Chương trước
Chương sau
Tổng quan lịch sử Đế quốc Liên hiệp



– Khoảng 120000 TCN: Các nhóm dân cư đầu tiên xuất hiện ở vùng Viễn Đông. Bắt đầu thời đồ Đá.



– Khoảng 66000 – 63000 TCN: Phát hiện dấu tích một nền văn minh cổ. Các di tích tương tự trải dài sang Afrikae và Đông Gaia. Tất cả đều được xác định là thuộc một nền văn minh vô cùng tiên tiến nhưng đã bị hủy diệt.



– 63000 TCN: Thời đồ Đá lần hai.



– 5600 TCN: Bước vào thời đồ Đồng.



– 2900 TCN: Với sự hỗ trợ của Hồng Ma vùng U Minh, Lộc Tục thống nhất các tộc phi nhân Bách Việt, thành lập liên minh Hồng Bàng. Xưng vương ở thành Kinh Dương, phía Bắc Linh Giang, về sau gọi là Kinh Dương Vương. Kinh đô đặt tại thành Phụng Tường, hiện nằm đâu đó tại vùng Lưỡng Quảng.



– 2899 TCN: Hồng Bàng trở thành quốc gia phân quyền. Thiết lập quan hệ ngoại giao với U Minh của Hồng Ma.



– 2890 TCN: Lộc Tục kết hôn với con gái tộc trưởng long nhân tại lãnh thổ Ngũ Hồ. Biên giới Hồng Bàng mở rộng tới hồ Động Đình.



– 2889 TCN: Thái tử Lãm ra đời.



– 2850 TCN: Kinh Dương Vương nhường ngôi cho thái tử Lãm, lấy hiệu Mạc Long Vương. Thành lập vương triều Mạc thứ nhất (theo cách gọi của người Hoa Đông).



– 2820 TCN: Kinh Dương Vương băng hà, thọ 147 tuổi.



– 2800 TCN: Mạc Long Vương lấy công chúa Âu nước Xích Thần, đồng thời kết hôn với con gái nhiều tộc trưởng khác. Mở rộng biên giới Hồng Bàng tới Ba Thục.



– 2700 TCN: Do có tới một trăm người con, Mạc Long Vương cho tổ chức bầu chọn người thừa kế. Xây dựng cơ chế “bầu vua” công khai, với điều kiện chỉ chọn người thuộc vương tộc. Hồng Ma là người giám sát.



– Khoảng 2790 TCN: Lần đầu phát hiện sắt ở vùng phía Nam. Bắt đầu thời kỳ đồ Sắt.



– Khoảng 2790 – 2640 TCN: Liên tục mở rộng lãnh thổ. Biên giới phía Đông đã giáp đại dương. Thần phục các tiểu quốc phương Nam.



– 2639 TCN: Mạc Long Vương thoái vị. Thế hệ cháu cố trở thành các ứng viên Hoàng đế thực sự đầu tiên. Sau ba tháng bầu cử, Mạc Hùng Vương trở thành Mạc Vương thứ hai của vương triều thứ nhất.



– 2630 TCN: Xích Thần bị tộc Hoa Đông đánh bại.



– 2604 TCN: Vua Hoa Đông là Công Tôn Vũ, tự Hiên Viên dẫn quân đánh Hồng Bàng. Chiến tranh Hồng Bàng – Hoa Đông lần thứ nhất kết thúc với thảm bại chiến lược của Hoa Đông tại trận Trác Lộc với hơn ba vạn thương vong. Liên quân Hồng Bàng – U Minh mất hơn hai vạn, đổi lại biên giới phía Tây tiến sâu vào bồn địa Tứ Xuyên.



– 2600 TCN: Trận Trác Lộc lần hai. Công Tôn Hiên Viên bị bắt sống và chém đầu. Con là Công Tôn Oa, tự Hạn Bạt lên thay.



– 2590 TCN: Trận Trác Lộc lần ba. Thắng chiến thuật cho Hoa Đông. Mạc Long Vương băng hà, thọ 229 tuổi.



– 2566 TCN: Trận chiến quyết định tại thành Kinh Dương. Hồng Bàng đại phá Hoa Đông. Cùng năm, hai nước ký Hòa ước Kinh Dương, không xâm phạm nhau. Biên giới Hồng Bàng đã lan sát toàn bộ bờ nam Linh Giang và thâu tóm bồn địa Tứ Xuyên.



– 2266 TCN: Công Tôn Hạ, cháu năm đời Công Tôn Hiên Viên, thành lập triều Hạ. Hai nước giữ quan hệ bang giao tốt đẹp.



– 2100 TCN: Một chi thuộc nhà Công Tôn tiếm quyền, thành lập triều Ân.



– 1986 TCN: Triều Mạc Vương thứ sáu, đời Mạc Lãnh Vương, quân Ân xâm chiếm Hoa Đông. Địch vượt qua Linh Giang tới Ngũ Lĩnh thì bị đánh bật. Tuy nhiên Hồng Bàng để mất Tứ Xuyên, biên giới bị thu hẹp. Dời đô từ Phụng Tường về Tản Viên.



– 531 TCN: Triều Mạc Vương thứ mười tám. Từ cuối triều thứ chín tới triều thứ mười tám, loạn lạc nổ ra liên tục. Vương triều liên tục thay nhau, thời gian ở ngôi cũng rút ngắn lại. U Minh can thiệp ngày càng nhiều.



– 530 TCN: Mạc Ai Vương mất ngôi vào tay tộc trưởng Phán người Nông. Phán tự xưng vua, lấy hiệu An Quốc Vương. Chư hầu trăm cánh nổi dậy chống An Quốc, khiến Hồng Bàng đại loạn gần năm thế kỷ.



– 90 TCN: Sau nhiều năm chiến tranh, nhà Hạ Tần thôn tính phần lớn Hồng Bàng. Hoàng thất còn lại của triều Mạc thứ mười tám rút về U Minh. Họ Mạc tách thành hai nhánh: Nhà Mạc gốc đóng tại thành Định Tường (nay là thành Gia Định) tổ chức kháng chiến, và nhà họ Phạm rút sâu về U Minh, cùng Hồng Ma thực hiện các chiến dịch Tây Tiến.



– 90 TCN – 920: Thời kỳ Bắc Thuộc. Nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa và nhiều lần Bắc Tiến nhưng không thành công.



– 220 – 256: Chiến tranh Hoa Đông – U Minh lần thứ nhất. Không có kết quả rõ ràng.



– 413 – 559: Chiến tranh Hoa Đông – U Minh lần thứ hai. Hoa Đông bị đánh bật khỏi quận Nhật Tân của Giao Châu. Hoa Đông sau đó phải cắt toàn bộ Giao Châu và Quảng Châu ra cầu hòa.



– 570: Chiến tranh Hoa Đông – U Minh lần thứ ba. Hoa Đông tái thu hồi Quảng Châu và quận Giao Chỉ, hai quận phía Nam không thể lấy lại.



– 670 – 700: Nhà Mạc gốc bị diệt. Hậu duệ cuối cùng là họ Phạm tại U Minh.



– 800: Thôn tính vùng Tây Việt, Bồn Điện. Thành lập hai Đại lãnh địa dưới quyền U Minh.



– 920: Tổng tiến công miền Bắc. Chiến dịch mất hai năm, thu hồi toàn bộ lãnh thổ Hồng Bàng cũ. Nhà họ Phạm lên ngôi, trở thành triều Mạc Phạm hay triều Mạc Đại Việt. Khôi phục chế độ Tuyển đế hầu và tên gọi Hồng Bàng.



– 921: Mạc Phạm Hưng Nguyên lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Mạc Trùng Hưng Đế, sử cũ gọi là Mạc Trùng Hưng. Các đời về sau sẽ thay chữ “Đế” thành “Tông”.



– 1010: Đổi tên Hồng Bàng thành Đế quốc Liên hiệp. Thành lập Hội đồng Tuyển đế hầu. U Minh chính thức sáp nhập vào Đế quốc.



– 1200 – 1300: Kháng chiến chống quân du mục, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh với Hoa Đông.



– 1400 – 1420: Đô đốc Nguyễn Văn Hòa bốn lần dẫn đầu hạm đội viễn dương ba trăm tàu đi thám hiểm, tái thành lập con đường tơ lụa trên biển. Lần đầu tiên đi sang tây Gaia và đã thành lập các khu định cư tại bờ Tây Columbia. Kế hoạch định cư lâu dài thất bại vì thiếu kinh phí và chiến tranh.



– 1510: Chính thức xây dựng quan hệ ngoại giao với Vương quốc Portugale.



– 1522: Thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền shogun của Vương quốc Yamato.



– 1560: Cải cách Mạc Thành Tông. Loại bỏ toàn bộ ảnh hưởng Nho học ra khỏi triều đình, xây dựng bộ máy nhà nước theo lối phương Tây. Thành lập Hội đồng Đế quốc thay cho triều đình cũ. Thừa tướng từ chức quan đầu triều thành võ tướng đứng đầu quân đội Đế quốc. Xây dựng Hiến pháp, chuyển từ chế độ chuyên chế sang lập hiến.



– 1562 – 1570: Can thiệp nội chiến Portugale. Lần đầu tiên cử quân ra nước ngoài hỗ trợ đồng minh.



– 1571 – 1800: Thực hiện các kế hoạch năm năm, từng bước hiện đại hóa quốc gia theo phương Tây. Xuất hiện trào lưu “bài Hoa Đông”. Văn học, nghệ thuật và các ngành khoa học có nhiều thành tựu rực rỡ.



– 1580: Ký hiệp ước đồng minh với Đế quốc thực dân Portugale.



– 1591: Ký hiệp ước thương mại với Đế quốc Espánia Adlersburg.



– 1816: Gaullia xâm chiếm Nam Đảo. Đế quốc tuyên chiến. Kết quả, Tổng lãnh U Minh Phạm Trung Nghĩa hi sinh. Địch mất ba vạn quân, Đế quốc tổn thất bốn vạn. Thất bại quân sự lớn đầu tiên từ trận Trác Lộc lần ba.



– 1820: U Minh tiến hành chiến dịch đổ bộ lớn nhất lịch sử với tổng cộng bốn mươi vạn quân, ba ngàn hai trăm chiến thuyền các loại. Mất hai năm để hoàn toàn đẩy lui Gaullia ra khỏi Nam Đảo và sau đó sáp nhập vùng này vào U Minh.



– 1830: Ký hiệp ước đồng minh toàn diện với Đế quốc Novgoroussiya.



– 1833: Chiến tranh Gautama giữa Đế quốc Liên hiệp và Đại Đế quốc Albion. Cuộc chiến kết thúc bằng Hòa ước Mahabodhi, theo đó Albion trả chiến phí tương ứng ba triệu quan vàng cho Đế quốc, Đế quốc sẽ trả lại các vùng đất của Gautama thuộc Albion.



– 1835: Ký hiệp ước thương mại song phương với Albion. Chính thức bình thường hóa quan hệ hai bên.



– 1850: Cùng Hợp Chúng quốc Columbia ép Yamato mở cửa.



– 1863: Can thiệp vào Nội chiến Yamato lần một.



– 1866: Ký hiệp ước thương mại với chính quyền Vương quốc Yamato mới.



– 1870: Ký hiệp ước đồng minh toàn diện với Đế quốc Valhöll.



– 1889: Can thiệp vào Nội chiến Yamato lần hai.



– 1899 – 1903: Đế quốc tham gia Đại chiến Gaia theo liên minh chống Gaullia.



– 1904 – 1905: Tham gia chiến tranh chống lại Yamato theo hiệp ước đã ký với Novgoroussiya một cách hạn chế. Trở thành trung gian hòa đàm cho hai quốc gia.



– 1919: Nội loạn ở Phiên An.



– 1923: …
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.