Qua hai ngày, Trần Thanh Lam tìm Lưu quản lý, hỏi đường đi bái phỏng Nguyễn Bích Sa. Đến một lần trả nhân tình, thứ hai, nàng mới đến thành phố này, ở bên cạnh cũng không có bạn bè, kết giao bạn mới cũng tốt. Người nọ thấy thế nào đều là phong nhã uyển chuyển, hợp tính nết nàng.
Trước khi xuất phát nàng đã hỏi rõ địa chỉ, nhưng tìm được vẫn phí không ít công phu. 'Ngõ nhỏ phía trước' nghe rất gần, tuy nhiên đến được lại là một chuyện khác. Nơi này địa hình phức tạp, ngõ lớn ngõ nhỏ chằng chịt, không phải dân địa phương liền rất dễ lạc đường, Trần Thanh Lam không nhớ đã hỏi đường bao nhiêu lần mới đến được nơi.
Trong hẻm nhỏ u tĩnh, đối diện vườn hoa, một tòa nhà kiến trúc cổ điển nằm sừng sững. So với các cửa hiệu mặt tiền sát đường, lưu lượng người đi ngang giảm rất nhiều, thực sự rất yên tĩnh.
Bích Thảo Đường có một trệt một lầu, tường trắng ngói đen, tràn ngập phong vị cổ xưa. Nền nhà rất cao, được một cầu thang nhỏ dẫn lên. Cánh cửa bên ngoài bằng gỗ cây sưa, nền cửa màu đen, hoa văn màu đỏ, đen đỏ tôn nhau lên, rất là chói mắt, rồi lại có một loại xung đột đẹp đến khiến người không rời mắt nổi. Cửa gỗ nửa mở nửa đóng, làm người ta muốn tìm tòi vào bên trong, rồi lại không dám lỗ mãng.
Trần Thanh Lam tin rằng chủ nhân nơi đây rất thông hiểu tâm lý học, chỉ một trương cửa nhỏ đã dẫn phát tâm hiếu kỳ của người qua đường, rồi lại có thể ngăn cản một vài khách nhân vô vị tiến vào, dù sao đồ cổ không phải ai cũng đều tiêu phí được.
Bậc thang một bên bày đầy chậu hoa hồng phấn đang nở rộ, một đường lan tràn đến cạnh cửa, đem ngắn ngủn vài bước đường hoạt sắc sinh hương, thập phần tao nhã. Nếu không phải trên cánh cửa treo bảng hiệu Bích Thảo Đường, thật khiến người lòng nghi ngờ đây là dinh thự của một vị tiểu thư quyền quý nào đó.
Trần Thanh Lam có chút do dự đẩy cửa đi vào, phong linh treo trên đầu đinh đang rung động, nguyên lai sau cửa treo một chuỗi chuông gió hình lá liễu, diệp lục nho nhỏ xanh biếc bởi vì ngoại lực tác động mà lẫn nhau va chạm, rất nhanh lại chìm xuống, tiếng chuông thanh thúy lọt vào tai.
Chợt nghe được một thanh âm nhu hòa dễ nghe truyền đến, Trần Thanh Lam quay đầu lại, đã nhìn thấy Nguyễn Bích Sa nhấc lên rèm châu, làm động tác hoan nghênh: "Trần tiểu thư, mời vào."
Ngón tay nàng thon dài trắng như tuyết, màu da trong suốt, nhẹ nhàng vén lên bức rèm châu màu tím, để Trần Thanh Lam chợt nhớ tới một câu thơ trứ danh của Lý Bạch: Người đẹp cuốn bức rèm châu.
"Hôm nay có thời gian, cho nên muốn đến nhìn cô một chút, không biết có ảnh hưởng đến việc buôn bán của cô?" Trần Thanh Lam nhẹ giọng nói. Nàng xưa nay cũng chưa từng không hẹn trước mà đến, việc hôm nay thật sự có chút đường đột, hoàn toàn không phải tính cách của nàng.
Nguyễn Bích Sa mỉm cười: "Không ngại, tôi rất nhàn rỗi. Mau vào, chúng ta ngồi trò chuyện."
Trần Thanh Lam theo nàng đi vào nội phòng, thuận tay đem bánh ngọt đưa cho nàng, "Tôi nghe nói cô thích ăn bánh ngọt, nhưng không biết khẩu vị của cô, liền mua một chút, cô nếm thử."
Nguyễn Bích Sa nói lời cảm tạ tiếp nhận, "Cô quá khách khí."
Bánh ngọt là bánh kem tươi hoa quả, bên ngoài là lớp kem sữa, bên trong nhân đủ loại trái cây tươi bày trí vừa đẹp vừa ngon, hương vị ngọt ngào mê người.
Để bánh lên trương bàn gỗ, Nguyễn Bích Sa mời Trần Thanh Lam ngồi xuống nệm bồ hoàn, liền đi vào phòng trong pha trà. Trần Thanh Lam lúc này mới thoải mái dò xét xung quanh, đây là một gian cửa hiệu hình chữ nhật, bày trí trang nhã, chỗ ngồi của nàng cách phòng trong bởi bức bình phong. Trên bình phong vẽ cảnh sắc bốn mùa hoa nở, khảm san hô, thủy tinh cùng trân châu, thập phần mỹ lệ.
Phía trước là một trương bàn gỗ tử đàn, dùng làm quầy hàng, phía trên chỉnh tề bày giấy tuyên thành, nghiên mực, vài quyển thư tịch cùng con dấu. Hai bên tường là các kệ gỗ hoa văn tinh xảo, chất gỗ màu đen bóng, thoạt nhìn phi thường trân quý, cũng đủ để tôn lên giá trị của những vật phẩm bên trong. . Đam Mỹ H Văn
Giữa nhà có một tiểu đảo nhỏ, trên có một thảm cỏ màu xanh, trồng nhiều loại hoa hồng, lại có một dòng suối nhỏ không biết ngọn nguồn từ đâu, dọc theo cửa bên phải chảy róc rách, tiếng nước chảy, phối với cảnh quan, càng làm không gian trở nên u tĩnh.
Trần Thanh Lam trong lòng tán thưởng, mà lúc này Nguyễn Bích Sa đã khoan thai bưng khay trà đi ra, mặt trên bày một bộ trà cụ bằng sứ men xanh, kiểu dáng đơn giản, miệng tách cùng tay cầm có một kim tuyến hoa văn, tính chất trơn bóng tựa như bạch ngọc, vừa nhìn cũng không phải là phàm phẩm.
Nguyễn Bích Sa buông khay, đem đồ uống trà từng cái dọn xong, lại cắt hai phần bánh ngọt phóng tới riêng phần mình trước mặt, lúc này mới ngồi xuống châm trà cho Trần Thanh Lam, nàng nhỏ nhẹ nói: "Tôi mới được một loại quả trà, vị rất đặc biệt. Cô thử xem."
Trần Thanh Lam vội vàng nói cám ơn, "Tiệm của cô thật lịch sự tao nhã."
Như thế lời thật lòng, Nguyễn Bích Sa cười cười không đáp, cũng làm cho Trần Thanh Lam có chút ngượng ngùng bởi vì mình nói lời khách sáo bị chủ nhân xem thấu.
Nàng che giấu mà cầm tách trà uống một ngụm, trà vào miệng thoáng đắng chát, nhưng sau khi nuốt xuống, cảm giác cổ họng sinh hương, thoải mái vô cùng. Nàng nhấp thêm một ngụm, loại cảm giác này càng cường liệt, một tách trà bất tri bất giác uống xong, cảm giác lỗ chân lông toàn thân đều giãn nở.
Trần Thanh Lam kinh ngạc, "Đây là trà gì? Uống ngon thật."
"Đây là Tuyết Tâm Thảo ở núi Trường Bạch, cộng thêm Hồng Đan Quả ở Phượng Giang tinh chế mà thành, cô ưa thích, đợi tí nữa mang chút ít trở về uống."
Trần Thanh Lam vội vàng lắc đầu, "Không không, cô đừng khách khí."
"Tôi xem Trần tiểu thư không giống người địa phương, đến bên này công tác?" Nguyễn Bích Sa cười châm thêm trà cho nàng, nhẹ giọng hỏi.
"Ân. Người Bắc kinh. Công ty mở thêm hạng mục bên này, tôi trước tới giám sát."
"Thì ra là thế. Vậy là cô hai phía chạy hay vẫn là thường trú?"
"Đoán chừng là hai phía chạy."
"Đây chẳng phải là rất vất vả?"
Trần Thanh Lam cười khổ, "Không có biện pháp. Hiện tại người trẻ lập nghiệp đều như vậy."
Nguyễn Bích Sa khẽ gật đầu ứng, Trần Thanh Lam lại nói: "Tôi ngồi cùng cô nơi đây, ngược lại trộm được nửa ngày rảnh rỗi."
Nguyễn Bích Sa đáp nàng: "Vậy cô nhất định phải nhiều tranh thủ thời gian rồi."
Hai người đều cười rộ lên. Đang nói chuyện, tiếng chuông gió thanh thúy lại vang lên, có hai người khách trẻ thoạt nhìn là tình lữ đẩy cửa bước vào.
Trần Thanh Lam vội nói, "Cô bận rộn."
Nguyễn Bích Sa lại không có ý tứ đứng dậy, chỉ là quay đầu ôn hòa đối khách nhân nói, "Thỉnh tùy ý, có nhìn trúng món gì liền gọi tôi." Lại nói với Trần Thanh Lam, "Không có việc gì, chúng ta tiếp tục trò chuyện."
Đôi nam nữ vui vẻ ứng, liền ở bên kia chậm rãi đánh giá các món hàng, hiển nhiên Nguyễn Bích Sa thái độ tùy ý càng để bọn họ buông lỏng.
Chỉ chốc lát, người nữ kia như nhìn trúng cái gì, giương giọng gọi, "Lão bản..."
Nguyễn Bích Sa đối Trần Thanh Lam bày ra ý xin lỗi, liền xin phép đi một chút. Trần Thanh Lam đem khối bánh ngọt thả vào miệng, chợt nghe được người nữ kia nghẹn ngào thét lên: "Cái gì, khuyên tai này lại muốn ba vạn?"
"Đúng vậy, đây là khuyên tai Hoàng hậu Uyển Dung * từng đeo qua, thành phần là trân châu cùng vàng ròng, so sánh quý báu." Nguyễn Bích Sa ôn hòa mà giải thích, cũng không hề giống những người buôn bán hay mời chào rằng, thứ này tốt như thế nào, đáng giá mua như thế nào. Đương nhiên, có lẽ nàng nhìn ra đôi nam nữ này năng lực tiêu phí cấp độ khá thấp, chẳng muốn nhiều lời.
Gia đình Trần Thanh Lam giàu có, bậc cha chú cũng yêu thích thu thập đồ cổ, nàng đối cổ vật kiến thức cùng khả năng giám định cũng không tệ, nhưng là nàng không muốn đặt chú ý nhiều ở phương diện này. Lão thái gia từng nói: Hết thảy đồ cổ đều tích lũy âm khí hơn trăm năm nghìn năm, nữ tử đụng tới đều sẽ gặp điềm xấu.
Trần Thanh Lam khoan thai uống trà, nghe bên kia Nguyễn Bích Sa nhẹ giọng nói chuyện, liền sau đó là tiếng nam nhân xen vào: "Đồ vật thuộc về nữ nhân vong quốc, dĩ nhiên là điềm xấu, không nên giá cao như vậy."
Trần Thanh Lam một miệng trà suýt nữa phun tới. Thứ nhất là vì nam nhân kia biết đồ vật xui xẻo vẫn muốn mua, hết lần này tới lần khác còn muốn bày ra vẻ am hiểu,, làm cho người bật cười.
Nữ nhân cũng không vui, gặp nam nhân cho cái thang cũng liền theo rơi xuống, "Đúng vậy. Chúng ta xem xét món khác đi." Cô ta có chút lưu luyến đem khuyên tai từ trên lỗ tai tháo xuống trả lại cho Nguyễn Bích Sa, hai người lại giả vờ giả vịt nhìn một hồi, liền rời đi.
Nguyễn Bích Sa đi trở về, thản nhiên ngồi xuống, "Ngượng ngùng."
"Nào có."
Nguyễn Bích Sa uống một ngụm trà, bưng tách, ánh mắt thoáng dương nhìn xem nàng, "Đúng rồi, cô ưa thích đồ cổ sao?"
Trần Thanh Lam có chút ngượng ngùng, "Thật đúng là không hiểu. Rất ít tiếp xúc phương diện này."
"Vậy cô thích gì?"
Trần Thanh Lam biết rõ người ta là cố ý sáng tạo chủ đề, vì vậy đáp: "Ngược lại thật không có hứng thú gì đặc biệt. Đọc sách, nghe một chút âm nhạc tính sao?"
"Đương nhiên. Cô ưa thích loại loại hình âm nhạc nào?"
"Cổ điển đấy."
Nguyễn Bích Sa đứng lên, "Cô chờ một chút."
Nàng quay người vào phòng trong, chỉ chốc lát, tiếng đàn réo rắt liền truyền đến, tích tích như thanh lộ, róc rách như dòng suối, chậm rãi như sóng triều. Có thể sánh với Thanh Phong Minh Nguyệt, khoan thai lọt vào tai, kỹ xảo diễn tấu thậm chí còn cao hơn lần đó Trần Thanh Lam đến dự Đại Kịch Viện ở nhà hát Quốc Gia, nghe qua mấy vị đại cao sư vinh dự quốc bảo đánh đàn.
Trần Thanh Lam không khỏi say mê, Nguyễn Bích Sa sau một lúc mới trở ra, cười hỏi: "Như thế nào?"
Trần Thanh Lam cho rằng nàng đi bên trong bật khúc nhạc, có chút tò mò: "Rất êm tai. Không biết là CD nào? Tôi cũng muốn mua một đĩa đặt ở trong nhà."
Nguyễn Bích Sa cười đến thâm ý, "Chỉ sợ thị trường không bán."
Trần Thanh Lam có chút tiếc hận, nhưng nàng cùng Nguyễn Bích Sa không thân quen, tự nhiên không có khả năng mượn về ghi âm, thở dài, "Vậy thì thật đáng tiếc."
"Cô ưa thích, lúc nào cũng tới nghe là được."
Trần Thanh Lam có chút kinh ngạc, thế nào không nói cho nàng mượn về nghe? Lại nghĩ hẳn là đĩa nhạc kia rất quý giá, chủ nhân không muốn qua bàn tay người khác, cho nên mới khéo từ chối.
Nàng không biết đối phương là thiệt tình hay khách sáo, liền nửa đùa nửa thật nói: "Nếu tôi ngày nào cũng đến đây, sợ rằng đem trà cùng bánh ngọt của cô ăn sạch."
Nguyễn Bích Sa khẽ cười, "Tôi có rất nhiều trà. Cô đừng khách sáo."
Hai người trò chuyện đến qua thời gian trà chiều, vừa vặn có khách vào cửa tiệm, Trần Thanh Lam liền thừa cơ cáo từ. Trở ra cửa, trong tay cầm một túi nhỏ đựng mấy quả trà nàng vừa rồi uống qua, là Nguyễn Bích Sa kiên quyết kín đáo đưa cho nàng đấy, bởi vì có khách nhìn chăm chú, nàng cũng không tiện nhiều đùn đẩy, liền cảm ơn mang đi.
Nàng trở lại văn phòng, pha một tách trà, một bên lật văn kiện xem xét.
Trương Tranh đi đến, nói với nàng một ít công sự, sau khi nói xong lại bát quái: "Nghe nói đại tiểu thư đi Bích Thảo Đường rồi sao? Như thế nào, gặp mỹ nhân thấy như thế nào?"
"... Nói hưu nói vượn cái gì?"
"Đại tiểu thư, đừng giả bộ. Chúng ta cũng biết cô hỏi Lưu quản lý địa chỉ của Bích Thảo Đường. Chẳng lẽ không phải vì nhìn mỹ nhân?" Hắn nháy mắt ra hiệu, một bộ 'Nhìn không ra cô có loại sở thích này', quả thực là cần ăn đòn.
"Tôi xem các anh thật sự là quá rảnh rỗi rồi. Như vậy... Anh đem những thứ này đều xử lý đi." Nàng đem trên bàn văn bản tài liệu đổ lên trước mặt hắn, sau đó ung dung nâng tách trà, nhấp một ngụm.
Trương Tranh: "..."
"Đại tiểu thư cô nói rất phải, bát quái là không đúng. Chúng ta muốn kiên quyết ngăn chặn. Tôi đây liền đi giáo huấn Lưu quản lý." Trương Tranh nói xong, chân đạp Phong Hỏa Luân liền chuồn mất.
Trần Thanh Lam tức giận hừ một tiếng, sắp tới dĩ nhiên cho bọn họ thật nhiều bận rộn.
- --------------------
*Chú thích:
(1) Người đẹp cuốn bức rèm châu: trích từ bài thơ "Oán tình" của Lý Bạch.
OÁN TÌNH
Người đẹp cuốn bức rèm châu
Mày ngài lặng lẽ khẽ chau mơ màng.
Bỗng nhìn lệ ướt hai hàng
Làm sao biết được là nàng giận ai!
(2) Hoàng Hậu Uyển Dung (1906-1946): Hoàng hậu Trung Hoa cuối cùng, trở thành Hoàng hậu từ năm 16 tuổi, là một đóa hoa sa ngã, tuổi thanh xuân trôi trong ghẻ lạnh, chết cô độc trong trại giam.
Theo sử sách ghi chép, bà có một dung mạo thanh tân, mái tóc đen tuyền, da trắng má hồng, đôi môi trái tim ửng đỏ, cung cách thì lúc nào cũng đài các nhu mì, nói năng thì nhỏ nhẹ, tính tình trầm lắng an yên.
Năm hoàng đế Phổ Nghi tròn 16 tuổi, các quan lại trong cung đề xuất ông nên có một hoàng hậu cho phù hợp lễ nghi triều đình, lúc này người sáng giá nhất được tiến cử chính là Uyển Dung, người của gia tộc Quách Bố La đưa vào triều đình "giữ chức vụ" mẫu nghi thiên hạ với mục đích duy nhất là củng cố quyền lực trường tồn.
Uyển Dung tên đầy đủ là Quách Bố La Uyển Dung, sinh năm 1906, con gái duy nhất của Nội vụ Đại thần Vinh Nguyên. Gia tộc Quách Bố La là một gia tộc rất có thế lực, nhiều đời đều giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Thanh. Cũng chính vì gia đình quyền thế và sự mưu cầu quyền lực tuyệt đối đó đã vô tình đẩy Uyển Dung vào một cuộc đời đầy bi kịch mà ngay cả bà cũng không thể ngờ được.