🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Nói về mặt quân sự thì Diêu thiếu nắm được thắng lợi hoàn toàn, thắng lợi vinh quang. Thương vong ít, thu hoạc chiến lợi phẩm siêu đậm. Nhất là chiến hạm Hủy Diệt hào, đây là một món quà vô cùng ý nghĩa cho quân Vạn Ninh.

Nhưng mọi sự so sánh đều là khập khiễng, vì nếu bàn về kinh tế thì Vạn Ninh phải chịu tổn hại vô cùng. Thứ nhất chiến trường tính đi tính lại là trên lãnh thổ Vạn Ninh. Mọi hoạt động kinh tế của Vạn Ninh bị đình trệ ít nhất vài tuần. Thứ đến là lòng dân bàng hoàng, tuy rằng đã kịp thời sơ tán dân chúng và cuối cùng đã chiến thắng nhưng sự thật là quân phỉ đã bước chân lên đất Vạn Ninh. Đây là một nỗi sợ hãi mà cần một thời gian sau mới có thể nguôi ngoai trong dân chúng. Điểm tiếp theo là các cơ sở sản xuất bị phá hủy. Ít nhất 700 mẫu diêm điền ở Tây Vạn Ninh bị phá hủy do sự hoạt động đổ bộ của quân phỉ tặc. Thêm vào đó là khắc phục hậu quả sau chiến tranh, tiền an ủi cho những binh sĩ tử trận, tuy rằng ít người nhưng nếu làm không tốt sẽ rất ảnh hưởng lòng quân.

Cuối cùng đó là chiến tranh là tiêu tiền, Diêu thiếu đã hoa không biết bao nhiêu tiền trong trận chiến này. Đạn pháo cần tiền, thuốc súng cần tiền, trang phục binh sĩ rách hỏng trong chiến đấu cũng cần tiền. thuốc nổ Dynamate lại càng tốn tiền. Ngoài khoản tiền hắn bỏ ra mua 30 khẩu pháo Amstong và 2000 thanh súng Brunswick rifle của tên chết tiệt Charles Straubenzee thì Diêu thiếu tỉnh tổng bộ thiệt hại của trận chiến này lên tới gần 600 ngàn £. Đây chính là tính gộp cả thiệt hại về dân chính và quân chính. Nhưng một chiếc chiến hạm Hủy Diệt có thể thấp giá hơn 600 ngàn £ một chút song thực tế là không có đế quốc Châu Âu nào bán cho Diêu thiếu vũ khí cỡ này. Vậy ra nếu đem cân lên thì cuộc chiến này cũng có lợi tức khá lớn.

Nhưng hậu quả sau xa của trận chiến này thực sự rất khó lường vì người Pháp ăn thiệt thòi nơi Vạn Ninh. Họ chắc chắn sẽ có những hành động sau đó, Diêu thiếu cần phải lê kế hoạc kĩ càng hơn cho vấn đề này. Vịnh Cửa Lục cửa vào quá bé, là nơi dễ thủ khó công nhưng đồng thời cũng là nơi dễ bị block. Chỉ cần quân Pháp đưa chiến hạm hạng nặng đến Vạn Ninh và lượng lờ ngoài khơi thì xem như Vạn Ninh chết đói. Về hải quân thì Vạn Ninh vẫn là hàng cháu chắt của hạm Đội thái bình dương của Hải quân Hoàng gia Pháp quốc.

Trong khi Vạn Ninh đang nỗ lực phục hồi sau chiến tranh thì cách đó hơn ngàn dặm tại kinh đô Huế là một mảng lôn xộn hỗn loạn vô cùng. Cuối cùng thì vào ngày 7 tháng 11 năm 1861, Ba anh em họ Đoàn đã phò tá Nguyễn Ưng Đạo lên ngôi hoàng đế Đại Nam. Buổi lễ đăng cơ của Nguyễn Ưng Đạo không kém phần long trọng dù được chuẩn bị chỉ trong hai ba ngày, điều này chứng tỏ việc huy động sức người, sức của không phải là nhỏ một chút nào. Nguyễn Ưng Đạo lên ngôi vua năm 15 tuổi lấy hiệu là Tân Trị. Đây là đề suất của Phụ chính đại thàn Đoàn Hữu Trưng năm nay cũng chỉ mới 19 tuổi. Với niên hiệu này thì vị tân hoàng đế Đại Nam muốn thể hiện rõ ý chí cách tân, cải cách đất nước của mình. Nhưng thực ra đây là thể hiện ý chí của Đoàn Hữu Trưng một người mong mỏi Đại Nam có thể nhanh chóng chuyển mình để trở thành quốc gia hùng mạnh, có thể đánh đuổi ngoại sâm, dẹp yên nội loại, tạo phúc ấm cho dân chúng. Nhưng mong ước của vị cải cách đảng Đoàn Hữu Trưng này có thể thực hiện được không khi mà cái ông gọi là “cách mạng” chính là đạp đổ một cái quân chủ trung ương tập quyền rồi thay vào đó một cái … y trang như vậy?

Nói gì thi nói sau, giờ đây cùng vỗ tay đón chào thời kì mới với một ban cơ cấu triều đình đã thay máu, trẻ trung hơn, “mạnh mẽ hơn”, “trâu hơn”, “liều mạng” hơn. Tự Đức đã là dĩ vãng, và đây là thời đại mới. Tân Trị bước chân lên vũ đài chính trị của Đại Nam với vị trí lão đại.

Lễ đăng cơ rất long trọng, nhưng có vẻ khá nhiều đại thần trong triều “ốm bệnh” liệt giường. Nhưng không hề gì hôm nay là ngày vui lên Tân Trị vẫn long nhan hớn hở bước lên làm lễ, ngồi trên ngài vàng mà nhận triều bái của quan lại. Còn mấy vị cáo ốm đợi hôm nào “Trẫm” cùng hai vị “Phụ chính” đại nhân tính toán xử lý sau.

Hai phụ chính đại thần mới toanh của Đại Nam là Đoàn Hữu Trưng và Tôn Thất Cúc,một người 19 tuổi còn một người chỉ có 24 tuổi. Nhiếp chính thường xuất hiện trong trường hợp vị quân chủ vắng mặt, bị mắc bệnh tật hoặc thông thường là còn nhỏ tuổi chưa có thể tự cai trị. Nhà Nguyễn thì cái chức vị này lại có tên Phụ chính Thân Thần. Thật ra Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Tiếp đều là phụ chính hội đồng khi Tự Đức còn nhỏ tuổi. Đến khi Tự Đức có thể tự chủ trì việc triều chính thì đám quan này lui xuống làn nội các với chức năng cố vấn cao tầng cho Tự Đức. Nhưng lúc Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Tiếp lên làm phụ chính thì họ đã là quan cao chức trọng, danh tiếng lãy lừng và kinh nghiệm quan trường như nước biển sâu. Còn Đoàn Hữu Trưng mặc dù nổi danh văn hay chữ tốt nhưng rốt cục chưa hề đỗ đạt, chưa một ngày làm quan. Tôn Thất Cúc thì chỉ là một lại bộ Thị Lang trẻ tuổi, tuy 24 tuổi lên đến Lại Bộ Thị Lang đã là nhân tài xưa nay hiếm nhưng mà rốt cuộc họ kinh nghiệm quan trường vẫn là chưa đủ hỏa hầu. Đấy là nói nhẹ một câu, nói nặng thì đó là chẳng có chút kinh nghiệm nào.

Nhưng mà kinh nghiệm là từ học tập, từ thực tiễn mà ra, hai vị Phụ chính trẻ tuổi này rất tài giỏi nên hãy tin tưởng và hi vọng. Tất nhiên những người trực tiếp tham gia cuộc đảo chính như Tôn Thất Giác (vệ úy),Lê Chí Trực (đội trưởng),Lê Văn Cơ (đội trưởng),Bùi Văn Liệu (suất đội),Lê Văn Tề (lính vũ lâm) sẽ được thăng quan tiến chức một cách… không có từ nào miêu tả. Bọn họ phần lớn đều thăng lê đến võ quan nhất nhị phẩm mà nắm hết các chức vụ quân chính của Huế mặc kệ cho các thống lãnh khác vô duyên vô cớ bị điều đi nơi khác hoặc bị thăng giáng các chức vụ nhàn tản.

Lúc này 3000 quân khởi nghĩa tạo thành đội Vũ Lâm quân mới toe với sức chiến đấu không lường được. Nhà máy vũ khí Đại Nam cũng đã bị khống chế toàn bộ. Đoàn Hữu Trưng cho rằng nên nắm vững quân quyên trong tay thì tất cả sẽ nằm trong tầm khống chế. Và quả thật trong thời gian ngắn cách này vô cùng hiệu quả. Vũ Lâm quân được giao cho Tôn Thất Giác chỉ huy và nhà máy vũ khí Đại Nam phải mở hết công suất sản suất súng trường. Vì thể nghiệm được súng trường phế thải công dụng vẫn rất tốt do đó Phụ chính đại nhân tự ý cho giảm xuống tiêu chuẩn kiểm tra với mục đích có nhiều hơn súng ống tăng cường cho Vũ Lâm quân. Lê Chí Trực,Lê Văn Cơ,Bùi Văn Liệu,Lê Văn Tề lần lượt được phong làm Thị trung Đô thống chế, Thần sách Phó Đô thống chế, Thủy dinh Thống chế, Phó Thống chế. Nắm hết thủy sư lẫn kinh quân tinh nhuệ tại kinh thành Huế. Hành độn của nhóm tân hoàng đế rất có phong pham của cao nhaanh võ thuật, đó chính là không ra tay thì thôi ra tay là sóng vang chớp giật. Dùng cách nhanh nhất, bạo lực nhất khống chế binh lực trong tay.

Ngày mùng 7 tháng 11 năm 1961 ( Tân Tri năm 1). Diêu thiếu cầm trong tay bức chiếu thư mà con mẹ nó khóc không còn giọt nước mắt. Đây là bức chiểu thư mà triều đình gửi đến Vạn Ninh, ý trong đó cũng chẳng có gì đặc biệt đó là gia phong tấn tước cho cha con nhà họ Trần. Đây là ý của Đoàn Hữu Trưng, anh ta là thành phần cuồng cải cách và thích sự tân tiến đổi mới. Do đó vị Phụ chính đại thần này rất mong kéo cha con nhà Diêu thiếu về phe của mình. Thêm vào đó Trần gia phụ tử nắm trong tay một đội quân tinh nhuệ nhất Bắc Kỳ chính vì thế họ vừa là nhân tố ổn định cũng là nhân tố bất ổn đối với tân triều đình.

Với tình thế nhạy cảm hiện nay thì thái đội của hai nhánh quân một Bắc, một Nam rất có tầm ảnh hưởng đến Huế. Hai nhánh quân này đều có đầy đủ sưc mạnh để uy hiếp đến kinh thành Huế dưới sự thống trị của tân hoàng đế. Vị hoàng đế này dù gì lên ngôi cũng là có chút bất danh, bất chính. Cho dù có chiếu nhường ngôi của Tự Đức nhưng 100% mọi người biết rằng Tự Đức không can tâm làm vậy, ông ta là bị ép thành Thái thượng hoàng và bị giam lỏng trong cung. Vậy nên nếu thái độ của hai cánh quân này không ủng hộ tân hoàng thì chỉ cần bất kì một thân vương nào lấy lòng được hai vị này đều có thể đứng lên hô hào cần vương diệt phản.

Với đoàn quân Nam Kỳ của Hoàng Diệu thì số lượng đông đảo, số vũ khí thì bá cháy với 6 ngàn thanh súng trường cộng vô số pháo Tây. Bên cạnh đó quân số vũ khí lạnh lên tới 6 vạn người. Đây có thể nói là bộ binh vô địch của Đại Nam theo suy nghĩ của Đoàn Hữu Trưng. Còn miền Bắc cha con họ Trần thì mạnh về thủy binh. Số bộ binh súng trường của họ không nhiều ( theo thông tin cũ của Đoàn Hữu Trưng) nhưng vì có ưu thế thủy binh nên nhánh quân này nếu không tuân tân hoàng mà muốn phò chính một vị thân vương nào đó thì họ lập tức có thể theo đường thủy đánh đến tận Kinh đô Huế. Mặc dù đã thay chủ tướng của 7 vạn Kinh quân nhưng bên trong đó còn biết bao nhiêu sĩ quan cũ, Đoàn Hữu Trưng có hơi mờ mờ về quan trường cũng hiểu được nếu Nam, Bắc quân đánh đến thì không biết có bao nhiều phần sẽ quay đầu giáo trở về phía tân hoàng.

Chính vì lý do này Đoàn Hữu Trưng chủ động thăng chức hậu hĩnh cho hai cha con họ Trần và tướng lãnh phía Nam kỳ. Cũng may mà Đoàn Hữu Trưng và nhóm đảo chính đã nắm triều chính, ít ra việc mua chuộc lòng người dễ dàng hơn so với các thân vương rất nhiều.

Chiếu chỉ ban cho Trần gia bao gồm hai phần, một phần là khen tặng công lao cha con Trần gia cứu viện Hải Dương, đánh lui quân tặc về Bắc Ninh. Lúc ban chiếu chỉ này thì tin tức chiến thằng huy hoàng cả thủy tặc lẫn Pháp quân chưa truyền về triều đình. Vậy nên “triều đình” ban thưởng Trần Quang Cán thành tổng binh Hoành Ninh. Tức là cai quản hai phủ Vạn Ninh, Hoành Bồ( Cẩm Phả + Tiên Yên ngày nay). Phút chốc địa vực cai quản của Trần Quang Cán phình to ra gấp hai lần. Quang trọng là lần này dân chính của Vạn Ninh không quy về Đông Triều mà phải lập phủ nha mới quản lý cả hai phủ Vạn Ninh, Hoành Bồ. Chuyện này thuộc về quan văn nên sẽ do triều đình bố trí, nhưng có sự tham khảo ý kiến đối với Trần Quang Cán với lý do Trần Quang Cán “hiểu rõ” tình hình địa vực nơi đây. Ý đồ chiếu chỉ là cho Quang cán có thể tiến cử quan tri huyện với triều đình, và triều đình sẽ nghiêm túc xem xét. Đây chính là một sự nhượng bộ lấy lòng rõ ràng của triều đình rồi. Làm như vậy thì không khác gì Quang Cán sẽ quản cả quân chính, dân chính hai huyện cả. Chức Tổng binh này là rất lớn.

Về Phần Diêu thiếu cũng không kém là bao. Hắn được bổ nhiệm làm Tổng Binh Phú Đồng thày vì là Trấn thủ cao bằng. Tổng binh Phú Đồng, tức là tổng binh hai châu Phú Bình Và Đồng Hỷ. Hai châu này là trung tâm của Thái Nguyên lúc này với tổng cộng 4 huyện Đồng Hỷ, Đồng Mỗ, Phú Yên, Ninh Sóc. So với Quang Cán thì Diêu thiếu được quản đến 4 huyện hai châu nhưng diện tích cộng lại nhỏ hơn nhiều hai châu, hai huyện của Quang Cán. Và quan trọng là Phú đồng các châu huyện đã có hệ thống dân chính của mình, và triều đình không hề nhắc đến chuyện cho Diêu thiếu chọn lựa các vi văn quan nơi đây.

Một vất đề nữa đó là con mẹ nó muốn đến Thái Nguyên nhậm chức thì Diêu thiếu phải vác quân đánh qua Bắc Giang thuộc Bắc Ninh để đến được nơi cần đến. Vô hình chung Diêu thiếu phải quét ½ diện tích đất của Lê Duy Phụng đã chiếm thì mới có địa bàn của mình. Con mẹ nó rau má đậu xanh.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.