"Được rồi." Tiểu Tây ngăn Đại Đông lại. "Đừng nói nữa."
"Em biết không?" Đại Đông nói. "Một câu xin lỗi của con traiđáng giá ngàn vàng."
"Vậy sao anh cứ nói xin lỗi không ngừng?"
"Vì em còn quan trọng hơn so với vạn lạng vàng."
Lần này tôi rất chắc chắn, khuôn mặt Tiểu Tây đã đỏ bừng lên rồi.
Tôi quay đầu lại giơ ngón tay cái lên với cô rắn, nhỏ giọng nói: "Câu nàycủa cô rất tuyệt."
Cô rắn nhướn mày, vô cùng đắc ý.
Đại Đông cầm quyển "Hoang địa hữu tình thiên" trên ghế sô pha, cáinày là do cậu cú đặt từ trước.
"Nếu kịch bản này khiến em cảnh thấy bị xa cách, vậy anh thà không cónó."
Đại Đông nói xong bèn giơ tay định xé quyển "Hoang địa hữu tìnhthiên".
"Đừng xé!" Tiểu Tây kinh hãi, hoảng hốt giữ tay Đại Đông lại."Anh đã viết rất cực khổ mà."
"Mặc dù anh cũng có khổ." Đại Đông nói. "Nhưng vẫn kém xa so vớinỗi khổ của em mà."
Nói xong, Đại Đông càng nhanh chóng lưu loát xé đôi bản thảo. Những mảnh giấybay lung tung giữa không trung.
"Đừng thế mà." Tiểu Tây gấp đến độ nước mắt chảy dài. "Đừng thếmà."
"Xin lỗi." Đại Đông nhẹ nhàng ôm lấy Tiểu tây. "Xin lỗi."
Tiểu Tây cuối cùng cũng khóc, Đại Đông nhẹ nhàng ôm lấy vai cô, an ủi.
"Tình tiết này cũng không tồi." Tôi quay đầu lại nhỏ giọng nói vớicậu cú.
"Cũng tạm thôi." Hàm răng cậu cú bám chặt lấy môi dưới, phát ra tiếngxuy xuy.
"Chỉ tội hơi thô một chút." Cô rắn nói.
"Đoạn hội thoại của cô mới nhàm chán ấy." Cậu cú đáp.
"Được rồi, đừng ồn ào nữa." Tôi chen giữa hai người bọn họ, vươn haitay ra giữ hai bên.
"Bản thảo của anh làm sao đây?" Tiểu Tây nằm trong lòng Đại Đông,ngẩng đầu lên nói.
"Không sao." Đại Đông vuốt ve mái tóc tiểu Tây rồi nói. "Khôngsao đâu."
Nói nhảm, đương nhiên là không sao rồi. Bởi đây chính là điểm tốt của thời đạixài máy tính viết bản thảo, cho dù bạn có mắc bất cứ bệnh nào về thần kinh, tâmtrí không còn tỉnh táo đến mức xé đôi bản thảo của mình, file doc vẫn mãi mãingủ ngon trong máy tính. Trừ phi bạn điên tới mức lấy búa đập hỏng máy tính.
Nhưng ngay cả thế vẫn có cái gọi là đĩa từ, có thể lưu lại hoàn chỉnh bản thảocủa bạn.
"Vẻ mặt nhân vật nam chính có vẻ không đủ thành khẩn, lại hơi căngthẳng." Tôi nói.
"Không quan trọng lắm. Lúc nam nữ ôm nhau, cô gái sẽ không thấy được vẻmặt của chàng trai." Cậu cú nói.
"Hơn nữa chỉ cần đoạn đối thoại đủ mùi mẫn, cô gái sẽ rất khó chốngcự." Cô rắn nói.
Ba kẻ chúng tôi bắt đầu thảo luận hiệu quả của tràng cảnh này, giọng nói vốnđang cố hạ thấp cũng càng lúc càng lớn.
Đại Đông phất phất tay về phía chúng tôi, chúng tôi đều rất thức thời ngậmmiệng lại.
Sau đó tôi trở về phòng, cậu cú và cô rắn cũng về nhà mình.
Tôi nghĩ giữa Đại Đông và Tiểu Tây hẳn có không ít chuyện, ít nhất, Đại Đông đãhiểu Tiểu Tây muốn điều gì.
Bật máy tính lên, đem những gì viết được trên giấy cho vào "Diệc Thứ vàKha Tuyết."
Suy nghĩ cả nửa ngày, mí mắt cũng càng lúc càng nặng, không kịp tắt máy đã mơmơ màng màng bò lên giường, nằm xuống.
Lúc tỉnh lại đã là một ngày mới.
Tôi mang theo cặp tài liệu ra ngoài đi làm, dọc đường bắt đầu suy nghĩ vềchuyện "thay đổi."
Còn nhớ hồi học đại học, hay giả ngầu, lúc gặp mặt con gái cũng thường khôngnói chuyện mấy.
Đáng tiếc là hồi đó những chàng trai được hoan nghênh là loại hay nói năng,khôi hài dí dỏm.
Sau đó tôi nói nhiều dần, nhưng lại bắt đầu lưu hành loại con trai ngầu.
Cái này cũng như Lâm Đại Ngọc sinh ra ở thời Đường hoặc Dương Quý Phi sinh ởthời nhà Tống.
Cùng một người, đặt trong thời điểm lịch sử khác, có thể sẽ hoàn toàn bất đồng.
Vừa đi vừa nghĩ, bước chân chậm hơn so với lúc bình thường một chút, khi bướcvào công ty đã là tám giờ năm phút.
Hôm nay không được nghe Lễ Yên hát, cảm thấy thật đáng tiếc. Chào hỏi cô ấy mộtcâu rồi đi khỏi.
"Đợi đã." Lễ Yên gọi tôi lại.
"Có việc gì vậy?"
"Tôi cũng muốn chơi trò nói lại từ đầu tiên."
"Được." Tôi nói.
"Hôm qua tôi ở ngoài phòng làm việc."
"Hôm."
"Anh chơi một trò chơi với tôi."
"Anh."
"Trò chơi ấy."
"Trò."
"Có phải chiếm tiện nghi của tôi không?"
"Có.
"Cái này..." Tôi rất bối rối, gãi gãi đầu nói. "Xin lỗi, cái nàylà..."
"Anh đã thừa nhận chuyện chiếm tiện nghi của tôi." Lễ Yên nói."Vậy tôi muốn phạt anh."
"Ừ..." Da đầu tôi càng gãi càng ngứa. "Được."
"Tôi muốn anh hát cho tôi nghe."
"Ở đây?"
"Ừ." Cô gật đầu, "Hơn nữa phải hát to một chút."
Trong lúc nhất thời tôi cũng không biết nên hát cái gì, Lễ Yên lại cứ luônmiệng giục, hơn nữa gần đây luôn nghe thấy bài "Mau tới mau tới hẹnem" của "Thiểm lượng tam tỷ muội" vì vậy thuận miệng hát luôn:
"Mau tới mau tới hẹn em. Mau tới mau tới hẹn em, em là bảo bối mới nhấtcủa anh..."
(Thiểm lượng tam tỷ muội là một nhóm nhạc ở Đài Loan,bạn có thể nghe thử bài hát trên theo link dưới:
Cô Lý vừa hay đi qua bên cạnh, bèn nói với tôi: "Giọng hát cậu rất giốngLưu Đức Hoa đấy."
"Thật thế à?" Tôi thấy rất hưng phấn, đột nhiên quên cả cảm giác bốirối.
"Cậu đúng là vừa ngốc vừa đơn thuần." Cô Lý mỉm cười: "Nói vậymà cũng tin."
"..." Cảm giác bối rối nhanh chóng nhân đôi.
"Được rồi." Lễ Yên che miệng cười: "Tôi tha cho anh."
Tôi vuốt mũi đi tới bàn làm việc, chờ cảm giác tê ngứa trên người từ từ mất đi.
Bật máy tính, in phần bản thảo tư liệu diễn thuyết rồi đi về phía phòng làmviệc của giám đốc, đưa tập bản thảo tư liệu cho ông ấy.
"Cậu biết không?" Giám đốc nói: "Cậu khiến tôi nhớ tới mẹ củamình."
"Vì sao?" Tôi rất hiếu kỳ.
"Khi còn bé, mẹ tôi thường giết gà trong nhà bếp." Ông ấy nói:"Lúc giết gà, mẹ tôi kê dao vào cổ nó, phía dưới đặt một cái bát hứng máu.Lúc con gà còn chưa chết, nó luôn kêu lên vài tiếng rất kỳ quái."
"Thế nó liên quan gì tới em?"
"Mấy tiếng kỳ quái đó rất giống với tiếng hát của cậu vừa rồi."
"......"
Chết tiệt, sao cứ xỏ mình vậy!
"Ừ." Giám đốc xem xong tập bản thảo bèn nói: "Cứ vậy đi, cậuchuẩn bị một chút nhé."
"Vâng."
Lúc tôi quay người định đi, giám đốc lại bảo tôi ở lại.
"Tôi rất cám ơn cậu đã khiến tôi nhớ tới mẹ mình." Ông ta nói.
"Vậy tháng này em muốn tăng lương." Tôi nói.
"Được."
"Thật à?" Tôi không dám tin tưởng.
"Ừ, đương nhiên là thật rồi." Ông ta gật đầu. "Tháng sau sẽ trừbớt."
Hôm nay chắc chắn không phải ngày lành cho tôi, phải cẩn thận tránh mắc sai lầmmới được.
Tôi trở lại bàn làm việc của mình, xác nhận lại những tư liệu có liên quan rồicẩn thận copy một bản sang notebook để lúc ra ngoài diễn thuyết còn dùng.
Thời gian còn lại tới công trường xem xem tiến độ công trình có thuận lợi haykhông.
Lúc hết giờ làm tôi còn ở bên ngoài công trường, vì vậy tự giải tán, không vềcông ty nữa.
Nhưg vẫn cố ý trở lại quán cà phê cạnh công ty.
Đôi với tôi, đã từ lâu quán cà phê không còn là nơi an nhàn duy nhất sau khihết giờ làm hoặc khu vực săn bắt truy đuổi linh cảm nữa, nó là nơi xuất hiện cốđịnh của tôi và cô gái học nghệ thuật mỗi ngày.
Lúc sắp tới quán cà phê, thấy một chiếc xe màu đỏ quen thuộc đang đỗ lại.
Tôi tới cạnh xe, xác định là cô gái học nghệ thuật.
"Hi." Cô nhìn qua tấm kính, rời tay khỏi bánh lái, chào tôi mộttiếng.
"Rầm" một tiếng, chiếc xe đỏ va vào lớp chắn bảo hiểm của chiếc xesau.
Cô lè lưỡi, tôi nhìn khắp xung quanh, không phát hiện có gì lạ, bèn bảo cô:"Không ai thấy đâu."
Cô bèn dừng xe, mở cửa xe bước ra.
"Mình qua uống cà phê nhanh đi." Cô nhìn đồng hồ. "Tôi còn phảiđi đón Tiểu Lỵ."
"Vậy không cần uống nữa, giờ tôi với cô cùng qua."
"Tới cửa quán cà phê rồi lại không uống cà phê, có kỳ quái quákhông?"
"Lúc qua tiệm sex toy nhất định phải vào mua bao cao su à?"
Cô mỉm cười, lại chui vào chiếc xe màu đỏ của mình, tôi cũng đi vòng sang cửaxe bên kia, mở cửa bước vào.
Đi xe chừng mười phút, chúng tôi tới một nhà trẻ.
Vừa vào cửa, Tiểu Lỵ đã mắt đẫm lệ chạy tới ôm lấy cô gái học nghệ thuật.
Phía sau là một cô gái chắc là giáo viên, thao thao bất tuyệt một tràng, thuậtlại mọi chuyện.
Tôi nghe cả nửa ngày, chỉnh lý lại trọng điểm bao gồm: Tiểu Lỵ, chạy nhanh, va,cái cột, khóc.
Nhưng cô nàng lại có thiên phú viết tiểu thuyết trường thiên, ví dụ như lúcchạy nhanh còn nói cả tới giày, tất, chân nhấc trên không trung, tình hình dướimặt đất, hoàn cảnh và bầu không khí, tâm lý và trạng thái người chạy.
Đợi cô ta nói xong, Tiểu Lỵ đã khóc được mười phút.
"Tiểu Lỵ ngoan, đừng khóc." Cô gái học nghệ thuật cúi xuống vuốt vemái tóc Tiểu Lỵ. "Trẻ con phải dũng cảm lên một chút."
Tiểu Lỵ hơi giảm âm lượng tiếng khóc xuống, nhưng vẫn thút tha thút thít khôngngừng.
"Được rồi." Tôi tiếp lời. "Trẻ con phải dũng cảm một chút, thếnên phải dũng cảm khóc to tiếng vào."
Tiểu Lỵ ngừng khóc, ló đầu khỏi lòng cô gái học nghệ thuật, ngẩn người ra mộtlúc rồi mỉm cười.
Tôi như diễn viên điện ảnh, vừa hét ngừng một tiếng, diễn viên vốn đang nướcmắt ròng ròng lập tức mỉm cười rạng rỡ.
Tôi đoán trong mười phút cô giáo thuật lại câu chuyện, chắc hẳn Tiểu Lỵ đã muốnngừng khóc, chỉ có điều nó không tìm được bậc thang để ngừng khóc thôi.
Tôi đưa con bé bậc thang, nó cũng mỉm cười với tôi, tôi đoán đây là điểm khởiđầu cho tình hữu nghị giữa chúng tôi.
Cô gái học nghệ thuật thấy vẫn còn sớm bèn để Tiểu Lỵ ở lại chơi tiếp một lúc.
Sau đó ngồi xuống thảm cỏ cùng tôi, phơi mình dưới ánh nắng chiều.
"Sao hôm nay cô lại tới đón Tiểu Lỵ?"
"Vì hôm nay mẹ Tiểu Lỵ có việc đột xuất."
"À."
"Anh biết không? Mẹ Tiểu Lỵ làm về nghệ thuật đấy."
"Không sai, cô ấy làm trong một quầy trang điểm của một công ty báchhóa."
"Vậy sao coi là người làm về nghệ thuật được?"
"Đương nhiên là được." Cô mỉm cười. "Chỉ có điều bức tranh cô ấyvẽ là mặt của các cô gái."
Tôi cũng mỉm cười, cảm thấy thảm cỏ này thật mềm mại.
"Cô rất thích trẻ con thì phải?"
"Đúng vậy." Cô đáp. "Hơn nữa trẻ con đều là những nghệ thuật giacó trí tưởng tượng cực kỳ phong phú đấy."
"Vậy à?"
"Ừ." Cô gật đầu. "Trẻ con thường tưởng tượng ra rất nhiềuchuyện, không chỉ dựa vào những tin tức mà đôi mắt thu nhận được để phán đoán"thực tế"."
"Ừm."
"Có điều, theo việc giáo dục, trẻ con sẽ từ từ phân biệt được đâu là thựctế, đâu là tưởng tượng. Trong lĩnh vực nghệ thuật rất khó tồn tại chân lý, bởivì nghệ thuật là một vẻ đẹp."
"Nghệ thuật là một vẻ đẹp, câu này đã gần thành câu cửa miệng của cô rồiđó."
Cô mỉm cười, không nói tiếp.
"Đúng rồi, lúc đi du lịch tôi có thể mang theo dụng cụ vẽ tranhkhông?"
"Đương nhiên là được."
"Vậy tốt quá." Cô mỉm cười. "Đã lâu lắm rồi tôi không vẽ cảnhbên ngoài."
"Còn đi tắm suối nước nóng nữa đấy."
"Thật không?" Cô nói. "Vậy tôi cũng có thể vẽ phác thảo cơ thểphụ nữ."
Một chú chó vàng trắng lông rậm từ từ đi về phía chúng tôi.
"Con chó này thật đáng yêu." Tôi giơ tay phải ra định đùa với nó.
"Cẩn thận đấy, nó là con chó biết lừa người đấy."
"Chó biết lừa người?" Tôi rất nghi hoặc. "Chó làm sao lừangười?"
Đúng lúc này, con chó đột nhiên sủa một tiếng, há mồm cắn, tôi giật mình, maylà thu tay phải lại kịp lúc.
"Đúng thế đấy." Cô cười nói: "Nó khiến người ta cảm thấy đángyêu nhưng thật ra rất dữ."
"Có chó dữ như vậy chẳng phải rất nguy hiểm cho đám trẻ con à?"
"Không đâu. Con chó này có huyết thống chó chăn cừu, nó sẽ coi đám trẻ connhư bầy cừu, bảo vệ hết lòng."
"Bảo vệ thế nào?"
"Nếu có đứa trẻ nào chạy chơi quá xa, nó sẽ nhanh chóng đem chúng trởlại."
"Thật hay giả thế?" Tôi nói. "Vậy chẳng phải thành chó chăn trẻcon à?"
Đây đúng là một nhà trẻ thần kỳ, không chỉ có một cô giáo cực có thiên phú viếttiểu thuyết trường thiên, lại còn có một con chó chăn trẻ con biết lừa đảo.
Đã sắp tới giờ, cô gái học nghệ thuật lại đưa tôi và Tiểu Lỵ tới lớp học bổ túccủa mình.
Lúc vừa xuống xe, tôi thấy cô gái tóc vàng lần trước đang rất vui vẻ gọi:"Hi!"
Hi ai? Hi tôi à?
Tôi giơ tay phải lên, cũng nói: "Hi."
Nhưng cô ấy đi thẳng qua tôi, tới ôm chầm lấy Tiểu Lỵ.
Cô gái châu Âu này mắt mắc bệnh gì vậy? Không thấy tay phải tôi giơ cao như nữthần tự do à?
Tôi đành thuận thế đổi hướng tay phải, chuyển sang gãi gãi đầu.
Cô gái học nghệ thuật thấy hành động của tôi, đứng bên cạnh che miệng cườitrộm.
"Hôm nay không được vẽ tôi đâu đấy." Tôi quay sang bảo cô gái họcnghệ thuật.
"Được." Cô vẫn đang cười.
Tôi ngồi trong trung tâm bổ túc một lúc, xem ra hôm nay cô rất bận, lại phảichiếu cố tới Tiểu Lỵ nên bảo mình sẽ về trước.
"Mai gặp ở quán cà phê nhé." Cô nói.
"Ừ." Tôi gật đầu, lại nói với Tiểu Lỵ: "Tiểu Lỵ, tạm biệt."
Tiểu Lỵ cũng vẫy vẫy tay với tôi, mỉm cười với tôi một cái.
Trên đường ngồi tàu điện ngâm trở về, lúc nhắm mắt nghỉ ngơi, tôi lại đột nhiêncó cảm giác kinh ngạc.
Không phải cảm thấy kinh ngạc vì mình đi cùng cô gái học nghệ thuật lâu nhưvậy, mà là kinh ngạc vì bản thân không ngờ lại không cảm thấy việc mình đi cùngcô ấy một lúc lâu là chuyện đáng kinh ngạc.
Thậm chí tôi còn nghi ngờ, chỉ cần cô ấy nói: "Tôi muốn tới XX," Tôisẽ lập tức trả lời: "Tôi đi cùng cô."
Cho dù XX là nơi nào, hành động gì, hoặc là cái gì đó.
Cũng như hội họa vậy, tôi không cách nào dùng câu chữ cụ thể để hình tượng hóatâm trạng của mình, chỉ có thể dùng những từ ngữ trừu tượng để mô tả.
Tôi cứ suy nghĩ miên man trên đường như vậy, thiếu chút nữa bỏ qua trạm dừngcủa mình.
Lúc về đến nhà, mở cửa nhìn vào, lại thấy Đại Đông và Tiểu Tây đang ở phòngkhách xem ti vi.
"Về rồi à?" Đại Đông nói.
"Ừ." Tôi nhìn bọn họ ngồi dựa sát vào nhau bèn hỏi: "Không quấyrầy hai người đấy chứ?"
"Thẳng thắn mà nói." Đại Đông cười ha hả: "Cũng có mộtchút."
Tiểu Tây hơi xấu hổ, đứng dậy nói: "Em đi nấu cơm đây."
"Có phần của anh không?"
"Đương nhiên." Tiểu Tây mỉm cười.
"Tiểu Tây, em tới nấu hàng ngày nhé."
"Em là hoa hướng dương, chỉ cần nơi này có ánh nắng, tất nhiên ngày nào emcũng hướng về nơi đây." Tiểu Tây nói.
Từ đó trở đi, Tiểu Tây quả thực hôm nào cũng tới.
Khi Đại Đông viết lách, cô ấy lặng lẽ ở bên cạnh đọc sách.
Lúc Đại Đông muốn nghỉ ngơi, cô ấy ra xem tivi cùng cậu ấy, hoặc ra ngoài mộtchút.
Cô ấy không còn yêu cầu Đại Đông khi tập trung sáng tác còn phải để ý tới côấy.
Nhưng chỉ cần ánh mắt Đại Đông dời khỏi kịch bản, quay đầu lại, là thấy TiểuTây.
Đại Đông không cần kể lại nỗi khổ khi sáng tác với Tiểu Tây, bởi Tiểu Tây quantâm không phải là sáng tác của đại Đông mà là tâm trạng của Đại Đông khi sángtác.
Hàng ngày tôi cũng tới quán cà phê đó.
Khi cô gái học nghệ thuật vẽ tranh, tôi cũng ngồi bên cạnh viết tiểu thuyết.
Cô đưa tôi xem bức tranh của cô, tôi đưa cô xem tiểu thuyết của mình.
Tiểu thuyết của tôi tiến triển cực nhanh, không biết do tâm lý bình tĩnhhơn, hay là do muốn để cô đọc được càng nhiều hơn?
Mọi chuyện ở phương diện công ty cũng rất thuận lợi, gần như ngày nào tôi cũngkhống chế được bản thân đến công ty lúc tám giờ đúng, bởi vậy Lễ Yên cũng hátvài bài hát.
Giọng hát của Lễ Yên rất hay, ngọt ngào mềm mại như chiếc kẹo đường.
Sau có một số đồng nghiệp biết giao hẹn giữa tôi và cô ấy, còn cố ý tới đợicạnh Lễ Yên, nếu tôi tới lúc tám giờ đúng, bọn họ sẽ vỗ tay hoan hô, sau đó mọingười cùng nghe Lễ Yên hát.
Trước khi tới diễn thuyết một hôm, Lẽ Yên hỏi tôi phải mặc gì.
"Mặc áo sơ mi, thắt cà vạt là được." Tôi nói.
"Tôi không hỏi về anh, tôi hỏi tôi phải mặc thế nào?" Lễ Yên hỏi.
"Cô cũng đi à?"
"Ừ. Giám đốc Chu gọi tôi đi cùng."
"Chỉnh chu hơn lúc bình thường một chút là được."
"Tôi hiểu rồi." Cô nói.
Nhưng tới hôm diễn thuyết, không ngờ Lễ Yên lại mặc một bộ lễ phục màu đen.
"Cô..." Tôi ngạc nhiên tới mức gần như không nói nên lời: "Mìnhcó đi tham gia dàn giao hưởng đâu!"
"Chẳng phải anh bảo tôi phải ăn mặc chỉnh chu hơn lúc bình thường một chútà?"
"Một chút thôi." Tôi nói. "Một chút của cô hơi quá mộtchút."
"Nhưng tôi đã không đeo vòng cổ và châm cài ngực rồi."
"Cô còn định đeo vòng cổ với châm cài ngực?" Tôi không khỏi caogiọng.
Cô mở to hai mắt, nhấp nháy vài lần rồi nói: "Không được à?"
Tôi thở dài một hơi, nói: "Đi thôi, đừng tới muộn."
Tôi khởi động xe của giám đốc, lúc chở giám đốc và Lễ Yên, tôi rất căngthẳng.
Không phải vì cần báo cáo, mà là một cái bánh xe của chiếc xe này thôi cũng gầntương đương với một tháng lương của tôi rồi.
Tới hội trường, quả nhiên ánh mắt mọi người đều tập trung trên người Lễ Yên.
Cho dù lúc tôi lên bục báo cáo, hội đồng bình phẩm vẫn lén lút liếc sang chỗ côấy.
Khi tôi đang báo cáo trên bục, Lễ Yên thi thoảng lại đứng dậy rót chút trà nướccho bên hội đồng, có người thấy cô tới thêm nước còn căng thẳng tới mức khôngbiết phải làm gì.
Cái này cũng khó trách, nếu bạn vào một nhà hàng, lại phát hiện Lâm Thanh Hàmặc trang phục lộng lẫy đang bày dao nĩa cho mình, không khéo còn cầm dao lêntự vẫn ấy chứ.
Khi ánh mắt tôi tiếp xúc với Lễ Yên, bản thân cũng thiếu chút nữa xảy ra tìnhtrạng như vậy.
Vì Lễ Yên mỉm cười, tôi bèn giơ tay lên làm thành hình chữ "V" với côấy.
Lúc đột nhiên phát giác ra, lại nhanh miệng nói: "Điểm thứ hai của vấn đềnày là..."
Tuy rằng cũng qua được ải này nhưng mồ hôi lạnh đã chảy ròng ròng.
Công trình này tổng cộng có bốn công ty cạnh tranh, chúng tôi là công ty thứhai lên báo cáo.
Đợi tới khi tất cả các công ty đều diễn thuyết xong bản thảo, sẽ tuyên bố aithắng thầu.
Kết quả, rất không có thiên lý, chúng tôi thắng thầu.
Trên đường đi xe về, Lễ Yên rất vui vẻ, miệng còn ngân nga hát.
Giám đốc lại có vẻ rất mệt mỏi, vừa lên xe đã nhắm mắt lại nghỉ ngơi.
"Tốt quá, cuối cùng mình cũng trúng thầu rồi." Lễ Yên nói.
"Là thắng thầu, không phải trúng thầu." Tôi nói.
“Có gì khác nhau?”
“Đương nhiên là có khác biệt. Một cái phải gặp bác sĩ, một cái thì không cần.”
“Vì sao?” Cô có vẻ không hiểu.
“Vì cái gọi là trúng thầu chính là…”
“Cậu im miệng cho tôi.” Giám đốc đột nhiên mở mắt, lớn tiếng quát tôi.
Tôi đành im lặng, tập trung lái xe.
“Đã qua giờ tan tầm rồi!” Lễ Yên nhìn đồng hồ. “Chú Chu, chúng ta đi ănđi.”
“Được.” Giám đốc mỉm cười trả lời.
Tôi rất thắc mắc, vì sao cô ấy không gọi là “giám đốc Chu” mà gọi là “chú Chu”?
“Phải ăn một bữa lớn đấy.” Lễ Yên rất vui vẻ.
“Đương nhiên rồi.” Giám đốc mỉm cười, lại nói với tôi. “Cậu cũng đi cùng chứ.”
“Ngại quá, hôm nay em còn có việc.” Tôi nói.
Sau đó tôi xuống xe, giám đốc đưa Lễ Yên đi ăn tối.
Xe của giám đốc vừa rời tầm mắt, tôi vội vàng đón taxi tới quán cà phê kia.
Lúc vào vội vội vàng vàng nên đẩy cửa hơi mạnh, tiếng “leng keng” vừa gấp vừachói tai.
“Anh có vẻ đang rất bận rộn?” Cô gái học nghệ thuật nói.
“Có bận đến đâu cũng phải tới uống cà phê với cô.” Tôi nói.
“Hôm nay anh thắt cà vạt nhé.”
“Vì hôm nay tôi phải lên bục báo cáo.”
Tôi chọn cà phê xong, lau lau mồ hôi trên trán.
“Được rồi, sáng sớm mai bảy giờ tập hợp, sáu giờ năm mươi phút chúng ta gặpnhau ở đây.”
“Để làm gì?”
“Đi du lịch, cô quên rồi à?”
“Xin lỗi.” Cô lè lưỡi. “Đúng là quên mất.”
“Còn nữa, đừng quên mang áo tắm.”
“Áo tắm?” Cô rất nghi hoặc. “Vì sao?”
“Vì còn phải tắm suối nước nóng.”
“Nếu còn mặc áo tắm, vậy đâu còn là tắm suối nước nóng nữa?”
“Câu này cũng có lý. Có điều có lúc là nam nữ cùng tắm, vì thế…”
“Nếu nam nữ tách ra tắm thì sao?”
“Vậy tôi không biết.” Tôi nhún nhún vai. “Dẫu sao tôi cũng chưa từngthấy.”
“Nếu nam nữ tách ra tắm, vậy tôi có thể không mặc áo tắm được không?”
“Đương nhiên là được rồi!” Tôi nói. “Cô muốn lặn ngụp gì ở suối nước nóng tôicũng không xen vào.”
“Chẳng phải cô bảo muốn vẽ cơ thể phụ nữ trong suối nước nóng á? Mắt có tốt mớithấy rõ được chứ.”
“À.”
“Nếu những cô gái khác định mặc áo tắm, cô nhất định phải giảng giải đại nghĩacho họ, hiểu không?”
“Tôi biết rồi.” Cô cười. “Nếu cần tôi sẽ làm gương luôn.”
Vì tình cảm giữa Đại Đông và Tiểu Tây càng lúc càngtốt, tôi sợ mình đột nhiên mở cửa bước vào sẽ thấy cảnh tình cảm của hai người.
Tiểu Tây thấy tôi về bèn đứng dậy vào bếp nấu cơm, Đại Đông thì ở lại phòngkhách nói chuyện phiếm với tôi.
Tôi bảo cậu ta ngày mai mình sẽ đi du lịch. Cậu ta nói sau khi viết xong kịchbản cũng định dẫn Tiểu Tây đi chơi.
"Em không tiện xin nghỉ phép đâu." Tiểu Tây nói vọng từ trong nhà bếpra.
"Nếu không thể xin nghỉ, chúng ta đi vào những ngày nghỉ vậy." ĐạiĐông nói.
"Đi chơi đâu đây?" Tiểu Tây hỏi.
“Anh dẫn em tới một nơi rất tuyệt." Đại Đông trả lời.
"Không được tốn nhiều tiền đâu đấy." Tiểu Tây còn nói thêm.
"Vì em, có tốn mấy cũng đáng, có khổ mấy cũng chịu."
"Được rồi." Tôi nói. "Đây còn người ngoài đấy."
Từ hồi diễn vở lãng tử quay đầu ở nhà, Đại Đông bắt đầu có di chứng hay nóinhững câu nói tình cảm.
Thường khiến tôi nghe mà nổi cả da gà.
Lúc ăn cơm, tôi nói với bọn họ sẽ tới miền Đông tắm suối nước nóng, bọn họ bảomùa này là lúc tắm suối nước nóng tốt nhất.
"Chúng ta cũng có thể tới tắm uyên ương." Đại Đông nói với Tiểu Tây.
Tay phải cầm đũa của tôi run lên bần bật.
Sau khi ăn xong, trở lại phòng khách, Đại Đông lại đột nhiên bảo muốn xem tiểuthuyết của tôi, tôi bèn về phòng dùng máy in ra.
In xong, tôi đếm lại một chút, có khoảng hơn trăm trang, ra khỏi phòng đưa choĐại Đông.
Đại Đông nhận bản thảo bèn cúi đầu tập trung đọc, tôi và Tiểu Tây tiếp tục tròchuyện.
"Tiểu Tây em càng lúc càng đẹp đấy."
"Bởi vì sự chăm sóc của Đại Đông, như bão. Thổi đi hạt cát trên khuôn mặtem."
"Không sai. Cát không còn, người tất nhiên sẽ đẹp hơn."
Mặc dù Tiểu Tây vẫn nói những lời thâm ảo nhưng đã nằm trong phạm vi hiểu củatôi rồi.
"Xem xong rồi." Đại Đông nói.
"Xem xong rồi." Đại Đông nói.
"Thế nào?" Tôi hỏi.
"Ừm..." Đại Đông dựa lưng nằm lên ghế sô pha, trầm ngâm một lúc lâurồi nói. "Tình yêu ở nơi đâu?"
"Cậu nói cái gì?"
"Tình yêu ở nơi đâu?" Đại Đông lặp lại. "Lúc trước chẳng phải đãnói chủ đề của tiểu thuyết là tình yêu à?"
"Ừ."
"Thế nhưng tớ không thấy tình yêu trong tiểu thuyết của cậu." ĐạiĐông lắc đầu nói. "Cho dù là Kha Tuyết hay là Nhân Nguyệt, tớ vẫn khôngnhìn ra giữa các cô ấy và Diệc Thứ có tồn tại tình yêu hay không."
Tôi chìm vào trầm tư, cố gắng hồi tưởng lại những tình tiết trong tiểu thuyết.
Tôi mất ngủ, trong đầu lặp đi lặp lại câu nói của Đại Đông: "Tình yêu ởnơi đâu?"
Đúng vậy, trong tiểu thuyết của tôi, rốt cuộc tình yêu ở nơi đâu?
Mặc dù trong tiểu thuyết chưa chắc đã cần phải miêu tả tình yêu, nhưng lúc đầuđã bảo đây là tiểu thuyết tình yêu, đâu thể không có tình yêu được?
Có phải vì tôi đem cuộc sống viết thành tiểu thuyết, vì vậy nếu trong cuộc sốngcủa tôi không xuất hiện tình yêu, trong tiểu thuyết cũng sẽ không xuất hiện?
Nói cách khác, tôi đối với Lễ Yên hay cô gái học nghệ thuật vốn không tồn tạicảm giác tình yêu?
Trời đã sáng, mặc dù cả đêm tôi nhắm mắt nhưng vẫn không ngủ nổi.
Xốc lại tinh thần, rửa ráy một phen, bỏ bản thảo tiểu thuyết vào túi du lịchrồi ra khỏi cửa.
Khoảng sáu giờ năm mươi phút tôi tới quán cà phê, cô gái học nghệ thuật cònchưa tới, chủ quán ngược lại lại xuất hiện.
"Anh không phải bán hàng à?" Tôi hỏi.
"Tôi tới nói với cậu, phải chăm sóc cô ấy cho tốt, đừng để cô ấy gặpchuyện không may."
"Đùa gì thế?" Tôi nói. "Chúng tôi đi chơi chứ đâu phải ra chiếntrường."
"Cậu cho rằng tôi đang nói đùa à?"
Chủ quán rất nghiêm túc, như quan giám sát trong pháp trường.
Chủ quán đi được vài bước rồi lại quay đầu lại nhìn tôi.
Tôi chưa kịp buồn bực, cô gái học nghệ thuật đã lại xuất hiện.
Tôi thấy cô đem theo giá vẽ bèn nói. "Định đi săn thú à?"
Cô chỉ mỉm cười, không nói gì.
Tôi nhận lấy cái túi trong tay cô, dẫn cô tới chỗ cao ốc công ty.
Thấy cô Lý và Lễ Yên đang đi tới, tôi lên tiếng chào hỏi hai người.
"Đây là bạn cậu à?" Cô Lý hỏi.
"Ừ." Tôi nói.
"Xưng hô ra sao đây?" Cô Lý mỉm cười hỏi cô gái học nghệ thuật.
"Tôi là Kha Tuyết." Cô gái học nghệ thuật trả lời.
Tôi giật mình quay lại nhìn cô ấy một cái, khuôn mặt cô đang nở một nụ cười.
"Tên hay thật." Lễ Yên nói.
"Cám ơn." Kha Tuyết hỏi. "Còn cô?"
"Tôi là Lễ Yên."
"Tên này cũng thật hay."
"Cám ơn." Lễ Yên cũng cười.
Chúng tôi lên xe.
Vì xe có bốn mươi mấy chỗ, mà chúng tôi chỉ có khoảng ba mươi lăm người,
Bởi thế Kha Tuyết và tôi đều ngồi một mình, Lễ Yên và cô Lý ngồi cùng một chỗ.
Kha Tuyết ngồi bên cửa sổ, lấy tập bản vẽ ra; tôi ngồi cạnh cửa sổ phía bênphải cô, nhắm mắt nghỉ ngơi.
Tôi ngủ một chút, khôi phục lại tinh thần.
Mở mắt ra, phản ứng đầu tiên là nhìn sang trái, vừa vặn tiếp xúc với ánh mắtcô.
Cô mỉm cười rồi vẫy vẫy tay với tôi.
Tôi đứng dậy ngồi xuống bên cạnh cô, cô đưa bức vẽ cho tôi.
Những bức tranh cô vẽ hôm nay đều rất đáng yêu, hơn nữa còn tràn ngập không khívui tươi.
Cây cối này, hoa cỏ này, người đi đường này, hầu như đều mang theo nụ cười.
"Những bức tranh cô vẽ hôm nay đều như đang cười."
"Ừ." Cô mỉm cười. "Vì hôm nay tôi đang rất vui."
"Hèn gì trong mắt cô mọi cảnh vật ở đây đều đang cười." Tôi cũng mỉmcười.
"Anh biết không?" Cô nói. "Nếu cảm xúc có tính phương hướng, nhưvậy hướng của vui vẻ sẽ là ra phía ngoài còn hướng của buồn bã là vào phíatrong."
"Nghĩa là gì?"
"Người đang lúc vui vẻ sẽ cố gắng nhìn ra phía ngoài, càng nhìn càng xa;còn lúc đau buồn lại chỉ có thể nhìn thấy chính mình."
"Thật không?"
"Ừ." Cô gật đầu. "Người học khoa học các anh không công nhậncách nói này à?"
"Không. Tôi công nhận." Tôi nói. "Cũng như lúc tôi vui vẻ sẽmuốn ra ngoài xem phim đi dạo hoặc tìm nơi nào đó tới chơi; nhưng những lúc đaubuồn lại chỉ muốn ở nhà, lẩn trốn một mình."
"Cũng có thể giải thích như vậy." Cô mỉm cười rất vui vẻ.
Xe đi qua mấy điểm du ngoạn, rốt cuộc lúc tới giờ ăn tối cũng đến nhà nghỉ suốinước nóng.
Chúng tôi chia phòng, Lễ Yên, cô Lý và Kha Tuyết cùng một phòng; tôi cùng phòngvới một đồng nghiệp nam độc thân.
Lúc ăn tối, tôi, Kha Tuyết, Lễ Yên và cô Lý ngồi cùng một bàn, mọi chuyện đềuthật tuyệt hảo.
Nhưng khi tôi nhìn thấy Tiểu Lương ở phía xa xa đang vừa nở nụ cười tà ác vừabước tới, tâm trạng lại không khỏi trầm xuống.
"Anh làm sao vậy?" Kha Tuyết ngồi bên trái tôi bèn hỏi.
"Không sao." Tôi nói.
"Anh thật như một quả bóng bay đang nhìn thấy một mũi châm từ từ tớigần." Kha Tuyết nói.
"So sánh này hay đấy." Tôi lại cười nói.
"Này!" Tiểu Lương khoác tay lên vai phải tôi. "Sao không giớithiệu mỹ nữ bên cạnh đi?"
Cô Lý ngồi bên tay phải tôi cười phì một tiếng rồi che miệng nói với tôi.
"Mặc dù rất nhạt, nhưng câu này vẫn được ba sao."
Tiểu Lương nhìn tôi một cái rồi vẫn chẳng chút thức thời xen vào bàn của chúngtôi.
"Làm khổ đại gia phải ăn chay với bọn tôi rồi." Lễ Yên nói.
"Đúng vậy, làm khổ mọi người rồi." Tiểu Lương lập tức nói tiếp."Nhưng hy vọng đại gia có thể giống tôi, có thể hưởng thụ lạc thú khi ănchay."
"Xin lỗi." Tôi quay sang nhỏ giọng nói với Kha Tuyết. "Quênkhông nói với cô, bàn này ăn chay."
"Không sao." Kha Tuyết cười. "Tôi cầm tinh con thỏ."
"Có điều thật không nhận ra anh là người ăn chay đấy." Kha Tuyết nói.
"Nói thật cho cô biết." Giọng tôi càng nhỏ. "Tôi ngồi saibàn."
Kha Tuyết mỉm cười. Lễ Yên tò mò nhìn cô, cô trả lời bằng một nụ cười rồi bắtđầu động đũa.
Sau khi ăn cơm xong, tôi trở lại gian phòng, nghỉ ngơi một chút, chuẩn bị tắmsuối nước nóng.
Nhưng tôi lật tới lật lui trong túi du lịch vẫn không tìm thấy quần bơi.
Tuy nói suối nước nóng ở đây là nam nữ tách ra tắm nhưng tôi là người có tínhhay xấu hổ và bảo thủ, không muốn so lớn nhỏ với đám đàn ông khác trong suốinước nóng.
Đành phải đem theo bản thảo tiểu thuyết, bước ra khỏi nhà nghỉ suối nước nóngnày.
Nhà nghỉ suối nước nóng này được xây dựng trên sườn núi, tôi đi xuống dưới chânnúi.
Chân núi có một quán cà phê đặt tên là cà phê suối nước nóng, tôi bèn bước vào.
Hương vị cà phê cũng tạm, khung cảnh và bầu không khí cũng không tồi.
Lúc bắt đầu suy nghĩ tình tiết tiếp theo của tiểu thuyết, trong đầu lại hiện ranhững lời của Đại Đông, câu hỏi tình yêu ở nơi đâu.
Tôi ngồi một lúc lâu song mãi vẫn không tìm ra được đáp án.
Rời quán cà phê, bước chân từ từ trở lại nhà nghỉ suối nước nóng.
Ở một chỗ khuất và sáng sủa, tôi thấy Kha Tuyết.
"Tắm suối nước nóng ra sao?" Tôi hỏi.
"Ừ." Cô vẫy vẫy mái tóc vẫn còn hơi ẩm. "Rất thoải mái. Cònanh?"
"Tôi không mang quần bơi nên không xuống tắm."
"Thật đáng tiếc." Cô nói. "Hèn chi trông anh rầu rĩ thếnày."
"Vẫn tốt mà."
"Nói cho anh một chuyện sẽ khiến anh vui vẻ lên nhé." Cô nói."Tôi có vẽ phác họa cơ thể phụ nữ này."
"Thật à?"
Tôi quả thực phấn chấn trở lại, hai tay run run nhận lấy bản vẽ của cô.
"Có điều chỉ mỗi cô Lý chịu để tôi vẽ thôi."
Tôi đang định mở bản vẽ, nghe cô nói vậy, thở dài, trả bản vẽ lại cho cô ấy.
"Sao anh không xem."
"Vì giấc ngủ ngon lành buổi tối, tôi không thể xem."
"Sao lại nói vậy." Cô mỉm cười. "Thật ra xét theo góc độ nào đó,thân thể của chị ấy rất đẹp mà."
"Loại góc độ nào?" Tôi nói. "Là góc độ khi nhắm mắt lại à?"
"Không ngờ anh lại xấu miệng như vậy." Cô lại mỉm cười.
"Tiểu thuyết của anh viết đến đâu rồi?" Cười xong, cô chỉ vào bảnthảo của tôi nói.
"Tối nay vẫn không có tiến triển gì, hơn nữa tôi gặp phải một vấn đềnghiêm trọng."
"Vấn đề gì?"
"Tình yêu ở nơi đâu."
"Hả?"
Tôi biết cô ấy không hiểu, vì vậy bèn giải thích tình hình trước khi viết tiểuthuyết và những lời Đại Đông đã nói.
"Tôi hiểu rồi." Cô nói. "Để tôi vẽ một bức cho anh.”
"Được."
Chúng tôi tìm một bãi cỏ trông khá sạch sẽ, tôi cùng cô ấy ngồi lên thảm cỏ.
Cô đặt bản vẽ lên trên đùi, bắt đầu vẽ tranh.
"Vẽ xong rồi."
Cô ấy vẽ rất nhanh, không bao lâu sau đã hoàn thành.
Trong bức tranh này bầu trời đang mưa to, một cô gái tay phải che đầu, chạynhanh về phía trước.
"Thế nào?" Cô hỏi.
"Cô càng lúc càng lợi hại, hình như tôi đã có thể nghe thấy tiếng mưa rơitầm tã."
"Sau đó thì sao?"
"Ừm...." Tôi nói. "Cũng có thể cảm thấy toàn thân ướt đẫm."
"Được." Cô dừng một chút rồi nói. "Vậy mời anh nói cho tôi biết,trong bức tranh này, mưa ở chỗ nào?"
"Những thứ này đều là mưa." Tôi chỉ vào những đường vẽ mưa trong bứctranh.
"Nếu anh có thể nghe thấy tiếng mưa rơi, vậy tiếng mưa rơi ở chỗnào?"
"Hả?"
"Anh cũng có thể cảm thấy toàn thân ướt đẫm, vậy cảm giác mưa ướt là ởđâu?"
Tôi nhìn cô ấy, không cách nào trả lời.
"Anh có thể nghe thấy tiếng mưa nhưng không nhìn thấy tiếng mưa, đúngkhông?"
"Ừ."
"Anh cũng có thể cảm nhận được cơn mưa nhưng lại không nhìn thấy cảm giácđó, đúng không?"
"Ừ."
"Tôi nghĩ tiểu thuyết chắc cũng vậy. Không thể nhìn thấy tình yêu không cónghĩa là tình yêu không tồn tại, bởi vì tình yêu chưa chắc đã tồn tại trong câuchữ."
Cô mỉm cười, nói tiếp:
"Có lẽ anh có thể nghe thấy tình yêu hay cảm nhận được tình yêu, nhưng âmthanh và cảm giác đó cũng sẽ không tồn tại trong câu văn của tác giả, chúngxuất hiện trong tai và trong lòng của độc giả."
Những lời này của cô khiến tôi kinh ngạc, cúi đầu nhìn bức tranh, nói không nênlời.
"Tôi lại vẽ một bức nữa." Cô nói. "Bức tranh kế tiếp sẽ tên là:"Tình yêu ở nơi đâu"."
"Cô thật giống một họa sĩ nhanh trí, tôi chỉ tùy ý chọn một cái tên là côcó thể vẽ được."
"Vậy đáng lẽ anh phải vỗ tay chứ." Cô mỉm cười nói. "Tôi vẽ cũngvất vả lắm đấy."
Tôi vỗ tay bộp bộp vài tiếng, cô cảm ơn rồi lại cúi đầu xuống bắt đầu vẽ.
Bức tranh này cô vẽ còn nhanh hơn, thoáng cái đã hoàn thành.
Trên bức tranh có một cặp nam nữ ôm nhau, tay phải chàng trai đặt trên mi mắt,đang nhìn ra phía xa xa; tay phải cô gái thì đặt sau tai, đang nghiêng tai lắngnghe.
"Tôi hiểu rồi." Tôi nói.
"Hiểu gì?"
"Cho dù bọn họ cố nhìn hay cố lắng nghe đều không thể tìm thấy tìnhyêu."
Tôi chỉ vào bức tranh nói:
"Bởi vì tình yêu vốn không tồn tại trên tranh hay trên giấy, tình yêu tồntại trong cảm giác khi ôm nhau."
Cô chỉ mỉm cười gật đầu, không nói gì.
Tôi cảm thấy thông suốt sáng tỏ, đứng dậy giơ tay phải ra, cô cũng đưa tay phảicho tôi, tôi kéo cô đứng dậy.
"Tôi mời cô uống cà phê nhé."
"Hay lắm."
Tôi đưa cô ấy tới quán cà phê dưới chân núi, chọn hai cốc cà phê suối nướcnóng.
Cà phê bưng lên rồi, tôi hỏi cô: "Nói tới âm thanh, tôi vẫn còn thắcmắc."
"Thắc mắc gì?"
"Thầy tôi từng nói, họa sĩ giỏi, khi vẽ gió sẽ khiến người ta nghe thấy tiếngvù vù, khi vẽ mưa sẽ khiến người ta nghe tiếng lộp bộp, còn khi vẽ sấm chớp sẽlàm người ta vô thức che lỗ tai lại."
"Câu này hay lắm."
"Vậy sao thầy của cô lại nói khác?"
"Ừm, không sai." Cô nhấc cốc cà phê lên uống một ngụm rồi nói:"Thầy tôi nói là: họa sĩ giỏi khi vẽ gió sẽ khiến người ta có cảm giác nhưgió mát thổi qua; khi vẽ mua sẽ khiến người ta thấy như mắc mưa, toàn thân ướtđẫm; còn khi vẽ sấm sét sẽ khiến người ta toàn thân tê dại, như bị điệngiật."
"Vậy ai nói đúng?"
"Cả hai đều đúng, khác nhau chỉ là vấn đề trình độ."
"Trình độ?"
"Nghe thấy tiếng động vẫn thuộc về cảm quan; nhưng nếu cảm nhận được, vậylại sâu sắc hơn."
"Hả?"
"Nếu anh nhắm chặt mắt, che tai đi, vậy cả nghe và nhìn đều không được;nhưng nếu cảm giác thấm vào trong lòng, chẳng lẽ trong lòng anh không thấy xúcđộng?"
Tôi đột nhiên nhớ tới lần đó, tiếng mưa rơi thấm vào trong lòng khiến mình mấtngủ.
"Lại lấy một ví dụ, nếu tôi vẽ một mũi tên đang bay về phía anh, anh nghethấy tiếng mũi tên xé gió so với cảm thấy đau vì bị tên bắn, cái nào sẽ có ấntượng sâu hơn?"
"Đương nhiên là cảm giác bị tên bắn trúng."
"Vì thế nếu bức tranh của họa sĩ là tên bắn thì họa sĩ vẽ mũi tên giỏinhất không phải qua tai của anh mà là đâm thẳng vào trái tim anh."
"Tôi hiểu rồi." Tôi cười nói. "Họa sĩ mà thầy cô nói mới là họasĩ giỏi nhất."
"Thật ra nghệ thuật đâu phải kỹ năng, đâu có cái gì gọi là giỏi hay khônggiỏi." Cô mỉm cười.
Uống cà phê xong, chúng tôi rời quán cà phê, lại lên núi.
Đi được một lúc, tôi quay lại hỏi cô ấy: "Vì sao cô lại bảo mình tên KhaTuyết?"
"Không được à?"
"Không phải không được, tôi chỉ hiếu kỳ thôi." Tôi dừng chân, nói."Vì tên cô đâu phải Kha Tuyết."
Cô cũng dừng chân nhìn tôi rồi mỉm cười.
"Anh biết không?" Cô không trả lời câu hỏi của tôi. "Nhân loạicòn có thể chia làm hai loại."
"Tôi biết, là nam và nữ."
"Không. Ý tôi là hai loại người, một loại là muốn trở thành nhà tạo mẫutóc giỏi nhất, một loại khác là muốn có kiểu tóc đẹp nhất, giữa hai loại nàythật ra có mâu thuẫn."
"Vì sao?"
"Người có kiểu tóc đẹp nhất là ai?" Cô mỉm cười. "Chắc chắnkhông phải nhà tạo mẫu tóc giỏi nhất. Bởi người đó không có cách nào làm tóccho chính mình."
"Theo cách nói đó." Cô vẫn không trả lời câu hỏi của tôi. "Tôicó lẽ có thể trở thành họa sĩ tốt nhất, nhưng tôi không thể nào vẽ nguyên vẹnbản thân được."
"Hả?" Tôi càng nghe càng ù ù cạc cạc.
"Nhưng trong tiểu thuyết của anh, tôi có thể thấy toàn bộ bản thân mìnhhiện ra trong đó."
"Thật không?"
"Ừ." Cô gật đầu. "Vì thế tôi muốn gọi mình là Kha Tuyết."
"Được, không vấn đề." Tôi lại tiếp tục bước đi, nói: "Cô tên làKha Tuyết."
"Cám ơn." Cô mỉm cười vui vẻ, cũng bước theo.
"Nếu bộ tiểu thuyết này viết không được tốt, liệu cô có phiền lòng haykhông."
"Không đâu." Cô nói. "Có điều tôi có một yêu cầu với bộ tiểuthuyết này."
"Yêu cầu gì?"
"Vì nhân vật chính trong mọi tiểu thuyết tình yêu đều từng nhỏ lệ, vìvậy..."
"Vì vậy làm sao?"
"Đây là bộ tiểu thuyết mà nhân vật nữ chính từ đầu đến cuối đều không nhỏlệ."
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]