Gia Tĩnh giận rồi, ông ta đứng bật dậy từ giường bát quái:
- Trẫm còn định giữ hắn lại ăn tết nữa cơ.
Gần như chỉ thẳng vào mặt Nghiêm Tung mà chửi:
- Ngươi không cần thể diện, chẳng lẽ cũng muốn trẫm không có thể diện.
Lời như sét đánh, làm Nghiêm Tung ngã lăn ra đất, quỳ xuống dập đầu.
Gia Tĩnh như con sư tử nổi giận, ánh mắt quét qua mặt các thành viên nội các, rít lên:
- Còn các ngươi? Cũng chuẩn bị mời Thát Tử ăn sủi cảo rồi mới đi à?
Khi ánh mắt ông ta dừng trên người Từ Giai, kẻ luôn kín tiếng khiêm nhường như cái đuôi theo đít thủ phủ, đột nhiên lên tiếng:
- Chủ nhục thần chết, thần nguyện chia sẽ lo lắng vì quân phụ.
Gia Tĩnh ánh mắt tản mác đột nhiên lóe lên sánh sao, gật đầu tán thưởng với Từ Giai, rồi đổi sang bộ mặt lạnh lùng nói với Nghiêm Tung:
- Thứ phụ có giác ngộ như thê, thủ phủ như ngươi không thấy hổ thẹn à?
Nghiêm Tung lòng không giấu nổi kinh ngạc, nghiêng đầu nhìn Từ Giai th nhiên như không, ông ta rốt cuộc phát hiện ra, đây không phải là một con cừu , mà là một con sói đội lốt cừu, là soi ăn thịt người. Mặc dù ở quốc gia đại sự, lão ta xưa nay né được thì né, đẩy được thì đẩy, nhưng chạm vào quyền thế cá nhân, Nghiêm các lão giống như con hổ, há cái miệng đỏ lòm ra đánh trả một cách mãnh liệt nhất.
Quả nhiên quay về nghề sở trường đấu tranh chính trị, Nghiêm Tung trấn tĩnh lại, lão ta bình tĩnh đáp:
- Thần sớm đã hiến dâng tấn cả cho bệ hạ rồi.
Lời này không phải hạng mặt trơ trắng bóng thì không nói ra được, Gia Tĩnh quả nhiên bị chọc cười, đá vờ ông ta một cái:
- Cái lão chó già này.
Hoàng đế bớt giận, quay về giường bát quái ngồi xuống, nhìn thấy bản quốc thư kia, sắc mặt lại trầm xuống, ném nó xuống dưới chân các viên quan, hậm hực nói:
- Cái thứ này phải làm sao đây?
Nghiêm Tung mặt lạnh tanh nhìn Từ Giai, trầm giọng nói:
- Đây là chuyện của lễ bộ.
Từ Giai kiêm lễ bộ thượng thứ, nói cách khác, đây là chuyện của Từ Giải.
Các vị đại học sĩ khác trong điện thầm nhủ :" Mẹ ơi, quả nhiên là không thể tùy tiện chơi nổi mà không xúc phạm tới Nghiêm đại lão." Bọn họ đều là lão già lọc lõi chốn quan trương, tất nhiên có thể cảm nhận được trong câu nói bình thản này của Nghiêm Trung, ẩm chưa sát khí không thể hóa giải.
Từ Giai hiện giờ có hai lựa chọn, từ chối nhận lấy công việc này, như thế, chút ấn tượng tốt trong lòng bệ hạ sẽ không còn lại cái gì, hơn nữa còn lưu lại trong lòng bệ hạ ấn tượng thiếu kinh nghiệm, thiếu trách nhiệm. Một khi không được hoàng đế coi trọng, nhất định sẽ bị Nghiêm các lão nuốt chửng.
Cho nên Từ Giai phải nhận lấy, tiếp đó lại có hai lựa chọn. Đáp ứng hay không đáp ứng yêu cầu của Yêm Đáp. Nhưng bất kể là lựa chọn cái nào, ông ta đều không thoát khỏi vận mệnh bi thảm. Nếu không đáp ứng, sẽ thành người phụ trách kết quả trận chiến này, nếu đánh thắng được thì mọi người còn ở đây thảo luận vấn đề thông thương sao, trực tiếp vác gậy đi trợ uy rồi.
Cho nên xem ra Từ Giai chỉ có cách nhận lấy và đàm phán hóa bình thôi, thế mới đuổi Yêm Đáp đi được, chia sẻ ưu phiền cho hoàng đế, nhưng thành sự sỉ nhục của Đại Minh. Trách nhiệm này không thể để hoàng đế gánh chịu phải không, cho nên đợi qua một thời gian, sẽ đẩy hết trách nhiệm lên người Từ Giai, khiến ông ta thân bại danh liệt để biểu thị phẫn hận với tên giặc bán nước.
Trong mắt các thành viên nội các khác, Từ các lão đã không còn lựa chọn nào khác, chỉ có thể làm một bô nước tiểu bị người ta dùng xong rồi tránh xa thôi. Trong chớp mắt, bọn họ càng thêm sợ hãi Nghiêm Tung, thậm chí có người còn hạ quyết định, đợi trở về lập tức đi bái Nghiêm các lão làm cha nuôi.
Có câu kiếm sắc không cần mũi nhọn, phải trải qua vô số kinh nghiệm hãm hãi đồng liêu thì mới có được trình độ này. Hơn nữa phải có nhận thức sâu sức về tính hư vinh ích kỷ, trở mặt vô tình của Gia Tĩnh, mới có thể trong thời gian ngắn tung ra một chiêu như thế.
Nghiêm Tung mắt đầy hi vọng nhìn Từ Giao, nhưng trong mắt lại ánh lên vẻ mèo vườn chuột, lão ta đang đầy khoái trá đợi Từ Giai tự nhảy xuống hố. Thậm chí lão ta còn có thể đoán ra sự sự hãi của ba thành viên nội các khác. Không khỏi thầm đắc ý :" Hổ không ra uy, lại tưởng mèo bệnh? Để lão phu giết con gà Từ Giai, để dọa khỉ toàn thiên hạ."
Từ Giai quả nhiên im lặng, nhưng trước khi hoàng đế lộ vẻ mất kiên nhẫn, ông ta liền quyết định:
- Nghiêm các lão nói đúng, vi thần là Lễ bộ Thượng thư, tất nhiên phải gánh trách nhiệm.
Nghiêm Tung không nhịn được cười, ba vị khác thở dài, bọn họ mặc dù yếu đuối vô dụng, nhưng tốt xấu gì vẫn phân rõ đúng sai, tất nhiên biết trong chuyện này Nghiêm Tung là gian, Từ Giai là trung. Giống như trước kia trong triều Gia Tĩnh, gian lại thắng trung rồi.
Gia Tĩnh lại chẳng thèm biết tâm tư của họ, ông ta chỉ muốn nhanh giải quyết vấn đề, đừng có mất mặt nữa, cho nên hỏi đầy kỳ vọng:
- Khanh có biện pháp không?
Từ Giai gật đầu chậm rãi mà kiên định:
- Vi thần cho rằng, A Lặc Thản Hãn dừng chân ở Thông Châu, tức là hắn khó định đoạt giữa chiến và hòa.
Một câu nói khôn khéo, đem mâu thuẫn của hoàng đế biến thành của Yêm Đáp, tức thì Gia Tĩnh long nhãn hớn hở, gật đầu nói:
- Đúng thế, đúng thế.
Từ Giải Tiếp tục nói:
- Cho nên ngu kiến của thần là đối đãi với việc này, chiến không phải là lựa chọn tốt nhất, hòa cũng không phải là lựa chọn tốt nhất.
- Vậy thì phải làm sao?
Hoàng đế ngứa ngáy nói.
- Kéo dài.
Từ Giai trầm ổn nói:
- Chỉ cần kéo dài được một thời gina, đợi đại quân cần vương tới, A Lặc Thản Hãn sẽ sinh lòng hoảng sợ, không đánh mà chạy.
Tới đó chắp tay:
- Khi ấy quyền chủ động nằm trong tay bệ hạ, bệ hạ có thể hỏi A Lặc Thản Hản, ngươi rốt cuộc muốn chiến hay hòa?
Gia Tĩnh hoàng đế bị ông ta nói cho cõi lòng sung sướng, đứng thẳng dậy:
- Vậy sao làm được?
Từ Giai thong thả khom lưng, nhặt bản quốc thư bị Gia Tĩnh coi là sỉ nhục lên, bình tĩnh nói:
- Đáp án chính là ở đây.
Ông ta gải thích:
- Dựa theo thông lệ, quốc thư phải có văn tự chung của hai nước, nhưng hiện giờ ở đây chỉ có chữ Hán không có chứ Mông.
- Thế chẳng phải tốt sao?
Gia Tĩnh không hiểu ra sao.
- Đại Minh ta là đất nước lễ nghị.
Từ Giai nói trang trọng:
- Tuyệt đối không cho phép xuất hiện sơ sót này, cho nên phải nói với sư giả của A Lặc Thản Hãn, chúng ta chỉ thừa nhận quốc thư có hai chữ Hán Mông.
Gia Tĩnh chợt hiểu ra:
- Đúng thế, hắn ta phải về lấy một bản quốc thư khác, như thế sẽ trì hoãn ít nhất ba ngày, bộ đội ở gần có thể tới kịp.
- Bệ hạ anh minh.
Kỳ thực Từ Giai cố ý không nói ra kết luận, mà là đợi hoàng đế đưa ra đáp án, tất nhiên là lấy lòng hoàng đế. Có thể bình tĩnh như thế vào lúc này, cho thấy Từ các lão thâm tàng bất lộ đáng sợ ra sao!
Nghiêm Tung lần đầu tiên nhìn thẳng vào người hậu bối này, lão ta phát hiện mình trước kia đánh gí thấp nghiêm trong cấp phó này.
Từ Giai ít hơn Nghiêm Tung hai mươi ba tuổi, cho nên Nghiêm Tung luốn lấy thái độ bề trên, cho rằng Từ Giai từ kinh nghiệm hay tư cách đều kém xa mình. Nhưng nếu lật lý lích hai người ra xem, sẽ kinh ngạc phát hiện, hai người kỳ thực xuân lan thu cúc không ai hơn ai...
Từ Giai, sinh năm Hoằng Trì thứ mười sáu, thần đồng, hai mốt tuổi trúng thám hoa, cuộc sống đắc ý chưa bắt đầu vì dũng cảm lên tiếng mà đắc tội đương thời, bị đầy tới phủ Duyên Bình Phúc Kiến làm quan năm năm liền. Cuối cùng vì thủ phụ kia rớt đài, kiêm thàn tích nổi bật, được làm đồng chi Hoàng Châu phủ Hồ Quảng. Nhưng vận số đến thì không kháng cự được, chưa kịp nhập chức đã được làm Chiết Giang học chính, rồi Giang Tây án sát phó sứ, gần như đi hết các tỉnh phương nam một vòng, lúc này mới về kinh thành nhậm chức lại bộ thị lang, lễ bộ thượng thư, cuối cùng là vào nội các, thành thứ phụ. Trừ vì phụ thân nghỉ tang ba năm, ông ta tổng cộng làm quan hai mươi bảy năm, quan trong hơn nữa là trai qua hết các nha môn từ địa phương lên trung ương, có nền móng sâu dầy.
Lại xem Nghiêm Tung, thái cực hoàn toàn khác với Từ Giai, lão ta mặc dù cũng là thiên tài, nhưng vì chịu tang cha mà lỡ khoa cử ba năm, nên hai bảy tuổi mới trúng hạng hai nhị giáp, dù không vinh quang như Thám Hoa của Từ Giai, nhưng là cấp bậc cực tốt rồi. Chính khi lão ta định thực hiện hoài bão thì mẫu thân qua đời. Nghiêm Tung là đứa con cực kỳ hiếu thuận, người khác thủ hiếu mẫu thân hai bảy tháng, lão ta thủ hiếu đúng bảy năm. Sau đó vừa phục chức gặp đúng loạn Ninh Vương, xui xẻo bị phái đi truyền chỉ. Phải nói Nghiêm các lão xưa nay nhát gan, lão ta không ngờ nhờ người xin nghỉ phép, về nhà tiếp tục nghỉ phép, tới tận khi Chính Đức chết rồi, lão ta mới lại xuất hiện, đưa tới viện hàn lâm Nam Minh uống trà.
Nếu như chẳng phải vì đại lễ nghị khiến vô số quan viên ngã ngựa, triều đình xào bài lại, nếu như không phải vì Quế Ngạc là đồng hương kiêm thượng cấp của lão ta, thì lão ta bị ghẻ lạnh ở Nam Kinh cả đời, sau đó nghỉ hưu trong nghèo túng. Nhưng hiện giờ lão ta thăng liền ba cấp làm tế tửu quốc tử giám, sau đó làm lễ bộ hữu thị lang, Nam Kinh lễ bộ thượng thư, lại bộ thượng thư, lễ bộ thượng thư, nhập nội các .. Tính ra thực sự làm quan cũng chỉ ba mươi năm.. Nếu như bỏ đi thời gian mấy năm tu sửa Tống Sử, khó nói so với Từ Giai ai làm quan lâu hơn.
Mặc dù từ thời gian không thể lấy làm tiêu chuẩn đong đếm năng lực của một người, nhưng Từ Giai vượt qua thời gian dài gập ghềnh , mài bản thân thành Ỷ Thiên Kiếm giấu trong hộp, đủ tư cách để đấu với Đồ Long Đao hiệu lệnh võ lâm Nghiêm Tung rồi.
Một chi tiết về Nghiêm Tung, mặc dù lão này cực kỳ tàn ác, nhưng hiếu thuận cha mẹ, còn thương vợ yêu vợ nổi tiếng, cưng chiều con hết mực. Có thể coi là con ngoan, chồng hiền, cha giỏi ....
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]