người, hai vị nhớ nhé, mã số của thanh kiếm nàylà: Hàng quý 00121, mật mã là ngày giờ hôm nay, nhà tôi là cửa hiệu cầm đồ đệnhất thiên hạ, muốn sửa mật mã, hai vị cứ đến các chi nhánh ở Trung nguyên làđược.
Nóiđoạn, thợ vẽ cũng tới nơi, tôi và Hỷ Lạc ngồi lại ngay ngắn, thợ vẽ nói, vẽ mộtngười hay vẽ cả hai ạ?
Tôi trảlời: Vẽ cả hai đi!
Chủhiệu nói: Nếu vẽ cả hai thì chỉ khi nào cả hai vị cùng đến mới lấy được đồ, rắcrối lắm. Bận trước có cả một lớp học tư thục đến cầm một món đồ, họa sẽ vẽ cảlớp phải mất ba ngày mới vẽ xong, rốt cuộc lớp ấy bây giờ có hai học sinh tửnạn, đồ của họ thì vĩnh viễn không thể lấy ra.
Hỷ Lạcnói: Vậy vẫn cứ vẽ cả hai đi, một trong hai chúng tôi chết thì cũng chẳng cầnmón đồ này làm gì.
Tôinói: Vậy thì vẽ cả hai luôn, anh nghe rõ chưa, vẽ đẹp một chút nhé!
Thợ vẽnói: Vâng. Hai vị ngồi sát lại một chút, giấy to chừng này thôi, cách xa nhauquá sợ vẽ không đủ.
Tôihỏi: Thế lần trước anh vẽ cái lớp kia thế nào?
Chủhiệu nói: Xin công tử quay lại nhìn phía sau, hình vẽ trên tường kia chính làhọ đấy.
Tôi vàHỷ Lạc quay lưng nhìn lại phía sau, tôi nói: Phải vẽ những ba ngày?
Hỷ Lạcnói: Sao xấu thế nhỉ?
Chủhiệu nói: Thì tại tay thợ vẽ bận ấy kém quá, thế nên, nó vừa vẽ xong bức này,ra khỏi cửa là bị đạp chết ngay.
Tôinói: Vậy lần này vẽ chúng tôi đèm đẹp nhé, tôi và cô nương đây chưa từng đi vẽchân dung lần nào đâu, vẽ xấu tôi cũng sẽ đập chết anh đấy.
Thợ vẽnói: Yên tâm, bảo đảm công tử sẽ hài lòng. Tôi thì thế này, vẽ tùy tiện khônglấy tiền, vẽ giống lấy nửa lạng, vẽ đẹp lấy một lạng.
Chẳngđợi tôi kịp phát ngôn, Hỷ Lạc đã nói: Này, tôi trả anh hai lạng bạc, anh biếtphải vẽ chúng tôi thế nào chưa?
Anh thợvẽ mở cờ trong bụng, vội nói: Chắc chắn rồi, xin hai vị ngồi yên ạ!
Tôi vàHỷ Lạc ngồi sát bên nhau, giữ yên vẻ mặt tươi cười quãng bốn giờ, song trongkhoảng thời gian đó, thợ vẽ dường như chẳng hề ngẩng mặt lên quan sát chúngtôi. Sắc trời tối sẩm, bức tranh cũng được hoàn thành.
Tôi vàHỷ Lạc đón bức tranh, hớn hở tỏ vẻ hài lòng, tôi nói với lão chủ hiệu: Ông cấtgiữ bức tranh cẩn thận cho tôi nhé, đến khi quay lại chuộc đồ, tôi sẽ lấy bứchọa mang về luôn.
Chủhiệu nói: Nhất định rồi. Song hai vị quý nhân còn phải điểm chỉ lên bức vẽ nữamới được.
Hỷ Lạchỏi: Tại sao? Ngộ nhỡ ông viết thêm khế ước bán mình lên trên thì chúng tôiphải làm thế nào?
Chủhiệu cười nói: Cô nương đa nghi quá, tôi nào dám, sau này tôi làm sao mà tiếptục làm nghề này được chứ?
Tôihỏi: Vậy điểm chỉ để làm gì? Ông không biết dấu vân tay đại diện cho thân chủhay sai?
Chủhiệu nói: Dạ vâng, tôi chỉ e là không có vân tay, khi hai vị đến chuộc đồ, nhỡmà tôi không có ở cửa hàng, chỉ dựa vào hai vị tiên trong bức tranh này thôithì người hiệu tôi sẽ chẳng thể hoàn lại đồ cho hai vị được.
Tôi vàHỷ Lạc cầm tiền tới dịch trạm, hỏi người quản trạm: ngựa cho thuê ở đâu, ngườiquản trạm dân chúng tôi lại một phía, ở đó có cả thảy hai thớt ngựa. Hỷ Lạcnói: Sao ít vậy?
Quảntrạm nói: Khách quan đến muộn quá, chỉ còn hai thớt ngựa này thôi, song chúngkhông phải bị khách chọn rồi để thừa lại đâu, cũng là ngựa tốt cả đấy.
Tôinói: Không phải loại bị để thừa lại thì là loại gì?
Quảntrạm nói: Thì do vừa khéo người ta không chọn chúng. Khách quan xem, con đenbên trái kìa, thân hình vâm chắc, đuôi bồng chân khỏe, mã lực lại lớn, ăn rõ ítmà chạy rõ nhiều, tốc độ cực nhanh, đúng là bậc hào kiệt trong loài ngựa vậy!
Hỷ Lạchỏi: Vậy sao không có ai thuê?
Quảntrạm nói: Con này mỗi tội không nghe lời, cứ chạy linh tinh.
Hỷ Lạcnói: Vậy sao được, quả thật là không được, thôi thì thuê con lừa cạnh ông vậy!
Quảntrạm nói: Khách quan, đây cũng là ngựa đấy ạ, cô chớ có nom con ngựa này nhỏ,tuy thân hình nó gầy còm, đuôi thưa chân mảnh khảnh, mã lực yếu, ăn rõ nhiềuchạy rõ ít, tốc độ lại chậm, song trông lại nhỏ nhắn xinh xắn, cũng tiện dắttheo, hai vị cưỡi con này là hợp nhất đấy, hai vị buông thõng chân xuống, conngựa này bị che đi ngay, trông như chẳng cưỡi con vật gì cả, nhìn từ xa, lại cứngỡ hai vị như đang bay trên không ấy chứ.
Hỷ Lạcngẫm nghĩ một hồi rồi nói: Vậy cũng không tồi, haizz, ta lấy con nào đây?
Tôinói: Huynh thấy lấy cái con chạy linh tinh hơn, rèn là được mà.
Hỷ Lạcnói: Không rèn được đâu, rèn được thì đã có người thuê lâu rồi. Ta cưỡi conngựa nhỏ kia đi!
Tôinói: Ngựa nhỏ cũng được, có điều chẳng may mà có bọn xấu đuổi theo, con ngựa ấylại chạy chậm thì phải làm thế nào?
Hỷ Lạcnói: Thôi được rồi, dùng tạm đi, cũng còn hơn là chạy thẳng tới chỗ kẻ xấu mà.
Tôinói: Chuyện vặt vãnh thế này huynh nghe theo muội, sau này huynh quyết định đạisự là được.
Tôi vàHỷ Lạc dắt ngựa ra, quyết định đặt cho con ngựa còm này một cái tên, Hỷ Lạcmuốn gọi nó là Lép, tôi thì thấy cái tên này giống tên con cá lép, nên nói:không được.
Hỷ Lạcnói: Muội thấy con ngựa này quá lép ấy, chân thì ngắn cũn, gọi nó là Lép quáhợp rồi. Vả lại huynh bảo rằng những việc vặt vãnh thì do muội quyết định cảcòn gì.
Tôinói: Nhưng đặt tên là việc hệ trọng.
Hỷ Lạcnói: Mặc kệ đấy, dù sao sau này muội cũng có quyền quyết định hai việc, một lànhững việc vặt vãnh, hai là việc phán quyết xem việc nào là việc vặt vãnh vàviệc nào là việc hệ trọng.
Tôi vàHỷ Lạc bước ra khỏi dịch trạm, đứng ở trên cao nhìn quanh bốn phía. Chính đỉnhnúi này là nơi chúng tôi chung sống bên nhau suốt mười năm nay, cũng bởi nơiđây có ngôi chùa lớn nhất, chúng sinh khắp nơi đến thắp hương khấn khứa nhiềunhất, cho nên dưới chân núi dần dần hình thành nên một thị trấn rất nhỏ, gồmmột dịch trạm, một tửu lầu, một cửa hiệu cầm đồ, một cửa hàng rèn sắt, ba nhàtrọ và một hàng tạp hóa. Con phố nhỏ có hai đường cắt nhau hình chữ Thập, phíatrước thông thẳng đến thành Trường An, phía sau là Thiếu Lâm, bên trái là conđường tơ lụa, còn bên phải hướng ra biển. Giữa trung tâm con phố có một đôi câuđối, song đối không hề chỉnh, vế trên là: Chớ có. Vế dưới là: Quay đầu. Bứchoành phi ở giữa vẫn lại là bốn chứ viết ngay ngắn: CHỚ CÓ QUAY ĐẦU.
Nhữngthứ trông có vẻ thâm thúy này thực ra phải xem xét nó xuất hiện ở đâu, ở nơiđầy ắp Thiền cơ, chói chang Phật pháp này thì nó chính là chân lý. Hễ là nhữngthứ có thể suy nghĩ kỹ càng thì tốt nhất đừng suy nghĩ làm gì, bởi quả thực tôicũng chẳng hiểu gì cả, điều này cũng có nghĩa là, với một số việc đừng nên đặtcâu hỏi nên quay đầu là bờ hay không nên quay đầu lại.
Một cơngió cát chẳng biết tự nơi nao ập đến đã tràn ngập con phố nhỏ này, đây là thánhđịa được dựng lên giữa chốn đồng hoang, nhất là dưới ánh chiều tàn, rất đôngnhững người nhạt nhòa nhân ảnh bắt đầu dập đầu hành lễ ở chỗ CHỚ QUAY ĐẦU LẠI,song tất cả mọi thứ dường như đều có thể bị cuốn phăng đi bởi một trận bão cát.
Bênngoài dường như cũng rất yên bình, song mọi người đều biết rằng từ sau cuộc tỉthí lần trước, mối quan hệ trong giang hồ đã trở nên tế nhị, triều đình cũng cónhững phản ứng tế nhị. Một số nơi đã rộ lên những tiếng chém giết, duyên do cóthể chỉ là vì yên ổn quá lâu.
Dướiánh hoàng hôn thê thiết, cô gái bên cạnh tôi tên là Hỷ Lạc, kể ra cũng còn đỡ,cái chính là con ngựa lại tên Lép, thật sự chẳng đem lại cho người ta chútkhông khí hào hiệp nào.
Songbất kể thế nào, cuối cùng, tôi và Hỷ Lạc vẫn phải rời bỏ nơi này, chỉ có điềuchẳng ai biết phải đi đâu, và cũng chẳng có ai nói là phải làm gì. Tôi hỏi HỷLạc, chúng ta đi đâu đây? Tôi nghĩ bụng, chắc Hỷ Lạc cũng chẳng biết gì hơn tôiđâu.
Hỷ Lạcnói: Chúng ta có thể đi Trường An, nơi đó rộng lớn, có thể mua ít quần áo.
Tôi cốgắng nhớ lại xem trước lúc ra đi sư phụ và phương trượng có việc gì dặn dò tôikhông, nhưng họ chỉ nói: Con đi đi!
Trướcmắt cũng đành đi Trường An, Trường An, cái tên nghe rất hay, là kinh đô, mọithứ ở đó đều thật tuyệt, ngoại trừ việc Trường An chưa bao giờ “trườngan” cả. Thẳng phía Tây đi tới Trường An, xa mấy trăm dặm,cưỡi lừa phải lắc lư mất hai ngày, vậy có nghĩa là cưỡi Lép thì phải mất bangày.
Lépthật là một con ngựa hiểu ý chủ, ta vẫn nói tâm tính tương thông chẳng qua cũngđến vậy thôi, chủ mệt nó cũng mệt, chủ ngủ nó cũng ngủ, tôi và Hỷ Lạc định đánhmột giấc trên lưng nó, nhưng khi tỉnh dậy đã thấy nó ngủ ngon hơn ai hết. HỷLạc kẹp hai chân lại, con Lép sực tỉnh, nó hí vang một tiếng rồi chậm rãi tiếnvề phía trước.
Hỷ Lạchỏi tôi: Con ngựa này sao lại có thể ngủ đứng được nhỉ?
Tôiđáp: Nó khôn, nếu nó nằm xuống ngủ thì huynh và muội đều té ngã cả rồi còn gì?
Hỷ Lạcnói: Đúng là con ngựa tốt.
Tôinói: Chuyến đi Trường An này không những lành ít dữ nhiều, lại còn hết sức vônghĩa nữa.
Hỷ Lạchỏi: Sao huynh lại biết là vô nghĩa?
Tôi trảlời: Bởi quả thật không biết mình đi làm cái gì.
Hỷ Lạcnói: Muội thấy cũng được đấy chứ. Chưa biết là việc gì thì làm sao biết được nóvô nghĩa.
Tôinói: Thật là khó hiểu.
Hỷ Lạchỏi: Vậy sao huynh lại nói là lành ít dữ nhiều?
Tôi trảlời: Huynh chẳng biết. Chỉ biết là mỗi khi sư phụ hoặc sư huynh đi giải quyếtsự vụ gì đều nói rằng: chuyến này e là lành ít dữ nhiều. Chẳng hiểu sao lạivậy.
Hỷ Lạcnói: Chắc là nói vậy, để chẳng may ta đi có lỡ thiệt mạng, mọi người sẽ khôngcảm thấy bất ngờ, còn nhỡ mà không chết, thì cứ như bản thân rất lợi hại vậy.
Tôinói: Hỷ Lạc, muội thông minh thật đấy!
Hỷ Lạcnói: Huynh cũng thông minh mà, với lại huynh nhìn mọi thứ đều cụ thể, tườngtận, muội thật hâm mộ huynh đó.
Tôinói: Có gì đâu, chẳng qua là quan sát tỉ mỉ thôi.
Hỷ Lạcnói: Có điều, hình như… chẳng lẽ huynh không phát hiện thấy chúng ta đứng yênmột chỗ suốt từ nãy tới giờ sao?
Tôi cúiđầu nhìn, con Lép lại ngủ rồi.
Tôi hỏiHỷ Lạc: Nó ngủ từ lúc nào thế nhỉ?
Hỷ Lạcđáp: Muội nghi ngờ là nó ngủ từ cái lúc muội nói câu “Đúng là con ngựa tốt” ấy.
Tôinói: Lúc nào mới tới Trường An được đây?
Hỷ Lạcđáp: Cứ đánh thức nó dậy rồi hẵng nói. Nói đoạn lại ghì hai chân lại, con Léplại hí lên một tiếng, song đứng yên không mảy may động đậy. Hỷ Lạc nói: Thôitoi rồi, con ngựa này không thể tỉnh dậy ngay được đâu, Nói xong liền xuốngngựa, giật giật cái đuôi, song con ngựa vẫn đứng yên, không mảy may nhúc nhích.
Tôinói: Không được đâu, đừng để con ngựa này trở thành gánh nặng của ta trênđường. Muội đạp cho nó hai đạp!
Hỷ Lạcnói: Việc nhỏ nhặt này huynh ra tay là được!
Thế rồitôi xuống ngựa, đạp mạnh nó một cái. Con Lép lại hí vang một tiếng song khôngcó phản ứng gì thêm. Tôi và Hỷ Lạc nhìn nhau không nói được lời nào. Tôi nói:Chẳng lẽ phải khoét mắt nó ra mới đánh thức được nó chắc? Vậy hay là khoét thêmmấy thứ ra nướng ăn nhỉ?
Hỷ Lạcnói: Huynh chẳng có tý tình cảm nào với con Lép cả, thôi dù sao hôm nay cũngmệt rồi, chi bằng ta dừng lại đây nghỉ ngơi một lúc, đợi trời sáng rồi tínhtiếp.
Tôi cònnhớ hồi bé có một lần như thế này, tất cả huynh đệ do phải xử lý một vài việcđã lén chạy ra ngoài ngủ một đêm. Lúc đó có cả sư huynh tôi, mà tôi bất chợtnghĩ, không biết sư huynh tôi giờ đang làm gì. Chúng tôi từ bé tới lớn chưatừng rời nhau nửa bước, chuyện gì cũng nói, và đương nhiên cũng chẳng có chuyệngì để nói, trừ phi trong chùa xảy ra việc gì mới mẻ. Tính sư huynh tôi cũnggiống tôi, đều thuộc dạng khó có thể tưởng tượng nổi, vì thời gian bên nhau quámức lâu, thành thử lần này không được bầu bạn sớm chiều nữa lại cảm thấy hếtsức nhẹ nhõm. Có thể tôi luôn muốn làm một số việc sư huynh không biết, trongkhi những việc trước kia chúng tôi đều biết quá rõ.
Còn hômnay chỉ là tôi với Hỷ Lạc, chúng tôi tìm đến dưới gốc cây gần đó, con Lép vẫnđứng ngủ cách đó chừng mười mét. Ban đêm, không khí rất dễ chịu, có thể trôngrõ các vì sao, tôi nói: Không ngờ lại ra khỏi chùa nhỉ.
Hỷ Lạcnói: Muội lại chẳng thấy có thay đổi gì lớn cả, như nhau thôi.
Nóiđược hai câu, chúng tôi đều díp cả mí mắt. Không biết tựa vào nhau ngủ được baolâu, tôi đột nhiên cảm giác có thứ gì đó ở gần mình, lập tức bừng tỉnh, đứngphắt dậy quát: Ai đấy?
Hỷ Lạccũng bị tôi làm cho giật mình, vội ôm lấy chân tôi.
Trướcmắt tôi chềnh ềnh một cái mặt ngựa.
Tôi vàHỷ Lạc thở phào một hơi, Hỷ Lạc xoa mình con Lép nói: Muội nghĩ, làm gì cóchuyện chúng ta bị truy sát gắt gao thế.
Tôinói: Giật cả mình. Nghỉ tiếp một lát đi. Còn bao lâu nữa trời sáng nhỉ?
Hỷ Lạcđáp: Ít nhất cũng phải mấy tiếng nữa, đêm dài thật.
Tôinói: Dài là vì có chút bất ngờ. Không có chút bất ngờ thì việc gì cũng ngắn.
Tôi vàHỷ Lạc nhắm mắt lại. Ai dè con Lép đứng bên bắt đầu thở phì phì, tôi nói: Chếtrồi, con ngựa này lấy lại sức rồi, nó bắt đầu hừng hực lại rồi. Muội xem xem,muội chọn phải con quái vật gì vậy.
Hỷ Lạcngồi một bên dụi dụi vào tôi, mơ màng nói: Kệ nó, ngủ đi!
Tôi cònnhớ lúc bấy giờ nghe tiếng thở phì phò của con ngựa, tôi đã nghĩ đến rất nhiềuviệc, như sự bế tắc trong khi dự đoán những việc sắp xảy ra và nỗi sợ hãi dochính sự vô tri tuyệt đối này mang lại, tôi nhận thấy thật là vô nghĩa khi nghĩquá nhiều, bởi tất cả mọi thứ đều bị cưỡng bức xảy ra và bị ép buộc chấp nhận.
Ngàyhôm sau tỉnh giấc. Trời tờ mờ sáng, tôi đã ngửi thấy hương hoa thoảng đưa sesắt, không khí còn đẫm mùi sương. Lẽ nào đây chính là mùi hoa lộ thủy Hỷ Lạc đãkể từ ngày xửa ngày xưa? Phía đằng xa trông không được rõ, hình như có vài ngọnnúi lè tè khuất trong sương sớm. Hỷ Lạc vẫn ngủ say, tôi sát lại ngắm nghía côthật kỹ, quả là một khuôn mặt xinh đẹp. Hình như đẹp hơn khuôn mặt tôi thấy lúcở chùa, sao vậy nhỉ, tôi nghĩ, chẳng lẽ vì đây là lần đầu tiên tôi thấy dungnhan của muội ấy trong khi ngủ? Và phải chẳng khi không nhìn tôi, muội ấy trôngmới quyến rũ xiêu lòng nhất? Tôi ngẫm nghĩ hồi lâu, cuối cùng ngán ngẩm pháthiện ra rằng không phải vậy, chẳng qua vì hôm nay có vật để so sánh mà thôi, đóchính là cái mặt ngựa ngay bên cạnh chúng tôi.
Và điềungán ngẩm hơn nữa là, con Lép ngờ đâu lại ngủ.
Tôinghĩ, ba chúng tôi, hoặc nói, hai chúng tôi và một con ngựa, có lẽ nào vì giờgiấc ngủ hoàn toàn khác nhau nên vĩnh viễn không khi nào cả ba cùng tỉnh giấc,để rồi sau một tháng chúng tôi vẫn đứng nguyên ở một nơi?
Tôinghĩ, Hỷ Lạc và tôi, dù là tôi dựa vào muội ấy hay muội ấy dựa vào tôi thì đềuđược cả. Nhưng hình như chúng tôi đều phải dựa vào con ngựa có giờ giấc nghỉngơi lạ lùng này.
Tôilẳng lặng ngắm nhìn Hỷ Lạc, lúc này, con ngựa đã tỉnh, chạy sang một góc gặmcỏ, trong cơn mơ màng, tôi lại thiếp đi một lúc. Không biết ngủ được bao lâu,tôi bị Hỷ Lạc gọi dậy. Bấy giờ trời gần như đã sáng trắng. Tôi vừa dậy liềnnói: Ngựa đâu?
Hỷ Lạcnói: Đang chạy một mình quanh cây đây này.
Tôi lậptức lấy lại tinh thần, nói: Mau nhân lúc cả ba cùng tỉnh, lên đường ngay. Bằngkhông tới Trường An sẽ trễ đấy.
Hỷ Lạcđáp: Ơ, nhưng chúng ta đến Trường An có việc gì đâu, sao lại sợ trễ nhỉ?
Tôinói: Huynh không biết, huynh luôn cảm thấy phải mau chóng tới đó.
Lép chởchúng tôi, đủng đả đủng đỉnh lên đường.
Trưa.Chúng tôi tới trước một quán hàng, ở đó bán nước chè và lương khô. Chúng tôicột ngựa, ngồi vào chỗ, gọi mấy bát nước và lương khô, tôi nói: Còn bao lâu nữamới tới được Trường An nhỉ?
Hỷ Lạcđáp: Huynh hỏi chủ quán thử xem.
Tôi gọichủ quán lại hỏi: Nhà mình đây cách chùa Thiếu Lâm bao xa ạ?
Chủquán lập tức cổ vũ chúng tôi: Hai vị khách quan dọc đường mệt nhọc, nom là biếthai vị từ Trường An lại, không còn xa đâu, mười dặm nữa là tới thôi.
Tôi vàHỷ Lạc nghe xong, bất chợt cảm thấy mệt hơn.
Mộtlúc, chủ quán lại quay lại nói: Suốt từ Trường An tới đây sao không cho conngựa con của hai vị ăn, nó đói lả ra rồi kìa.
Hỷ Lạcnói: Huynh đừng có trách muội, muội cũng nào có biết.
Tôinói: Thôi được, dù sao cũng đã vậy rồi, xuất phát sớm một chút đi, ăn no chưa?
Hỷ Lạcgật đầu. Chúng tôi lại lên đường, chủ quán cứ gọi ầm lên ở phía sau: Nhầm đườngrồi! Nhầm rồi! Thiếu Lâm ở đầu này cơ mà.
Tôi vàHỷ Lạc chỉ có thể giả vờ nghễnh ngãng, đi thẳng một mạch về phía trước.
Đườngtới Trường An quả thật rất dài, tôi chỉ mong sao màn đêm mau xuống. Cái cảmgiác nhất thiết phải đến một nơi nhưng lại chẳng biết vì sao phải là nơi đó chứkhông phải là nơi khác, thật khó có thể hình dung bằng lời. Đôi tay của ai đóvì sao là đôi tay của người này mà không phải là đôi tay của người khác, tuymang lại cảm giác giống nhau, nhưng lại không biết có giống nhau thật haykhông, thực sự rất huyền hồ.
Tôi vàHỷ Lạc không cần phải tường thuật lại từ đầu bất cứ chuyện gì, dù trong đó cóbao nhiêu việc, là việc gì đi nữa, kết cục cho tới ngày hôm nay cũng vẫn khôngthay đổi, trừ phi giang hồ thật sự giản đơn trong sạch, một trong hai chúng tôisẽ chết bất thình lình. Kỳ thực tôi đã ngầm đặt ra kết cục này nhiều lần, bởithời gian Hỷ Lạc ở trong Thiếu Lâm rất dài, tài nghệ bếp núc tuy ngày một tăngtiến, song thuật phòng thân thì chẳng khá gì hơn hồi muội ta tám tuổi, thế nênngười chết trước chắc chắn là muội ấy, do vậy điều tôi cần phải nghĩ là giả nhưHỷ Lạc chết thì sau đó tôi phải làm sao. Tôi nghĩ, tôi sẽ đào một cái hố chônmuội ấy, rồi quyết chí tự vẫn, cùng muội ấy về nơi chín suối, nhưng tôi lại cóviệc chưa hoàn thành, tỉ như, sư phụ hoặc phương trượng bị ai đó giết, tôi phảibáo thù, mà kẻ sát nhân đó lại vừa khéo là kẻ giết Hỷ Lạc, thù xưa cộng với hậnmới. Tôi sẽ nói trước mộ của Hỷ Lạc rằng, Hỷ Lạc, đợi huynh giết chết bọnchúng, huynh sẽ tự chôn mình. Sau đó, điều may mắn là, tôi đã giết hết bọn sátnhân một cách thuận lợi; còn điều bất hạnh là, tôi không thể tìm lại được nấmmồ trong đêm mưa đau đớn ấy, chẳng nhớ nổi rốt cuộc đã chôn Hỷ Lạc ở đâu.
Nghĩđến đây, tôi không thể nào nghĩ thêm được nữa, bởi đó thực sự là một cuộc chialy đằng đẵng, sẽ lắng sâu trong niềm đau xót, sẽ giống như ngọn cỏ, chẳng thểnào tự nhổ dậy được, còn lúc này đây, Hỷ Lạc trong cuộc sống hiện thực vẫn luôntươi vui hoạt bát trước mặt tôi. Tôi say đắm nhìn Hỷ Lạc, nghĩ bụng, làm saotôi có thể chôn một cô gái thế này ở một nơi mà ngay cả bản thân tôi cũng khôngthể tìm được nhỉ.
Hỷ Lạcvà tôi năm mười bốn tuổi đã công khai dắt tay nhau đi trong chùa. Sư phụ rấtchiều tôi, bảo rằng tôi chưa khôn lớn, còn chưa dậy thì, song các sư huynh đitắm cùng thôi lại ngầm tố cáo, bảo rằng thực ra tôi đã dậy thì rồi. Việc nàykhiến sư phụ rất bực mình, bởi vì sư phụ nói vậy là mở lối thoát cho mọi người,vậy mà các vị sư huynh lại mê muội đến mức ấy, chẳng lẽ phải tụt quần ra kiểmtra tại chỗ? Thế thì còn ra thể thống gì. Thế rồi, sư phụ đánh cho họ một trận,bảo rằng, việc tắm gội là tắm gội, là gột rửa những tục khí trên thân thể dotiếp xúc với ngoại trần, các ngươi không suy ngẫm về ý nghĩa của việc tắm gộicho tốt, lại rắp tâm rình nhìn cậu bé của người ta, thật là bẩn thỉu. Cho dùcậu bé của tiểu đệ Thích Nhiên đã ấy, thì…,mà thế thì đã làm sao, không cho em nó nắm tay Hỷ Lạc, lại để cho các ngươi nắmchắc? Cái lũ dê này!
Nhưvậy, dưới sự che chở của sư phụ, những kẻ từ nhỏ đã không được cầm tay con gáiđều trở thành lũ dê. Còn tôi thì vẫn có thể dắt tay Hỷ Lạc đi đi lại lại thoảimái. Các sư huynh không đoái hoài đến tôi cũng chẳng sao hết, có Hỷ Lạc là tôicó thể nói chuyện rồi.
Tôi hỏiHỷ Lạc, muội có nhớ nhà không, Hỷ Lạc nói, thực ra muội ấy không có bố mẹ, từnhỏ đã bị người ta dắt theo coi như công cụ ăn xin, những người ăn xin đều rấtthích muội ấy, vì Hỷ Lạc trông rất đáng yêu, ai dắt Hỷ Lạc đi xin tiền thì chắcchắn sẽ xin được nhiều hơn người khác, cho nên Hỷ Lạc từ nhỏ đã là vật may mắncủa hội Cái bang, chỉ có Cái bang trưởng lão mới được dắt Hỷ Lạc đi xin ăn.
Tốtquá, không có cha mẹ, như vậy có nghĩa là khi lấy nhau sẽ không phải bỏ ra mộtkhoản tiền bạc để tỏ rõ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ vợ, Hỷ Lạc cũng sẽ khôngbị bắt ép gả về làm thiếp cho anh chàng công tử nào.
Hồi ởtrong chùa tôi đã hỏi Hỷ Lạc, khi nào chúng mình lấy nhau?
Hỷ Lạcnói, đợi khi nào sư phụ cho phép, chúng ta ra khỏi chùa hẵng nói.
Tôinói: Đừng sợ, sư phụ chiều mình lắm, cứ tổ chức đám cưới ngay trong chùa làđược, sư phụ có thể chủ trì hôn sự, phương trượng có thể làm chứng.
Songcâu này không may bị sư phụ nghe thấy, sự trừng phạt hẳn nhiên là nghiêm khắchơn bao giờ hết.
Thực ratừ sau khi có Hỷ Lạc, hình bóng của sư huynh Thích Không dường như mờ dần trongký ức tôi, cuộc sống mười năm về sau vì có Hỷ Lạc mà trôi qua rất nhanh bất kểgiữa tôi và Hỷ Lạc là thứ tình cảm gì, bởi dù là tình cảm gì thì chung quy lạicũng đều là tình thân, tôi cảm thấy, lấy Hỷ Lạc là việc sớm muộn mà thôi. Màviệc sớm muộn xảy ra thì xảy ra sớm vẫn hơn là xảy ra muộn, bởi nếu đã là việcsớm muộn xảy ra, thì kết quả sự việc đem lại cũng sớm muộn xảy ra, đều như nhaucả thôi, vậy tại sao không xảy ra sớm đi một chút.
Tôihỏi: Hỷ Lạc! Hôm nay đã đi bốn năm chục dặm rồi, con Lép thế mà còn chưa ngủ,chúng mình bao giờ thì lấy nhau?
Hỷ Lạcmột lúc lâu không có phản ứng gì. Còn con Lép thì lại hí vang lên một tiếng.
Hỷ Lạcnói: Huynh lấy nó đi, nó đồng ý rồi đấy.
Tôi nói:Huynh không đùa với muội đâu, bao giờ thì mình lấy nhau?
Hỷ Lạclại một lúc lâu không có phản ứng gì.
Tôinghĩ, đây quả thật là một vấn đề rất khó, từ xưa tới giờ trước mặt tôi Hỷ Lạcchưa bao giờ thể hiện vẻ làm cao thường thấy ở một người con gái, không phảimuội ấy không có, chẳng qua là chưa có cơ hội, lần này cuối cùng thì cơ hộicũng đến, chắc chắn muội ấy phải làm cao một lúc, để thể hiện vẻ hấp dẫn đầy nữtính đó.
Hỷ Lạcnói: Giờ chưa được.
Tôinói: Vì sao vậy? Muội sợ nếu lúc này nhận lời huynh, khi đến Trường An gặp phảingười vừa ý hơn chứ gì?
Hỷ Lạcnói: Không phải, huynh còn chưa tặng muội món quà gì, người ta đâu thể tùy tiệnlấy huynh được.
Tôinói: Cái đó có khó gì, huynh tặng con Lép luôn cho muội đó.
Hỷ Lạcnói: Không được, con Lép vốn dĩ là của muội.
Tôinói: Vớ vẩn, của lão quản trạm chứ.
Hỷ Lạcnói: Vậy muội không trả nữa đấy thì sao nào, muội và con Lép ở bên nhau lâu nênnảy sinh tình cảm đấy, thì sao nào?
Tôi bấtchợt cảm thấy rất thất vọng, xét theo góc độ này, lẽ nào quá trình của tôi vàcon Lép lại giống nhau sao? Tôi thấp giọng nói: Thì ra là vậy.
Hỷ Lạcnói: Không vui à?
Tôinói: Đúng thế!
Hỷ Lạcnói: Muội nghĩ thế này, đợi khi chúng ta cùng có một mục tiêu rõ ràng, sau đócùng đạt được mục tiêu rồi hẵng kết hôn, chứ như bây giờ, ngay cả việc đếnTrường An làm gì còn không biết, chưa gì đã lấy nhau rồi. Mà thực ra chúng mìnhcó khác gì đã lấy nhau đâu, ngày nào cũng ở bên nhau, chẳng qua là thiếu mộtnghi thức mà thôi. Song huynh phải để tóc đi, bằng không người khác dễ tưởnghuynh là sư Thiếu Lâm, đi để bảo vệ muội, họ sẽ tranh giành muội với huynh đấy.
Tôinói: Đúng!
Đêm hômấy, chúng tôi lại tới một nơi đồng không mông quạnh, con Lép lại không đi đượcnữa. Mà chỉ khi nào con Lép không đi được nữa, khi ấy chúng tôi mới được nghỉngơi. Tôi thấy chúng tôi vẫn phải tìm đến một gốc cây mới được, bởi nếu nghỉlại bên đường thì cứ có cảm giác thiếu vắng chỗ dựa, trống huơ trống hoác,trong khi thứ có thể dựa sẫm được thì chỉ có cái cây. Cái cây lần này cáchchúng tôi tương đối xa, phải chừng trăm bước. Chúng tôi không thể bỏ con Léptại chỗ được, bởi khoảng cách đó xa quá, con Lép có thể sẽ bị người ta dắt đivì tưởng là ngựa hoang, vậy là chỉ còn cách tôi phải cõng nó đi về chỗ cái cây.
Hỷ Lạcnói: Kỳ lạ thật, huynh cứ phải tìm thấy cây mới ngủ được chắc.
Tôihỏi: Muội không thấy, nếu không có cây, trong lòng cứ có cảm giác thiếu vắngthứ gì đó sao?
Hỷ Lạcđáp: Không hề.
Tôinói: Huynh cũng chẳng rõ. Huynh cứ phải tựa vào cái gì đó thì mới ngủ yên được.
Hỷ Lạcnói: Huynh như vậy rất nguy hiểm.
Tôinói: Huynh chẳng ngại nguy hiểm nào hết, lúc ngủ chỉ cần có thứ gì đó khẽ dịchchuyển là huynh có thể tỉnh ngay, sợ gì chứ, huynh không đánh được ai, songchúng ta còn có Linh, sắc nhọn thế cơ mà.
Hỷ Lạcnói: Linh đem đi cầm rồi còn gì.
Tôinói: Ờ nhỉ, nhưng vậy cũng chẳng sợ, tóm lại chẳng có ai giết nổi huynh, sư phụnói vậy.
Hỷ Lạcnói: Muội biết huynh rất lợi hại, có điều, huynh cứ nằm ngủ ở gốc cây, huynh sẽbị sét đánh đấy.
Tôinói: Hỷ Lạc ơi, muội thật thông minh, những lúc trời mưa chúng ta không ngủdưới gốc cây nữa.
Hỷ Lạcnói: Huynh thật kém cỏi, lẽ nào cả đời cứ phải ngủ dưới gốc cây sao?
Tôinói: Ơ, ta có thể tìm một chỗ thật đẹp, có núi có sông mà dựng một mái nhà, cơmăn áo mặc đầy đủ.
Hỷ Lạcnói: Đến lúc ấy muội nhất định sẽ lấy huynh.
Tôinói: Thực ra cũng chẳng có gì, trong tay chúng ta còn đầy bạc, sau khi trờisáng ta đi quanh đây xem xem, thấy chỗ nào được thì xây lấy một căn nhà.
Hỷ Lạcnói: Huynh thật chẳng có chí tiến thủ gì cả.
Tôinói: Tiến thủ cái gì? Cùng lắm chẳng cần thuê công nhân, huynh từ bé đã luyệncông phu dùng tay chặt đổ cây, khỏi phải cưa xẻ cả ngày làm gì, thảo nào sư phụbảo luyện môn công phu này rất có tác dụng.
Hỷ Lạcnói: Muội đâu nói đến việc đó, huynh nghĩ xem, trên vai huynh khoác Linh, thanhkiếm cả thiên hạ đều thèm muốn, sư phụ đã dạy cho huynh mọi thứ, chẳng lẽ chỉmong huynh chặt cây làm nhà thôi sao?
Tôinói: Huynh không biết, Linh chẳng phải đem cầm rồi đó thôi?
Hỷ Lạcnói: Huynh là đồ ngốc, huynh tưởng thật sao? Chẳng qua muội thấy chúng ta mangtheo nó quá nguy hiểm, tạm thời cất ở một nơi khó có ai có thể nghĩ đến thôi.Sau một tháng nữa còn phải đến lấy đấy.
Tôinói: Hả, lẽ nào lại phải cưỡi con Lép kia quay lại?
Hỷ Lạcnói: Đương nhiên, không những vậy, chúng ta còn phải chuẩn bị gần một trăm lạngbạc để chuộc nữa đấy.
Tôinói: Sao muội không nói sớm, nói sớm thì huynh đã chẳng đem cầm cố nữa, chúngta mang nó theo người, thấy đạo tặc thì chém đạo tặc, cần chặt củi thì đem chặtcủi, tiện quá ấy chứ.
Hỷ Lạcnói: Quả thật quá nguy hiểm. Huynh cứ nghe muội đi. Đừng có nghĩ sáng sớm ngàymai đã đi xây nhà, nhé!
Tôinói: Được rồi, nhưng xây một căn nhà nho nhỏ trước đã nhé!
Hỷ Lạcnói: Ngoan nào, nghe lời muội. Mấy hôm nữa hẵng xây, ở đây cách chùa Thiếu Lâmquá gần, không hay, sư phụ mà biết chắc sẽ tức điên lên mất, mình có muốn làmnhà thì làm ở quãng xa một chút, được không nào, cứ ngủ đi đã nhé.
Chốclát, tôi đã ngủ khì khì, nghĩ bụng, giang hồ thật quá đỗi bình lặng. Đi xa mộtchút rồi xây nhà, ắt sẽ trường an vô sự.
Đã đếnngày thứ ba. Tỉnh dậy. Lần này vẫn là Hỷ Lạc đánh thức tôi, tôi mở mắt, lờ mờtrông thấy trước mặt có rất nhiều bóng người chuyển động, liền mở miệng hỏi: HỷLạc, đến Trường An rồi à?
Hỷ Lạcnói: Chưa, họ bảo họ đợi huynh rất lâu rồi.
Tôi mởtròn mắt, thấy phía trước có sáu bảy người ăn vận chỉn chu, người đứng đầutrông mặt mũi thanh tú hơn cả, tôi hỏi Hỷ Lạc: Hỷ Lạc, sơn tặc ăn mặc như thếnày à?
Hỷ Lạcnói: Không phải, mấy người này bảo là từ Trục thành lại, muốn gặp huynh.
Tôihỏi: Họ là ai vậy?
Kẻ đứngđầu nói: À, tôi là Vạn Vĩnh ở Vĩnh Triều sơn trang Trục thành, gia phụ là VạnBảo Long nức tiếng giang hồ, để lại kiếm thức Vạn Long quy nhất nổi tiếng, lầnnày tới đây, một là muốn tận mắt chiêm ngưỡng phong thái của thanh kiếm Linh,sau là muốn cùng Thích huynh đây tỉ thí võ nghệ một chút.
Tôinói: Được thôi, có điều các vị không trông thấy Linh được đâu, bởi thanh kiếmđó vẫn ở trong Thiếu Lâm, đó là bảo vật của Thiếu Lâm, sao có thể để một kẻ mớingần này tuổi như tôi tùy tiện mang ra ngoài được.
VạnVĩnh nói: Xem chừng chắc vậy, tôi cũng nghĩ như thế, lời đồn thổi trong gianghồ thật không thể tin được, vậy trận tỉ thí võ công thì được chứ ạ?
Tôinói: Không vấn đề gì.
VạnVĩnh nói: Kiếm thức do gia phụ đặt ra bắt buộc phải dùng kiếm mới triển khaiđược, có điều trong tay Thích huynh lại không có bất kỳ loại vũ khí nào, vậy làkhông công bằng, phải làm thế nào đây?
Tôinói: Không sao, tôi còn chưa biết sử dụng binh khí, dùng tay không vậy.
VạnVĩnh nói: Tôi quả thực rất muốn thắng huynh, cho nên xin chớ trách tôi khôngcông bằng. Bắt đầu thôi nào!
Tôinói: Gượm đã! Mấy người đi theo Vạn huynh hãy cho lui lại phía sau đi, tôi sợgây thương tích cho bọn họ.
VạnVĩnh nói: Không được, chiêu thức Vạn long quy nhất chỉ có thể thành công khi cónhiều người cùng giả làm rồng, một mình tôi thì không thể sử dụng tuyệt chiêunày được.
Tôinói: Hả? Chưa gì đã dùng tuyệt chiêu rồi à? Được thôi, Hỷ Lạc, dắt con Lép raxa một chút đi.
Hỷ Lạcnói: Huynh cẩn thận đó.
Tôi nói:Huynh làm sao có thể chết ở nơi cách Thiếu Lâm còn chưa đến trăm dặm này được.
VạnVĩnh nói: Làm lỡ hành trình của huynh đài, thực mong huynh đài lượng thứ. Songviệc thắng huynh đài thực sự rất quan trọng, xin huynh đừng trách tôi bất chấpthủ đoạn.
Tôinói: Dù sao huynh đài cũng là người có khí phách, bằng không thì đã đánh léntôi nhân lúc tôi ngủ mơ rồi, thôi bắt đầu đi!
Nóiđoạn. Chỉ thấy sau người vây quanh Vạn Vĩnh lập tức bày thế trận, tức tối chạyquanh anh ta, sau rốt trở thành một vòng tròn khiến tôi nhìn mà hoa cả mắt,nghĩ bụng, thật ra điểm khó nhất của chiêu thức Vạn long quy nhất chính là ởmấy chỗ này, cần phải chạy thật nhanh, phải đều tăm tắp, nhìn họ chạy lòng vòngnhư vậy người trông thế nào chẳng chóng mặt.
Tôichăm chú quan sát, lòng đầy ngờ vực, bổng nhiên, trong tay sáu người cùng lúcphóng ra sáu mũi tiêu về phía tôi, tôi nghĩ, quả thật nham hiểm, nhằm đúng lúcngười khác đang đứng ngây ra nhìn liền ra đòn hiểm độc. Sáu mũi tiêu đều tămtắp, đoán dựa theo vị trí của chúng thì chắc là nhằm vào phần đầu, cổ, tim gan,đầu gối của đối phương, thật sự là quá ác độc, nhưng phải công nhận là rấtchuẩn, khốn nạn nhất là mũi tiêu cuối cùng, dám phóng thẳng vào chỗ kín của tôihòng khiến tôi rơi vào đường tuyệt tự. Tôi liếc mắt nhìn ngay về phía sau, pháthiện ra sau lưng chỉ có một cái cây, không còn gì khác, may mà con Lép đã đượcdắt đi, bằng không cũng chẳng biết phải làm thế nào. Thế rồi, tôi nhẹ nhàngnhảy sang bên cạnh một bước, sáu mũi tiêu cũng nhẹ nhàng lướt qua người tôi.Tôi cười thầm, nghĩ bụng chiêu này gọi là Vạn long quy nhất sao.
Bấtngờ, một thanh đoản kiếm được phi ra từ trong sáu kẻ đang chuyển động. Công lựccủa Vạn Vĩnh thật không tầm thường, có thể lén phi thanh kiếm qua kẽ hở từ sáungười đang chuyển động mà không hề cắm nhầm vào đít quần mình, việc này thậtchẳng dễ dàng gì. Hồi luyện chiêu này, dễ chừng phải chết đền hàng đống người.
Tôinghĩ cùng lắm là lại tránh. Nhưng tôi đã mắc phải một sơ suất, đó là lúc nàytôi đang lăn mình giữa không trung, chân còn chưa chạm đất, thì chẳng có cáchnào tiếp tục tiến hành động tác khác, trong khi tốc độ của thanh kiếm kia thìlại hết sức nhanh gọn, thậm chí lao đến mỗi lúc một nhanh, theo đúng chiều tôiné mình.
Thôirồi, tôi nghĩ, chỉ có thể đưa tay ra đỡ thôi.
Nhằmlúc thanh kiếm đến sát bên mình, hai tay tôi chộp lấy chuôi kiếm, mũi kiếm chỉcách tôi chưa đến một ngón tay, tôi phải chặn thanh kiếm lại trong khoảng cáchđó. Theo tôi thấy chắc chẳng có vấn đề gì, nhưng hoàn toàn không ngờ được rằngsức mạnh của thanh kiếm đó lớn hơn rất nhiều so với những gì tôi tưởng tượng,mà bấy giờ quả thật đã không còn chỗ nào có thể tránh được nữa.
Cuốicùng thanh kiếm đâm vào người tôi, sâu quãng một ngón tay.
Chiêuthức này đã kết thúc như vậy, mọi người đều không mảy may động tĩnh. Hỷ Lạc laonhư bay tới, cuống quýt gào lên: Huynh, sao huynh lại tự kết liễu như thế?
Tôi rútkiếm ra, nói: Mẹ kiếp, suýt nữa thì đâm ngập.
Hỷ Lạcnói: Sao vậy?
Tôi đưathanh kiếm đã đâm tôi một nhát ra phía trước, nói: Đến lượt tôi đây.
VạnVĩnh cười nói: Thôi khỏi, huynh đài thua rồi, trên kiếm có độc.
Hỷ Lạcvội hỏi: Độc gì vậy?
VạnVĩnh nói: Tây vực hồng hoa, nhưng huynh đài chớ lo lắng, loại độc tính này pháttác rất chậm, hai ngày sau mới phát tác hoàn toàn, huynh cùng tôi tới Trụcthành đi, tôi chẳng có ác ý gì đâu, chỉ muốn chúng ta kết nghĩa huynh đệ thôi,vả lại thuốc giải chỉ ở trong Vĩnh Triều sơn trang mới có. Tôi bảo đảm huynh sẽkhông xảy ra chuyện gì đâu.
Tôinói: Phát tác sau bao lâu?
VạnVĩnh nói: Phải hai ngày. Song một khi phát tác sẽ không có thuốc giải.
Hỷ Lạcnói: Vậy hãy tới sơn trang của huynh đi, mau lên!
VạnVĩnh nói: Hai vị cưỡi ngựa theo tôi.
Hỷ Lạcnói: Đợi chúng tôi với nhé, ngựa của chúng tôi đi chậm lắm.
VạnVĩnh nói: Không sao. Tôi sẽ đưa các vị ngựa của tôi, tôi dùng ngựa của huynh đệtôi, ngựa của hai vị tôi bảo một người anh em cưỡi về là được.
Điềunày có nghĩa là chúng tôi đã phí công đi rất nhiều quãng đường.
Từ đâytới Trục thành quả nhiên không xa, thoáng một cái chúng tôi đã tới chân cổngthành. Vĩnh Triều sơn trang nằm ở cực Tây của tòa thành, phía sau sát núi, làsơn trang gần như lớn nhất của bản triều, có thời còn chuyên phục vụ chỗ ở chocác vị hoàng đế đại thần đến dâng hương. Tôi chưa kịp ngắm cảnh của Trục thànhthì đã tới Vĩnh Triều sơn trang, cổng lớn sơn trang to gấp đôi cổng thành, bốnchữ Vĩnh Triều Sơn Trang đang treo là do đích tay đức vua viết tặng. Bởi bốnchữ này thực ra rất xấu, nếu không phải vua viết thì sẽ chẳng có ai chịu treocái thứ đó lên trước cửa cả.
Dọcđường tôi đã bắt đầu hôn mê, nhưng tôi vẫn nhủ thầm, sẽ chẳng sao đâu, còn cóthuốc giải, với lại chắc chắn tôi không thể chết được, sự việc hoàn toàn nằmngoài ý muốn, tuy kể ra có hơi ấm ức, vì dù sao đây cũng là lần đầu tiên tôithực sự tỉ thí với người khác, thế mà lại bị hạ độc, lại còn bị người ta dắt vềnhà cứu chữa nũa, thật mất hết thể diện.
Phíatrong Vĩnh Triều sơn trang rất rộng lớn, tôi không nhớ nổi đã bị cáng đi quabao nhiêu cửa, cảnh vật xung quanh dường như cứ biến đổi luôn, lúc thì cảnh hoasen, khi thì hình chạm khắc, tôi đã không thể trông rõ, cũng không thể nghe rõ,chỉ có tiếng khóc của Hỷ Lạc cứ thút thít bên tai. Tôi nghĩ, ngộ nhỡ lần nàykhông có thuốc giải, thì điều hoàn toàn bất ngờ là: Hỷ Lạc sẽ chôn tôi, đúng làkhông thể hình dung, mình thì vẫn là mình, nhưng kết quả lại hoàn toàn tráingược.
Cuốicùng tôi được dừng lại trong căn phòng đầy ngập sách, Hỷ Lạc nhớ con Lép, bảorằng phải ba ngày nữa mới gặp được nó, Vạn Vĩnh nói, cô nương cứ yên tâm, conngựa chắc chắn sẽ không sao cả, chỉ có thuốc giải độc là quan trọng thôi. Nóiđoạn, liền lấy một chiếc bình trên bàn lên, lắc lắc rồi bảo tôi uống.
Tôinói: Vạn đại ca, thuốc giải mà sao huynh để lung tung thế?
Một taythuộc hạ của Vạn Vĩnh nói: Hỏi ít thôi.
VạnVĩnh nghiêm mặt, quát: “Ai cho phép ngươi chõ mồm vào? Đừng có láo, về sau vịnày là chủ nhân của ngươi đấy.”
Đoạnquay sang nói với tôi: Ừm, bọn tiểu nhân không biết gì, huynh mau uống thuốcgiải đi?!
Tôinói: Tôi uống rồi.
Hỷ Lạcnói: Liều lượng uống thế nào?
VạnVĩnh nói: Một ngụm.
Tôinói: Chết thật, tôi hơi khát, nên uống hết rồi.
VạnVĩnh nói: Không sao, mặc dù trên giang hồ bình thuốc này phải hơn tám nghìnlạng bạc, nhưng sơn trang của tôi có đầy tiền, huống hồ vì muốn kết giao vớihai vị, cho nên hằng ngày cứ coi bình thuốc này là rượu uống cũng được.
Hỷ Lạcnói: Sao lại đắt thế nhỉ?
VạnVĩnh nói: Loại thuốc này… chính là Bách độc tàn nổi tiếng trên giang hồ.
Tôi vàHỷ Lạc đều tỏ ra không hay biết.
VạnVĩnh nói: Loại thuốc này có thể tiêu trừ bá độc, hành tẩu trên giang hồ có mộtbình như vậy, thật là…
Hỷ Lạcnói: Sơn trang của huynh đài đây được xây bằng tiền bán thuốc phải không ạ?
VạnVĩnh nói: Không phải, Vĩnh Triều sơn trang nổi tiếng trên giang hồ, lẽ nào haivị chưa nghe nói đến?
Tôi vàHỷ Lạc đều tỏ ra không hay biết.
VạnVĩnh nói: Vậy chứng tỏ hai vị không phải là nhân sĩ giang hồ thật rồi. Thuốcnày rất đắt, giá gốc là tám ngàn, thường bán năm vạn lạng một bình, gia phụ làvua độc dược lừng tiếng giang hồ, chuyên chế các loại độc dược, độc hơn nhữnggì hai vị có thể tưởng tượng nhiều. Nhưng gia phụ chẳng qua chỉ là thích chếđộc dược mà thôi, chứ không hề thích hạ độc, độc dược ông cụ chế ra xưa naykhông bán, song người trong giang hồ đều lăm le các món của ông, đều nghĩ đủmọi cách để thó giật, cũng may gia phụ võ nghệ cao cường, ngoài thuốc chuột rathì không để bất cứ thứ nào lọt vào dân gian. Sau đó gia phụ được bản triềuchiêu an, rồi thì khi bản triều đánh trận, phàm nơi nào công mãi mà không hạđược, liền dùng chất độc diệt thành là hạ được ngay, ngót nửa giang sơn hiệnnay được thu về như vậy đấy, thế mà ông lại phải ấm ức mà chết.
VạnVĩnh nói đến đây, sắc mặt sa sầm, nhìn tôi và Hỷ Lạc.
Hỷ Lạcnhìn tôi, một lúc lâu mới nói: Huynh, huynh nghe thấy chưa, vừa nãy huynh đãuống chẵn năm vạn lạng đấy.
Chuyệnphiếm thêm đôi câu, cũng có phần lời không chuyển tải được ý. Vạn Vĩnh đíchthân đi bố trí chỗ ăn ngủ tiếp đón tôi và Hỷ Lạc, còn tôi và Hỷ Lạc thì đi dạotrong trang viên này. Đây thực là một trang viên rất rộng lớn, phải gấp mấy lầnso với chùa của chúng tôi, song cả ngày chẳng thấy một bóng người, có thể vì nóthật quá rộng. Từ thư phòng bước ra, dường như phải mất một lúc lâu mới tớiđược một cụm kiến trúc khác, mà là những nơi đó đều có người chuyên đứng canhgiữ, thân phận cao quý của tôi và Hỷ Lạc có lẽ chưa được thông báo triệt để,mọi người đều nhìn chúng tôi với con mắt cảnh giác.
Tôinói: Hỷ Lạc, muội có thích căn nhà lớn thế này không?
Hỷ Lạcnói: Muội chẳng thích.
Tôinói: Muội là con gái, sao lại không ham hố vinh hoa phú quý nhỉ, ha ha.
Hỷ Lạcnói: Huynh xem, mấy cái nhà này rồi sẽ sang tên đổi chủ liền xoành xoạch, ngườiở đây bất quá là tá túc, ở chóng hay chầy mà thôi, chẳng ai chiếm hữu được cả.
Tôinói: Nhưng muội xem người ta, vung tay thoải mái, còn mình thì phải nghĩ đủcách để chuộc thanh kiếm lại.
Hỷ Lạcnói: Huynh không hiểu đâu.
Lúc nàysắc trời đã tối, trong một căn phòng nào đó của Vĩnh Triều sơn trang đang cómúa hát rất linh đình. Nghe tiếng ngân vọng lại, Hỷ Lạc réo lên đòi đi xemkich. Tôi thì chỉ cảm thấy, chẳng có trò gì đáng xem cả, tự mình xem trò mìnhdiễn, thế là thành kịch rồi.
Chúngtôi tiếp tục đi men theo hành lang dài, sự xa hoa cùng lắm là như thế này màthôi. Hai bên hành lang là một đầm hoa sen, đúng là nhà giàu có khác, chẳnghiểu sao tôi cứ cảm giác loài hoa sen này ngày nào cũng nở, khiến người ta sayđắm. Lại còn cả tiếng hát du dương nữa. Cứ đi về phía trước, liền tới hậu hoaviên. Bấy giờ thâm u. Dưới ánh trăng, đá dăm lởm chởm, hoa cỏ ở đây tôi cũnghoàn toàn chẳng biết tên gọi là gì.
Hỷ Lạcrất sợ các trang viên, muội ấy cảm thấy bất cứ trang viên nào cũng từng xảy ranhững chuyện rùng rợn.
Bất kỳtrang viên nào cũng giống nhau, điểm khác biệt có lẽ đều ở nội thật, các cănphòng nơi đây đều đóng kín cửa. Chúng tôi men theo đường cũ trở về, phát hiệnra Vạn Vĩnh đã ngồi trong thư phòng đợi chúng tôi.
Tôinói: Ngại quá, tôi thấy khoan khoái hẳn ra, nên mới tùy ý đi dạo.
VạnVĩnh nói: Kỳ thực tôi biết tin từ rất lâu rồi, mà cũng ngưỡng mộ huynh đài từrất lâu rồi. Ai cũng biết huynh đài sở hữu một khả năng phi thường, mọi ngườiđều muốn giết huynh đài, bởi ai giết được huynh đài thì người đó đương nhiên sẽcàng phi thường hơn. Tôi nghĩ, chúng ta đều là những người học võ, việc chémgiết rất chi vô vị, chỉ cần đánh bại đối phương là được rồi, cho nên vừa biếttin huynh đài rời khỏi Thiếu Lâm, tôi liền đem theo người đi tìm ngay, khôngngờ hai vị lại đi chậm đến thế, ngót hai ngày mà mới đi được có mấy mươi dặm.
Hỷ Lạcnói: Tôi chưa hề nghe đến chuyện này, nhưng dọc đường chỉ mỗi mình huynh có ýđịnh đánh chúng tôi thôi, ngoài ra có gặp ai nữa đâu. Vả lại, còn có ai muốnsát hại chúng tôi nữa đây?
VạnVĩnh nói: Ơ, cô nương ơi, không phải là sát hại hai vị, mà là sát hại vị huynhđài này, cô nương chẳng qua được đi kèm thôi. Nhưng tóm lại thì chẳng ai là caothủ cả, cho nên đều muốn gây tiếng vang.
Hỷ Lạcnói: Hừm, tôi nói cho huynh biết, tôi mới lợi hại nhất, vị kia còn phải nghelời tôi. Những người muốn giết chúng tôi đâu?
VạnVĩnh nói: À, sau khi họ hay tin, đều đã lũ lượt tăng tốc truy đuổi, bố trí maiphục khắp nơi, ai dè hai vị lại lề mề đến thế, họ đang đón đầu hai vị cả đấy.
Hỷ Lạcnói: Vậy sao huynh lại không đón lõng chúng tôi ở phía trước?
VạnVĩnh nói: À, thì tôi nắm thông tin chậm quá, vì tôi ở Trường An suốt. Vừa trởvề, nắm được thông tin tôi liền lập tức đuổi theo ngay.
Tôihỏi: Vậy… việc này… lẽ nào tôi vừa ra khỏi chùa là để bị truy sát?
VạnVĩnh nói: Không nghiêm trọng đến thế đâu, ai mà sát hại được huynh chứ? Tôi xinmạo muội hỏi, quan hệ của huynh đài và Hỷ cô nương đây là thế nào… để tôi tiệnbố trí phòng ngủ.
Hỷ Lạcnói: Huynh ấy là chồng tôi.
VạnVĩnh cả kinh thất sắc, nói: Nhưng huynh ấy là sư.
Tôinói: À, là trường hợp chiếu cố ngoại lệ ấy mà.
VạnVĩnh nói: Ồ. Vậy hai vị nghỉ chung một phòng là được. Sáng mai trời sáng, tôisẽ lại tới, đưa hai vị đi thăm thú trang viên, rồi ở lại thêm hai ngày.
Tôinói: Đa tạ Vạn huynh! Song chúng tôi cần tới Trường An gấp.
VạnVĩnh nói: Tới đó làm gì vây?
Tôi vàHỷ Lạc đồng thanh nói: Cũng chẳng biết.
Đêm,trước khi đi ngủ, tôi lại hỏi Hỷ Lạc: Muội có thích căn phòng lớn và cái giườnglớn này không?
Hỷ Lạcnói: Muội không thích, bởi vì chúng không phải của muội.
Tôinói: Không thể nói thế được, mọi căn phòng và mọi chiếc giường đều sống lâu hơnmuội, cho nên chỉ có chuyện cả đời muội thuộc về chúng, chứ cả đời chúng chẳngthể nào thuộc về muội, có thể sau khi muội chết còn có người khác.
Hỷ Lạcnói: Mặc kệ. Cái gì của muội là của muội, có chết muội cũng phải mang theo.
Tôinói: Muội mang theo làm sao được.
Hỷ Lạcnói: Huynh đừng có tranh cãi với muội, muội mang cả huynh theo luôn. Muội phảimang huynh theo, mang con Lép theo.
Sángsớm thức giấc, không khí rất tuyệt, bữa sáng thật thịnh soạn. Vạn Vĩnh đã đợitừ sớm, khiến chúng tôi cảm thấy áy náy. Huynh ta có lẽ là người dậy sớm nhấttrong số những người giàu có toàn triều. Vạn Vĩnh nói: Biết là nhị vị kiênquyết chia tay, tôi cũng không ngăn cản nữa, có lần kỳ ngộ này, chúng ta đều làhuynh đệ, ngày sau chắc chắn còn gặp lại nhau.
Tôi vàVạn Vĩnh hàn huyên đôi câu, Hỷ Lạc dùng một chút đồ ăn, sau đó chúng tôi từbiệt nơi không chân thực này, đi tới một nơi không chân thực hơn nữa, đó làTrường An. Trước khi đi, Hỷ Lạc hỏi: Vạn đại ca, con ngựa còi của chúng tôi cóđược ăn no không?
VạnVĩnh nói: À, để tôi bảo thủ hạ đi thăm nom xem sao.
Mấyphút sau, một tên thị vệ chạy tới, thầm thì một hồi, Vạn Vĩnh cả kinh thất sắc,nói: Sao lại thế được?
Hỷ Lạclập tức òa khóc, nói: Tôi biết huynh có thể giải cứu được mọi loại độc, có phảihuynh thấy thuốc quá đắt, không thể đem chữa cho một con ngựa được đúng không,ngọn cỏ tinh mơ có đọng sương móc, có ngọn có độc, không thể cho ngựa…
VạnVĩnh cười nói: Cô nương hiểu nhầm rồi, quý ngựa vẫn đang trên đường tới đây,còn mấy dặm nữa mới tới sơn trang. Ngựa của hai vị, động tác lề mề, lại hơi đầnđộn, e sẽ làm nhọc hai vị, chi bằng thế này, trong trang viên của tôi có mộtcon đem từ Tây Vực…
Hỷ Lạcngắt lời nói: Đa tạ Vạn huynh, không cần đâu.
Tôihỏi: Cái loại ngựa chưa bao giờ biết chạy, mà muội thích đến thế cơ à?
Hỷ Lạcnói: Đúng thế.
Tôihỏi: Vì sao?
Hỷ Lạcđáp: Vì đó là con ngựa đầu tiên muội chọn.
Nóithực lòng, tôi chẳng có chút cảm tình nào với cái con Lép. Sự khó hiểu của phụnữ nằm ở chỗ, họ có thể nảy sinh một thứ tình cảm khó lý giải với một số sự vậtkhó hiểu, còn tôi thì cảm thấy buồn chán khi từ đầu tới giờ vẫn chưa thể radáng oai phong hào hiệp trên lưng ngựa. Con ngựa kia không khiến tôi cảm thấycó sự tồn tại của tốc độ, nếu có thì chỉ là sự chờ đợi các cảnh vật sẵn trướcmặt chậm chạp tiến lại mà thôi.
Trongkhi đợi con Lép, tôi và Vạn Vĩnh tán dóc một số câu chuyện giang hồ, cuối cùngthì con Lép cũng tới nơi. Tôi và Hỷ Lạc lập tức chạy tới đón, chủ yếu là vì sợnó dừng nghỉ. Sau khi con Lép cuốc bộ hai ngày, nó vẫn chẳng thay đổi gì so vớilúc trước, chỉ có ông anh ngồi trên lưng ngựa, người đã cùng Vạn Vĩnh thi triểnchiêu thức Vạn long quy nhất, là mệt rã rượi, gần như chẳng mở nổi miệng. Cònnhư thứ độc tôi trúng phải, đã không nguy ngại gì lớn nữa. Có lẽ ngày từ khitôi còn nhỏ, sư phụ đã phủ lên mọi câu chuyện của chúng tôi một lớp màu truyềnkỳ huyền ảo, khiến tôi cảm thấy tôi và Hỷ Lạc không thể nào chết ở cõi đờinhiễu nhương gói trong vỏ bọc bình yên này. Huống hồ, công hiệu của loại thuốc giảinày quả thực rất tốt, tôi lại uống hết cả một bình, cảm giác chẳng có chất độcnào có thể xâm nhập vào cơ thể nữa, đâm ra càng tự tin đối với con đường phíatrước.
Hỷ Lạccưỡi lên con Lép, tôi và Vạn Vĩnh từ biệt nhau.
Có lẽđây là lần đầu tiên tôi giao du với người cùng giới có độ tuổi xấp xỉ sư huynhThích Không, nên lòng có chút lưu luyến. Hỷ Lạc thúc ngựa không dưới mườitiếng, tôi mới quay lại đuổi theo con Lép đã đi được hơn hai trượng.
Từ giãnhư vậy cũng thật áy này. Tôi thấy từ xưa, anh hùng hào kiệt mỗi khi nấn náchia tay đều ôm quyền, nói một câu “tạm biệt”, rồi quay người nhảy phắt lênngựa, trong vài cái chớp mắt đã xa khuất tận chân trời, để lại sau lưng vầngtịch dương cùng khói bụi mịt mùng vẩn lên sau gót ngựa. Còn lần này, tuy đều lànhững người anh hùng, có điều muốn tôi, Hỷ Lạc và con Lép mất hút nơi đườngchân trời, thì dù nói thế nào cũng phải mất thời gian một tiếng, mà trongkhoảng thời gian đó, Vạn Vĩnh chắc chắn sẽ ngượng ngùng quanh quẩn trong trangviên, bất đắc dĩ đưa ánh mắt tống tiễn nom đến tàn khốc, xem chừng quả là làmkhó vị huynh đệ này thật.
Tôigiục Hỷ Lạc: Mau lên!
Hỷ Lạcnói: Giục gì mà giục, con Lép mãi đã được nghỉ đâu, từ từ thôi.
Tôinói: Vớ vẩn! Cái con này dọc đường chắc chắn nghỉ liên tục. Không tin thì xemđây!
Nóiđoạn tôi đạp con ngựa một cước thật mạnh, con ngựa kinh hãi nhảy tót lên trướcmột bước. Hỷ Lạc kêu lớn trên lưng ngựa: Nhanh quá! Không hãm được nó nữa đâynày!
Nhưngtôi thì nghĩ một cách bi quan rằng, nó như vậy là do bị tôi đạp văng đi thôi.Tôi quả thực chẳng có cách nào yêu con ngựa này được, mà cũng chẳng thể nào oánghét nó, bởi mặt mũi nó trông rất ngu, khiến người ta có cảm giác nó hiển nhiênđược quyền như thế.
Phảimòn mỏi chờ một lúc lâu, Vĩnh Triều sơn trang mới khuất hẳn tầm mắt chúng tôi.
Tôi nóiHỷ Lạc: Lẽ nào muội chưa từng nghĩ đến việc sẽ lấy một người như Vạn Vĩnh?
Hỷ Lạcnói: Hoàn toàn chưa từng. Mà sao huynh cứ muốn rũ bỏ muội vậy nhỉ? Nói mau!
Tôicười nói: Đâu chỉ có muội, huynh muốn rũ bỏ cả người lẫn ngựa ý chứ.
Thờigian dường như đã trôi qua rất lâu, bất giác tôi và Hỷ Lạc đến Trục thành.
Lúc nàytrời sắp tối, Hỷ Lạc nói: Đi dạo đã nhé, nhỡ đâu lại phát hiện ra điều gì cũngnên.
Tôinói: Có thể phát hiện được gì cơ chứ?
Trụcthành. Tôi nghĩ, đây là nơi đã in trong ký ức chúng tôi từ hồi nhỏ, nơi chúngtôi chạy trốn để giúp sư huynh làm ám khí. Bấy giờ hoang mang, tôi không hềngắm kỹ phố huyện nhỏ mà trọng yếu này của Trung nguyên. Phố huyện này thực rabị chia cắt bởi bốn con đường xếp thành hình chữ Tỉnh (井),songđường quả thực rất dài. Tương truyền vùng này là đất báu, dưới đất có long mạchxuyên qua, đặc biệt là ở chỗ nét ngang trên của chữ Tỉnh (井) lạicàng là rẻo đất quý báu, thành thử dường như tất cả vương gia, đại thần, phú hộđều cây cất phủ riêng trên đó, đây cũng chính là nguyên nhân khiến lần trướctôi và Hỷ Lạc bị đuổi vì đòi qua đêm ở đây. Liệu trên mặt đất nơi ấy có vươngvãi vài tờ ngân phiếu không nhỉ?
Bấy giờngân phiếu tràn lan, việc quản lý cũng rất hỗn loạn, đơn cử như ngân phiếu thìchỉ có thể lưu hành trong giới quan chức, lão bá tánh chưa được sử dụng; màtrước khi có hiệu lực, cần phải đưa cho các vị đại thần quản lý ngân phiếu ởđịa phương ký tận tay mới được. Ở mỗi địa phương, họ đều được mọi người tônkính gọi tắt với cái tên “giám ngân”[1]. Những ông giám ngân này đềuđã có tuổi, chẳng ham hố thứ gì, chỉ việc nhắm mắt ký là xong, nhưng rắc rối ởchỗ, ký rồi thì phải ghi vào sổ sách. Điều này thật sự không hay, bởi nếu thunhập rõ ràng thì quan khác gì dân. Có điều nét chữ của mấy ông giám ngân từngkinh qua tôi luyện đặc biệt, rất khó bắt chước, đặc biệt thủ pháp khống chếngòi bút thì độc đáo vô cùng, cho nên ngân phiếu thật hay giả liếc mắt là biếtngay.
[1]Từ này trong tiếng Hán hiện đại đồng âm với từ “gian dâm” (đọc là “jian yin”).ND
Nhưnghuyện quản ở Trục thành thông minh tột độ, lão ngâm tờ ngân phiếu của mình vàchữ ký của giám ngân do bọn hạ nhân chuyên sao phỏng xuống nước, chữ ký nhòera, mất hết dấu vết của ngòi bút, sau đó viện là do mưa làm ướt. Phương phápnày về sau dần dần được lưu truyền, dân gian gọi là “rửa tiền”.
Nhữngtờ ngân phiếu bay lướt bên chân tôi và Hỷ Lạc rõ ràng chưa được rửa, cũng khôngcó chữ ký của giám ngân, cho nên vẫn chỉ là giấy. Hỷ Lạc ngồi xổm vớ được tờnào bèn giơ tờ ấy lên xem.
Tôihỏi: Xem gì thế?
Hỷ Lạcđáp: Muội xem xem nhỡ đâu có tờ nào đã được giám ngân ký.
Tôinói: Không có khả năng ấy đâu, tờ ký rồi thì làm gì có chuyện bay trên phố thếnày.
Hỷ Lạccó vẻ cuống: Vậy làm sao chúng ta mới có thể chuộc Linh về được?
Tôinói: Chúng ta cũng có thể không cần thanh kiếm ấy nữa, nó chẳng còn tác dụng gìvới huynh.
Hỷ Lạcnói: Không được, đó là đồ của chúng mình.
Tôinói: Sao muội cứ phân biệt rõ đâu là đồ của muội đâu là đồ của huynh thế nhỉ.Đồ vật luôn lưu động cơ mà.
Hỷ Lạcnói: Vậy muội lưu động đến nhà họ Vạn kia, huynh bằng lòng không?
Tôingẫm nghĩ rồi nói: Huynh thật sự chẳng thấy có gì là phiền lòng cả.
Tôi độtnhiên có cảm giác, phải chăng tôi không hề thích cô nương bên cạnh tôi. Bởi tôithật sự cảm thấy chẳng có gì là không vui lòng cả. Lẽ nào vì tôi đã quá yên tâmvới muội ấy, cảm thấy mọi việc không thể xảy ra, hai người chúng tôi đã trởthành một từ lâu rồi. Chắc là vì tôi thực sự không thể rời bỏ cô nương nàyđược, đó chính là tình yêu sâu sắc nhất. Bởi tất cả mọi thứ chia sẻ cùng muộiấy đều hết sức tự nhiên, dường như thời gian cũng trôi chảy một cách êm đềm,không hề có điều gì khả nghi cả.
Tôinói: Hỷ Lạc! Muội đừng nhặt nữa.
Hỷ Lạcđứng dậy, nói: Con phố này không phải chỗ chúng ta đặt chân, đi thôi, chúng tatới chỗ của người nghèo.
Tôicùng Hỷ Lạc đi xuyên qua một con phố, đến một nơi ầm ĩ tiếng người. Tôi phảithốt lên rằng ở đây quá náo nhiệt. Hỷ Lạc dắt con Lép đi trước, nói: Xem này,đây là phố Liễu Hạng.
Độtnhiên, tôi cảm thấy có tiếng gì đó vẳng lại gấp gáp từ phía xa, hơi bất bìnhthường, đến khi bầy người trước mặt bị rạch toang ra tôi mới trông thấy một conngựa ô vâm chắc, cưỡi trên mình nó là một tay đầu trọc trước ngực đeo hai chữ“Thích Giáp”, đang quất roi xông lên. Hỷ Lạc đang đứng ngây ra ở ngay phíatrước. Thằng tiểu tử cưỡi trên con ngựa ô lớn tiếng kêu tránh ra. Thấy Hỷ Lạckhông thể nào tránh kịp, tôi liền xông lên phía trước ngựa, quét một đườngngang chân ngựa, con ngựa đột ngột bị mất trọng tâm, đổ đánh rầm xuống đất, cảngười lẫn ngựa lăn tròn trước mặt con Lép và Hỷ Lạc vẫn đang ngây người kinhngạc. Dường như đồng thời, có tiếng vỗ tay giòn giã vang ra từ trong đám người.
Tôi vộitiến lên nom xem vết thương của kẻ có tên Thích Giáp. Vừa tiến lại gần, hắnliền vung mạnh tay lên, tôi vỗ đánh đét vào bàn tay hắn, nói: Khốn nạn! ThiếuLâm dạy ngươi trò tát vào mặt người khác hả?
Hắn lậptức ú ớ, đoạn nói: Pháp danh của ta nghe hay như vậy, ngươi biết ta không phảitầm thường, sao còn dám xông lên đụng vào ta, đúng là chán sống thật rồi.
Tôinói: Thằng điên này, pháp danh của ta là Thích Nhiên mà cũng mới chỉ thong thảcưỡi cái con ngựa quèn kia, ngữ nhà người lại dám cưỡi con ngựa lớn làm náoloạn phố phường lên thế à?
Hắnnói: Ta đánh rắm vào, ngươi tên là Thích Nhiên thì mẹ kiếp ta tên là ThíchKhông đây này.
Cuốicùng tôi không nhịn nổi, liền nói: Bố láo! Tao mà không nhận ra sư huynh củatao à?
Hỷ Lạclúc này mới hoàn hồn, liền lấy thẻ bài ghi pháp danh của tôi trong tay nải đưacho hắn xem.
Tên kiathoắt chốc liền tiu nghỉu. Tôi nói: Không sao. Ta sẽ không kể cho sự phụ đâu,sư huynh ta dạo này thế nào?
Kẻ đónói: Ta không quen ai cả.
Hỷ Lạchỏi: Vậy thế thẻ bài kia ngươi lấy đâu ra?
Hắnnói: Gỡ trên người chết ra.
Hỷ Lạcnói: Người chết? Người chết ở đâu?
Hắnnói: Trục Lộc cốc ở phía Nam thành.
TrụcLộc cốc là một kỳ tích của tạo hóa, trên mặt đất bằng bỗng đâu nứt toác ra mộtkhe lớn. Năm xưa khi tấn công Trục thành, tương truyền Trục Lộc cốc là nơikhiến người ta đau đầu nhất, bởi nó sâu không thấy đáy, lại rộng bằng cả mộtcon sông, cho nên lúc giữ thành về căn bản không cần phải phòng thủ, mà đươngkim triều đình sở dĩ kiến lập nên, mấu chốt chính là ở việc đại quân đánh thẳngvào Trục Lộc cốc, bất ngờ chém giết đối phương, khiến chúng trở tay không kịp.Còn như việc đánh vào Trục Lộc cốc thế nào, trăm năm sau đã mỗi người nói mộtphách, song đó là chuyện bên lề. Quan trọng là, sao lại có đệ tử Thiếu Lâm chếtở đó.
Hỷ Lạctiếp tục hỏi: Ngươi là ai?
Hắnnói: Ta là Chuột.
Hỷ Lạchỏi: Ở đó xảy ra chuyện gì vậy, Chuột?
Hắnnói: Không biết, chỉ biết là chết rất nhiều người.
Tôinghĩ bụng, tôi mới đi chưa quá mấy ngày mà cứ như thể có rất nhiều việc khônghay biết, và có rất nhiều việc đã xảy ra. Việc này không hiểu sư phụ có biếtkhông. Thiếu Lâm thật ra cách nơi này không xa. Tôi cảm thấy cần phải quay trởlại. Hỷ Lạc bảo đợi sau khi trời sáng thì tới Trục Lộc cốc xem sao, tôi nói,được, sau khi xem xong, huynh muốn về chùa.
Bỏ quacho tên Chuột, tôi nói với Hỷ Lạc: Vừa nãy chỉ thiếu một chút nữa thì…
Hỷ Lạcnói: Vớ vẩn, thực ra muội phát hiện từ lâu rồi, do muội dắt con Lép, mà nó thìnhìn ngây ra, không sao dắt đi được.
Tôinói: Thôi được, cứ cho là như vậy. Dù sao thì trong lòng huynh vẫn thấy nghingờ. Thôi ta cứ đi ngủ cái đã.
Tôiquay đầu lại nhìn, đạp mạnh vào con ngựa một cước, bấy giờ nó mời trở lại bìnhthường. Chắc nó cũng hãi hồn, bởi có đồng loại lớn gấp ba lần nó lăn quay ngaytrước mắt. Tôi nghĩ, sau khi tận mắt trông thấy cảnh tượng này, có thể nó sẽcảm thấy quả thật là “nhanh một phút, chậm cả đời”, và sau này sẽ không phóngthêm bước nào nữa.
Con phốLiễu Hạng rất dài, ở đoạn phồn hoa nhất có một khách sạn, hết sức xa hoa phúlệ, được gọi Liễu Hạng lâu. Tôi nói: Trọ ở đó đi!
Hỷ Lạcnói: Không được, ở đó quá đắt, ngân lượng của chúng ta không còn nhiều đâu.
Tôihỏi: Còn bao nhiêu?
Hỷ Lạcđáp: Năm vạn mười mấy lạng ấy.
Tôigiật nảy mình, hỏi: Lấy đâu ra vậy?
Hỷ Lạccười khanh khách, quét mắt nhìn xung quanh, thấy ba bề bốn bên không có người,liền moi trong tay nải ra một chiếc bình, suýt nữa thì cười bò ra đất: Ha haha, ha ha, muội thó ở nhà Vạn Vĩnh một bình thuốc giải, hình như là Vạn độc tánhay Bách độc tán gì đấy.
Tôisững sờ nói: Việc này mà muội cũng làm?
Hỷ Lạcnói: Muội thấy cái tay Vạn Vĩnh này cũng chẳng phải tốt đẹp gì, lọ thuốc giảinày lại rất hữu dụng, về sau khi nào đến đại hội võ lâm, có thể yên tâm ăn ngonrồi.
Thế màtôi lại thốt ra một câu: Được đấy!
Từ nhỏ,sư phụ đã dạy tôi điều gì không nên làm, nhưng lại không nói điều gì nên làm.Sư phụ dặn, ngoài những việc không nên làm thì việc còn lại đều nên làm. Nhưngăn trộm thì tuyệt đối không được. Tôi từ xưa đến giờ cũng rất coi khinh bọntrộm cắp, ai ngờ khi Hỷ Lạc thó một lọ nước có giá liên thành, tôi lại gật đầután dương. Vì sao vậy? Vì bản thân tôi đã mất đi khả năng phán đoán trước hànhvi của Hỷ Lạc? Hay là từ trong tiềm thức của tôi, Vạn Vĩnh không phải là ngườitốt? Hay là vì kế sinh nhai bức bách? A Di Đà Phật!
Sau khisám hối, tôi hỏi: Hỷ Lạc, muội làm như thế nào vậy?
Hỷ Lạcđáp: À, thì tiện tay vơ là vơ luôn thôi.
Tôinói: Lẽ nào không có ai phát hiện à?
Hỷ Lạcnói: Huynh còn chẳng phát hiện ra, thì ai phát hiện ra?
Tôinói: Việc này không hay lắm đâu.
Hỷ Lạcnói: Không hay lắm? Này, huynh coi muội là kẻ trộm chắc?
Tôinói: Huynh không có ý đó, có điều sư phụ nói rồi, không được trộm cắp.
Hỷ Lạcnói: Muội cũng là nghe tay Vạn Vĩnh kia nói, cảm thấy dọc đường huynh sẽ rấtgian nan, không biết sẽ có bao lần trúng phải các loại độc không rõ tên, chonên mới thó lấy một lọ, không phải là ăn trộm, mà là thó, thó với trộm khônggiống nhau, huynh hiểu không?
Tôinói: Huynh hiểu.
Mentheo phố Liễu Hạng đi thẳng tới trước, rẽ vào một con ngõ, bắt chợt phát hiệncó vô số cô gái ưỡn ẹo múa máy. Tôi cuống quýt bước đi, Hỷ Lạc nói, cuống gì màcuống, chưa từng thấy phụ nữ bao giờ à.
Nơichúng tôi muốn đến xem chừng là quán trọ xó xỉnh nhất của phố huyện.
Hỷ Lạcbảo tôi nhìn sang bên cạnh, nói: Huynh xem, mấy chỗ này đều là nhà thổ, tức làkỹ viện, là lầu xanh đấy, có biết không, huynh, không được vào đó đâu nhé.
Chẳnghiểu vì sao tôi lại hỏi một câu: Sao huynh không được vào?
Hỷ Lạcnổi giận: Huynh… vậy huynh vào đó đi!
Tôinói: Tiền đều nằm cả trong tay muội, huynh đi bằng cách nào?
Hỷ Lạcnện cho tôi một đấm, nói: Đồ lưu manh, huynh mà cũng biết vào lầu xanh phải trảtiền cho các cô nương chứ không phải các cô nương cho huynh tiền à, nói mau,sao huynh biết?
Tôinói: Huynh biết cái gì đâu nào? Giờ đi đâu mà chẳng phải trả tiền? Ngay như conngựa này, cũng đã phải trả không biết bao tiền rồi đấy thôi.
Hỷ Lạcnói: Cũng đúng, tóm lại, huynh không được vào lầu xanh đâu đấy, biết chưa, gáilầu xanh đều không phải là gái ngoan.
Tôi bấtchợt hiểu ra, liền nói: Thực ra họ cũng chưa hẳn đã không ngoan, vì kế sinhnhai bức cả thôi, biết đâu đấy.
Hỷ Lạcnói: Hồi nhỏ muội cũng vì cuộc sống bức bách đấy, cuối cùng phải cùng ông đixin ăn, sao không vào lầu xanh làm gái nhỉ, muốn sống thì thế nào mà chẳng sốngđược, đâu như cái ngữ đàn bà kia, chỉ thích ngồi mát ăn bát vàng…
Tôinói: Nhưng mà… thôi huynh chẳng dám nói đâu.
Hỷ Lạcnói: Cứ nói thẳng, muội không đánh huynh đâu.
Tôinói: He he, hồi đó muội còn quá nhỏ.
Hỷ Lạcnghe xong liền đánh tôi một trận.
Cảnhvật phồn hoa cùng tiếng ca bay bổng cứ trôi qua trước mặt. Quy mô của những tòalầu xanh đều rất lớn, đại đa số cao hơn hai tầng, xanh xanh đỏ đỏ. Sao lại cónhiều lầu xanh đến vậy nhỉ, tôi nghĩ bụng, đúng là trời xanh không mắt thì lầuxanh có mắt. Hỷ Lạc nói, thế là ít đấy, đến Trường An, còn nhiều hơn nữa cơ.
Tôi hỏiHỷ Lạc: Vậy lầu xanh có phải nộp thuế không?
Hỷ Lạcnói: Toàn do những bọn thu thuế mở ra, nộp thuế cái nỗi gì.
Tôinói: Đúng là tạo nghiệt.
Hỷ Lạcnói: Huynh rõ là ngốc, bọn đàn ông các người, tới lần thứ hai là chẳng thấy tạonghiệt gì nữa đâu, chắc chắn sẽ kêu luôn mồm, sao chỉ có một nhúm đàn bà thếnày?
Tôicười lớn, nói: Ranh con, huynh ngờ là muội ban đêm không ngủ trong chùa, sao cứnhư thể mỗi tối đều trốn ra ngoài, ngủ trong cái chốn xanh xanh đỏ đỏ này thếnhỉ.
Đixuyên qua con phố, bất chợt đến một nơi vắng lặng, ở tận cùng của phố huyệnthấp thoáng có một quán trọ. Hỷ Lạc nói: Ở đây đi, chắc chắn rẻ nhất.
Trướccủa quán trọ treo hai chiếc đèn lồng đỏ, trông không rõ tên, nhưng chúng tôivẫn tiến vào. Giá phòng quả thật rất rẻ, chúng tôi thuê một căn khuất gió, cộtchắc ngựa rồi mò mẫm bước lên, cầu thang phát ra hàng tràng tiếng cót két.Những người ở trọ tập thể bên dưới quát mắng nhau om sòm. Về đến phòng, đốt đènlên, tôi nói: Cũng tạm được.
Hỷ Lạcnói: Huynh xem, từ trước tới giờ huynh chưa ở nơi nào ra hồn cả, làm gì có chỗnào để so sánh, giờ huynh trọ mấy đêm ở Vĩnh Triều rồi nên mới nói là “cũng tạmđược”.
Tôiđáp: Cũng có thể. Vậy chắc muội cũng so huynh với các sư huynh trong chùa nêncuối cùng theo huynh chứ gì.
Hỷ Lạcnói: Huynh nói nhăng cuội gì vậy. Còn huynh thì sao?
Tôicười đáp: Nỗi khổ của huynh chẳng có gì so sánh được.
Một đêmbình yên vô sự, sáng sớm tinh mơ chúng tôi thức giấc. Hai ngày liên tiếp ngủtrên giường đệm, không phải ngủ dưới gốc cây, tinh thần tôi sảng khoái lêntrông thấy. Tôi nghĩ phải về chùa một chuyến xem sao. Lần này chúng tôi sợ bịchê cười nên không dắt ngựa theo, cứ thế cuốc bộ. Sắp tới sườn núi, sắp đượcgặp sư phụ rồi. Sư phụ thấy chúng tôi cười ha hả nói: Đi chơi vui chứ?
Tôiđáp: Vui ạ.
Sư phụhỏi: Có cảm thấy khó hiểu không?
Tôiđáp: Có ạ.
Sư phụhỏi: Khó hiểu điều gì nào?
Tôiđáp: Con không biết.
Sư phụnói: Vậy con đúng là khó hiểu thật.
Sư phụnói tiếp: Vậy ta nói cho con biết, con phải đến Trường An trước đã, tìm một ônggià, ông ta có thể tiên tri. Con hỏi ông ta là biết hết.
Tôiđáp: Làm thế nào để con tìm được ông ấy ạ?
Sư phụnói: Đã là một nhà tiên tri, tự nhiên con sẽ gặp thôi. Nếu không gặp được, conchẳng là gì hết mà ông ta cũng chẳng là gì cả.
Sau đó,tôi báo cáo với sư phụ về vụ người chết ở Trục Lộc cốc, đồng thời đưa cho sưphụ thẻ bài khắc pháp danh. Sư phụ xem qua liền lắc đầu nói: Con cứ đi thẳngđến Trường An, những việc thế này để kẻ làm thầy này xử lý là được.
Tôi vàHỷ Lạc tạm biệt sư phụ và phương trượng, không thấy sư huynh Thích Không đâu,chúng tôi đi thẳng xuống núi. Tôi nghĩ, đúng là đi lòng và lòng vòng, đường thìrõ dài, mà cuối cùng lại quay về nơi xuất phát. Hỷ Lạc nói, không phải quay vềnơi xuất phát, mà là đến nơi xuất phát.
Trướcmắt, điều khiến chúng tôi cảm thấy vô vị nhất chính là việc lại phải đi TrườngAn. Tôi thấy tôi và Hỷ Lạc đã xuất phát từ lâu rồi mà vẫn chưa đi được nửabước, giờ còn giả vờ bí hiểm đi tìm một người bí hiểm. Trên đời này có quánhiều người bí hiểm, thật sự cũng chẳng biết chính những người bí hiểm nghĩ gì trongđầu.
Tôinghĩ, thôi thì xuất phát đi vậy, nhưng cứ nghĩ đến cái phương tiện giao thôngcủa chúng tôi mọi ý nghĩ lại lập tức tan biến sạch. Nó đích thực chỉ là một conthú cưng, hoàn toàn không thể dùng làm công cụ chuyên chở. Nhưng biết làm saokhi mà Hỷ Lạc lại có cảm tình với nó. Phụ nữ thật khó hiểu, chỉ cần có tình cảmvới một vật nào đó, họ đều bỏ qua mọi khuyết điểm cũng như tính thực dụng củanó trong cuộc sống hiện thực.
Sau khibái biệt sư phụ, tôi và Hỷ Lạc liền xuống núi dắt ngựa. Tôi rất muốn đến TrụcLộc cốc xem rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, nhưng không may nơi đó không cùnghướng đi tới thành Trường An, con ngựa của tôi lại không thể nhanh chóng quaytrở về, điều này thật đáng thất vọng. Tôi nghĩ bụng, thôi cứ vui lòng đến thànhTrường An, vui lòng hoàn thành việc không tên, vui lòng dựng ra một chỗ nươngmình, rồi lại vui lòng làm một số việc không tên.
Theo lộtrình chuẩn xác, trên đường đi Trường An chắc chắn sẽ đi qua Trục thành. Lầnnày chúng tôi thực sự đã tăng tốc, không hề cho con Lép được nghỉ ngơi tùy ý ởdọc đường nữa. Hỷ Lạc rất xót con ngựa, cứ bảo ngựa của cô nàng mệt chết đếnnơi rồi. Tôi nói, ta và ngựa ngủ nhiều như nhau, chẳng có lý nào cái loại thânlừa thân ngựa này lại mệt chết trước ta cả. Huống hồ, sư phụ nói rồi, phải đếnTrường An càng sớm càng tốt.
Hỷ Lạchỏi tôi: Vậy đến Trục thành rồi có nghỉ hay không?
Tôinói: Không, cứ chạy một mạch đến sáng.
Hỷ Lạcnói: Vậy dù gì cũng phải ăn một bữa ngon lành đã, muội biết có một quán, nhưngkhông rõ bị dỡ đi chưa.
Tôinói: Có thể nghỉ ngơi một lát, nhưng không được ngủ đâu đấy, huynh luôn cảmgiác không thể ngủ lại ở Trục thành được.
Chúngtôi đến Trục thành, rồi lại đến tửu lâu vô danh Hỷ Lạc nói. Tửu lâu này có quymô rất lớn, nhưng giá cả phải chăng, vốn có một cái tên rất cát tường, nhưng vềsau, cách đây nhiều năm, có lần nhà vua đi vi hành đã đến tửu lâu đệ nhất Trụcthành này, vua thấy thức ăn rất ngon miệng nên liền viết cho đệ nhất tửu lâu mộtbiển hiệu, hơn nữa còn sửa tên gọi cũ theo ý mình. Điều không may là, chữ viếttháu của nhà vua một mình một kiểu, người khác không sao nhìn ra, nhưng lạikhông dám hỏi, nên cứ đành treo yên ở đó.
Tấmbiển được treo ở một nơi rất bắt mắt, sơn son thiếp vàng, nội dung là: XX TỬULÂU. Sau khi tôi và Hỷ Lạc ngồi yên vị, tiểu nhị liền dâng trà, mang thực đơnlại cho hai quý khách chúng tôi xem. Tửu lâu này được coi là tửu lâu có thái độphục vụ tốt nhất Trung nguyên, nay mới thấy quả là danh bất hư truyền. Songviệc gì cũng có nguyên nhân, mà nguyên nhân đó có thể không giống như những gìbạn tưởng tượng. Chỉ là vì nhà vua vi hành qua đây một lần, lại còn viết chomấy chữ, chủ nhân của tửu lâu đâm ra hận bản thân mình có mắt không thấy núiThái Sơn, đồng thời tin chắc rằng nhà vua còn đến nữa, cho nên mới dạy cho đámbồi bàn cách nhận biết nhà vua. Ví dụ nhà vua ăn mặc giống như người bìnhthường này, không phô trương thanh thế này, đi theo vua ít nhất phải có mộtngười này, trông bề ngoài tưởng như võ nghệ làng nhàng nhưng thực chất võ cônglại cực kỳ cao cường này, những món vua ăn không phải sơn hào hải vị này… dạydỗ thế nào lại khiến đám bồi bàn nhìn thấy ai cũng cảm giác người đó là hoàngthượng, không dám mảy may bất kính.
Thức ănchưa đưa lên, tôi mặc nhiên quay ra ngắm cảnh, bất thình lình trông thấy haingọn ám khí được phóng ra từ trong cửa sổ phía đối diện, rõ ràng nhằm vào tôivà Hỷ Lạc. Đúng là cao nhân, tôi liếc mắt nhìn, cảm thấy nếu chúng tôi không cửđộng chắc chắn cả hai sẽ đều dính tiêu. Thế là tôi đạp đổ chiếc ghế của Hỷ Lạc,đồng thời nghiêng người né tránh, hai mũi tiêu đều phi trượt. Song Hỷ Lạc lạingã lăn kềnh ra đất. Mọi người đều đổ mắt vào cô nàng đang nằm chổng vó lêntrời này.
Độtnhiên trong toán người có tiếng gào lên: Chết người rồi, giết chết người rồi!
Tôiquay đầu lại nhìn, phát hiện thấy ở bàn phía sau chúng tôi có một người chết,một người bị thương. Chưa kịp nghĩ ngợi gì, đột nhiên lại có tiếng người vọnglại: Chính là ám khí do tiểu cô nương kia phi ra, ra tay nặng quá nên ngã lậtcả người đây này.
Lại cóngười nói: Bắt lấy cô ta, đưa lên nha môn đã rồi tính.
Tôinghĩ bụng, Hỷ Lạc mà bị đưa đến nha môn thì toi, dẫu nói vô tội được thả, thì erằng cũng sẽ phải làm thê thiếp gì đó. Tôi vội xông lên phía trước, đỡ Hỷ Lạcdậy, nói: Xin mọi người đừng hiểu lầm, không phải do cô ấy gây ra đâu.
Quầnchúng nói: Đúng, hễ trông là biết không phải do cô ta gây ra, mà là do ngươigây ra, nội lực của ngươi được đấy, còn đá lật cả cô ta ra mà.
Tôinói: Không phải tôi gây ra, mà là cái lầu đối diện kia gây ra.
Ý củaquần chúng là, tòa lầu không có sự sống, không thể nào do tòa lầu đối diện gâyra được.
Tôithấy đám người đang tiến lại, liền bảo vệ Hỷ Lạc, nói: Các người chớ có lạiđây!
Lúcnày, một tay đứng hàng đầu, cũng là tay lắm mồm nhất nói: Ta bôn ba trong gianghồ đã hai chục năm, kinh nghiệm giang hồ nói cho ta biết rằng, việc này chínhlà do ngươi gây ra, xem ta bắt ngươi đây!
Nóiđoạn liền tung nắm đấm tới. Tôi đón nắm đấm của hắn, xoay lật tay hắn ra, mượnlực của hắn dùng cùi chỏ của tôi thúc vào mặt hắn, chân tôi khẽ quét đất, tênđó liền ngất đi.
Mọingười cùng kinh ngạc nói: Quả nhiên là do ngươi làm. Vị nhân huynh hành tẩugiang hồ hai chục năm này tự xưng là tráng sĩ Đánh Không Ngất thế mà chịu mộtđòn đã ngất rồi. Bọn ta sẽ liều một phen với ngươi! Nói đoạn ba bốn chục ngườicùng lũ lượt xông lên khiến tôi bất chợt cảm thấy lúng túng.
Lúc này,Hỷ Lạc xông lên nói: Đúng thế! Đây là tiêu do ta phi ra, ta còn có mấy chụcchiếc tiêu nữa cơ, xem tiêu đây!
Hỷ Lạcnói đoạn liền vung tay ra, ba bốn chục người đều ngã xuống rất ngay ngắn. HỷLạc kéo tôi nói: Mau đi thôi! Tôi và Hỷ Lạc ba chân bốn cẳng chạy. Tôi quay đầulại nhìn, phát hiện ra anh chàng bị thương ban nãy đã chết vì không được kịpthời cứu chữa. Tôi nghĩ bụng, quần chúng quả là rỗi hơi.
Tôi vàHỷ Lạc chạy ra khỏi tửu lâu. Những người phía sau cũng nhanh chóng biến mất.
Tôi vàHỷ Lạc đều cảm thấy hơi áy náy, tuy người chết không phải do chúng tôi giết,nhưng trong cái thời buổi nhập nhằng này, nếu bảo người là do bạn giết thì cócảm giác người do bạn giết thật. Huống hồ kẻ ở trong tòa lầu đối diện kia quảthực muốn chúng tôi có cảm giác bứt rứt, bất an. Chúng tôi cảm thấy nơi nàykhông nên ở lại lâu, cần phải nhanh chóng thoát khỏi thành.
Đếnđược cổng thành, tôi, Hỷ Lạc và con Lép vừa băng qua cổng thành chưa xa, bấtngờ quan binh gọi với theo: Một thanh niên, một cô gái và một con lừa, chính làba bọn họ!
Hỷ Lạcnhìn tôi, nói: Chạy! Tôi nghĩ bụng, quả này chắc toi rồi, bởi vì có con Lép. HỷLạc nhảy lên ngựa, lớn giọng bảo tôi: Mau đạp mạnh vào nó đi!
Tôinghĩ, thôi thì hết nạc vạc đến xương, hy vọng nó hiểu được rằng tình thế đangrất nguy cấp. Nghĩ đoạn, tôi đạp mạnh vào con Lép một cước.
Trongnháy mắt, tôi cảm giác mọi vật dường như ngưng trệ, con Lép dừng bước chân chậmrãi của nó lại, chầm chậm quay đầu nhìn tôi, tôi nghĩ phen này chắc chắn chếtthật rồi, con Lép chín mươi chín phần trăm sẽ chết bởi cú đạp của tôi, biết ănnói với Hỷ Lạc thế nào đây. Cùng lúc đó, quan binh cũng đang bổ nhào về phíachúng tôi. Đột nhiên, con Lép gào lên một tiếng “óe”, sau đó sải vó chạy nhưđiên. Tôi cũng chạy hộc tốc theo con ngựa.
Con Lépchạy siêu nhanh, tôi bị rớt lại mỗi lúc một xa, Hỷ Lạc ngồi trên lưng ngựakhông ngừng gọi tên tôi, con Lép dần dần mất hút trong tầm mắt, lúc này quanbinh đã đuổi tới gần, chợt nghe thấy đằng sau có tiếng hô: bắn tên, bất chợtloạt tiễn bắn ra ào ào, tôi nhìn mà há hốc miệng ra, ngày thường chắc chắn họkhông khổ công luyện tập bắn tên, bởi vì những mũi tên này thực sự quá xiênxẹo, tôi không thể tiếp tục chạy thục mạng được, lửng khửng vài bước là dínhtên ngay.
Songsuy cho cùng, tôi dựa vào đôi chân, còn bọn họ dựa vào ngựa khỏe, cứ chạy nhưvậy cũng không phải cách, tôi liếc mắt nhìn trộm, phát hiện ra có bốn ngườiđuổi theo tôi, tôi thấy như vậy không vấn đề gì, liền dừng chân lại, nhưng lạilo không biết Hỷ Lạc đi đâu, con Lép lần đầu tiên chạy như bay, lại không cókinh nghiệm, liệu nó có chạy đến chết mới dừng không nhỉ?
Nhómngười ngựa dừng lại quát: Tiểu tử sao không chạy nữa? Chạy nhanh gớm. Theo bọnta về nào!
Tôinói: Sao tôi phải theo các ông về nhỉ?
Tên cầmđầu nói: Khỏi phí lời, ngươi làm gì rồi chẳng lẽ lại không biết?
Tôinói: Rốt cuộc tôi đã làm gì?
Tên cầmđầu nói: Láo toét! Còn cãi hử, cái thằng lưu manh trọc dở có nằm sấp xuống ngaykhông!
Tôinói: Thì ông cứ nói xem, tôi đã phạm tội gì nào?
Tên cầmđầu nói: Ta làm sao biết được ngươi đã làm gì, chỉ biết cấp trên bảo ta bắt.
Tôinói: Sao ông dám chắc là bảo bắt tôi?
Tên cầmđầu nói: Ta không chắc, cho nên mới bắt về xem thế nào.
Tôinói: Sao có thể tùy tiện bắt người được nhỉ?
Tên cầmđầu nói: Từ trước tới giờ, bọn ta muốn bắt ai thì bắt, lão vua phạm pháp thì tacũng dám bắt.
Tên tùytòng bên cạnh lén nhìn trộm tên cầm đầu, liền bị tên cầm đầu xạc cho một trận:Thằng khốn nạn! Giữa đồng không mông quạnh, chẳng lẽ tao không được bốc phétmột tý à?
Tôinói: Tôi thực sự không phạm tội gì cả, ông chắc chắn bắt nhầm rồi.
Tên cầmđầu nói: Cấp trên bảo rồi, một thanh niên, một cô nương, một con lừa, hễ trôngthấy là bắt.
Tôinói: Vậy thì nhiều lắm, vả lại ông thấy cái con chúng tôi cưỡi là con lừa à?Ông đã thấy con lừa nào chạy nhanh như thế chưa? Đấy là loại ngựa Hãn Huyết củaTây Vực, người được Lương đại tướng quân ban ngựa gọi con ngựa này là hàng cựcphẩm trong loài ngựa, có tên Chạy Không Chết.
Tay cầmđầu nói: Con Chạy Không Chết của ngươi quả nhiên danh bất hư truyền, thậtngưỡng mộ, ngưỡng mộ, vậy ngươi đến đây làm gì?
Tôi đưathẻ bài ghi pháp danh của tôi cho hắn xem, rồi nói: Tôi được cấp trên pháixuống bí mật điều tra vụ án có mấy huynh đệ trong chùa chết ở Trục Lộc cốc. Giờthì đi Trường An.
Tên cầmđầu nói: Ồ, vụ này không phải do Lý đại nhân phụ trách sao?
Tôinói: Ông nghe mà vẫn chưa hiểu à, thế nào là bí mật điều tra, vụ này có rấtnhiều nội tình, e rằng liên đới cả một đống người đấy chứ. Không việc gì đếnmấy vị đâu, mấy vị đi đi.
Tên cầmđầu nói: Anh em tôi nhầm người, mạo phạm đến huynh đệ rồi, tôi đây cũng vì côngviệc thôi, khì khì, thông cảm cho nhau nhé, đều là người một nhà, người một nhàcả ấy mà. Nói đoạn liền vẫy tay nói: Chào tạm biệt vị dũng sĩ này đi nào!
Toánngười đồng thanh nói: Tạm biệt dũng sĩ!
Tôi vẫytay trả lời: Tôi đi nhé!
Đoànngười ngựa thế là mất hút.
Tôi đixuôi theo con đường gọi tên Hỷ Lạc, lòng nóng như lửa đốt. Từ nhỏ đã có Hỷ Lạcbầu bạn, tôi luôn cảm thấy muội ấy là một phần của mình. Thực ra, võ công củatôi quả thật cao cường, song sở dĩ tôi cảm thấy bình thường là bởi Hỷ Lạc đã làmột phần của tôi, cho nên công phu chia đều ra cả hai, thì đương nhiên chỉ bìnhthường thôi. Bao năm nay, tôi và Hỷ Lạc chưa từng có cảm giác sẽ không tìm ranhau, vậy mà nay lần đầu tiên có cảm giác này, bàn chân vì vậy cũng rảo bướcnhanh hơn.
Sắctrời sẩm tối. Bão cát dần dần ôm lấy Trung nguyên. Mấy dặm ngoài Trục thành đềulà đồng không mông quạnh, xa tít trong tầm mắt có một cây đại thụ nằm ở tiasáng đỏ cuối cùng. Tôi cảm giác có lẽ Hỷ Lạc đang ở đó đợi tôi, trong trườnghợp muội ấy có thể thắng được con ngựa.
Tôikhông ngừng chạy như bay, chạy không biết bao lâu, cây đại thụ dường như vẫnkhông lớn hơn chút nào, điều này khiến tôi hết sức tức giận. Tôi chỉ mong HỷLạc đột nhiên hiện ra nói: Huynh thật ngốc, sao không nhìn thấy muội, đồ có mắtnhư mù!
Chạy đủhai giờ, may mà đêm nay có trăng để tôi có thể biết được cây đại thụ nằm ở đâu.Đầu tôi đột nhiên lóe lên một ý nghĩ, nếu dưới cây đó không có người, thì thậtquá tuyệt vọng. Nghĩ đến đó, tôi bất giác nhìn ngó xung quanh, lòng cảm thấytrống rỗng như cảnh vật xung quanh vậy, nào là Trường An, sư phụ, nhà tiên tri,Võ Đang, Thiếu Lâm, các bang phái khác, Vô Linh, Linh, Thích Không… tất cả đềuqua xa xôi, như thể cách ly khỏi vô số sự vật, vô số sự tranh giành. Trong sốtất cả những thứ thuộc về quá khứ, thứ chân thực nhất lại là bức họa ở hiệu cầmđồ, lẽ ra tôi và Hỷ Lạc đã có thể có được một bức họa chân dung rất đẹp, songkhông may là, Hỷ Lạc đã chi quá nhiều tiền, thợ vẽ vẽ thành hai vị tiên, hoàntoàn không giống tôi và Hỷ Lạc, thật là đáng tiếc vô cùng.
Mọiviệc đều tốt đẹp, Hỷ Lạc đúng là ở dưới gốc cây. Con Lép đang ăn cỏ cách đó mấymét. Hỷ Lạc trông thấy tôi, liền khóc tu tu. Tôi ra vẻ bình tĩnh, nói: Muộikhông sợ bị sét đánh à?
Hỷ Lạccàng khóc dữ hơn, ngay cả con Lép cũng quay đầu lại nhìn.
Tôinói: Không đứng dậy đón huynh à, huynh biết muội sẽ ở gốc cây.
Hỷ Lạckhóc không ra tiếng.
Tôinói: Được rồi, được rồi nào, huynh vẫn bình yên vô sự mà, tìm được muội rồi mà,chúng ta lại có thể cùng đi Trường An rồi, huynh còn chưa động thủ, muội đoánxem mấy thằng ngốc kia vì sao…
Tôi lạigần Hỷ Lạc, phát hiện ra trên quần áo cô chỗ tiếp giáp với chân tay đều có vếtmáu. Tôi vội hỏi: Sao vậy?
Hỷ Lạckhông trả lời, vẫn khóc, tôi vạch ống tay áo của Hỷ Lạc lên xem thì thấy toànvết chà xước, thâm tím. Tôi nói: Hỷ Lạc, muội ngã từ trên ngựa xuống à?
Hỷ Lạckhẽ nói: Không, muội nhảy xuống.
Tôihỏi: Sao lại nhảy xuống?
Hỷ Lạcđáp: Muội bảo con ngựa dừng lại, nhưng nó không dừng, cứ chạy đi rất xa, muộisợ huynh gặp chuyện gì, lại không nhìn thấy huynh đâu, cho nên muội nhảy xuống.
Tôi ômHỷ Lạc nói: Không sao đâu, muội xem, chúng mình đến Trường An rồi tìm hiệuthuốc tươm tất, mua loại thuốc thượng hạng, bôi lên da chắc chắn sẽ không nhìnthấy vết gì đâu. Thôi nào, muội lên lưng ngựa đi, chúng ta tìm chỗ nào có thểngủ lại thì ngủ một giấc, không ngủ ở ngoài trời nữa.
Hỷ Lạcnói: Muội chẳng cần nó nữa.
Tôinói: Suy cho cùng nó cũng chỉ là con vật. Cú đá của huynh có lẽ quá mạnh, đó làlỗi của huynh, huynh đâu muốn đá nó chạy xa như thế. Chỉ cần muội không mệnh hệgì là tốt rồi. Con Lép này dù gì cũng đã đưa muội đi được một chặng đường dàirồi, để huynh phạt nó, đá cho nó một cước nữa.
Hỷ Lạcnói: Huynh đừng đạp nó nữa, đạp nữa là nó đến Trường An trước đấy.
Tôinói: Thế cũng được, điều đó chứng tỏ con ngựa này còn có thể chạy được, đểhuynh xem muội có đi lại được không nào.
Tôi dìuHỷ Lạc đứng dậy, Hỷ Lạc đi được hai bước liền nói: Không sao đâu, chỉ có chỗ cọxát với quần áo đau thôi.
Tôikiểm tra kỹ vết thương của Hỷ Lạc rồi nói: Thế này đi, lấy nước gột qua mộtchút!
Hỷ Lạcđáp: Không sao đâu.
Tôinói: Nhất định phải gột đi cho sạch, muội đưa cái bình nước gì gì lấy trộm… àquên lấy từ nhà tay Vạn Vĩnh ra đây, huynh rửa vết thương cho, chắc chắn hiệunghiệm.
Hỷ Lạcôm chặt lấy tay nải nói: Không được.
Tôinói: Giờ là lúc nào rồi mà muội còn tiếc của?
Hỷ Lạcnói: Không được, loại thuốc này ngộ nhỡ huynh trúng độc thì có thể sử dụng,dùng không hết còn có thể bán, bán lấy tiền có thể chuộc Linh của chúng ta lại,nếu dư dả, chúng ta có thể mua một miếng đất ở Trục thành, Trường An hoặc mộtnơi nào đó, rồi dựng một căn nhà. Như vậy sẽ không phải ngủ dưới gốc cây chờsét đánh nữa.
Tôinói: Vậy vết thương của muội thì sao?
Hỷ Lạcđáp: Không sao đâu, không phải vết thương do vũ khí gây ra, cứ đến Trường Anrồi tính sau.
Tôinói: Thôi được, vậy muội cưỡi lên con Lép đi, chúng ta khởi hành luôn thôi.
Nóiđoạn, lại nghe thấy tiếng vó ngựa đan xen nhau dồn dập vọng lại từ phía khôngxa, tôi nói: Mẹ kiếp, chắc chúng nó phát hiện ra sơ hở rồi. Huynh cứ tưởng nóimấy câu là dàn xếp ổn thỏa, báo hại muội ngã ra nông nỗi này, để huynh diệt bọnchúng.
Hỷ Lạcnói: Rốt cuộc là thế nào?
Vừa dứtcâu, đoàn người ngựa đã tiến đến trước mặt. Tên cầm đầu liền xuống ngựa cúichào, đoạn nói: Nhị vị anh hùng, vãn bối ban nãy có nói một số câu mạo phạm đếnhoàng thượng, thực ra do vô tình thôi, tại uống nhiều quá, mong anh hùng chớ tiếtlộ nhé!
Tôinói: Xin cứ yên tâm, tôi biết huynh đài ruột để ngoài da, tôi cũng không phảiloại người đưa chuyện đâu.
Hắnnói: Tốt rồi, tôi thoạt nhìn liền biết huynh đài là người có khí phách, sau nàyđến Trục thành cứ tìm tôi, người anh em nào của huynh đài mà có bị bắt, huynhđài cứ nói với tôi, tôi sẽ thả họ ra hết.
Tôinói: Vâng, không có việc gì đâu.
Tên cầmđầu sau khi cáo từ liền dẫn đoàn người ngựa nhanh chóng bỏ đi. Đợi vó ngựa đixa, mặt đất mới yên lặng trở lại. Tôi dìu Hỷ Lạc lên ngựa, dẫn con Lép bước đitừ từ.
Hỷ Lạcnói: Người đó nói vậy là ý gì?
Tôi trảlời: Từ từ rồi huynh sẽ kể cho muội.
Một đêmbình yên, Hỷ Lạc lẳng lặng thiếp đi trên lưng ngựa. Ngày hôm sau nghỉ ngơi chốclát, ăn lót dạ xong tiếp tục rong ruổi một ngày đường, thoắt lại về đêm, saokhuya lấp lánh. Đêm ngày thứ hai, khi da trời sậm nhất cũng là lúc chúng tôibước đến một khu nghĩa địa.
Tôinói: Hỷ Lạc này, sắp đến Trường An rồi, trông là biết khi nghĩa địa này lànghĩa địa của một thành phố lớn, phía trước không xa nữa là tới rồi.
Hỷ Lạcnói: Sao ở đây nhiều sương thế nhỉ?
Tôinói: Huynh chịu, huynh nhớ sư phụ từng nói, những nơi thế này âm khí luôn rấtnặng nề, huống hồ bây giờ là lúc dương khí yếu ớt nhất trong ngày.
Hỷ Lạcnói: Huynh có trông thấy thứ gì không?
Tôiđáp: Hoàn toàn không trông thấy gì cả.
Hỷ Lạcnói: Hồn ma thì sao?
Tôiđáp: Cái đó thì e là chỉ có hồn ma mới thấy được thôi.
Hỷ Lạcnói: Chết nghĩa là sao?
Tôiđáp: Tức là không động đậy mà cũng không suy nghĩ được nữa.
Hỷ Lạcnói: Sống và chết có mâu thuẫn với nhau không?
Tôinói: Huynh không biết, nhưng chúng có liên hệ với nhau.
Hỷ Lạcnói: Hai thứ không thể cùng tồn tại làm sao mà có liên hệ gì được chứ?
Tôinói: Thì cứ nói cho có câu chuyện. Muội đừng bắt chước sư phụ, có một số việcnếu truy cứu đến cùng sẽ hối tiếc đấy.
Hỷ Lạcnói: Có lúc muội nghĩ, muội không có người thân nào cả, nếu huynh không cònnữa, muội sẽ chết.
Tôinói: Nói vớ vẩn. Huynh thấy muội là người rất cứng rắn, người cứng rắn sẽ sốngthọ nhất.
Hỷ Lạcnói: Vậy huynh nói xem người chết rồi thì thế nào?
Tôinói: Huynh nghĩ, họ vẫn có suy nghĩ, song không nhận biết được gì, họ nhập vàomột sinh mạng mới.
Hỷ Lạcnói: Nghe chẳng hiểu gì cả.
Tốinói: Ý huynh là, muội hiện giờ cảm thấy khắp thế gian chỉ có muội biết được suynghĩ của một mình muội, sau khi muội chết đi, vẫn có một muội nữa, biết đượcsuy nghĩ của một mình muội, song mọi thứ đều không giống như lần trước, mà lầntrước thì cũng chẳng liên quan gì đến muội nữa cả.
Hỷ Lạcnói: Vậy là đầu thai à?
Tôinói: Không hẳn là như thế. Bởi vì là một lần hoàn toàn mới rồi. Dẫu thế nào thìtất cả mọi việc đã xảy ra đối với muội lần trước mà muội là người duy nhất biếtđược đều đã trôi qua rồi.
Hỷ Lạcnói: Đúng thật là.
Tiến vềphía trước mấy chục dặm, đột nhiên một cổng thành thâm nghiêm xuất hiện. Cuốicùng cũng đã tới thành Trường An, kinh đô phồn hoa của cả nước.