🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
GẶP NHÀ BÁO KHÁNH VÂN BÊN DÒNG SUỐISAEM.

Từkhu chiến D2 anh em chúng tôi trở lại căn cứ F bộ bên dòng suối Saem. Đơn vịtrinh sát chốt ở phía đông F bộ bên kia suối. Khi chúng tôi về, cả C trinh sátchỉ còn mấy anh em bị bệnh ở nhà, nhiều nhất là bệnh đau lưng (thực chất làthoát vị đĩa đệm cột sống),còn lại đã đi phối thuộc ở các E trong toàn sưđoàn.

Buổichiều họp giao ban ở BTM sư đoàn tôi thấy một người lạ và hỏi anh Cho thông tinF thì được biết người ấy là nhà báo Khánh Vân, công tác tại Báo QĐND. Sau giờcơm chiều đang ngồi nói chuyện với mấy anh em thì thấy ông xoắn quần lội suối đểqua đơn vị.

Chúngtôi chưa kịp chào ông, thì ông đã lên tiếng trước: Chào anh em trinh sát.

ChàoThủ trưởng… tôi thay mặt anh em đáp lại (lúc đó ông là Trung tá).

Ôngrút trong túi áo ra gói Tam Đảo và mời anh em. Tôi mời ông vào nhà BCH nhưng ôngbảo ngồi đây nói chuyện với anh em cho vui. Ông hỏi thăm từng người về quêquán, nhập ngũ năm nào, tình hình vợ con (có đứa nào có vợ đâu mà có con) ngườiyêu (yêu người khác rồi)… tình hình thư nhà.

Ôngcó khiếu nói chuyện rất hay và rất nghệ sĩ nhưng rất sâu sắc…

Đếntối, tôi mời ông vào BCH vì bên ngoài rất nhiều muỗi.

Bướcvào hầm ông đưa cho tôi gói trà bọc trong giấy báo, tôi nhờ anh nuôi pha trà vàchúng tôi ngồi tâm sự…

Ôngbằng tuổi mẹ tôi (sinh 1927)… (chừng này tuổi mà còn lặn lội chiến trường ư?)Ông rất quý nghề trinh sát và rất mến anh em trinh sát. Khi đi công tác ở cácđơn vị ông có thói quen là nghỉ lại ở đơn vị trinh sát…

Bênấm trà đặc tôi và ông nói chuyện tới khuya.

Làphóng viên đi săn tin, khi ông về F 307 điểm nóng nhất lúc bấy giờ là D2 (e95) ởcao điểm 428 và D9 (e29) ở khu vực nông trường Anlongveng. Ông đã xin ra chốtD2 nhưng Tư lệnh F không đồng ý vì tình hình lúc ấy khá phức tạp. Ông đành ở lạivà tìm cách tiếp cận nguồn tin chiến sự, và đặc biệt về hoàn cảnh của anh emđang sống và chiến đấu ở khu chiến sự.

Cuộcnói chuyện có một khoảng cách khá lớn. Ông là cán bộ Trung cấp trong quân độivà là nhà báo cùng với tuổi đời đáng là bậc cha mẹ, khả năng và bản lĩnh chínhtrị vững vàng. Còn tôi chỉ là một cán bộ mới ở ngưỡng cửa “ ó vạch chưa có sao”với những nhận thức khác xa với ông…

Ôngtôn trọng sự thật và nói thật những điều ông còn trăn trở với tình hình bên nước.

Đấtnước sau chiến tranh… những điều cần phải làm nhưng đành gác lại. Những chínhsách chưa tạo ra những thay đổi lớn cho xã hội, nhất là ở nông thôn. Hình ảnh mẹtôi cùng tuổi với ông, phải đi hái từng trái mắm, trái còi về ăn, đã làm ôngxúc động thật sự. Ông nhìn tôi có phần nào cảm thông ở mọi khía cạnh quan hệ… vàtôi nhìn ông với chỉ một điều duy nhất: Với tuổi này ông còn phải lặn lội đếnđiểm cực bắc của đất nước Chùa Tháp ít lành nhiều dữ này.

Ôngđã dùng một câu chuyện có thật ở Trung đoàn 95 mà chính ông là người giải quyếtsau chiến tranh, để nói lên những thực tại của cuộc sống người lính, và ngườilính phải có cái nhìn như thế nào về cuộc sống.

“Ngườicán bộ ấy ra đi từ mái tranh nghèo của một vùng quê Bắc Bộ vào tháng 5 – 1972khi vừa lập gia đình chỉ hơn một tháng. Vượt qua bức tường lửa Vĩnh Linh, xuyênqua con đường Trường Sơn huyền thoại, đến với mặt trận B3 Tây Nguyên tháng 12 –1972, là lính của E95 chiến đấu khắp chiến trường Tây Nguyên và vùng duyên hảiTrung Bộ trong đại thắng mùa xuân năm 1975. Không một cánh thư, không một lờinhắn về nhà trong những năm tháng đó.

Năm1977 là C trưởng của một C Anh hùng của E95, anh cán bộ này được đi phép batháng. Ai cũng hiểu tâm trạng của người cán bộ này khi rời mảnh đất Chư Nghé421.

Vềđến quê… Đi qua những cánh đồng làng ở quê nhà, mọi người đều nhìn anh với conmắt cảm thông dò xét.

Ngôinhà này, ngày anh ra đi chỉ còn ba người và nay đã tăng lên năm người… Cha mẹanh… người thì nằm một chỗ suốt mấy năm, người thì bệnh hoạn liên miên. Bố anhđang đu đưa võng cho một thằng cu hai tuổi do vợ anh sinh ra nhưng không phảilà cháu của ông, và đến trưa có một cháu gái đi nhà trẻ về, chào bố anh là ôngnội nhưng không phải là con của anh?

Ngangtrái đến tột cùng… Anh mang ba lô trở lại đơn vị chỉ sau mười hai ngày sau đó.

Ngàyanh ra đi, người phụ nữ của hai đứa trẻ trong nhà anh cũng đưa anh ra bến xe vàdúi vào tay anh một ít tiền dành dụm (Ông không nói là anh này có nhận haykhông?) và dòng nước mắt ngấn trào. Anh không còn đủ bản lĩnh để nắm lấy tayngười phụ nữ hay vòng tay qua vai… mảnh vai gầy cáng đáng nuôi bố mẹ anh ngần ấynăm anh ở chiến trường. Bố mẹ anh vẫn thương hai đứa cháu, vì chính ông bà đãlo cho chúng nó khi vừa mới lọt lòng, và vẫn thương người con dâu lam lũ tảo tần…những lúc trái gió trở trời… tô cháo nóng và nồi lá xông hơi…’’

Anhra đi lòng trĩu nặng…

Câucuối cùng mà ông nói với tôi “Mọi sự ở đời là vô nghĩa, khi nhận biết hai chữ HISINH. Ngay cả ngòi bút của tôi, có những khi đã cảm thấy bất lực trước những mấtmát, hi sinh quá lớn của đồng chí, đồng đội mình. Hãy sống và chiến đấu em ạ.”

Đổigác lần thứ tư tôi và ông mới ngừng câu chuyện, và leo lên võng ngủ.

Ngàymai cả tôi và ông đều theo Đoàn Văn Công QK5 lên Chùa Preah Vihear phục vụ bộ đội.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.