Kinh vậy? Nghe xong chuyện này mặt mày tôi hoang mang thiệt sự luôn. Có bao giờ lũ này nó nói vậy để tôi bớt sầu não về chuyện tai tiếng này không nhỉ? Nhưng khi được tụi nó đưa các bài đăng trên mạng cho đọc. Trong thâm tâm tôi mới nhận ra rằng, ồ, hoá ra trước kia quan điểm của nội rất đúng: “Những việc tốt lành đẹp đẽ mà mình thầm lặng làm cho đời mà không cần hồi đáp. Người không thấu nhưng chắc chắn Trời sẽ hay. Có thể bạn sẽ không nhận lại được từ người mà bạn đã cho đi, nhưng bạn sẽ nhận lại được từ 1 người khác. Vì gieo hạt tốt rồi sẽ có ngày gặt được trái ngọt thôi. Có 1 chị khoá trên đã chia sẻ bài viết của 1 vị nhiếp ảnh gia nổi tiếng ở ngoài Hà Nội, vị này đã ngoài 50 tuổi. Trên bài đăng, chị ấy cũng đã dành rất nhiều lời có cánh cho tôi rằng: - “Hai ngày nay, mọi người trong trường đang xôn xao bàn tán về cô vợ sinh viên của 1 vị giảng viên soái ca nào đó. Đa phần đều là những lời chê bai và phán xét về cô bé ấy. Còn riêng tôi, tôi vẫn luôn nghĩ phải làm sao đó, thì cô bé nhỏ nhắn đó mới có thể trở thành vợ của người thầy ấy được. Vì những điều tưởng chừng nhỏ bé, hoàn toàn có thể trở nên phi thường. Các bạn ạ! Đôi khi cái đẹp không không nhất thiết từ nhan sắc, từ hình thể, từ địa vị cũng như gia cảnh của 1 người. Cái đẹp thật sự, nó nằm trong chính tâm hồn của mỗi người chúng ta. Vào năm ngoái, tôi đã từng gặp cô bé này trên 1 chuyến xe buýt từ trường trở về nhà. Có lẽ thời gian ấy em vẫn chưa là vợ của ‘thầy V’ đâu nhỉ? Em giản dị và tinh khôi trong chiếc áo sơ mi trắng tuy đã cũ nhưng lại rất sạch sẽ. Đôi mắt em ngây thơ và rất đỗi thiện lành, khi em nhìn 1 bà chị nghèo khó ẵm trên tay là đứa con suy dinh dưỡng đến vàng đọt xanh xao của mình. Chắc bé đang mắc 1 căn bệnh hiểm nghèo nào đó, vì 2 mẹ con vừa đi từ Bệnh viện Nhi Đồng ra và lên xe. Mọi người ai nấy cũng dùng đôi mắt vô cảm của mình để dành cho mẹ con chị. Riêng chỉ có em, 1 cô bé hiểu chuyện và tốt bụng đến kì lạ. Em phụ chị xách đồ lỉnh kỉnh lên xe, còn nhường cả chỗ ngồi cho mẹ con chị vì lúc này xe bus giờ tan tầm đã hết chỗ ngồi rồi. Trông em có vẻ chẳng phải là người có điều kiện kinh tế gì, nhưng em sẵn sàng cho đứa bé ấy hết phần bánh sữa của mình, và thêm 1 vài tờ tiền ít ỏi gửi đến mẹ của chú bé ấy nữa, kèm theo là những lời động viên rất chân thành. Mặc dù đây chỉ là những hành động nhỏ, nhưng đối với tôi, thử hỏi mấy người trong chúng ta có thể làm được? Vô tình bữa nay tôi nhìn thấy em trên cả 'album' ảnh của Nhiếp Ảnh gia nổi tiếng Phùng Lê. Nên tôi mong mọi người trong trường đừng nên buông lời đàm tiếu về cô bé ấy nữa. Hãy tự nhìn nhận bản thân mình xem đã đủ hoàn hảo hay tốt đẹp gì chưa? Để cho mình cái quyền chỉ trích rồi xem thường người khác như thế, vốn người ấy chẳng liên quan gì đến cuộc sống của mình cả. Vì việc xứng hay không xứng, hợp hay không hợp? Chẳng phải do chúng ta định đoạt, mà chỉ có 'thầy V' là rõ nhất!” Đọc bài viết của chị tôi đã bất ngờ, khi xem bài chia sẻ của chị tôi lại càng choáng váng hơn. Hic, không biết chị có nói quá không? Nhưng tôi nghĩ chuyện chị vừa kể là điều tôi nên làm thôi mà. Chị đã chia sẻ ‘album’ ảnh của Nhiếp Ảnh Gia Phùng Lê, trong 1 chuyến bác đi du lịch ở Sài Gòn, sẵn tiện cũng đi săn những bức ảnh về con người và cuộc sống của Đất Nước Việt Nam này. Tôi may mắn được lọt vào ống kính của bác không biết lúc nào. Nhưng chắc chắn là trong năm ngoái vì lúc ấy tóc tai lẫn quần áo tôi còn phèn lắm. Trên ảnh, tôi đang ngồi xổm trong 1 góc phố, và xung quanh là mấy đứa trẻ nghèo khó lấm lém không được sạch sẽ. Đứa thì cầm cọc vé số, đứa thì đang ôm bao bố đựng 1 đống ve chai vừa mới thu được, chuẩn bị đem đi bán để lấy tiền trang trải cho cuộc sống khó nghèo của mình. Lúc ấy, tôi ngồi giữa đám trẻ, và đang chìa 2 bàn tay chứa đầy kẹo bánh của mình ra để cho các em ấy chia chác nhau. Mắt đứa nào đứa nấy cũng long lanh và cười với tôi rất tươi, cứ ngỡ như mình đang được nhận vật gì đó lớn lao lắm. Mặc dù những sấp nhỏ sau này đã được anh giáo già hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần, cho chúng được đến trường học, cho ăn cho mặc đầy đủ như bao đứa trẻ khó khăn khác như chúng rồi. Nhưng khi nhìn lại tấm ảnh này, tự nhiên tôi lại thấy nhớ mấy nhóc này ghê gớm, chắc mai phải đi thăm tụi nó 1 chuyến mới được. Tôi nhớ vào khoảng thời gian đó, chúng không tươm tất và có da có thịt như bây giờ, còn tôi cũng chẳng quần này áo nọ. Nhưng công nhận, chị em tụi tôi lên hình nhìn tươi đến lạ kì. Dưới mỗi bức ảnh của mình, vị Nhiếp Ảnh gia đều chia sẻ về câu chuyện liên quan đến nó. Riêng bức ảnh của tôi, ông đã có những dòng tâm sự như sau: - Tấm ảnh này tôi đã chụp vào ngày đầu tiên, khi tôi xách chiếc máy ảnh của mình đi dạo trên những con phố của Sài Gòn. Giữa chốn phồn vinh ấy, với những toà nhà chọc trời cùng lối sống nhộn nhịp đến xô bồ của người dân nơi đây. Tôi vô tình bắt gặp và rất ấn tượng về hình ảnh của cô bé sinh viên này. Cô bé có đôi mắt to tròn xinh xắn trông còn rất trẻ tuổi, có thể đáng tuổi cháu của tôi. Sau lưng cô là chiếc bao lô to đùng với đầy đủ bánh trái, cô đem nó đến với những đứa trẻ nghèo khó bất hạnh, đã ngồi đó chờ cô tới để được nhận quà. Xung quanh, mọi người vẫn hối hả và tranh thủ làm những công việc riêng của họ. Đâu ai để ý đến trong 1 góc phố nhỏ, có 1 thứ ánh sáng nhỏ đang phát ra cách lặng lẽ. Đó là ánh sáng của tình người. Thứ ánh sáng ấy đã thu hút tôi, cũng như thu hút chiếc máy ảnh đang cầm trên tay mình. Mọi thứ đều rất chân thực và tự nhiên, vì đám trẻ ấy không hề hay biết tôi đang chụp lén chúng. Không rõ cô bé sinh viên nhỏ trong ảnh hiện giờ đã ra sao? Nhưng tôi mong cô ấy vẫn giữ sự thiện lành ấm áp đó mãi trong tim. Để có thể điểm tô những tia sáng tình người trong cuộc sống mỗi ngày một vô cảm như thế này. Tôi không tin được luôn đó, không thể nào tin được luôn. Sau bài chia sẻ của chị sinh viên khoá trên này, bỗng nhiên phía dưới có rất nhiều sinh viên khác ngỏ ý bênh vực tôi rằng: - Thấy nhiều người nói em ấy quá, cho tôi cũng xin có vài lời. Thật sự bé này tốt bụng lắm á, thấy trưa nào cũng xách cả chục bịch cơm hộp đi phát cho mấy người vô gia cư ở gần trường mình nè, tui thấy hoài chứ gì. Có lẽ lấy thầy Vinh xong em ăn mặc trông có vẻ sang xịn hơn xưa, nhưng tâm hồn em vẫn còn giản dị lắm, vẫn thấy em chiều chiều đứng nói chuyện với bà cụ bán vé số ngay chỗ cột điện, rồi cả ông bán bánh mì bên góc trường nữa. Nên hãy ngưng phán xét đi mấy anh hùng bàn phím. Không tốt được như người ta nên không được soái ca hốt đâm ra ghen tị à? - Ờ đúng rồi, tôi cũng hay gặp bé này đi phát cơm cho mấy người vô gia cư lắm. Trước còn hay thấy ngồi chơi với mấy đứa con nhỏ của bà bán bún riêu bên kia đường. Dâu nhà giàu chứ vẫn sống khiêm nhường và đơn sơ nha. Vẫn hay gặp bé này ở trên trường, trông nhỏ con hiền lành với xinh xắn lắm, lại còn thánh thiện nữa. Ai chê tôi chịu! - Mẹ tôi làm trong tập đoàn của nhà thầy Vinh đây! Tin cũng được, không cũng tuỳ mọi người. Gia đình thầy Vinh tuy bề thế và rất khủng, nhưng nghe nói ba thầy cũng như các em của thầy đều là những người tốt bụng và sống rất khiêm nhường, làm từ thiện như ăn cơm bữa. Thấy mẹ kể, ba thầy khi xưa cũng từng lấy sinh viên của mình, nghe nói cũng xuất thân khó nghèo không khá giả cũng chẳng sắc nước hương trời cho lắm. Bởi vậy nên khi biết chuyện thầy Vinh có vợ ở trong trường, tui cũng không mấy bất ngờ. Mà nè, cũng ngóng được là nhà thầy Vinh truyền thống sủng vợ khủng khiếp lắm nha. Mấy bài đăng trước liên quan đến vợ thầy đều bị xoá sạch sẽ là đủ hiểu ai đứng phía sau làm chưa? Hết vụ năm ngoái bị đám con Quỳnh đánh, rồi tới vụ chị Trúc nữa. Sau 1 đêm tất cả đều bay màu phải đăng bài xin lỗi khẩn thiết đó. Nên mấy má ngứa mõm khoái nói vớ vẩn làm vợ thầy buồn đi ha, tui nói thể nào cũng có ngày. Vợ thầy ra sao thì kệ người ta đi, người ta ăn ở có phước đức thì người ta hưởng. Thế mà mấy má ghen tị rồi gĩay đong đỏng chửi người ta như đúng rồi vậy! Làm ơn tém tém cái miệng lại cho con cháu sau này có tí đức cái đi.1 Đọc xong bài bình luận này, tự nhiên tôi lại rất muốn đính chính với chủ bài rằng, đúng là gia đình thầy Vinh có truyền thống sủng vợ thiệt. Nhưng làm ơn trừ ổng ra dùm, ổng sát vợ chứ không có miếng sủng nào đâu ha. Tôi không biết mình sẽ chết trong tay ổng lúc nào luôn đây nè. Cũng còn rất nhiều dòng bình luận khác như sau: - Thật ra tui cũng biết thầy đã có vợ từ lâu, nhưng không dám tớ hớ miệng mồm vì sợ bị bế lên phòng ban giám hiệu. Bữa chị Trúc dám đăng bài thả thính thầy, đoán trước sau gì cũng ra kết cục này cuối cùng đúng thật. Từng bắt gặp vợ chồng thầy đi ăn ở nhà hàng 6 sao ở quận 1. Lúc đó đâu biết bạn sinh viên này đâu, bữa vô tình gặp ở trường cái hết hồn. Nên nay mới dám lên đây nhiều chuyện. - Kể cho mọi người nghe, mới sáng nay đứng bên đường thấy thầy Vinh dẫn vợ qua đường đi học. Chuyến này chắc muốn công khai thiệt rồi. Lần đầu tiên thấy thầy cười dịu dàng luôn ớ. Mà thầy cười hoài với vợ thầy à, 2 vợ chồng vừa đi vừa thì thầm to nhỏ với nhau trông dễ thương lắm. Đứng cạnh nhau quả thật rất đẹp đôi, kiểu nam cao to nữ nhỏ bé í. Tui với nhỏ bạn đứng mua bánh mì nhìn thầy với vợ đi ngang qua mà không chớp mắt. Để ý rồi, hoá ra thầy chỉ hiền dịu với mình vợ thầy thôi nha, nhìn qua là biết cưng vợ đến nước nào rồi. Tách vợ ra đi riêng 1 cái là mặt mày thầy lại lạnh tanh khó gần y như mọi khi. Quả thật rất hâm mô vợ của thầy, bữa nào gặp chắc xin cho vuốt vài cái lấy hơi trộm vía quá!!! Đọc những dòng chia sẻ ấy xong, khi chuyện của tôi đã được vẽ đi hướng khác, tự nhiên tôi lại thấy vui vui trong lòng. Cái tật nhiều chuyện hay đi buôn dưa lê của tôi với mấy ông cụ bà cô bác bán hàng rong xung quanh trường, trong mắt người khác lại trở thành hành động đẹp, thiệt cũng muốn thua luôn. Hoá ra không phải ai cũng sẽ dành cho tôi những lời miệt thị khinh chê, đâu đó cũng sẽ có người đồng cảm và thấu hiểu cho mình. Nhưng quan trọng nhất, lựa chọn yếu đuối hay mạnh mẽ vẫn là ở ta thôi. Tôi may mắn vì tự nhận thấy bản thân mình quá yếu đuối, nhưng lại có 1 gia đình chồng luôn ở kế bên động viên lẫn an ủi. Chắc chuyến này tôi chắc phải rèn luyện tâm trí trở thành người mạnh mẽ tí thôi. Chứ yếu đuối suốt ai mà bênh hoài cho nổi.1
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]