Chương trước
Chương sau
Rajivakinh ngạc nhìn chiếc dao cạo râu Gillette trên tay tôi. Khi đi dạo phố với bạnbè và thấy họ mua tặng bạn trai mình, trong phút xúc động tôi đã mua nó. Cứ ngỡsẽ chẳng còn cơ hội để tặng Rajiva. Lẽ ra phải có kem bôi đi kèm với bộ dao cạorâu này, nhưng vì sợ nhiễm phóng xạ, tôi đã không mang theo.

Cốnhiên là Rajiva không biết sử dụng. Tôi để chàng ngồi xuống, thấm nước ấm vàokhăn mặt rồi đắp lên cằm chàng để những sợi râu trở nên mềm hơn. Tôi dặn chàngngửa cổ lên và không được động đậy, sau đó nhẹ nhàng kéo chiếc dao cạo lướttrên cằm chàng. Tôi đã học được “ngón nghề” này từ từ các chuyên gia nam ở khuvực thực nghiệm. Chàng nhìn tôi chăm chú, bóng tôi in trong đáy mắt sâu hun hútcủa chàng, tim đập rộn ràng. Làn da của chàng trơn mượt, mỗi lần chạm vào, tâmtrí tôi bỗng trở nên bấn loạn. Sợ thiếu tập trung sẽ khiến chàng bị thương, tôicố gắng định thần lại, giữ cho bàn tay vững vàng, xử lý gọn gàng đám râu riamọc lởm chởm lâu ngày.

Saukhi cạo rửa xong xuôi, khuôn mặt chàng sáng sủa hẳn lên. Khi tâm trí tôi cònđang mê mẩn với vẻ thanh tú của gương mặt chàng thì trống bụng bỗng đổ liênhồi. Đã ba giờ chiều và tôi chưa có một hạt cơm nào trong bụng từ tối qua đếngiờ. Tôi đỏ mặt xấu hổ, nhưng chàng đã nắm tay tôi, cười dịu dàng:

- Chúngta ăn cơm thôi…

Chúngtôi ngồi đối diện nhau, cơm canh đã nguội ngắt nhưng tôi vẫn thấy ngon miệng lạthường. Tôi vừa ăn vừa nhìn chàng, nụ cười ngây ngô không lúc nào tắt trên môi.Chàng mỉm cười rạng rỡ đáp lại, mười năm sương gió để lại vết dấu trên khóe mắtvà vầng trán chàng, khi chàng cười, những nếp nhăn càng hiện rõ, tôi ước gìmình có thể xóa đi những dấu hiệu mỏi mòn của tuổi tác, tháng năm ấy. Tôi khôngmuốn lại phải trải nghiệm mười năm đằng đẵng của chàng bằng vài tháng ngắn ngủicủa mình nữa, lần này, tôi muốn được cùng chàng đi trọn con đường đời.

- Còn đaukhông?

Xongbữa, chàng nhẹ nhàng vuốt ve vết thương trên lưng tôi, vẻ xót xa dâng lên trongmắt. Tôi lắc đầu, nếu không nhờ một roi ấy, có lẽ chàng chưa thể bước ra khỏinhững trăn trở nội tâm. Vì vậy, tôi không hề thấy đau.

Gươngmặt chàng bỗng đỏ bừng, chàng cúi đầu khẽ hỏi:

- Để taxem được không?

Tôisững người, mặt mũi nóng ran, một xúc cảm kỳ lạ len lỏi trong tim. Do dự mộtlát, vẫn thấy chàng nhìn tôi chăm chú, tôi xoay người ngồi xếp bằng trên nềnnhà, vén mái tóc sang một bên, thả áo xuống thắt lưng.

Chàngngồi phía sau, nhìn hoài mà không lên tiếng. Tôi cảm thấy vô cùng bối rối khiphơi làn da trần trước mặt chàng, chỉ muốn nhanh chóng kéo váy lên, nhưng bàntay chàng đã nhẹ nhàng giữ lại.

Chợtmột cảm giác lành lạnh, chộn rộn nơi sống lưng, là bàn tay chàng đang dịu dànglướt trên vệt roi quất ấy. Theo sau đó là đường môi ướt át nhưng ấm nồng củachàng gắn trên lưng tôi, từ đầu đến cuối vết thương, nụ hôn dài miên man ấykhiến toàn thân tôi rung động.

- NgảiTình…

Bờmôi chàng kéo riết đến vành tai tôi, giọng nói trầm ấm, mê hồn cất lên:

- Ta sẽkhông để nàng bị thương nữa.

Khônggian quanh tôi tràn ngập dư vị nồng nàn, tôi bỗng cảm thấy căng thẳng, mồ hôilấm tấm trên cánh mũi.

Cánhcửa phòng đột nhiên bật mở, tôi giật mình, vội vàng chỉnh lại y phục. Chúng tôiđã quên mất nơi này vốn là một nhà giam và người khác có thể ra vào bất cứ lúcnào. Nhưng thân hình cao lớn của Rajiva đã che chắn cho tôi.

Tênlính gác cửa người Đê thò đầu vào bẩm báo:

- Phápsư, Lữ tướng quân mời ngài đến gặp.

LữQuang không nói muốn gặp tôi, nhưng vì lo lắng cho Rajiva, tôi chủ động đi theochàng. Vẫn là đại điện to rộng ngày hôm qua, vẫn là đám con cháu bất nghĩa đangđứng vây quanh ông ta.

- Phápsư, hương vị của đêm qua không tồi chứ? Thằng con ta đã tận mắt chứng kiếnkhoảnh khắc thăng hoa của ngài.

LữQuang cất tiếng cười thỏa mãn, không giấu diếm, hắn có vẻ rất hài lòng.

- Làmngười thì nên tận hưởng niềm hoan lạc ấy, tụng kinh niệm Phật nhiều có gì vuithú đâu! Nếu ta không ra sức tác hợp, e là kiếp này pháp sư chẳng thể đượcthưởng thức mùi vị của niềm vui sướng tột độ ấy!

Vốnđã có sự chuẩn bị từ trước, rằng đến gặp ông ta là để nghe những lời nhục mạchẳng kiêng nể gì ai, nhưng khi những lời ấy vang lên bên tai mình, tôi có cảmgiác ghê tởm như ăn phải ruồi nhặng. Tôi lén quan sát Rajiva, mặt chàng hơibiến sắc, nhưng dáng vẻ vẫn đạo mạo, điềm tĩnh. Tôi ngậm ngùi nuốt giận, ai bảochúng tôi là những kẻ yếu thế cơ chứ!

LữQuang đưa ánh mắt cú vọ sang phía tôi:

- Thì rapháp sư cũng giống ta, chỉ thích những thiếu nữ yêu kiều, duyên dáng người Hán.Trong phủ đệ của ta ở Trường An đã thu nạp không ít phụ nữ Hán, ngày sau có dịpđến Trường An, ta nhất định sẽ tặng ngài vài nàng.

Rajivavẫn lặng thinh không đáp, môi mím chặt, lưng vươn thẳng. Tuy khoác trên mình bộy phục dân dã, nhưng vẻ ung dung, tĩnh tại trong mắt chàng, khí chất thanh cao,thoát tục của chàng khiến cho một kẻ thô thiển, kệch cỡm như Lữ Quang trở nênnhỏ bé hơn vài phần.

ThấyRajiva lặng yên không đáp hồi lâu, chừng như bực tức, Lữ Quang đằng hắng vàitiếng:

- Mấyngày tới pháp sư cứ an tâm nghỉ ngơi trong cung, ta sẽ cho người đến hầu hạpháp sư chu đáo.

Rồiông ta lại giả bộ tử tế, quan tâm:

- Pháp sưcó thiếu thốn gì không?

Rajivakhẽ cúi người, hai tay chắp lại, điềm tĩnh đáp lời:

- Tôi rờichùa đã lâu, lòng đầy lo lắng. Nếu tướng quân cho tôi trở về chùa Tsio – lihoặc chùa Cakra thì tôi rất cảm ơn.

- Pháp sưkhông cần phải vội, ta còn rất nhiều vấn đề về Phật pháp muốn thỉnh giáo Phápsư mà!

- Nhữngvấn đề Phật pháp của ngài, tôi đây không đủ sức giải đáp.

Rajivatỏ ra cương quyết không nhượng bộ:

- Tôi làngười xuất gia, không màng thế sự. Tướng quân giam giữ tôi cũng chỉ có thể éptôi phá đi thân giới, tấm lòng hướng Phật của tôi, ngài chẳng thể lay độngđược. Những điều tướng quân kỳ vọng ở tôi, e là tôi chẳng thể giúp gì cho ngài,mong ngài sớm từ bỏ ý định đó đi.

Tôicảm thấy hết sức băn khoăn, lẽ nào Lữ Quang ép buộc Rajiva phá giới chỉ vì mộtvụ cá cược? Nhưng tôi nhanh chóng xua đi mối nghi ngờ đó, để ngẩng lên nháy mắtvới Rajiva, ra hiệu cho chàng đừng kích động Lữ Quang.

Ôngta quả nhiên nổi trận lội đình, gầm rít lên những tiếng ghê rợn:

- Ngườigiỏi lắm! …

NhưngLữ Soạn đã kịp kìm ông ta lại. Hắn thì thầm nhỏ to vài câu gì đó vào tai LữQuang, sắc mặt ông ta trở nên thâm hiểm khó đoán, lấy hơi một hồi lâu ông tamới giữ được bình tĩnh.

- Mấyngày qua chắc pháp sư đã thấm mệt, ngài nghỉ ngơi đi.

Giọngnói của ông ta không có vẻ gì là thân thiện, tử tế.

Đêm quapháp sư đã giúp ta thắng cược, giành được các mỹ nữ ở hậu cung Khâu Từ, lát nữata sẽ chọn vài cô xinh đẹp, mỹ miều để tặng pháp sư.

Rajivaliếc sang tôi, rồi quay ra cung kính nói:

- Tướngquân khỏi cần nhọc lòng, Rajiva tu hành đã nhiều năm, nội tâm trong sạch, lòngít ham muốn, tôi không cần mỹ nữ nào nữa cả.

Chàngngừng một lát, nói tiếp:

- Mongtướng quân đoái thương những người phụ nữ đó!

LữQuang cười ha hả:

- Phápsư quả là người giàu lòng từ bi.

Rồiquay sang nhìn tôi.

- Thiếunữ người Hán ở Khâu Từ không có nhiều, chờ khi ta tìm được nàng nào ưng mắt, sẽtặng cho pháp sư.

Rajivalàm mặt nghiêm nghị, lặng thinh không đáp.

-Rajiva, Lữ Quang đã thắng cuộc, vì sao vẫn muốn giam giữ chàng? Ông ta muốn gìở chàng?

Lựalúc không có ai, tôi vội hỏi chàng câu hỏi quẩn quanh mãi trong đầu kể từ lúcgặp Lữ Quang đến khi trở về căn phòng giam giữ chúng tôi lúc trước.

- NgảiTình, nàng có biết thất bại thảm hại của nước Tần trong cuộc đại chiến với nướcTấn không?

Tôibiết chứ và tôi tin hầu hết người Trung Quốc đều thuộc làu lịch sử về trậnchiến đó. Đêm trước cuộc chiến, Phù Kiên vẫn còn là một bậc quân vương thànhcông nhất trong thời kỳ Thập lục quốc. Luận về cương vực, về cơ bản, lần đầutiên Phù Kiên đã thống nhất toàn miền bắc Trung Quốc (lãnh thổ rộng lớn hơnthời kỳ của Thạch Lặc rất nhiều). Luật về phẩm cách, có thể xem Phù Kiên là mộtvị vua nhân từ hiếm có trong thời đại loạn (mà hầu hết các đấng quân vương đềulà hôn quân). Luận về chính sách dân tộc, trong thời kỳ “không chung dòng tộc,ắt sinh khác lòng”, phương châm của ông hết sức tiến bộ: hòa hợp dân tộc, khônggiết hại lẫn nhau. Nhưng trận đại chiến ở Phì Thủy đã làm thay đổi cục diện,thậm chí đã “đưa tang” nhà Tiền Tần vốn rất hùng mạnh trước đó.

Cuộcchiến kỳ lạ ấy vừa mới xảy ra một năm trước thời điểm tôi có mặt ở đây, vàotháng Mười một năm 383. Mức độ chênh lệch về lực lượng quân sự hai bên trongcuộc chiến này được đánh giá là kỳ lạ nhất trong lịch sử Trung Quốc: 87:18.Tính chất hoang đường của toàn bộ quá trình diễn ra cuộc chiến khiến không aicó thể tin nổi. Bên giành thắng lợi không hề nắm chắc phần thắng, cũng khônghiểu do đâu mà chiến thắng. Bên thua, thua trong nỗi ngỡ ngàng, bàng hoàng, đếquốc Tiền Tần hùng mạnh sụp đổ chỉ trong một sớm một chiều.

LữQuang dẫn quân chinh phạt Tây vực vào tháng Giêng năm 383, trận Phì Thủy diễnra vào đầu năm đó. Lữ Quang đánh chiếm Qarasahr (Yanqi),rồi tấn công Khâu Từnăm 384. Thực ra kế hoạch Tây chinh từng làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắttrong triều đình của Phù Kiên từ trước đó. Nhiều đại thần không tán đồng việcphân tán lực lượng quân sự cho việc chinh phạt Tây vực, vì nhà Tần đang phảitập trung binh lực để đối phó với Đông Tấn. Nhưng sự tự tin thái quá được tíchlũy sau những thắng lợi liên tiếp, khiến Phù Kiên muốn nhanh chóng trở thànhTần Hoàng (Tần Thủy Hoàng),Hán Vũ (Hán Vũ Đế) và ông cũng tự tin cho rằng lựclượng còn lại dư sức đối phó với Đông Tấn. Nếu không có cuộc Tây chinh này, elà muốn gặp đại tướng quân Lữ Quang, bạn phải tham gia trận chiến tại Phì Thủy.Và như thế, có lẽ đã không tồn tại nhà Hậu Lương do Lữ Quang dựng lên trongthời kỳ Thập lục quốc.

Nhưngtrận chiến có ảnh hưởng to lớn đến lịch sử Trung Quốc ấy, đối với một quốc giaxa xôi tận miền Tây vực như Khâu Từ và bản thân Rajiva có mối liên quan gì?

- LữQuang đã hay tin nhà Tần bại trận. Tình hình hiện nay vô cùng rối ren, ngườiYên phục quốc, người Khương làm phản, vua Phù Kiên đã không còn đủ sức để cứuvãn thời cuộc.

Ánhmắt chàng rực sáng, chàng bóp mạnh tay tôi:

- NgảiTình, theo nàng, vì sao nước Tần đang khốn đốn và cần viện binh như vậy, LữQuang lại ghìm giữ binh lính ở Khâu Từ dài ngày, không chịu quay về?

Suynghĩ giây lát, tôi chợt hiểu ra:

- Ôngta muốn làm vua Tây vực?

Vàothời Thập lục quốc, hầu hết những kẻ nắm giữ trong tay chút ít binh quyền đềumuốn cát cứ, xưng vương xưng bá. Luận về dũng mãnh, Lữ Quang không bằng ThạchLặc, luận về độ gian xảo, ông ta không bằng Diêu Trường, luận về mưu lược, cũngkhông bằng Mộ Dung Thùy. Nếu không có trận Phì Thủy, ông ta sao dám sinh lòngbội phản với triều đình Phù Kiên. Nhưng tình thế hiện nay đã khác, ông ta cầmquân ở nơi xa xôi, Phù Kiên lại đang đau đầu với quân phản loạn khắp nơi, chẳngcòn hơi sức và tâm trí đâu mà nhớ tới Lữ Quang, bởi vậy, Lữ Quang nảy sinh thamvọng xưng bá cũng là dễ hiểu. Giữa vòm trời cao rộng, ở nơi khuất bóng hoàng đếnày, ông ta có thể làm mưa làm gió mà không ai động đến.

Rajivagật đầu:

- Đúngvậy! Lữ Quang có dã tâm rất lớn, những chức tước mà vua Tần phong cho ông ta:Tán kỵ thường thị, An Tây tướng quân, Tây vực hiệu úy đều không thỏa mãn thamvọng bành trướng và xưng bá của ông ta.

Có câu:“Đầu gà còn hơn đuôi phượng” mà!

Tôichợt nhớ đến một chuyện cười có thật ở nước Nam Yên thời Thập lục quốc: Mộtngười có tên là Vương thủy tập hợp được mấy vạn người trên núi Thái Sơn, tựxưng là hoàng đế Thái Bình, tôn cha mình làm Thái thượng hoàng, các anh em trailần lượt là Chinh Đông, Chinh Tây tướng quân và hàng trăm chức quan khác. Saukhi bị quân đội Nam Yên đánh bại, lúc đưa ra hành quyết, có người hỏi ông ta:“Cha và các anh em của ngươi ở đâu?” Ông ta đáp: “Thái thượng hoàng lánh nạn ởnơi xa, các tướng Chinh Đông, Chinh Tây đã bị giết hại”. Vợ ông ta tức giận mắng:“Xảy ra cơ sự ngày hôm nay chính là tại cái miệng tai bay vạ gió của ông đó!Ông còn chưa chịu tỉnh ngộ hay sao?”. Ông ta đáp: “Hoàng hậu ơi, từ cổ chí kim,có gia đình nào không suy vi, có quốc gia nào không diệt vong. Đến ngày suy vi,trẫm cũng đành ngậm đắng nuốt cay, nhưng quyết không đổi quốc hiệu!”.

Thậtnực cười! Thực ra trong một trăm ba mươi năm lịch sử ấy, Trung Quốc không chỉtồn tại mười sáu nước, mười sáu nước này chỉ là những tiểu quốc có quốc hiệuchính thức và có sự kế thừa ngôi báu. Nếu tính chính xác, thì giai đoạn lịch sửđó phải có đến hai, ba chục quốc gia tồn tại. Vương Thủy tuy ngu muội, nhưngông ta đã phát biểu chính xác tham vọng của các tiểu bá thời bấy giờ. Không aikhi sinh ra đã là một bậc đế vương! Vả lại, gia đình nào rồi cũng đến lúc suyvi, quốc gia nào rồi cũng đến hồi sụp đổ, vậy thì cứ đăng cơ làm hoàng đế cáiđã, rồi tính sau. Lữ Quang nắm trong tay cả một đội quân, lẽ nào ông ta khôngcó tham vọng bá vương đó.

Nhưngđiều này có liên quan gì đến việc giam giữ Rajiva?

Thấytôi vẫn đầy vẻ thắc mắc, Rajiva tiếp tục giải thích:

- LữQuang vốn là người nơi khác đến, quân đội của ông ta cũng chỉ có bảy vạn quân.Ông ta chỉ dựng lên một vương triều bù nhìn thì sao có thể duy trì lâu dài?

Vậylà tôi đã hiểu! Đó là mối quan hệ giữa chính quyền và tôn giáo. Lữ Quang muốnbám rễ ở nơi đây với binh lực nhỏ bé như vậy, chẳng thể đủ sức trấn áp và caiquản miền Tây vực rộng lớn với hàng mấy chục tiểu quốc. Thế nên, ông ta buộcphải dựa vào sức mạnh của tôn giáo, để công nhận quyền lực chính thống của ôngta ở Tây vực – vùng đất vốn hết sức sùng bái đạo Phật. Và Rajiva lại là đạidiện của thần quyền ở đây, Nếu Rajiva công khai công nhận tính hợp pháp củachính quyền Lữ Quang, ông ta sẽ không chỉ có được Khâu Từ, mà còn có thể cóđược sự quy thuận của mấy chục vạn dân khắp vùng Tây vực rộng lớn. Như vậy, đạinghiệp xưng bá ở Tây vực của ông ta sẽ không cần phải dựa vào sức mạnh vũ trangnữa.

-Rajiva, Lữ Quang muốn xưng bá Tây vực, nhưng sức mạnh quân sự không đủ, nên mớiphải cầu đến sự trợ giúp của chàng. Nhưng chàng không chịu khuất phục, chàngkhông muốn thừa nhận quyền lực của ông ta, đúng không?

Ánhmắt Rajiva lộ vẻ tán thưởng, chàng khẽ cúi đầu, nắm chặt hai vai tôi:

Nàngluôn là người hiểu ta nhất. Lữ Quang muốn ta đi tuyên truyền rằng ông ta là hóathân của Quan Thế Âm Bồ Tát, được Bồ Tát sai phái đến để cứu độ người dân Tâyvực.

Tôilắc đầu. Phàm những kẻ có dã tâm cướp đoạt vương vị đều nghĩ ra một cái cớ mangtên “điềm lành” và đều tự xưng mình là háo thân của một vị thần tiên nào đó.Nhưng những điều thuộc về tâm linh này phải dựa vào một người nắm giữ thầnquyền giúp hắn thực hiện mưu đồ. Lữ Quang đâu biết rằng, Rajiva không phải làBuddhasimha (Phật Đồ Trừng),nhà sư người Ấn Độ sống ở thời đại Thạch Lặc,Thạch Hổ, chịu khuất phục nhà cầm quyền đương thời. Rajiva cũng không giốngHuyền Trang, hết lời ca tụng công đức của hoàng tộc và ra sức thiết lập mốiquan hệ mật thiết với hoàng đế. Rajiva xuất thân cao quý, từ nhỏ đã vang danhkhắp chốn, chàng coi sự tôn trọng và kính trọng của nhà cầm quyền đối với chànglà điều hiển nhiên, bởi vậy, chàng chưa bao giờ nghĩ rằng, chính trị có thể lấnlướt và áp đặt thần quyền như thế.

- Chàngtừ chối, nên không còn cách nào khác, ông ta đã ép chàng phá giới hòng uy hiếpchàng?

Chànggật đầu, vẻ mặt nghiêm nghị:

- Ôngta đâu biết rằng, ta có thể phá giới, nhưng quyết không phục tùng. Ta làm vậykhông phải vì ông ta là người ngoại tộc. Nếu Lữ Quang là một bậc minh quân,biết quan tâm chăm lo cho lẽ dân, ta nhất định sẽ ủng hộ ông ta. Nhưng ông talại là một kẻ tàn bạo, hoang dâm, ngu muội, lòng dạ ích kỷ, hẹp hòi, chưa baogiờ biết mưu lợi cho dân. Nếu ta công nhận quyền lực của Lữ Quang, sẽ gây hạikhông chỉ cho hơn mười vạn dân Khâu Từ, mà thậm chí cả mấy chục vạn dân Tâyvực… Ngải Tình, nàng biết không, ông ta đã chôn sống hai vạn binh sĩ ngườiKhoái Hồ ngay cả khi họ đã đầu hàng.

Nỗibi phẫn khiến gương mặt chàng trở nên ảm đậm, chàng giận dữ nắm chặt tay lại:

- Chémgiết lẫn nhau trong chiến tranh đã là tội lỗi tày trời, vậy mà ông ta còn chônsống cả những người đã giơ tay chịu trói. Ông ta đã tước đoạt mạng sống của haivạn người. Loại người như ông ta đời đời kiếp kiếp cũng không thể được siêuthoát. Nếu ta lại đi tiếp tay cho giặc, hại đến muôn dân, thì sao xứng là đệ tửnhà Phật?

Đàohố chôn người là thủ đoạn phổ biến nhất sau mỗi cuộc chiến tranh trong thời kỳThập lục quốc. Số lượng binh sĩ bị chôn sống thường lên đến vài chục ngànngười. Bởi vì các cuộc chiến tranh xảy ra trong thời kỳ này, hầu hết đều làcuộc chiến giữa các tộc người khác nhau.

“Khôngcùng dòng tộc, ắt sinh khác lòng”, đào hố chôn người có thể làm hao tổn nghiêmtrọng lực lượng của đối phương, lại vừa có thể trừ hậu họa. Sự kiện chôn sốngngười thảm khốc nhất diễn ra trong trận chiến ở dốc Tham Hợp, quân Bắc Ngụy đãchôn sống năm vạn binh sĩ Hậu Yên. Năm thứ hai sau trận chiến dốc Tham Hợp,người anh hùng Mộ Dung Thùy đã thân chinh cầm quân đi báo thù, khi ngang qua hốchôn người ở dốc Tham Hợp, ông cùng tướng sĩ đã khóc thương thảm thiết, sau đóông bị nôn ra máu, bệnh tình ngày càng nguy kịch và không lâu sau thì mất, kếtthúc cuộc đời oanh liệt, đồng thời kết thúc vương triều Hậu Yên hùng mạnh.

Ngàytrước đọc sách sử, mỗi khi đến đoạn thảm khốc, tôi thường rơi nước mắt, nhưngchẳng thể so sánh với nỗi sợ hãi của ngày hôm qua, khi tôi được tận mắt chứngkiến hố chôn người khủng khiếp ấy. Khi những con số biến thành hàng chồng thithể đẫm máu, tôi mới cảm nhận được sự khốc liệt, khủng khiếp của chiến tranhđằng sau những con chữ vô cảm. Những gì tôi trải qua ngày hôm qua khiến tôi hạquyết tâm sẽ không thờ ơ trước mọi sự. Nếu có thể ngăn chặn thảm kịch, tôi sẽkhông ngại thay đổi lịch sử. Làn sóng nhiệt huyết trào dâng trong tôi, tôi đưamắt ngước nhìn người đàn ông cương nghị, nho nhã trước mặt mình. Lần đầu tiêntôi được chứng kiến một Rajiva kiên cường như vậy khi đối mặt với quyền lực.Người tôi yêu, giờ đây, cũng là người mà tôi kính phục nhất.

Tôinắm lấy bàn tay chàng, nhìn chàng, nở một nụ cười rạng rỡ:

- Chàngnhớ nhé, dù chàng quyết định thế nào, em sẽ luôn ủng hộ chàng.

Chàngđặt tay mình lên tay tôi, truyền cảm xúc cho tôi:

- Trướckhi nàng xuất hiện, ta chẳng sợ gì cả. Ta thậm chí đã nghĩ, nếu bị dồn đến chântường, ta sẽ tự vẫn…

- Đừng!

Tôihoảng hốt đặt tay lên môi chàng:

- Xinchàng đừng nói những lời như vậy. Em sẽbảo vệ chàng.

Nụcười ngọt ngào tỏa rạng gương mặt chàng, chàng đặt tay tôi vào lòng bàn tay ấmáp của mình, dịu dàng nói:

- Nhưngnàng đã trở về, ta không còn ý nghĩ đó nữa... Nàng còn nhớ bài giảng của nàngvề “Mạnh Tử” không? “Vậy nên khi muốn trao trọng trách cho một người, ông trờisẽ tạo ra muôn vàn thử thách, khiến anh ta đau khổ, khiến anh ta mệt mỏi, khiếnanh ta đói khát, gầy mòn, khiến anh ta cơ cực, làm rối loạn hành vi của anh ta,khiến anh ta không được như ý. Thông qua những khổ nạn đó, rèn luyện sự tỉnhtáo, tính kiên cường và bồi đắp tài năng của anh ta”. Những gian nguy mà taphải trải qua là sự khảo nghiệm của Phật tổ đối với Rajiva. Chí lớn của ta, saocó thể bị mai một bởi một kẻ ngang ngược như Lữ Quang?

-Nhưng Lữ Quang sẽ không dừng lại ở việc ép chàng phá giới, ông ta sẽ còn dùngnhiều thủ đoạn tàn bạo hơn để ép buộc chàng.

Sửsách chép rằng, Lữ Quang đã ép Rajiva cưỡi ngựa ác, bò điên để làm trò cười chothiên hạ. Nhưng đó chỉ là những ghi chép vắn tắt trong sách, hành vi sỉ nhục vàsự đày đọa trên thực tế thê thảm hơn rất nhiều.

-Ta không sợ.

Chàngdịu dàng vuốt má tôi, khẽ thở dài, ánh mắt do dự:

-Nhưng, sẽ khổ cho nàng...

-Chàng đừng bận tâm về em, em có thể tự lo cho mình.

Chúngtôi chìm trong mắt nhau, vòng tay khép chặt. Bóng tịch dương xuyên qua khungcửa sổ, tỏa rạng vầng trán cao rộng của chàng. Hạnh phúc như hoa nở trên môitôi. Dù chông gai đang chờ ta phía trước, em vẫn nguyện được theo chàng.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.