🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Hệ thống tìm kiếm một chút, nói: "Trong lịch sử có quy định lấy bạc đổi phục dịch, chỉ cần có tiền thì sẽ không phải đi."
Hai mắt Mãn Bảo sáng ngời, nói ý kiến này cho cha mẹ.
Chu lão đầu và Tiền thị đều không rõ tại sao bé ngủ xong một giấc liền biết điều này.
Chẳng qua, Chu lão đầu cảm thấy đứa bé này luôn thông minh, cho rằng bé tự mình nghĩ ra được, vì thế nói: "Nhà ta không có nhiều bạc như vậy, nhà ta là loại nhà có thể lấy bạc đổi phục dịch sao? Ngay cả nhà trưởng thôn cũng phải đi phục dịch."
Tiền thị càng cẩn thận giải thích rõ ràng cho Mãn Bảo: "Nghe nói tiền đổi một lần phục dịch có thể ngang với tiền cưới vợ, như nhà của chúng ta, muốn kiếm đủ một lần tiền cưới vợ đều phải tích ít nhất bốn đến năm năm. Còn ở thế hệ của cha con ấy, cho cha con cưới vợ phải tiêu pha tích trữ nửa đời."
Mãn Bảo nháy mắt bị dời lực chú ý, hé miệng cười, "Cha, hóa ra lúc người cưới mẹ đã tiêu hết tiền của ông bà nội ạ."
Mãn Bảo chưa từng thấy ông bà nội của bé, nhưng ngày lễ ngày tết, đặc biệt là tiết thanh minh, cha mẹ không ít lần nói về ông bà nội, theo lời cha bé nói, thì đây là tưởng niệm tổ tiên, chỉ khi con người nhớ kỹ tổ tiên của mình thì mới có thể không quên cội nguồn. Truyện chính ở ( TRÙMtruуện .м E )
Khoa Khoa thì nói, cái này gọi là giỗ tổ.
Gia đình giàu có sẽ ghi sự tích của tổ tiên vào bên trong gia phả, người đời sau chỉ cần mở gia phả liền có thể tìm được tổ tiên. Nhưng đa số người thường là thông qua tai miệng truyền sự tích của tổ tiên xuống.
Sự tích có thể cho vào gia phả hoặc người có thể cho vào gia phả không nhiều lắm.
Lúc Mãn Bảo nghe được lời này đã âm thầm hạ quyết tâm, chờ bé học được nhiều chữ hơn sẽ ghi sự tích của cha mẹ bé vào trong gia phả, như vậy cha mẹ bé chính là đời tổ tiên thứ nhất có sự tích ở nhà bọn họ.
Mãn Bảo thích nhất là nghe chuyện về tổ tiên, cho nên chống cằm đưa ánh mắt trông mong nhìn cha mẹ bé.
Tiền thị vừa thấy hai mắt bé tỏa sáng liền biết bé đang nghĩ gì, không nhịn được ấn vào mũi của bé một cái, cười nói: "Đúng vậy, chỉ là dù tiêu hết tiền để lễ hỏi cũng chẳng được bao nhiêu, mẹ con vừa vào cửa cũng phải trải qua những ngày tháng rất vất vả."
Chu lão đầu liền quay đầu sang chỗ bà mỉm cười lấy lòng.
Tiền thị đối mặt với đôi mắt lấp lánh của Mãn Bảo, cũng gợi lên một chút hồi ức, buồn bã nói: "Thật ra ngày tháng lúc đầu cũng có thể coi là tạm ổn, chỉ là vận khí không tốt, ta vừa mới hoài thai đại ca con chưa được mấy tháng, nhà ta đã bị trừu dịch. Đầu tiên là ông nội con đi ứng dịch, lúc ấy Huyện thái gia chọn ngày không tốt, vào ngay lúc xuân vội, ông nội con bị bệnh, cha con không ở nhà, ta phải vác bụng to xuống ruộng với bà nội con, cấy hết mạ trong nhà."
Chu lão đầu cũng không nhịn được nói: "Đa số người đi phục dịch lúc ấy đều mất nửa cái mạng, Huyện thái gia kia lại để mặc...... Ai ~"
Mãn Bảo rất tò mò, "Cha, các người phục dịch phải làm cái gì?"
"Đào đất, sửa thủy lợi, gia cố đê đập."
Bé có chút khó hiểu, "Còn mệt hơn làm việc nhà nông sao?"
"Cái này sao giống nhau được?" Chu lão đầu nói: "Mình làm việc trong nhà mình, thấy mệt thì nghỉ một chút, đói bụng thì vể nhà bổ sung vài miếng ăn, nắng to thì núp dưới bóng cây nghỉ ngơi, chờ nắng đỡ gắt thì lại xuống ruộng. Ở nhà, dù có nghèo mấy thì tốt xấu gì cũng được hớp nước, miếng bánh ăn, nhưng phục dịch thì lại không thể muốn thế nào thì được thế ấy."
Chu lão đầu nói: "Sáng sớm đã phải đi làm, còn không được quá tiếc sức, nếu là kéo dài công việc, roi của sai dịch sẽ quất xuống."
"Bữa sáng hằng ngày chỉ là một miếng bánh nhỏ, đừng nói mấy người lớn làm cu li như chúng ta, chính là đứa bé như con cũng ăn không đủ no, mọi người đều phải tự phải mang lương khô đi, cho vào cùng ăn. Nhưng cũng có người rất nghèo, lương khô mang đi không đủ dày, vậy chỉ có thể ăn ít một chút, bao nhiêu người chỉ vì bớt một ít này đã ngã xuống đê."
Theo suy nghĩ của Chu lão đầu, sở dĩ phục dịch luôn có người chết, chết do sinh hoạt mệt mỏi chỉ là một phần - mọi người cũng thiếu lần làm việc nặng nhọc, cái khác không nói, thời điểm gieo trồng thu hoạch vụ xuân vụ thu, vì tranh cướp cơ hội với ông trời, mọi người có ai lại chưa từng bị mệt?
Xét đến cùng, vẫn là do không thể nghỉ ngơi và ăn quá ít.
Cho dù bọn họ đi tranh thời cơ với ông trời, nhưng thời điểm ánh nắng gắt nhất kia cũng phải tránh đi, bổ sung đủ nước, lương thực trong nhà cũng cố gắng dành cho người xuống ruộng ăn.
Chu lão đầu nói xong, cúi đầu nhìn ánh mắt trong veo của con gái, ông lại cảm thấy không nói nên lời.
Vì thế vỗ đầu bé nói: "Đây là chuyện người lớn, bé con con vẫn nên đi trường học đi thôi."
Lúc Mãn Bảo cõng rương đựng sách đến trường học liền có chút sa sút tinh thần, bé cảm thấy huyện thái gia đúng là không tốt, nào có đạo lý bắt người làm việc lại không cho người ăn no?
Trước kia các ca ca của bé đi xây nhà cho người trong thôn, đều được cung cấp đồ ăn no.
Hôm qua nghỉ tắm gội Bạch Thiện Bảo được buông thả cả ngày, cho nên vô cùng vui vẻ, mẫu thân còn làm cho cậu bánh ngọt rất ngon, cậu cố ý giữ lại hai miếng cho Mãn Bảo.
Cậu đưa bánh ngọt cho Mãn Bảo, nói: "Kẹo nhà ngươi cũng rất ngon."
Sau đó đưa ánh mắt trông mong nhìn bé.
Mãn Bảo nhận lấy bánh ngọt ăn, bởi vì có tâm sự, cho nên không nghe ra ẩn ý của cậu, khẽ gật đầu có lệ.
Bạch Thiện Bảo thấy thế thì không vui, nhưng cậu lại không thể mở miệng đòi kẹo của Mãn Bảo, đành hỏi: "Ngươi nghĩ cái gì vậy, nghỉ tắm gội không vui sao?"
Mãn Bảo liền thở dài như người lớn nói: "Tam ca của ta phải đi phục dịch."
Đừng nhìn Bạch Thiện Bảo hiểu nhiều điều hơn Mãn Bảo, sách cũng đọc nhiều hơn Mãn Bảo, nhưng cậu thật đúng là không biết phục dịch là cái gì.
Vì thế cậu hỏi một câu, biết được phục dịch là nghĩa vụ của mỗi gia đình, cậu liền khẽ gãi đầu nhỏ hỏi: "Vậy ta cũng phải đi phục dịch sao?"
Mãn Bảo theo lẽ thường nói hẳn là: "Đương nhiên, nhà ngươi có mấy nam đinh?"
Bạch Thiện Bảo nói: "Chỉ có mỗi ta."
Mãn Bảo liền đồng tình nhìn cậu, "Vậy ngươi thật đáng thương, ngươi cũng phải đi phục dịch."
Bạch Thiện Bảo liền thấy hơi lo lắng, lại có chút hưng phấn, rất có một loại cảm giác rằng ta là người lớn, nhưng lại cảm thấy sợ hãi những thứ chưa biết.
Bạch Thiện Bảo nói: "Ta phải trở về hỏi bà nội ta đã."
Mãn Bảo chê, "Thế thì đến bao giờ, chúng ta hỏi tiên sinh đi. Tiên sinh biết nhiều thứ lắm."
Vì thế hai đứa trẻ liền đi hỏi Trang tiên sinh.
Trang tiên sinh không đoán được hai đứa trẻ lại chú ý nhiều như vậy, thế mà đã chú ý đến việc lao dịch. Ông nghĩ nghĩ, liền tống cổ hai đứa bé về lớp đọc sách, quyết định giữa trưa giải đáp cho bọn họ sau.
Hai đứa bé liền chạy về đọc sách.
Đến giữa trưa, Trang tiên sinh xách hai đứa bé vào trong viện vừa ăn cơm vừa mở lớp đặc biệt.
Nói đến lao dịch, vậy phải nói đến thuế má, nói đến xây dựng quốc gia, còn phải nói đến huyện lệnh chờ khảo sát chiến tích......
Đương nhiên, hai đứa trẻ còn nhỏ, Trang tiên sinh không nói máy móc theo sách vở, mà nêu ví dụ cho bọn họ nghe, "Quốc gia cũng giống như một gia đình lớn, các ngươi cũng là một thành viên trong gia đình, các ngươi ăn cơm, uống nước, mặc quần áo, ở nhà, có phải hay không đều cần có người làm việc, giúp các người nấu cơm, đun nước, mặc quần áo và xây nhà?"
Cái này rất đơn giản dễ hiểu, hai đứa trẻ liên tục gật đầu.
Trang tiên sinh liền vuốt râu cười nói: "Vậy có phải nên đưa tiền cho người làm những việc này không?"
Hai đứa trẻ tiếp tục gật đầu, đạo lý này bọn họ cũng hiểu.
Trang tiên sinh liền nói: "Đúng vậy, quốc gia cũng giống như thế, nó muốn có người làm việc, thì phải trả tiền, nhưng muốn trả tiền thì phải có tiền trước, cho nên chúng ta cần phải nộp thuế; nó còn phân phối tài nguyên, ví dụ như, nhà con lớn gặp nạn, nhà con thứ hai lại có nhiều lương, vậy là người làm mẫu thân, nàng phải lấy một ít lương thực từ nhà con thứ hai đưa cho đứa con lớn, để hắn vượt qua cửa ải khó khăn này trước......"
Trang tiên sinh bắt đầu nói đơn giản về cơ cấu quốc gia, những đoạn trước đều hơi giản lược, giảng đến chức vị huyện lệnh mới kỹ càng tỉ mỉ hơn chút, qua đó giảng thuế má, giảng lao dịch.
Mãn Bảo và Bạch Thiện Bảo nghe đến say sưa, rất nhanh quên mất thời gian.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.