Chương trước
Chương sau
Thạch Đạt Lang rảo bước trên sườnnúi. Trời đã gần sáng. Vầng trăng trên đầu hắn như đuổi sau lưng, lúc ẩn lúc hiện lấp loáng sau những tàng cây ẩm ướt.

Vài con vạc đi ăn đêm về buông tiếng kêu rời rạc khô khan.

Mồ hôi trên trán vã ra. Mỗi khi có cơn gió, Thạch Đạt Lang cảm thấy mát rượi.

Hắn bước vội thêm. Từ triền núi nhìn xuống, lờ mờ hiện ra một mái đền. Thạch Đạt Lang tự nhủ:

“Có lẽ đã gần đến ngã ba. Chỗ này xưa kia là bãi chiến trường, đền nàyhẳn được dựng riêng thờ những linh hồn oan khuất”. Ý niệm về cái chếtlại lởn vởn trong trí. Hắn ngẩng mặt nhìn trời cao. Một đám mây đen chekín mặt trăng, rìa đám mây viền ngân nhũ óng ánh. Thạch Đạt Lang thởmạnh. Không biết hắn vừa thở ra hay hít vào, nhưng tiếng thở dài như xua đi những ý tưởng hắc ám làm hắn dễ chịu hơn. Lát nữa đây, có thể linhhồn hắn sẽ theo đám mây kia bay về cõi hư vô. Trong vũ trụ, cái chết của một người cũng chỉ như cái chết của con bướm, chẳng quan trọng gì,nhưng đối với nhân thế, có khi có những cái chết ảnh hưởng sâu xa đếnnhững người còn lại, tốt cũng như xấu. Là kiếm sĩ, hắn sẽ đem hết khảnăng để bảo toàn mạng sống, nhưng nếu phải chết, hắn sẽ chết đĩnh đạt và xứng đáng.

Có tiếng ai gọi văng vẳng từ xa. Oa Tử hay Giang ? Không lẽ hai người đó lại không biết hắn đang ở trong một hoàn cảnh cần phải hết sức thậntrọng và kín đáo. Hay đó chỉ là ảo giác ? Hắn hy vọng như thế nhưngkhông thể không quay nhìn lại phía sau sợ có người theo dõi.

Tiếng nước suối róc rách chảy trong khe đá. Thạch Đạt Lang chợt thấykhát. Hắn đến bên suối, quỳ xuống, bụm tay múc uống rồi vã nước lên mặt. Vị ngọt mát và hơi the của nước suối lạnh khiến Thạch Đạt Lang tự biếtmình vẫn tỉnh táo và bình tĩnh. Thạch Đạt Lang giận đã có những ý nghĩmềm yếu lẩn quẩn trong vòng tình cảm tầm thường.

Câu danh ngôn “thắng ngoại địch thì dễ, thắng bản thân mới khó” chẳng biết đọc được ở đâu làm hắn suy nghĩ và hổ thẹn.

Thạch Đạt Lang tháo ống tre múc đầy nước. Trời sắp sáng. Nếu cứ chần chờ mãi, e mất yếu tố thuận lợi. Trường hợp hắn bây giờ, một mình phảiđương đầu hàng bao nhiêu người với đủ loại vũ khí, thời điểm lý tưởng là lúc trăng vừa lặn. Hắn sẽ lợi dụng điểm này, bất ngờ xông vào như ngọncuồng phong, chém giết càng nhiều càng tốt rồi rút ngay trước khi trờirạng sáng.

Thạch Đạt Lang cởi áo ngoài, xếp gọn vào đẫy, siết chặt thêm bộ áo chẽnmới may cho bó sát vào người, chỉnh lại quai dép rồi đứng dậy hối hả cất bước.

Dưới ánh trăng lu, trên nền rừng đen sẫm, một vệt dài như dải lụa trắnghiện ra, ngoằn ngoèo, nhiều chỗ lờ mờ dười màn sương lãng đãng. Khôngthể lầm được, đó là một trong những sơn đạo đi Quan Lĩnh. Đồi Sinh Minhtất ở dưới kia, chỉ cách chỗ Thạch Đạt Lang đứng chừng vài chục trượng.Tuy chưa nhìn thấy gốc cây tùng già nhưng hắn đã mường tượng tàn lá xumxuê của nó run rẩy. Gió lạnh từ trên núi đổ xuống, kéo theo nhiều vạtsương trắng đục, quyện vào những bụi cây ven đường như khói. Tiếng tregià kẽo kẹt. Thạch Đạt Lang đi nhanh, thận trọng từng bước. Hắn đang ởtrong khu vực của tử thần, gây tiếng động vô ích có thể làm hỏng kếhoạch đã toan tính.

Gặp chỗ bụi gai cản lối, Thạch Đạt Lang nằm sát xuống đất trườn mình đinhư một con rắn, mười đầu ngón tay bám chắc lên những mảnh đá trơntrượt.

Thấy bức tường đất chắn ngang, Thạch Đạt Lang khựng lại, phân vân. Hắnlắng tai một chút không thấy gì khả nghi, bèn quyết định trèo qua. Êm và nhanh như sóc chuyền cành, chỉ một thoáng, Thạch Đạt Lang đã ở bên kiatường.

Thì ra đây là khuôn viên một ngôi cổ miếu hoang phế. Chỗ hắn đứng chắctrước kia là một cái sân rộng, bây giờ bụi gai và cỏ dại mọc đầy, khuấtsau những bụi gai, ẩn hiện một cây đèn đá và căn miếu nhỏ, cửa gỗ imlìm.

Thạch Đạt Lang không biết miếu thờ ai nhưng bỗng cảm thông với người đã khuất.

Tiến đến gần khung cửa gỗ nhìn lên, dưới ánh sáng mờ của vầng trăng sắplụn, ba chữ Tử Sĩ Miếu bất giác làm hắn xúc động và bi thương vô hạn.Chỉ trong thời gian ngắn nữa, biết đâu hắn chẳng thành người thiên cổ,linh hồn sẽ quanh quất nơi đây nghìn năm hiu quạnh như vong linh các tửsĩ vô danh trong miếu này. Ý nghĩ ấy làm Thạch Đạt Lang gần gũi hơn vớinhững người đã khuất, những người tuy không biết danh tính mà hắn đã coi như bạn. Hắn nảy ý định muốn nhân cơ hội này cầu xin họ phù hộ.

Thạch Đạt Lang tiến đến bên bồn đựng nước mưa bằng đá ở cạnh cửa, bụmtay múc nước súc miệng rồi theo tục lệ, vẩy nước lên chuôi kiếm và quaidép để tẩy trần và tỏ lòng thành kính. Đoạn giơ tay toan kéo sợi dâychuông thỉnh các vong hồn về chứng giám trước khi cầu nguyện.

Nhưng hắn vội dừng ngay lại.

“Ta cầu xin điều gì đây ? Cầu xin các vong hồn tử sĩ phù hộ ?”. ThạchĐạt Lang tự hỏi và nhìn sợi dây trừng trừng. Sợi dây thừng cũ lâu ngàyđã sẫm màu vì mưa nắng đong đưa trước mặt hắn như mời gọi. Hắn lắc đầubối rối. Chỉ mới đêm qua, và cả sáng nay nữa, hắn đã tuân theo số mệnh,tự nhủ luôn luôn sẵn sàng chấp nhận cái chết trong danh dự với lòng tựtin và bình tĩnh. Thế mà lúc này hắn bắt gặp mình đang sửa soạn cầu xinmột sức mạnh thiêng liêng nào đó che chở.

“Ta điên rồi ! Sao ta lại có những ý định mâu thuẫn như thế ? Chẳng hóara công phu luyện tập của ta mấy năm nay không mang lại kết quả gì sao ? Ta tưởng đạt được phần nào chân tướng của kiếm đạo nhưng ta vẫn còn hyvọng hão huyền. Ảo tưởng nào đã xui ta còn vương vấn với cuộc sống nhưkẻ sắp chết đuối bám vào một cánh bèo ? Oa Tử chăng ? Chị ta chăng ? Hay những lạc thú trên đời này ?”.

Thạch Đạt Lang cau mày phẫn nộ. Hắn không ngờ đã có thái độ chủ bại vàikhắc trước cuộc chiến sinh tử và quên rằng người kiếm sĩ chỉ có cái chết là bạn đồng hành chứ không thể có thần linh nào trợ giúp được. Và cáichết phải là tuyệt đích của người cầm kiếm ! Thạch Đạt Lang vã nước lạnh vào mặt như hắn đã làm trước kia ở thạch thất mỗi khi tinh thần daođộng.

Trừng trừng nhìn ba chữ Tử Sĩ Miếu, Thạch Đạt Lang đột nhiên tỉnh ngộ. Phải rồi !

Cái chết phải là tuyệt đích của người cầm kiếm. Hắn thấy sảng khoái vôcùng, tự tin vô cùng. Không ngờ khi ý thức được sự thất bại tinh thầncủa mình, hắn đã vượt qua, chế ngự được nó.

Cuộc chiến chưa bắt đầu. Sự thử thách còn nguyên vẹn, sao hắn đã cónhững tư tưởng khiếp nhược ? Thạch Đạt Lang không kéo chuông, không cầunguyện nữa. Nghiêm trang chắp tay cúi đầu trước cửa miếu, hắn tạ Ơn vong linh các tử sĩ đã chỉ cho hắn con đường phải theo rồi lui bước.

oo Ra khỏi khuôn viên ngôi miếu cổ, Thạch Đạt Lang đổ dốc như chạy. Sỏiđá rào rạo dưới chân, hắn đi nhanh cho kịp lúc trăng lặn. Khi nhìn thấytán cây tùng già bên dưới, thấp hơn chừng vài trượng, Thạch Đạt Lang bỏđường mòn lẩn vào bụi.

Sương trên triền núi chưa tan, nhưng khu đất hoang quanh gốc cổ tùng đãquang đãng. Từ phía sau mỏm đá nhìn xuông, Thạch Đạt Lang thấy ngồi lẩntrong những cành cây thấp bóng một người mang súng. Hắn thương hại choHoa Sơn, một kiếm phái trước đây danh tiếng nhường ấy mà nay sa sút quáđỗi, phải dùng ám khí đối phó với một kiếm sĩ đơn độc như hắn. Trongtrận sinh tử này, môn phái Hoa Sơn chắc không nề mất thanh danh, quyếttâm giết hắn. Và không phải chỉ có một kẻ dùng hỏa khí, chắc còn nhiềutay cung nỏ nữa ẩn nấp đâu đó. Hắn cần phải thận trọng đề phòng hơn nữa.

Thạch Đạt Lang thắt chặt khăn buộc tóc, cử động các ngón tay. Dưới lớpda thuộc mềm của chiếc bao tay cũ, những ngón tay hắn co duỗi dễ dàng,thoải mái. Hắn thử rút kiếm:

lưỡi kiếm nhẹ nhàng tuột khỏi bao, trơn tru không một tiếng động.

Gần sáng, sương lạnh buốt như kim châm nhưng trong lần áo chẽn, da Thạch Đạt Lang nóng bỏng. Máu hai bên thái dương rần rật, hắn vận khí chohuyết mạch điều hòa, cố kềm chế nội lực sung mãn trong mình đang tìmcách tuôn ra ào ào như thác lũ.

“Cường bất khiển tắc nhược”, lời khuyên của Ngộ Không, vị cao tăng tạichùa Quang Minh ngày nào văng vẳng bên tai. Thạch Đạt Lang hít một hơidài, giữ cho lòng thật bình tĩnh trước khi lâm trận.

Rồi như một con mãnh thú sắp vồ mồi, hắn bò chậm chạp đến bên tảng đálớn gần ngọn cổ tùng, thu hình trong bóng tối chờ trăng lặn.

Thạch Đạt Lang có một lợi điểm:

các địch thủ hắn đều quay lưng vào sườn núi.

Chúng chỉ nhìn ra phía ngã ba đường và mai phục ở những nơi hiểm địa dẫn đến ngã ba, tuyệt nhiên không ngờ và cũng không tin Thạch Đạt Lang cóthể xuất hiện ngay trên đầu chúng.

Trời tối thình lình:

trăng vừa khuất sau triền núi. Những bụi cây rừng đen sẫm hơn.

Cả khu đồi Sinh Minh như tắm trong bầu không khí mờ ảo, tranh sáng tranh tối; nếu không dự bị trước, mắt người khó điều tiết để kịp ứng phó.

Nhanh như cắt, Thạch Đạt Lang nhảy xuống, rút kiếm. Sỏi đá đổ rào rào cùng với tiếng thét xé toang màn đêm tịch mịch.

- Nó đấy !

- Đâu ?

- Phía sau ...

Đệ tử Hoa Sơn cầm hỏa khí ngồi trên cây vừa kịp quay lại thì cánh taytrái Thạch Đạt Lang đã vung lên theo hình vòng cung. Liền sau đó nghemột tiếng rú đau đớn. Lửa nháng trong đêm tối, mùi thuốc súng khét lẹt.Thân người đổ xuống kéo theo những cành thông gẫy răng rắc.

Hòn đá do Thạch Đạt Lang ném ra nhanh và chính xác đến độ không ai tưởng hắn còn cách xa gốc cây đến chục bộ mà đã giết được một người. Sự hỗnloạn sau đó thật cùng cực. Đồ chúng Hoa Sơn từ trong các chỗ nấp xông ra kêu ơi ới. Gươm, giáo, đao, côn, móc, chùy ...đủ loại vũ khí tua tủanhư lông nhím.

Trong màn đem đen như mực loãng, những bóng người chạy ngang dọc va chạm vào nhau, gọi tên Thạch Đạt Lang chửi bới om sòm và hô hoán chớ để hắnthoát. Nhưng không ai biết Thạch Đạt Lang đứng đâu và tại sao hắn lại có mặt ở ngay bên gốc thông mà không qua ba đường sơn đạo.

Giữa cảnh hỗn loạn, bỗng nghe tiếng sang sảng:

- Ta là Thạch Điền Đạt Lang ở Miyamoto ...

Mọi người khựng lại, quay nhìn về phía tiếng nói:

- Ta đến theo lời giao ước tại xóm Liễu. Truyền nhân Hoa Sơn, hãy cẩnthận ! Ta đi một mình, các ngươi muốn giao đấu từng người hay cả phái,ta bất chấp ...

Đồ chúng Hoa Sơn ngạc nhiên, không ngờ Thạch Đạt Lang liều lĩnh đến thế. Lời thách thức của hắn quả nhiên hợp cách. Nhưng sự ngạc nhiên của họkhông lâu. Thạch Đạt Lang vừa dứt lời, hai mũi tên đã bay vụt về phíahắn. Kiếm vung lên. Những mũi tên bị gãy đôi, bắn tung rớt xuống đất.

Tiếng thét xung trận của môn đệ Hoa Sơn vang lên như sấm động. Tuệ Tâmrun cầm cập chạy đến nép sát vào gốc thông già, vạt áo trắng lộ ra trong đêm tối.

- Thân phụ ! Thân phụ !

Tiếng kêu sợ hãi của cậu bé khiến Hoa Sơn Cảnh Môn hoảng hốt. Ông sựcnghĩ ra chỗ sơ hở của mình, chạy đến bên con nhưng không kịp nữa. BóngThạch Đạt Lang đã sà đến trước. Ánh thép lóe lên chém vẹt lớp vỏ thôngcùng với thủ cấp của tân chưởng môn Hoa Sơn lăn lông lốc trên mặt đất.

Cảnh Môn tái mặt, rống lên như chính ông vừa bị thương, tiếng kêu đau đớn xé ruột. Ông phóng kiếm vào ngực Thạch Đạt Lang:

- Súc sinh ! Mày nỡ tàn nhẫn ...

Lời Cảnh Môn chưa dứt, đường kiếm Thạch Đạt Lang thuận chiều đã hớtngược lên, tiện đứt luôn cánh tay phải và nửa mặt của ông. Cảnh Môn phục xuống, máu phun như tưới vào áo Thạch Đạt Lang. Đồ chúng Hoa Sơn la hét vang rền, vừa kinh hãi vừa phẫn nộ, nhất tề xông vào, giáo đâm, đaochém, côn phạt không còn kể gì chiêu thức và lề lối võ lâm nữa.

Nhìn cuộc giao tranh mới thấy Thạch Đạt Lang ghê gớm. Bị bao vây, hắnkhông tỏ vẻ gì luống cuống, trái lại như hổ dữ giữa đàn dê, một mình một kiếm tung hoành, ánh thép của hắn loang loáng vung đến đâu xác ngườingã đến đó, đầu giáo, đầu côn bị tiện đứt rơi lả tả.

- Cung thủ đâu ! Bắn đi ! Bắn đi !

- Đừng bắn. Gần quá, trúng anh em mất !

Một đồ tử Hoa Sơn lẩn ra phía sau Thạch Đạt Lang, dùng trường thương đâm vào lưng hắn. Nghe tiếng vù, mũi thương chưa tới đích, Thạch Đạt Langđã nghiêng mình tránh kịp, bắt cây thương kéo giật về phía trước. Ngườicầm thương ngã chúi vào một đệ tử khác. Thuận tay, Thạch Đạt Lang thétmột tiếng lớn chém luôn cả hai, kẻ từ bả vai xẻ đến rốn, kẻ mất luôncánh tay cầm thương, ngã chồng lên nhau giẫy đành đạch. Số còn lại kinhhoảng, đánh dứ vài chiêu rồi nới lỏng vòng vây, kêu gọi đồng bọn dướichân núi lên tiếp sức.

Gốc cổ tùng ở đó đã lâu ngày, có đến vài thế kỷ. Vỏ thông xù xì, cànhthông rậm rạp đã chứng kiến nhiều cuộc giao tranh ghê rợn, kể cả lầntriệt thoái đẫm máu của đoàn quân tướng Đông Điền Dã Hạc từ cổ thànhKyoto lên phương bắc và những trận hạ sơn của phái tăng lữ Hồ Phong làmáp lực với hoàng gia; nhưng chưa bao giờ thấy một cuộc tranh sống quyếtliệt và dã man như lần này. Không biết có phải mùi máu tanh và xươngthịt của người chết đã đổ ra thấm xuống gốc tùng làm cho nó xanh tốt hay không mà nó run lên như được ngửi mùi quen thuộc. Cành cổ tùng xao động rì rào, đổ lên xác kẻ chết và vai người sống những giọt sương mai lạnhbuốt.

Thạch Đạt Lang dựa lưng vào gốc tùng. Dưới chân hắn, xác người, cánhtay, mảnh sọ còn dính tóc cùng với những đoạn binh khí gãy lẫn lộn. Áoquần hắn loang lổ những máu, mồ hôi trộn với máu làm ngón tay hắn nhớpnháp.

Thân cây tùng già to đến ba bốn người ôm không xuể là một lá mộc tốtchắn cho hắn phía sau lưng nhưng không phải là chỗ thủ thế lâu dài. Địch thủ có cung tên. Một kẻ dùng hỏa khí đã bị diệt, nhưng biết đâu khôngcòn những tên khác nữa.

Thạch Đạt Lang thấy phương cách hiệu quả hơn hết vẫn là lối đánh xáp lácà, tìm chỗ nhược của địch tấn công vào, rồi khi vòng vây bị phá vỡ sẽdo lối ấy mà thoát. Sức người có hạn, hắn không thể cứ đơn độc cầm cựvới chiến thuật xa luân cho đến khi trời sáng.

Tiếng người ồn ào càng lúc càng gần. Đồ chúng Hoa Sơn dưới chân núi leolên mỗi lúc một đông, ánh đuốc lập lòe sau những bụi cây thưa lá.

Thạch Đạt Lang giữ vững tay kiếm, mắt như mắt vọ, bao quát khắp vùng đồi trước mặt. Không một ý đồ nào của địch thủ qua được mắt hắn, nhưngtrong óc, hắn đương lượng giá sự cường nhược của các địch thủ ở gần.

- Gốc cổ tùng ! Gốc cổ tùng ! Nó đứng đó.

Một tiếng nổ chát chúa. Ánh lửa lóe ra trong đêm tối, tiếp theo là vậtgì đụng mạnh vào thân cây kêu đánh “phụp”. Viên đạn hỏa mai ghim vào vỏcây chỉ cách đầu hắn chừng hơn tấc.

Tóc dựng đứng, thét lên một tiếng ghê rợn, Thạch Đạt Lang như ngọn cuồng phong nhảy đến sát bên một đệ tử Hoa Sơn gần nhất. Gã kinh hoảng, giậtlùi né tránh nhưng chậm quá. Lưỡi gươm Thạch Đạt Lang đã đâm suốt quabụng gã. Rút gươm ra, Thạch Đạt Lang phóng chạy. Tiếng la hét đuổi theo:

- Anh em ! Chớ để nó thoát ! Nó bị thương rồi ! Nó bị thương rồi !

Thực ra Thạch Đạt Lang chưa bị vết thương nào trầm trọng, nhưng dưới ánh sáng vừng đông vừa rạng, trông hắn ghê gớm quá. Máu bê bết khắp mình.Mặt hắn chỗ đỏ chỗ đen nhem nhuốc, chiếc khăn bịt đầu không còn màu vàng nguyên thủy mà đỏ sẫm.

Hắn chạy theo hình chữ chi để tránh đạn và tên, đồ chúng Hoa Sơn tưởnghắn trúng thương, say máu không giữ nổi thăng bằng nữa. Đến ngã ba, gặptoán phục kích đổ lên, toán sau ập tới, như một con thú nguy hiểm bị dồn vào góc rừng, Thạch Đạt Lang gầm lên. Bản năng tự vệ nổi dậy, mắt rựcđỏ màu hổ phách, hắn vung kiếm đâm hữu phạt tả, đem hết khả năng bảotoàn sinh mạng.

Thạch Đạt Lang sử dụng kiếm khác hẳn với các kiếm sĩ đương thời. Phầnlớn trong kiếm thuật bấy giờ, nếu lưỡi kiếm chém hụt, tất cả uy lực củachiêu kiếm bị mất vào quãng không và người dùng kiếm phải rút kiếm về,bắt đầu một chiêu khác. Dù nhanh đến đâu đi nữa, sự rút kiếm về như vậycũng mất thời gian và cả uy lực của chiêu kiếm trước coi như mất hết.Thạch Đạt Lang trái lại đã không rút kiếm về. Hắn tiếp tục sử dụng uylực của chiêu nọ tiếp chiêu kia, liên tu bất tận dù cả khi kiếm trúngđích. Lẽ dĩ nhiên dụng kiếm như thế phải có công lực hết sức dồi dào,lưỡi kiếm sắc bén, chặt xương như gọt khoai vậy. Cho nên trong trận giao tranh hiện nay, đường kiếm của Thạch Đạt Lang như hai vệt sáng đannhau, hay nói khác đi như hai lá thông nối đầu với nhau vậy. Cách biếnchiêu của hắn cũng thần tốc và dũng mãnh lạ kỳ, hắn đã tự phát minh vàkhai triển khi ở trong rừng nhìn những lá thông cuồn cuộn trong một trận cuồng phong, đâm vào đầu và mặt hắn.

Lối sử kiếm này chẳng theo chiêu thức nào nhất định, không thuộc trườngphái nào nên không ai biết và dĩ nhiên chẳng được coi là chính thống.Nhưng chính thống hay không, Thạch Đạt Lang không cần, miễn nó nhanh vàhữu hiệu. Quả vậy, trong trường hợp một mình phải chống với số đông, lối sử kiếm của Thạch Đạt Lang thật vô địch.

Đồ chúng Hoa Sơn kể cả những cao thủ của môn phái, không rõ điều đó, cứlăn xả vào và trở thành mồi ngon cho lưỡi gươm của Thạch Đạt Lang.

Thấy địch thủ quá dũng mãnh, Ưng Đằng, một trong bảy cột trụ còn lại của Hoa Sơn phái, thận trọng hơn, huy động đệ tử dàn thành thế trận. Ông đã có chủ ý:

vô hiệu hóa những đường gươm tàn độc của Thạch Đạt Lang bằng cách dùngtrường thương giữ cho hắn ở xa. Dưới ánh sáng của vầng đông càng lúccàng rạng, hắn sẽ trở thành cái bia dễ dàng cho súng hỏa mai và cung nỏ.

Không rõ Thạch Đạt Lang có biết ý ấy không, nhưng hắn đã không rơi vào bẫy.

Đường gươm dũng mãnh của Thạch Đạt Lang rít lên vù vù, tiện đứt đầu các cây thương ở gần, gọn gàng như chém chuối.

Không đầy chớp mắt, hắn đã phạt ngang hạ bàn một đệ tử Hoa Sơn rồi hươingược kiếm chém vào ngực Ưng Đằng. Ưng Đằng kịp thời ngửa mình ra sautránh khỏi, nhưng cũng bị rách áo. Ông phóng chiêu phản kích liền, nhằmvào bụng Thạch Đạt Lang hy vọng hắn sẽ phải thu kiếm về. Không ngờ Thạch Đạt Lang khi chiến đấu, cực kỳ liều lĩnh và vì hắn không học trườngphái nào nên chỉ tùy cơ ứng phó. Khi mũi gươm đến gần, Thạch Đạt Langthót bụng nghiêng mình né tránh rồi xoay người đưa ngược lưỡi kiếm củahắn vào gáy Ưng Đằng. Biến chiêu hết sức mau lẹ và chính xác:

lưỡi kiếm xuyên qua gáy lão cao thủ Hoa Sơn, lòi ra đằng trước đến mộttấc. Ưng Đằng không thốt được lời nào, ngã sấp. Thạch Đạt Lang rút kiếmra, máu tuôn có vòi.

Sự kinh hoàng gần như làm tê liệt những đệ tử còn lại. Nhân cơ hội,Thạch Đạt Lang xông vào chém giết không tiếc tay, mở đường máu nhằmthoát khỏi vòng vây. Xác đồ chúng Hoa Sơn chết nằm la liệt trên đồi cỏ,máu loang thành vũng. Bóng Thạch Đạt Lang vùn vụt chạy xuống dốc khi ẩnkhi hiện, nhấp nhô sau những hòn quái thạch hai bên sơn đạo.

Đao, thương phóng theo, tiếng reo hò dậy đất lẫn với những tiếng kêu rên của kẻ sắp chết gây thành cảnh tàn bạo, hỗn độn và bi thương vô tả.

- Thạch Đạt Lang ! Đồ súc sinh hèn nhát !

- Thằng du đãng khốn kiếp kia ! Hãy quay trở lại ! Chúng ta không để mày trốn thoát.

Mặc ! Thạch Đạt Lang cứ chạy. Dường như hắn không lưu ý gì đến những lời nguyền rủa, chỉ mong ra khỏi chỗ nguy hiểm này. Cuộc chiến càng kéo dài càng bất lợi cho hắn.

Về phương đông, trời đã sáng hẳn. Tay hắn nhớp nháp những máu tanh nồng, hắn vừa chạy vừa đổi tay kiếm, lau vào vạt áo ngoài trên đó máu với ócnhuộm loang lổ từng mảng cứng như da trâu và đỏ sẫm.

Thình lình, một toán đệ tử Hoa Sơn có đến hai chục người mặt mũi nhemnhuốc dưới lớp bùn hóa trang, từ chỗ mai phục nhô lên, hò hét. Thạch Đạt Lang đã thấm mệt.

Hắn muốn tránh đám đông giận dữ ấy nhưng không lối thoát. Bên phải làvực sâu, bên trái là vách đá trơ trọi, đằng sau địch quân đuổi gần tới.Những tiếng la “Giết ! Giết !”, tiếng chân rậm rịch dội vào vách đá vang động đồi núi.

Bị dồn vào tuyệt lộ, Thạch Đạt Lang nhất quyết bán đắt sinh mạng. Thầnchết là kẻ đồng hành với người kiếm sĩ. Câu ấy đối với hắn không lúc nào có nghĩa hơn lúc này.

Hắn nhảy đến ẩn vào bóng tối một tảng đá lớn.

Khi đồ chúng Hoa Sơn từ trên sườn đồi đổ xuống tiếp sức được với toán ởchân núi chạy lên thì không còn thấy Thạch Đạt Lang đâu nữa.

- Không lý gì thằng súc sinh ấy biến mất. Nó chỉ trốn đâu đây thôi ! Anh em hãy lục tìm cho kỹ.

- Bèn chia nhau thành từng bọn dùng giáo và chĩa ba đâm vào các bụi rậm.

- Thạch Đạt Lang ! Mày ở đâu ? Đồ hèn nhát ! Chuột nhắt !

Vù một cái, một bóng người từ sau tảng đá nhảy ra, như chớp xẹt, lưỡi gươm chém bay đầu một tên cầm giáo.

Cả bọn thất kinh, không thể tưởng tượng Thạch Đạt Lang lại có thể xuấtthủ nhanh như thế. Nhưng độc đạo chật hẹp, vực sâu hiểm trở, Thạch ĐạtLang khó thi triển kiếm pháp mà địch thủ của hắn cũng khó lợi dụng sốđông áp đảo hắn được.

Như cá lội ngược dòng nước, Thạch Đạt Lang tiến một cách khó khăn. Đường kiếm hắn bây giờ thu nhiều hơn công. Phóng xong một chiêu, trúng haykhông hắn cũng lui về thế thủ. Có những đồ tử Hoa Sơn hoặc sơ hở hoặcvụng về để mất thăng bằng, có thể là mồi ngon của Thạch Đạt Lang mà hắncũng không giết. Phần lớn địch thủ của Thạch Đạt Lang sử dụng trườngthương, ước lượng tầm chính xác của mũi gươm thì dễ chứ mũi thương thìkhó. Hắn không dám khinh địch.

Thạch Đạt Lang lùi dần, không biết vì chủ ý hay vì mệt mỏi. Hơi thở hắnnhanh, sắc mặt hơi tái. Những đường gươm của hắn cũng không còn uy mãnhnhư trước.

Đồ chúng Hoa Sơn gia tăng áp lực. Càng lúc số người bao vây Thạch ĐạtLang càng đông, nhưng không ai dám đến gần. Họ mong hắn vấp rễ cây haytảng đá ngã ra là xông lại.

Dưới chân đồi có tiếng ngựa hí, lừa kêu he he. Dân chúng đã bắt đầu mộtngày sinh hoạt mới, thồ vật dụng và nông phẩm từ các làng lân cận đến Cổ Thành đổi bán.

Họ tụ tập đằng xa, thấy đánh nhau, nghểnh mặt nhìn lên vừa kinh hãi vừa tò mò bàn tán.

Chỉ trong mấy khắc giao tranh, hình dáng bề ngoài của Thạch Đạt Lang đãbiến đổi. Khăn buộc đầu và tóc hắn bê bết máu, mồ hôi. Quần áo loang lổbùn đất, máu từng mảng khô đen đóng cứng. Lông mày dựng ngược, mắt đỏnhư than hồng, trông chẳng khác gì một con quỷ dữ vừa từ địa ngục trồilên. Hắn thở hổn hển, thân áo phía trước rách toang để lộ bộ ngực trầnphập phồng như thổi bễ.

Trong cơn nguy cấp, Thạch Đạt Lang rút đoản kiếm. Đoản kiếm trong taytrái ngang tầm mắt, trường kiếm trong tay phải chênh chếch dưới bụng.Hắn dùng đoản kiếm phóng ra những hư chiêu để đối phương bối rối rồidùng trường kiếm đâm tới hoặc phạt ngang. Kết quả không mấy khi khôngđạt được:

địch thủ thường bị tiện đứt đùi hay bị đâm thủng bụng. Kỹ thuật phối hợp song kiếm này Thạch Đạt Lang về sau có hoàn chỉnh và chú thích rất cặnkẽ trong cuốn Ngũ Đại Kỳ Thư, “cách dùng song kiếm chống số đông khi bịbao vây”, nhưng bây giờ hắn chỉ áp dụng nó vì bản năng tự vệ.

Theo những tiêu chuẩn về kiếm thuật, Thạch Đạt Lang không phải là taysành kiếm học. Trường phái, truyền thống, hay lý thuyết gì gì ...hắncũng mặc kệ. Trong cuộc giao tranh mà sinh mệnh như ngàn cân treo sợitóc này, hắn phải chiến đấu một cách thực tiễn. Thắng đã, rồi lý thuyếtsau !

Từ dưới chân đồi vẳng lên nhiều tiếng la ó, những câu khích lệ và những lời giục hắn chạy trốn.

- Chạy đi ! Chạy đi ! Chạy không trễ mất ! Trễ là toi mạng.

- Tên kia ! Chiến đấu đơn độc như thế có lợi ích gì ? Chết vô ích !

Những lời ấy theo gió thoảng đưa lên, nhưng Thạch Đạt Lang dường nhưkhông nghe thấy. Núi có đổ, trời có sập cũng thế thôi, hắn chẳng quantâm. Điều hắn quan tâm là một bãi lau hắn vừa thấy ở cách chỗ hắn đứngchừng hơn trượng.

Bãi lau cao hơn đầu người nhiều, trải dài đến tận khe núi bên một khurừng già, có thể dùng làm đường rút an toàn được. Thạch Đạt Lang múa tít song kiếm. Đồ chúng Hoa Sơn e dè, nới giãn vòng vây. Hắn nhảy lui, tiến tới, giương đông kích tây, cốt làm cho địch nghi ngờ không rõ chủ ý của hắn. Đến gần bãi lau, đột nhiên Thạch Đạt Lang nhảy xuống triền núinhanh như một con lợn rừng tháo chạy.

Ba bốn đệ tử Hoa Sơn đuổi theo, phóng thương vùn vụt. Thạch Đạt Lang vẫn chạy như bay, chẳng mấy chốc đã lẩn vào bãi lau mất dạng.

Đồ chúng Hoa Sơn đứng trên sơn đạo hô hoán chửi rủa rầm trời.

- Nó còn ở đó ! Anh em, bao vây nó !

- Không ! Nó chạy rồi ! Kia kìa !

Mọi người chỉ trỏ một bóng đen xa xa đang rảo bước bên hàng cây. Khôngai biết chắc có phải đấy là Thạch Đạt Lang không và cũng không ai dámnhảy xuống khu rừng lau lục soát để tìm hắn cả.

Trời đã sáng rõ. Một buổi sáng đẹp trời cũng như những buổi sáng khác.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.