*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc. Toái ngọc đầu châu Tác giả: Bắc Nam Edit: Dú Chương 14: Giật mình Phố Sát Nhi là một con phố cũ, đèn đường không được rõ, làm bóng người đổ thật dài, hắt một quầng sáng nhạt lên nụ cười trên gương mặt người. Kỷ Thận Ngữ cười đến là mất tự nhiên, răng trắng he hé, song độ cong khóe miệng không giống như lúc thường. Cậu sóng vai bước về với Đinh Hán Bạch, từng mét một, từng bước một, đến bậc thềm cổng chính, đi qua tiền viện để về tiểu viện, rảo bước tới ngoài phòng ngủ, cả hai đồng thời đứng tại chỗ, xoay mặt đối mắt cùng nhau. Trời lặng gió, mùi hương hoa Đinh Hương bị khóa trong không khí, che giấu mùi rượu thoảng trên người Đinh Hán Bạch, "Đi ngủ sớm đi, quà tính là cậu tặng rồi." Đinh Hán Bạch nói, "Anh biết săn sóc đấy chứ?" Kỷ Thận Ngữ đã đẩy cửa phòng ra, trả lời: "Săn sóc ạ... Cảm ơn sư ca." Nào ngờ Đinh Hán Bạch chêm thêm: "Không cần, sau này cứ bớt cãi bướng với anh đi." Ai nấy về phòng mình, Đinh Hán Bạch vẫn không hay Kỷ Thận Ngữ bế quan làm gì, cũng chẳng hiểu hôm nay ủ rũ là bởi vì sao. Mà Kỷ Thận Ngữ cũng nhận lỗi rồi, còn chúc ngủ ngon, tóm lại là tạm gác hiềm khích lúc trước. Trăng lặn mặt trời ló, Đinh Hán Bạch suýt nữa đi muộn, bữa sáng ăn ngấu ăn nghiến, vừa cựa quậy cái là làm rơi bánh bao của Kỷ Thận Ngữ. Khi đến đơn vị vẫn bị muộn, muộn thì muộn thôi, quá lắm là bị Trương Dần móc mỉa mấy câu. Đinh Hán Bạch đã chuẩn bị tinh thần bị phê bình, kết quả Trương Dần bưng tách trà dạo bước trong văn phòng, sau đó đứng bên cửa sổ hóng gió, cứ như nhà có việc mừng vậy. Hắn cúi đầu ngồi xuống bàn làm việc, một lát sau thấy vai nặng xuống, ngẩng đầu đối diện với gương mặt tủm tỉm của Trương Dần. "Có chuyện gì?" Đinh Hán Bạch bồn chồn, hôm nay cái tên này tốt dị thường. Trương Dần hỏi hắn: "Chẳng phải cậu bốc phét bảo sải bước cái là vào được giới đồ cổ à? Vậy đi mấy chợ đồ cổ trong thành phố chưa?" Mới lạ ghê nhỉ, Đinh Hán Bạch đáp: "Đi rồi, còn chẳng cần vé vào cửa kia mà." Trương Dần trưng bản mặt khiêu khích trời sinh, khiến người ta ghét: "Vậy cậu tìm được bảo bối gì chưa?" Đinh Hán Bạch trả lời: "Chỗ đó chẳng có hàng thật đâu." Hắn đã hiểu ra, tên này có chuẩn bị mới hỏi, chắc là kiểm lậu* đây mà. Quả nhiên, Trương Dần vỗ vai hắn, ngoắc tay bảo hắn đi theo. (*Từ này được giải thích ở chương trước, tôi mới bổ sung lại.) Cửa văn phòng chủ nhiệm vừa đóng lại thì Đinh Hán Bạch đã thấy chiếc bình sứ xanh đặt giữa bàn. Trương Dần trưng vẻ khoe mẽ, đợi nghe hắn nói một câu "Bội phục". Hắn khom người cúi xuống bàn, soi tỉ mỉ ở mọi góc, Trương Dần đưa đèn cực tím cho hắn, còn nói như thể đã nhẩm tính trước: "Đừng bốc phét suốt ngày nữa, dùng hàng thật ra mà nói." Đinh Hán Bạch nhìn không rời mắt, quên cả việc tranh cãi. "Thế nào?" Trương Dần ép hỏi, "Nhìn ra hàng thật hay giả không?" Đinh Hán Bạch nhìn ra được, kiểu dáng và chữ khắc đều qua cửa, vết bẩn trên bề mặt là bằng chứng hùng hồn, chứng minh đây là bình sứ xanh triều Thanh vớt dưới biển lên. Nhưng hắn cũng xoắn xuýt, bởi chẳng hiểu sao mà hắn cứ thấy quen mắt, hình như đã trông thấy ở đâu đó rồi. Đương nhiên hắn đã từng thấy, bởi đây chính là đám đồ sứ vỡ mà hắn đã vứt đi không cần đến nữa. Đương nhiên hắn vẫn chưa từng thấy cái bình này, bởi Kỷ Thận Ngữ giấu kín như bưng, trước khi rời tay thì kín đáo không chừa kẽ hở. Trương Dần huênh hoang đủ thì đuổi người đi, Đinh Hán Bạch đứng thẳng người đi ra ngoài, lúc kéo cửa ra còn ngoái đầu lại hỏi: "Anh tìm ở chợ đồ cổ nào thế? Người bán là ai?" "Đồi Mồi." Trương Dần đáp, "Người bán là một thằng nhóc con phá của, đổi được tiền tiêu vặt xong thì chắc sẽ không đến nữa, cậu không đuổi kịp đâu." Đến tận lúc tan tầm, lòng Đinh Hán Bạch vẫn đau đáu về cái bình hoa nọ, chẳng phút giây nào vơi. Sao cứ để Trương Dần kiếm được vậy nhỉ? Hắn cáu, cáu đến nỗi suýt nữa đã vượt đèn đỏ. Song, lòng hắn lại nghi ngờ, đó thật sự là hàng tốt à? Hắn vẫn muốn nhìn lại lần nữa, khó chịu mà nghĩ ngợi. Ngược lại, Trương Dần thì phơi phới, chạy vội đến khu Sùng Thủy cũ, loanh quanh trong một khu nhà trệt xập xệ, bức tường màu xám tro loang lổ chèn trong ngõ nhỏ, biển trước từng nhà đã rỉ sét. Một chiếc xe ba gác dừng trước cửa nhà 57, trên xe chất đầy phế phẩm, vào cửa là không có chỗ nào để đặt chân, khắp tiểu viện cũng toàn là phế phẩm, chật chội không chịu được. Chiếc rèm bông treo mùa đông vẫn chưa gỡ xuống, Trương Dần xốc nó lên rồi bước vào: "Có ở nhà không?" Nhà hai căn phòng, một ông cụ mặc áo cộc từ phòng đi ra, không lên tiếng cũng chẳng nhìn người, chỉ xoay người khóa cửa trước. Trương Dần tìm ghế ngồi xuống, cất giọng mỉa mai: "Đề phòng con trai ruột cứ như đề phòng phường trộm cướp ấy nhỉ, ông làm vậy có mệt không?" Ông cụ xoay người lại, thật ra không tính là già quá, cùng lắm thì mới sáu mươi, tóc xơ cứng, hoàn toàn đã tức sùi bọt mép. Da thịt không nhăn nheo, trông vẫn khỏe khoắn, chẳng qua mắt trái bị vẩn đục, khép hờ, mù. Người ta gọi ông là ông Trương mù, chứ chẳng ai biết tên thật của ông là Trương Tư Niên. "Tan tầm qua chỗ bố, mày không mệt à?" Lúc này Trương Tư Niên mới trả lời, đi đến bên giường vừa rửa tay vừa hỏi, "Có gì làm à, bán phế phẩm hả?" Trương Dần nghe "Phế phẩm" mà cáu, bèn quẳng luôn mục đích đến, đứng dậy mắng: "Sống tại cái xó xỉnh rách nát này đi nhặt đồ phế phẩm, ông vất mặt mũi tôi đi đâu? Ngoài chất đống phế phẩm, trong thì toàn đồ rởm, tôi xem sau tám mươi ông không đẩy xe được nữa thì làm thế nào?!" Trương Tư Niên nhấc mí mắt đã đục mờ, bày hình dáng của con mắt mù: "Chẳng làm sao cả, đợi bố mất rồi, nếu mày thích thì cứ đẩy xe đưa cái đống này ra ngoài đồng dưới chân núi mà chôn, thế là xong." Thấy sắp sửa cãi cọ, Trương Dần bèn tạm rút lui, lấy chiếc bình sứ xanh từ trong bao ra, dưới ánh sáng nhập nhèm đổi chủ đề khác: "Xong hay không thì ông cứ xem cái bình này đã." Trương Tư Niên đứng ngay tại chỗ: "Chỉ xem thôi à?" Trương Dần bật cười: "Tôi muốn đổi lư hương gốm Ge." (*Gốm Ge: Là một loại men ngọc hoặc đồ xanh trong đồ gốm Trung Quốc – một trong năm dòng "danh sứ" celadon ngự dụng thời nhà Tống, cũng có thể gọi là gốm Ca Diêu. Là loại gốm Celadon có men phủ xám trắng và hoa văn rạn khá chặt, có nguồn gốc từ tỉnh Triết Giang vào thế kỷ 13- 15. Các phiên bản sản phẩm copy xuất hiện ngay sau giai đoạn này và trở thành phổ biến đặt biệt vào đầu thế kỷ 20, lúc này thường kết hợp với hình thức có viền rìa không phủ men hoặc khắc chạm chìm.) Gã nhất định phải có được, một năm rưỡi đến ba chuyến, ba món đồ tiêu tốn hết tiền tích góp bốn, năm năm, đều bị đối phương quẳng ra cửa bằng một câu đồ rởm. Giờ thì khác, gã tin rằng gã phải khiến ông già này đi mở cửa phòng ra mà chẳng hó hé được gì. Quả nhiên Trương Tư Niên chẳng hó hé gì thật, cầm chiếc chìa khóa đi mở cửa. Trương Dần nhìn tấm lưng kia mà nổi cơn tức, giọng đầy căm hờn: "Chột mắt mà vẫn nhìn ra được thật giả, nếu là người khác thì đã sản nghiệp trăm vạn, ông thì hay rồi, đi gom phế phẩm!" Khóa đã mở, Trương Dần đứng dậy đi đến ngoài cửa, bên trong là một chiếc giường đơn, một cái bàn, trừ mấy thứ này ra thì toàn là đồ cổ cả. Gã mở mang tầm nhìn, cũng tức đỏ cả mắt, chẳng phân biệt được thật hay giả, cảm thấy Trương Tư Niên như một ông già tâm thần. Trương Tư Niên mở ngăn kéo lấy một chiếc lư hương cao mười xen-ti-mét, lúc đưa còn hỏi: "Lấy ở đâu đấy?" Trương Dần đáp xong thì đi: "Bán hay giữ tùy ông." Rèm vén lên rồi rũ xuống, ánh sáng tiến vào rồi bị chặn ở bên ngoài, Trương Tư Niên đi đến trước bàn tiện tay đặt bình sứ xanh xuống, tiện y như đặt cốc nước hay đặt đũa vậy. Ông nhắm mắt, nhìn không ra là bị mù, đánh nhịp ngâm nga khúc nhạc Kinh kịch "Mượn gió Đông." Cuối cùng là ngâm đoạn độc thoại: "... Trẻ nhỏ khó dạy." Đang cuối tuần, Đinh Hán Bạch hiếm lắm không ngủ đến khi mặt trời lên cao, Đinh Duyên Thọ đi giảng bài cho bọn sư huynh đệ. Khi bốn người khác đương tề tựu thì hắn lái xe đến cổng chợ đồ cổ. Đinh Hán Bạch đeo kính râm, quần Âu chẳng hề có lấy một nếp gấp, chiếc đồng hồ Thụy Sĩ trên cổ tay lập lòe. Cái dáng điệu này của hắn là hấp dẫn người bán nhất – Lắm tiền, người ngoài giới, dễ lừa. Hắn đi như không có mục đích, nhưng thật ra đôi mắt phía sau tấm kính như máy quét hình, trong lòng trong đầu toàn là chiếc bình sứ xanh nọ, đã chuẩn bị tinh thần tìm nó trong hàng trăm ngàn đồ vật rồi. Hắn suy nghĩ nửa đêm, cái bình đó có cảm giác rất đỗi quen thuộc, không chừng là cùng một nhóm đồ giống nhau. Hiện vật trục vớt dưới biển có nhiều loại, vậy rất có thể không chỉ có mỗi một bình được. Người cuối tuần rất đông, dần dà trong chợ đã bày đầy hàng, Đinh Hán Bạch dạo mấy lượt thì rời đi, không phát hiện ra "Nhân vật khả nghi" nào. Rẽ vào một ngõ nhỏ, ngõ chật hẹp, kẻ ngồi bán, người ngồi xem, không có chỗ đặt chân. Cuối ngõ có chỗ râm mát, một ông già đeo kính râm ngồi đằng kia, trước mặt là một bộ đồ mùa thu đã cũ, trên đồ là chiếc bình sứ xanh. Đinh Hán Bạch bắt gặp được thì không qua ngay lập tức mà giả vờ nấn ná ở hàng quán khác, lê bước đủ rồi mới đi đến cuối. Hắn gỡ kính râm xuống, "Ngồi dưới bóng râm mà còn đeo kính." "Mắt khó chịu, không thích nhìn ánh sáng." Ông cụ đáp. Ông già này chính là Trương Tư Niên. Đinh Hán Bạch vén ống quần ngồi xổm xuống, cầm chiếc bình bắt đầu ngắm. Đó giờ hắn chẳng bày vẻ hòa nhã gì, giờ mặt còn bình tĩnh hơn. Nhưng, mặt nhìn thì bình tĩnh thế chứ nội tâm thì cuộn sóng. Hắn chẳng có cái tài đã gặp qua là không thể quên được, nhưng hôm qua mới vừa nhìn thấy cái bình của Trương Dần, nên không đến nỗi quên ngay. Nhưng dù đúng là cùng một lò mà ra thì cũng không thể đến cả vị trí bàn quản trùng(*) cũng giống nhau được chứ? (*Bàn quản trùng là tên một loại bọ, là chủng loại đặc biệt ở Trung Quốc. Vì không tra ra được thông tin gì hay ho nên tôi để hình ở bên dưới chú thích.) Trương Tư Niên rút thuốc lá ra hút, đợi Đinh Hán Bạch đặt câu hỏi, dù có hiểu hay không cũng hỏi. Đinh Hán Bạch như thể người câm, lật qua lộn lại để xem. Hắn hơi choáng, bình của Trương Dần giống cái đống đồ vỡ ở nhà, còn cái bình này lại giống của Trương Dần. Có người dạo đến chỗ này cũng muốn nhìn, hắn không buông tay, hỏi thẳng, "Bao nhiêu?" Người bán nào mà chẳng thích kẻ lắm tiền? Trương Tư Niên xòe ba ngón tay ra, ba vạn. Đinh Hán Bạch không mặc cả, lại hỏi: "Trôi từ Chiết Giang đến à?" Một chữ "Trôi" này đã chứng tỏ hắn hiểu đây là đồ vớt dưới nước, nhưng nơi hắn hỏi không phải Phúc Kiến, mục đích là để gạ hỏi nguồn gốc. Trương Tư Niên cúi gằm liếc hắn từ cặp kính, một cái nhìn ngay thẳng, đáp: "Phúc Kiến." Đinh Hán Bạch không do dự nữa: "Bọc kỹ lại, tôi đi rút tiền." Ngân hàng ở ngay bên cạnh, hắn rút tiền xong thì tiền trao cháo múc với người ta. Trước khi đi, hắn thấy Trương Tư Niên mỉm cười với hắn, không phải kiểu cười mừng vì có được tiền, mà là cái kiểu... không nhịn được mà cười. Hắn cũng cười theo: "Tôi là người bên viện bảo tàng thành phố." Trương Tư Niên không ngạc nhiên: "Còn tôi là người thu phế phẩm." "Vậy tháng này không cần bận bịu nữa, ba vạn chắc đủ tiêu rồi." Đinh Hán Bạch nói, "Thôi, bây giờ tôi còn phải tăng ca đây." Hắn lấy xe, lái vội đến viện bảo tàng, dùng cái ơn khắc bức phù điêu Hán để tìm viện trưởng giúp đỡ, phải kiểm tra đo lường chiếc bình sứ xanh này. Đưa đi kiểm tra thì không phiền phức gì, song phải đợi kết quả những hai ngày trời. Hắn đo xong bèn đưa đồ về nhà. Đúng vậy, Đinh Hán Bạch chi ba vạn ra, nhưng hắn không chắc thứ này là đồ thật. Trương Dần đi Phúc Kiến mà chỉ mang về được cái đống đáy bát vỡ, loại đồ hoàn hảo đến nhường này phải là chính tỉnh Phúc Kiến giữ lại trưng bày chứ, dù có người tìm được cách mua một bình thì làm sao chỉ trong hai tháng mà đã đến một nơi cách hơn nghìn ki-lô-mét thế được? Hắn phải đưa về nghiên cứu đàng hoàng mới được. Nghiên cứu vẫn chưa đủ, cho nên hắn chỉ có thể chường mặt đi làm kiểm tra đo lường chuyên môn. Đinh Hán Bạch về đến nhà, trong nhà chẳng có ai, đi Ngọc Tiêu Ký với Đinh Duyên Thọ cả rồi. Hắn vào thư phòng đặt bình sứ xanh lên bàn, lật mỉ mỉ quyển "Như núi như biển" nọ. Đồng hồ chạy tích tắc, rõ là từ đầu đến cuối đã hỏng. Tiếng trò chuyện vọng từ xa lại gần. Kỷ Thận Ngữ và Khương Đình Ân người nào người nấy cầm một lọ thuốc hít về. Dòng suy nghĩ rối ren trong đầu của Đinh Hán Bạch tiêu tán sạch, quyết định nghỉ một lát, nhìn xem hai đứa kia đang phấn chấn vì gì. Ba người gặp nhau tại hành lang, Khương Đình Ân om sòm: "Anh cả ơi, dượng bảo bọn em khắc lọ thuốc hít, em chọn đá Điện Văn, khắc song cáp diễn khuyển." (*Đá Điện Văn – Nguyên văn là 电纹石 – Tôi tìm không ra nên để nguyên, nhưng có vẻ là loại đá quý có vân hình dòng điện. Song cáp diễn khuyển là kiểu hình một con chó và hai con chim bồ câu, ảnh ở dưới chú thích.) Đinh Hán Bạch liếc một cái: "Lão Hoàng nhà cậu hả?" "Giống chứ!" Khương Đình Ân vừa vui vừa buồn, "Lão Hoàng đã chết một năm, em rất nhớ nó, vừa khắc vừa khóc." Cảm hứng mãnh liệt nên khắc rất sống động, Đinh Duyên Thọ ngợi khen một phen. Đinh Hán Bạch nhìn Kỷ Thận Ngữ: "Của cậu đâu?" Kỷ Thận Ngữ giơ tay dâng lên, lọ thuốc hít bằng phỉ thúy, khắc chim hoàng oanh ôm trăng. Cậu dịch đến trước người Đinh Hán bạch: "Đẹp không?" Đinh Hán Bạch "Ừ" một tiếng, nhìn mãi không trả lại, sau đó Khương Đình Ân kể lể anh hai anh ba thế này thế nọ, hắn cũng chẳng thèm chú ý nghe. "Anh ơi, dượng bảo anh không được làm biếng nữa." Khương Đình Ân nhớ đến trọng điểm, "Đã cầm vật liệu về cho anh rồi, anh phải nộp bài tập đó." Kỷ Thận Ngữ nghe vậy bèn lấy một miếng Bạch Ngọc ra: "Sư phụ bảo em chọn thay anh, Bạch Ngọc không tệ nhỉ." Kế đó Khương Đình Ân đi tìm Khương Thải Vi, trên hành lang chỉ còn mỗi Đinh Hán Bạch và Kỷ Thận Ngữ. Kỷ Thận Ngữ đã ở bên ngoài cả ngày, muốn về phòng thay đồ, quay người lại thì bắt gặp cửa sổ đang mở của thư phòng, vừa khéo trông thấy chiếc bình sứ xanh trên bàn. Cậu sửng sốt, nhào vào cửa sổ trợn mắt. Cái bình này? Không thể nào! Kỷ Thận Ngữ vọt vào thư phòng, cái tư thế này khiến Đinh Hán Bạch bị giật mình. Cậu chạy đến trước bàn thì thấy rõ ràng, hoàn toàn xác định, hoa văn dính bẩn đó, đốm vàng vẩn đục đó... Đây chính là cái bình cậu đã bế quan ba ngày hai đêm để làm ra! Đinh Hán Bạch chẳng hiểu mô tê gì: "Cậu kích động gì vậy?" Kỷ Thận Ngữ khó tin được: "Thứ này từ đâu ra thế anh?" "Chợ đồ cổ, vừa mua sáng nay." Đinh Hán Bạch không nói nguyên nhân, cũng không tỏ quan điểm thật hay giả. Huống chi không đợi hắn kịp nói thì Kỷ Thận Ngữ đã biến sắc, vì vậy hắn càng mờ tịt. "Sư ca ơi..." Kỷ Thận Ngữ hỏi, "Mua hết bao nhiêu tiền?" Đinh Hán Bạch thản nhiên: "Ba vạn." Kỷ Thận Ngữ gần như gào lên: "Ba vạn á?!" Cậu nào phải làm bình hoa, cậu đây là tạo nghiệt mà! *Chú thích: 1. Lư hương gốm Ge:
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]