Tôi ngồi dưới gầm bàn một lúc sâu, ngồi tới mức hai chân tê cứng, tới mức khóc không nổi nữa. Kế đó, tôi đứng dậy, mặc quần xong xuống lầu. Tôi vẫn luôn cúi đầu. Lúc đến chỗ huyền quan, Ân Thượng gọi tôi: - Trung Nặc Thần. Tôi quay đầu nhìn gã, thấy gã ngập ngừng muốn nói gì đó nhưng mãi không mở miệng, tôi quay người, mở cửa, ra đi. Tôi cứ bước, vô định cất bước. Bất giác, tôi đứng trên cầu. Tôi leo qua lan can, nhìn con sông chảy xiết phía dưới. Mẹ tôi nhảy sông tự tử. Nay nhìn sông dưới chân, bỗng tôi tò mò, lúc mẹ tôi sắp nhảy, mẹ nghĩ gì nhỉ? Mẹ có hận vì đã gặp cha tôi không? Có hận hàng xóm buông lời bịa đặt? Hay lúc mẹ gieo mình, mẹ có sợ không? Năm mẹ mất, tôi mới lên sáu. Lúc họ vớt xác mẹ lên, người mẹ trương phình. Tôi chẳng sợ chút nào cả, người đó là mẹ tôi mà, mẹ chỉ đang ngủ thôi. Tôi chạy lên, muốn gọi mẹ dậy, nhưng đám người hóng hớt kia không cho tôi qua, còn ông ngoại tôi khuỵu xuống đất gào khóc. Tôi nhìn dòng nước dưới chân, tự lẩm bẩm. "Con lại bị lừa." "Con bị người ta ức hiếp." "Lòng con đau quá." Cứ thế, sát niệm lóe trong trong đầu tôi. Nhảy xuống là thoát cả rồi. Tôi chợt nhớ những ngày sau khi mẹ mất, ông ngoại làm người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, ngày nào cũng đau khổ gào khóc. Rồi ông dặn tôi: "Thần Thần à, bất kể sau này có chuyện gì, đừng tự sát nhé con. Đó là biểu hiện của người yếu đuối, nhu nhược." Chết thật dễ, sống tiếp khó biết bao. - Chỉ bị lừa tình thôi mà. Chỉ là chục năm hiểu lầm thôi mà. – Tôi nghĩ về tương lai mông lung của mình, nước mắt trào như lũ, tuôn chẳng dứt – Nhưng con đau lắm ạ. Con nên làm gì giờ? - Cả chục năm trời, sao Từ Tùng không chịu tin con? Sao Ân Thượng lại đùa bỡn con chứ? - Con sẽ tốt lên chăng? - Hẳn tốt lên nhỉ? Con cũng không biết nữa. Tôi lau nước mắt trên mặt, sao lại muốn chết thế nhỉ. Tôi thu chân lại, leo qua lan can nhảy về lại mặt đất, rồi bước tiếp lên phía trước. Tôi tìm được một cây ATM hoạt động 24 giờ, chui tạm vào trong. Tôi khóc mệt rồi, dựa kiếng ngủ. Sáng hôm sau, trời vừa rạng, tôi đã tỉnh. Đối diện tôi là một tiệm bánh bao, chủ tiệm bận rộn buôn bán. Tôi qua đó, ông chủ niềm nở mời chào: - Hai cái hả cậu? Tôi nghèo rớt, trên người không xu dính túi nên không định mua. Tôi hỏi ngược: - Mấy giờ rồi ạ? - Năm rưỡi. - Dạ, cháu cảm ơn bác ạ. Tôi lúc này không tiền không bạn, chả biết nhờ vả ai được nữa. Đã tám giờ sáng, mọi cửa hàng trên đường đều đã mở. Tôi xin làm công cho mấy tiệm dán thông báo "tuyển người". Ngặt nỗi đối phương nghe tôi không có chứng minh thư xong lắc đầu, từ chối hết. Chứng minh thư của tôi đã bị Từ Tùng giữ. Anh ấy còn giữ thẻ ngân hàng của tôi nữa. Tôi lại đi khắp phố tới trưa. Trưa hè oi bức khó chịu, tôi lại vừa đói vừa khát, môi nứt toác máu. Bỗng tôi gặp người phát tờ rơi trên đường. Tôi nhận tờ rơi xong khựng lại, nhìn người phát. Người phát nhìn lại tôi, tưởng tôi muốn mua đồ, nhiệt tình giới thiệu: - Chào em đẹp trai, muốn mua món nào? Vào đây xem nè. - Em không định mua đồ ạ. Không biết việc phát tờ rơi này... – tôi ấp úng – có thiếu người làm không ạ? Em muốn... - À, muốn phát hả? Em hỏi sếp bên này nha. Anh cũng không biết sếp có thiếu người làm không nữa. – Nói rồi anh ấy chỉ vào tòa nhà phía sau – Văn phòng đây nè em. - Em cảm ơn anh ạ. Tôi vào văn phòng, thấy sếp ngồi trong đó. Tôi hỏi sếp có cần thêm người phát tờ rơi hay không. - Chỗ này của tôi thì không cần, nhưng mà bạn tôi đang thiếu người. – Sếp là một người đàn ông trung niên bụng bự lại tốt tính, bác ấy còn gần gũi giới thiệu – Việc yêu cầu mặc đồ thú bên ngoài, đứng ở công viên bên kia. Nay trời nóng quá nên chưa ai chịu làm. Nếu cậu chịu thì nói, tôi liên hệ bên kai giúp cậu. - Dạ, chịu ạ. – Tôi gật đầu song do dự – Nhưng mà... - Mà? - Cháu không có chứng minh thư ạ. - Không cần chứng minh thư. Lương trả cuối ngày, cũng không cần kí hợp đồng. 70 tệ một ngày, mà việc cũng khá vất vả. Bàn bạc xong xuôi, bác ấy liên hệ bên kia. Trò chuyện đôi câu, bác gác máy rồi hướng dẫn tôi: - Thấy cái công viên bên kia Quảng trường Nhân Dân không, cậu qua đó là được. Tôi bàn với bạn tôi xong xuôi rồi. Tôi lạ nước lạ cái, không biết "Quảng trường Nhân Dân" là gì, dọc đường hỏi tầm ba người thì mới tới công viên. Tôi giải thích với bảo vệ chuyện của mình, xong bảo vệ gọi điện cho quản lý. Quản lý là một bác gái giỏi giang, vừa thấy tôi là bác hỏi han: - Sao cậu tới muộn thế? Từ lúc ông Lý cúp máy tới giờ là cả tiếng rồi, tôi còn tưởng cậu không tới cơ. Tôi không biết nên đáp sao. Bác quản lý bảo tôi đi theo bác. Bác dẫn tôi vào một văn phòng có điều hòa mát rượi, đưa cho tôi một ly nước. Tôi uống cạn nước trong một hơi, nhưng vẫn khát. Bác quản lý đề nghị: - Còn khát thì uống thêm ly nữa đi. - Cháu cảm ơn bác ạ. Tôi uống thêm hai ly nước, mới thấy bớt khó chịu. - Không biết ông Lý nói cháu nghe chưa, cháu phải mặc đồ thú bên ngoài đó, chỉ tính cái nón trùm đầu cũng nặng mấy tạ. Cháu thấy được không? - Dạ, được ạ. – Tôi gật đầu. - Vậy, chiều nay cháu làm việc luôn nha, lương 70 tệ mỗi ngày. Làm chiều xong thì coi như làm cả ngày hôm nay, cuối ngày trả lương. – Nói rồi bác quản lý vào kho, lấy đồ thú cho tôi. Tôi khoác bộ đồ hình dê bên ngoài, đội cái nón đầu dê nặng mấy tạ, dưới trời hè ba mấy độ, chưa tới hai phút, mồ hôi đầm đìa khắp người. Mồ hôi chảy qua mắt, tôi không dám lau, tay cầm bong bóng phát cho mấy em nhỏ đến công viên chơi. Sau một tiếng sẽ có mười phút được tháo nón trùm đầu xuống, nghỉ ngơi. Lần đầu tôi tháo nón ra, mồ hôi tuôn như mưa. Chục phút sau, tôi đội nón, phát bóng cho các em nhỏ tiếp. Bỗng một em mải chạy, va vào tôi. Đồ thú rất nặng, tôi bị ngã xuống đất, đầu tôi hơi choáng. Hơn nửa ngày rồi tôi còn chưa bỏ gì vào bụng, mà tôi ngồi đơ ra, cảm thấy buồn nôn. Em nhỏ va vào tôi tiếp tục chạy ra chỗ khác rồi. Tôi khẽ lắc đầu, phủ đất trên bộ đồ hình dễ, xong đứng dậy phát bóng tiếp. Khó. Nóng. Khát. Đói. Choáng. Đến bảy giờ tối, công viên đóng cửa, tôi mệt đến kiệt quệ. Bác quản lý trả lương cho tôi, rồi ân cần hỏi han: - Mai tới nữa không? - Tới ạ. Bụng đói quá nửa ngày, giờ mất cảm giác đói luôn rồi. Sau khi rời khỏi công viên, tôi chẳng thiết tha chuyện cơm nước gì nữa. Tôi tìm một khách sạn nhỏ hẻo lánh tít trong hẻm, ngoài trông thấy tồi tàn, trong cũng chả sạch lắm. Chủ khách sạn là một bác gái ngoài 50 đang cắn hạt dưa, xem vô tuyến. Tôi hỏi bác: - Cháu muốn thuê phòng bình thường thì bao tiền một phòng ạ? - 50 tệ. – Bác gái vẫn xem vô tuyến, chẳng buồn ngẩng đầu nhìn tôi. - Có phòng nào rẻ hơn không ạ? - Gác mái, không điều hòa, không quạt, 30 tệ. – Lúc này bác mới nhìn tôi – Nay nóng lắm, sợ gác mái bất tiện. - Không sao ạ, cháu ở gác mái cũng được. – Tôi chỉ có 70 tệ thôi, tiết kiệm được nhiêu hay bấy nhiêu. Đam Mỹ Hay - Đưa chứng minh thư đây. - Cháu quên mang theo chứng minh thư ạ. - Không có chứng minh thư? – Bác gái ngừng cắn hạt dưa, khoanh tay trước ngực – Vầy hơi khó rồi. - Bác có thể châm chước một chút không? - Thêm 10 tệ đi, 40 cả thảy. Dạo này kiểm hơi gắt, nếu tôi bị bắt vì cho người không có chứng minh thư thuê thì còn bị phạt nữa. – Mắt bác dáo dác – Khó xử thật! Tôi gật đầu, không ý kiến gì nữa, trả bác 40 tệ rồi cầm chìa khóa lên gác xếp. Gác mái nằm trên cùng của tòa này, hưởng nhiệt lượng nhiều hơn bất kì phòng khác. Tôi vừa mở cửa thì bị một luồng hơi nóng đập vào mặt. Tôi cởi quần áo, đi tắm nhưng không dám dùng sữa tắm nhà bác vì sợ có chi phí phát sinh. Xong tôi giặt quần áo rồi treo trên dây phơi trong nhà vệ sinh. Cuối cùng thì tôi nằm xuống giường. Cả người mệt mỏi, nhưng không ngủ nổi vì trời nóng quá. Nóng quá đi.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]