Chương trước
Chương sau
Chỗ ven núi này có một lạch nước lớn vắt qua, chảy ngang qua trăm mẫu ruộng kia của Bạch lão gia, năm nay nhà hắn trồng lúa mạch vụ đông ngay hai bên lạch nước, tổng cộng hai mươi mẫu.

Ngoài hai mươi mẫu này thì ở đây toàn là cỏ dại, không có nhà nào khác trồng lúa mạch vụ đông ở đây. Bởi vì mấy mẫu ruộng tốt nhất ở đây đều là của Bạch lão gia rồi.

Cho nên cái lạch nước lớn này cũng là do Bạch lão gia tự bỏ rất nhiều tiền ra tu sửa, còn người trong thôn xuất lực, bởi vì lạch nước lớn này đào thẳng một đường từ bờ sông đến đây, ruộng đồng dọc lạch nước này đều được hưởng lợi rất lớn.

Bây giờ Mãn Bảo nhìn thấy lạch nước lớn này cũng rất vừa lòng.

Có lạch nước lớn này, làm gì cũng sẽ tiện hơn rất nhiều.

Muốn ba đứa trẻ đi dạo hết 120 mẫu đất cộng thêm một ngọn núi trong một khoảng thời gian ngắn như vậy là điều bất khả, vì thế bọn họ chỉ đứng trên một tảng đá Chu tứ lang chọn rồi đưa mắt nhìn ra xa.

Sau đó Chu tứ lang vẽ một cái vòng lớn, nói có lệ: "Đây, một mảnh này đều là của mấy đứa."

Ba đứa trẻ "Òa" một tiếng, bọn họ đã được thấy đồng ruộng rất nhiều lần, chẳng cần ra khỏi thôn cũng có thể thấy đồng ruộng, ra ngoài thôn càng nhiều, trong tầm mắt toàn là ruộng.

Nhưng đó đều không phải là ruộng của bọn họ, nhìn không có cảm giác gì, còn cả mảnh này bây giờ đều là của bọn họ.

Đôi mắt ba đứa trẻ sáng rực.

Mãn Bảo phất tay nói: "Mảnh này trồng cây đậu, mảnh này trồng lúa mạch, mảnh kia trồng lúa nước.."

Chu tứ lang:.

Bạch Thiện Bảo tỏ vẻ hoài nghi, "Không phải nói phải làm theo kế hoạch sao, ruộng năm trước đã trồng lúa mạch thì năm nay trồng câu đậu, còn ruộng năm trước trồng cây đậu thì có thể đổi sang trồng lúa mạch."

"Ừ nhỉ, ta quên mất, không sao, chúng ta còn nhiều thời gian, về nhà cứ từ từ lên kế hoạch."

Kiểu đề tài này Bạch nhị lang không xen mồm vào được, công việc chính của cậu chủ yếu là chân sai vặt.

Ví dụ như, trong một trăm mẫu đất nhà bọn họ, chỗ nào năm nay trồng lúa mạch, chỗ nào trồng cây đâu, cậu phải chạy vội đi hỏi mấy đứa ở trong nhà.

Sau một thời gian, một Bạch nhị lang vốn chẳng nhớ được bao nhiêu đứa ở trong nhà, giờ đi ra ngoài ruộng, thấy ai là có thể gọi ra tên người đó.

Đã rất lâu cậu không đi chơi với các bạn nhỏ rồi, trời thì lạnh, thế mà thỉnh thoảng cậu vẫn phải đi theo bọn Mãn Bảo chạy đến chỗ ven núi kia xem mấy mẫu ruộng mọc đầy cỏ dại.

Cậu thật sự không rõ chỗ đó có cái gì đáng xem, nhưng Bạch Thiện và Chu Mãn lại xem rất thích thú, thỉnh thoảng Chu Mãn còn muốn đào một ít đất mang về nhà.

Mang về nhà có tác dụng gì?



Dù sao ruộng này cũng bạc màu như vậy, chẳng nhẽ mang về nhà là có thể làm tăng độ phì của đất sao?

Không sai, đất Mãn Bảo mang về đúng là có tác dụng này đấy, bé đào mấy vốc đất về nhà để cho tiến sĩ D phân tích.

Tuy rằng quyển sách nông nghiệp này rất thông tục dễ hiểu, nhưng Mãn Bảo vẫn có rất nhiều vấn đề cần hỏi, đành phải hỏi lại tiến sĩ D.

Mấy câu hỏi này đương nhiên tiến sĩ D sẽ giao cho nghiên cứu sinh phía dưới, cho nên gần đây đều là nghiên cứu sinh dùng tài khoản của tiến sĩ D để liên lạc với Mãn Bảo.

Có vẻ quá trình nghiên cứu của tiến sĩ D không được thuận lợi lắm, vật mục tiêu mà Mãn Bảo bán cho nàng đã dùng gần hết rồi, cả mấy nắm đất phục linh sau đó nữa.

Nếu giờ nàng hỏi mua thêm phục linh của Mãn Bảo, thì đúng là Mãn Bảo không có để mà bán, nhưng đất phục linh lại còn rất nhiều.

Lúc Mãn Bảo làm giao dịch thì cực kỳ keo kiệt, tuy rằng bây giờ đất phục linh tạm thời chưa bán ra được, nhưng lần trước bé cũng chỉ trao đổi cho tiến sĩ D một nắm nhỏ thôi.

Phải biết rằng lúc trước bé tranh thủ lúc Chu tứ lang đào phục linh đã bốc không ít đất cho vào không gian, trong đó còn có nắm đất lẫn cả sợi nấm.

Gần đây tiến sĩ D và nghiên cứu sinh của nàng đều rất tận tâm giúp Mãn Bảo giải đáp những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, biết bé muốn làm một nông trang nhỏ, nghiên cứu sinh còn tỉ mỉ làm một bản kiến nghị quy hoạch cho bé.

Cho nên Mãn Bảo bèn tặng cho bọn họ một nắm đất nhỏ.

Nghiên cứu sinh mắt sắc phát hiện một sợi nấm trong nắm đất, vô cùng vui mừng.

Tiến sĩ D cũng rất vui, bây giờ nàng đã đoán được chút tính cách của vị Chu tiên sinh kia, biết đối phương ăn mềm không ăn cứng, vì thế cũng rất hào phóng tỏ vẻ có thể giúp bé cả những phương diện khác nữa.

Ví dụ như phân tích thành phần trong đất, để đưa ra kiến nghị cho phân bón.

Tiến sĩ D thông qua số liệu hiện có đoán được có thể thế giới của Mãn Bảo là một thế giới cực kỳ nguyên thủy, ở nơi đó, đừng có nghĩ đến đất giống hay dịch dinh dưỡng gì đó, chỉ sợ ngay cả phân hóa học và thuốc trừ sâu phổ biến ở thời cổ đại còn không có ấy.

Tiến sĩ D suy đoán chỗ bọn họ chỉ có phân nhà nông, theo ý nghĩa truyền thống chính là thải phân để bón cây trồng.

Những loại phân nhà nông như này đều chỉ có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu cho đất, nhưng cho dù là vậy thì cũng có mấy điểm quan trọng, ví dụ như có nhiều thứ làm tăng tốc độ hủ hóa thì hàm lượng Ni-tơ sẽ nhiều hơn..

Đương nhiên Mãn Bảo không hiểu cái này, không chỉ Mãn Bảo không hiểu, ngay đến Chu lão đầu trồng trọt nhiều năm còn không rõ sự khác biệt trong này.

Ông chỉ biết nếu đất không đủ màu mỡ, thì phải bón nhiều phân, nếu ngay cả phân cũng không có, thì phải trồng nhiều cây đậu, chăm bẵm thêm mấy năm.

Nhưng loại phương pháp này vừa tốn thời gian vừa tốn sức, bây giờ đã có biện pháp tốt hơn, đương nhiên Mãn Bảo sẽ tiếp nhận ý kiến của tiến sĩ D.

Cho nên lần nào xuống ruộng tuần tra bé cũng sẽ đào những mẫu đất bé cho là khác nhau để giao cho nghiên cứu sinh của tiến sĩ D xét nghiệm.



Hắn xét nghiệm xong không chỉ liệt kê ra được thành phần trong đất, còn sẽ nói được tỉ lệ ủ phân tương đối cho bé.

Mấy cái này ở trong mắt nghiên cứu sinh cũng phải chuyện gì khó nhằn, còn chẳng cần hắn phải nghiên cứu, cứ tra tư liệu là có hết.

Có mấy tài liệu ủ phân Mãn Bảo có thể tìm được, cũng có mấy cái không thể, nhưng cũng không khó, chỉ cần Mãn Bảo lại đưa cho đối phương một ít đất phục linh, nghiên cứu sinh sẽ thông qua số tài liệu ít ỏi Mãn Bảo cung cấp để tự điều chỉnh tỉ lệ điều chế cho bé.

Hai bên giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác vô cùng vui vẻ.

Mãn Bảo lười phí thời gian chép lại một lần, trực tiếp bảo Khoa Khoa in tỉ lệ điều chế này ra, ngày hôm sau mang cho Bạch Thiện Bảo xem, hai người liền bắt đầu kế hoạch ủ phân của mình.

Còn phải xới đất dưới ruộng nữa.

Bây giờ đang là mùa đông rét lạnh, xới đất có thể xới được những trứng trùng đang ngủ đông ra, nói không chừng còn có thể làm nó bị lạnh chết.

Sau đó cỏ dại cũng phải xới hết lên, nói không chừng có thể hủ hóa để dưỡng đất.

Đến lúc Bạch Thiện Bảo lật đến tờ vẽ nông cụ kia, hỏi: "Chúng ta có cần làm thứ này không?"

Mãn Bảo nói: "Chúng ta không làm được đâu, ta cho đại ca ta xem thử, hắn nói cày nhà ta cũng là kiểu như thế này, nhưng vẫn có chút khác biệt, ví dụ như cày nhà ta là thẳng, còn cái này là cong."

"Chắc chắn thợ mộc có thể làm được, chúng ta có thể vẽ một bức mang cho thợ mộc trên huyện thành xem, nếu có thể làm, thì bảo bà nội ta mời người về làm." Dù sao cũng là bà nội cậu bỏ tiền.

Mãn Bảo tỏ vẻ không thành vấn đề, vì thế rút một tờ giấy to ra, đưa bút đã chấm mực cho Bạch Thiện Bảo.

Bạch Thiện Bảo ngẩng đầu nhìn bé.

Mãn Bảo hếch cằm, ý bảo cậu nhanh nhận bút rồi vẽ đi.

Bạch Thiện Bảo không nhận, nói: "Ta không biết vẽ."

Mãn Bảo há hốc mồm, bé khẽ chớp mắt rồi hỏi, "Vậy ta thì biết sao?"

"Ngươi có biết vẽ hay không ngươi không biết à."

Mãn Bảo bèn cắn bút nghiêm túc nhìn cày trên sách, bắt đầu công cuộc nhìn quả bầu mà vẽ ra chiếc gáo, một lúc sau, Bạch Thiện Bảo chê bai nói: "Vẽ sai rồi, chỗ này có lệch như vậy đâu, hơn nữa ngươi nhìn đi, hai chỗ này của ngươi bị tách ra, mà của người ta là gắn liền với nhau mà."

Mãn Bảo bèn bỏ bút xuống, nói: "Vậy ngươi vẽ đi."

"Ta không vẽ." Hừ, cậu lại không ngốc, không đến nỗi biết rõ mình vẽ không đẹp mà vẫn vẽ.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.