Chương trước
Chương sau
Dòng sông này là một trong đầu nguồn của sông Cát Thủy trong cảnh nội Cán (tên gọi khác của tỉnh Giang Tây). Vì dòng nước ngược nên tốc độ thuyền rất chậm.

Tốc độ đi rất chậm chạp, mọi người đều ngồi buồn chán nói chuyện trên trời dưới đất để tiêu khiển. Trong đó, một thư sinh trẻ tuổi mặt đầy ngạo khí, trong tay phe phẩy cái quạt xếp, gã tự xưng là Giang Tây đệ nhất tài tử, muốn đi tìm Âu Dương Tu so tài… Trên thuyền này có hơn một phân nửa là mộ danh đi thăm hỏi Âu Dương Tu, nhưng không một ai dám nói là đi so tài.

Bởi lúc này, Âu Dương Tu đã là minh chủ của văn đàn, là học giả nổi danh nhất thiên hạ. Tên thư sinh này muốn đi so tài, nghĩ là chắc có chút tài năng, mọi người trên thuyền đều dùng một ánh mắt kinh nể nhìn gã.

Điều này khiến cho gã thư sinh kia rất đắc ý. Gã một bên chỉ vẽ giang sơn, một bên kiêu ngạo bắt chéo chân. Làm cho ông lão với bộ dạnh khổ sở ngồi đối diện không thể không co rút hai chân lại.

Khi đó, mọi người nói đến Tam Quốc, rồi nói đến lúc ‘Gia Cát Lượng bảy lần bắt bảy lần tha và hàng phục Mạnh Hoạch’. Thì lại nghe tên thư sinh này nói:
- Tên Mạnh Hoạch này thật bạo ngược, không chịu thuận theo vương đạo giáo hóa. Khổng Minh bảy lần bắt bảy lần tha vẫn không phục. Thật không thể tin được hậu sinh của Mạnh tử lại là người có tính tình bạo ngược không phục ai như vậy.

Mọi người nghe xong đều che miệng cười thầm. Ông lão đối diện nghe xong hỏi:
- Hóa ra Mạnh Hoạch là hậu sinh của Mạnh tử, vậy Khổng Minh là hậu sinh là ai?

- Việc này còn cần phải hỏi sao? Đương nhiên hậu sinh của Không Tử rồi.
Gã thư sinh kia mở quạt xếp, trên đó có viết ba chữ to ‘Hồ bất lưu’. Cũng không biết là chí hướng hay là họ tên của gã. Nhưng thấy gã mang vẻ mặt “ngươi thật không có tri thức” nói:
- Á Thánh quả nhiên là không bằng Chỉnh Thánh, ngay cả hậu nhân cũng như vậy!

- Nói như vậy cũng làm lão nhân có thể duỗi chân.
Ông lão kia cười ha hả, đem chân đổi thành một tư thế thật thoải mái.

Thư sinh biết mình đã nói sai làm mọi người chê cươi, thấy thế liền biết mình đã lòi dốt ra, liền khép cái quạt xếp lại, cười ha ha nói:
- Chỉ đùa một chút thôi, mọi người đừng cho là thật.
Nói xong trên mặt vẫn không nhịn được, đứng dậy đi ra khoang thuyền. Thấy trên bờ sông có một cây đại thụ, lập tức nôi lên hứng làm thơ. Để lấy lại mặt mũi, gã liền lớn tiếng đọc:

“Hà biên nhất khỏa thụ. Lưỡng đóa đại nha xoa.” (Thân cây bên bờ sông, mọc ra hai chạc cây).

Mọi người bên trong đều biết gã dốt đặc, nghe như chuyện cười, mọi người đều nhìn cười chờ gã kết thúc.

Ai ngờ gã vắt óc suy nghĩ cũng không thể tiếp tục. Loại tình huống này đúng là làm mọi người nín lại. Không chỉ có người làm thơ phải nín lại, người nghe cũng vậy. Cuối cùng cũng có người tốt bụng giúp gã tiếp:

- Xuân chí đài vi diệp, đông lai tuyết thị hoa. (Xuân đến rêu là lá, đông đến tuyết là hoa).

Thư sinh kia nhìn nhìn về phía âm thanh phát ra, hóa ra bên ngoài khoang thuyền có một người trung niên mặc đồ trắng. Người trung niên kia dáng người nhỏ gầy, nhưng hai mắt sáng ngời có thần, tuổi cũng không cho là già, tóc mai cũng có chút hoa râm. Nhìn trang phụ bên ngoài hẳn là đang ở trong thời để tang, không thích hợp cười đùa với không khí trong khoang thuyền nên mới ngồi ở bên ngoài. Gã thư sinh nghe xong không cảm kích, người lại có chút tức giận, trong lòng thầm nghĩ ngươi muốn đối nghịch với ta sao?

Đang lúc đó thì thấy một đám vịt giữa sông, kêu cạc cạc vui mừng. Gã liền tiếp tục cao giọng ngâm:

- Nhất quần hảo áp bà, nhất đồng khiêu hạ hà. (Một bầy vịt cạc cạc, đồng loạt nhảy xuống sông).

Lại tiếp tục bị kẹt ở phần dưới, người trung niên liền tiếp tục ngâm:

- Bạch mao phù lục thủy, hồng trảo đãng thanh ba. (Lông trắng nổi trên làn nước biếc, chân đỏ bơi trong làn sóng xanh).

Thấy đối phương hai lần áp đảo mình, gã thư sinh rất căm tức, trong lòng nói mình phải làm y khó xử một chút nên liền ngâm tiếp:

- Chúng nhân đồng thừa chu, khứ phóng Âu Dương Tu. (Mọi người cùng chung thuyền, đi thăm Âu Dương Tu).

Nói xong thì nhìn chằm chằm nam tử kia xem y ứng đối như thế nào. Liền thấy người trung niên cười ha hả, ngâm tiếp:

- Tu dĩ tri đạo nhĩ, nhĩ hoàn bất tri tu. (Tu đã biết đến ngươi, còn người vẫn không biết xấu hổ).

Sau một hồi lâu, thư sinh mới hiểu được. Hóa ra đây chính là Âu Dương Tu mà mình muốn khiêu chiến, nhịn không được vẻ mặt đỏ bừng, hận không thể tìm một cái lỗ để chui xuống. Lại nghe Âu Dương Tu cười đầy thiện ý nói:
- Ai cũng vậy, lão phu lúc còn trẻ cũng hết sức lông bông. Trở về yên tâm đọc sách vài năm, chúng ta lại tiếp tục so tài.

- Học sinh thụ giáo…
Thư sinh kia mặt nóng bừng bừng, thi lễ thật sâu nói.


- Ngài là Âu Dương công?
Trên thuyền nhất thời náo nhiệt lên. Mọi người vây quanh Âu Dương Tu, người thì xin chữ, người thì xin đề thơ. Còn có một số người cầm tập tác phẩm của mình xin Âu Dương Tu viết dùm một chữ. Cũng không biết lão nhàn rỗi hay là đang buồn chán. Đều nhiệt tình không cự tuyệt ai.

Biết được người trung niên đó là Âu Dương Tu, Trần Khác cũng rất kích động. Bọn họ tới đây làm gì, không phải là vì tìm lão tiên sinh này hỗ trợ sao? Tuy rằng thoạt nhìn cũng không coi là già.

Nhưng lúc này người vây quanh lão rất nhiều, mọi người cũng không vào góp vui chỉ ở một bên nhỏ giọng nói chuyện. Tống Đoan Bình cũng không phải không có lo lắng nói:
- Ngươi nói lão tiên sinh này viết nhiều chữ như vậy, có đáng giá tiền hay không.

- Rất có thể.
Trần Khác cười khổ nói:
- Việc tự điển trước tiên để sang một bên.

Thời đại này gặp một vị danh nhân rất khó, huống chi Âu Dương Tu là một đại danh nhân. Mãi cho đến khi đến bến Sa Úc, đám người Trần Khác cũng chưa chen vào một lời nào.

Bến thuyền rất nhỏ, Âu Dương Tu xuống thuyền hướng mọi người ôm quyền nói:
- Đang mặc tang phục trên người, không thể mời mọi người đến nhà tiếp đãi, mong mọi người bỏ qua cho.

Mọi người trên đường đã quấn lấy Âu Dương Tu. Cũng đã cảm thấy hài lòng, liền nghe lời lão chia tay, cũng không xuống thuyền mà quay trở về thị trấn.

Rời khỏi bến, Âu Dương Tu đội cái mũ rơm lên, cầm theo cây gậy trúc đi về nhà, phía sau còn có một tiểu đồng địu một cái sọt. Nhìn qua, vô cùng hòa hợp với ruộng nước và nông trại xung quanh, nhưng lại nhìn không ra hương vị của một lãnh tụ văn đàn.

Cảm thấy phía sau có người đi theo, lão dừng bước quay đầu lại, cười cười với năm người Trần Khác nói:
- Bằng hữu từ phương xa tới, có gì muốn hỏi sao?
Lúc thấy Triệu Tông Tích, lão rõ ràng than nhẹ một tiếng nói:
- Các ngươi đến từ Biện Lương?

- Hồi Âu Dương công, chỉ có mình vãn bối là đến từ Biện Lương.
Triệu Tông Tích cung kinh nói:
- Vãn bối quả thật rất giống gia phụ.

- Quả nhiên là ngươi?
Âu Dương Tu nhíu mày nói:
- Người không đi tới Hồ Nam, làm sao lại chạy tới nơi thâm sơn cùng cốc này.

- Là tới xin người giúp đỡ.
Triệu Tông Tích thấy Âu Dương Tu không vui, cũng vội vàng giải thích nói:
- Là bọn họ tới tìm Âu Dương công, vãn bối chỉ dẫn đường cho bọn hắn.

- Vào nhà rồi nói đi.
Âu Dương Tu trầm giọng nói.


Âu Dương Tu thuở nhỏ không dựa vào ai, gia cảnh bần hàn nên mới để lại giai thoại ‘Sa bàn tập tự’ (Tập viết chữ trên cát). Vả lại quê nhà của lão cũng không phải ở Lư Lăng mà là ở Toánh Châu. Nơi này chỉ là nguyên quán của lão thôi. Cho nên sau khi làm quan, Âu Dương Tu cũng không có xây dựng sản nghiệp nơi này, lần này quay về an táng mẫu thân, mới biết nhà cũ đã bị sụp, đành phải ở nhờ trong từ đường.

Trong hậu viện từ đường, trên chiếc bàn lùn bày ra dưa hấu. Mấy người Trần Khác ngồi trên vài cái ghế trúc nín thở ngưng thần nhìn Âu Dương Tu.

Âu Dương Tu thì tập trung tinh thần đọc tài liệu Trần Khác đưa cho lão.

Vừa đọc là hơn nửa canh giờ. Sau khi xem xong, lão chắp hai tay sau lưng thong thả bước trong sân nửa ngày mới thở dài nói:
- Các ngươi đưa cho lão phu một nan đề thật lớn.

Nghe xong lời này, trong lòng Trần Khác liền lặng xuống. Chẳng lẽ, ngay cả lương tâm của Đại Tống cũng cho là nên nhân nhượng sao?

- Chẳng lẽ Âu Dương công cũng cho rẳng phải lấy đại cục làm trọng?
Trần Khác khó khăn nói, cái lòng người thối tha này so với đời sau có gì khác nhau chứ?

- Cái gì là đại cục?
Âu Dương Tu hỏi ngược lại.

- Đại cục là bình định.
Trần Khác khó khăn nói.

- Đương nhiên phải lấy bình định làm trọng…
Âu Dương Tu nói khiến mọi người đếu tan nát cõi lòng. Nhưng câu nói tiếp theo của lão lại khiến lòng mọi người như kết dính lại. Chỉ nghe vị túy ông đã sống nửa đời người này nói:
- Nhưng dựa vào đám người mục nát ở Lĩnh Nam, chỉ có thể nói là càng bình càng loạn! Không tin mọi người cứ nhìn xem, sắp tới sẽ có tin tức chiến bại truyền đến.

- Ý của Âu Dương công là?
Tinh thần đám người Trần Khác rung lên.

- Từ tướng đến binh, từ văn đến võ, tất cả đều phải thay hết!
Âu Dương Tu thở dài nói:
- Việc khó xử lý như vậy, các ngươi nói ta làm sao không sầu cho được?

“…” Đám thanh niên ngơ ngác nhìn nhau. Đầu tiên là kinh ngạc, sau đó chợt tỉnh ngộ rồi hết sức vui mừng nói:
- Nói như vậy, Âu Dương công đồng ý giúp chúng ta?

- Lão phu cũng không phải là giúp các ngươi.
Âu Dương Tu lắc đầu nói:
- Đây là bổn phận của người làm thần tử.
Nói xong lão lại ngồi xuống ghê trúc nói:
- Nhưng lão phu nhà đang có tang, không có quyền tấu chương. Đợi đến lúc ta chậm chạp tấu chương đến kinh thành thì việc Lĩnh Nam đã không thể cứu vãn rồi.

- Ý của Âu Dương công rất đúng.

- Để ta nghĩ một chút, để ta nghĩ một chút.
Âu Dương Tư vuốt chòm râu, khổ sở nói:
- Làm sao mới có thể thỏa đáng đây.

Loại việc cao tầng này, ngay cả Triệu Tông Tích cũng không thể giúp lão nghĩ ra chủ ý gì. Chỉ có thể do chính lão nghĩ thôi.

Một hồi lâu sau, Âu Dương Tu vỗ đùi nói:
- Có rồi! Công tử của Phạm Văn Chính Công của công tử, khẩn cầu ta viết lên bia trước mộ của Văn Chính Công. Lão phu sẽ lợi dụng danh nghĩ này, viết thư cho Hàn tướng công, xin ý kiến của lão.

- Như vậy có nhanh không?

- Đương nhiên, các ngươi không nên coi thường uy danh của Phạm Công và quyền uy của Hàn tể tướng.
Âu Dương Tu âm trầm cười đấy ý tứ nói:
- Các ngươi cứ chờ xem kịch vui đi.

- Âu Dương công.
Trần Khác một lần bị rắn cắn ba năm sợ dây thừng (ý chỉ một khi trải qua việc khổ não, sau này cứ đụng đến việc như vậy là thấy sợ),than nhẹ một tiếng nói:
- Lúc trước Dư Văn Soái cũng nói với vãn bối những lời như vậy…

- Xem ra trong mười năm nay, Dư Võ Khê cũng đã suy nghĩ rất nhiều.
Âu Dương Tu có chút hoảng hốt nói:
- Thật ra có đôi khi, tuy rằng bị lọt vào vận rủi, nhưng không nhất định do chúng ta sai.
Nói xong mới hồi phục lại tinh thần, trầm giọng nói:
- Nếu ta có thể cúi đầu, ta đã sớm trở về Biện Lương.

- Là vãn bối lấy lòng tiểu nhân so lòng quân tử.
Trần Khác cúi đầu nói.

- Không sao, đây là việc thường tình của con người.
Âu Dương Tu mỉm cười nói:
- Còn có vấn đề gì không?

Trần Khác thấp giọng nói:
- Xin hỏi Âu Dương công, cha vãn bối có thể bị hãm hại trong ngục không?

- Ngươi cứ yên tâm, những tên kia nếu không tìm được sổ sách, cũng sẽ không giết hại phụ thân của ngươi.
Âu Dương Tu lắc đầu, thở khó khăn nói:
- Thật sự đúng là điên rồi, Dư Võ Khê điên rồi. Muốn dựa vào đám người này để bình định, thật đúng là não đặc mất rồi!

- Cũng mong là như vậy…
Trần Khác trong lòng cũng thả lỏng không ít.

- Nếu không chê đơn sơ, các ngươi trước tiên cứ ở lại đây hai ngày đi.
Âu Dương Tu nhìn đám người Trần Khác nói:
- Tin tưởng lão phu, không đến mấy ngày nữa sẽ có kết quả truyền đến.
Thành Biện Lương, được xưng là thành phố giàu có nhất, đông đúc nhất, có nền văn minh rực rỡ nhất ở thời đại này. Hầu như tất cả những từ ngữ đẹp đẽ “nhất” đều được gắn cho toà thành này. Nhưng hiện tại tòa thành này đang bị tập kích bởi mưa gió bão tố.

Mưa to liên tiếp ba ngày, khiến các dòng sông xung quanh thành Biện Lương đều bị tràn đầy. Các lá cờ, rèm che của cả cung đình, lẫn quán rượu, kỹ viện, đều bị nước mưa thấm ướt. Khiến cả tòa thành mất đi vẻ thần khí như thường ngày, mà trở nên ủ rũ.

Một tia sét lóe trên bầu trời, cả trời đất đều sáng như ban ngày. Chiếu sáng cả đại nội hoàng cung, cũng chiếu sáng khuôn mặt tái nhợt của Hàn tướng công.

Trong Thiêm áp phòng (chỉ văn phòng làm việc của quan chức chủ quản trong quan phủ) của Xu Mật Viện sứ, Hoàng thành Biện Lương.

Từ khi thu được ‘Phạm Văn Chính thần đạo bi văn’(chữ nghĩa trên tấm bia trước mộ của Phạm Văn Chính),Hàn tướng công vẫn duy trì tư thế ngồi ủ rũ. Các quan lại trong phòng đều không dám hé ra một tiếng, ngay cả động đậy cũng không dám.

Ánh sáng của tia sét biến mất, một tiếng sấm lại vang lên. Giật mình, Hàn tướng công rùng mình một cái. Ông ta thu lại ánh mắt trống rỗng, tâm tình bình tĩnh, nhìn lại bức thư lần nữa.

Đây căn bản không phải cái gì là thần đạo bi văn, mà là một bức thư tố giác, nhìn mà giật mình. Trong bức thư, Âu Dương Tu kể về một vụ án tham quan. Âu Dương Tu dùng tài văn chương tuyệt thế của mình, viết ra những lời văn khiến người ta kinh tâm động phách, lực sát thương còn lợi hại hơi cả đao kiếm.

Thành thực mà nói, lúc Hàn Kỳ còn đang làm Xu Mật Phó Sứ, ông ta cũng biết quân đội của Lĩnh Nam không sạch sẽ gì. Ông ta cũng từng hướng triều đình đề nghị qua việc cắt giảm biên chế Sương quân phía nam, nhằm tiết kiệm chi phí. Nhưng ông ta mấy lần dâng tấu biểu, đều bị chìm trong đống giấy lộn, không giải quyết được gì.

Không lâu sau, ông ta không biết lý do gì mà bị đuổi ra khỏi Xu Mật Viện, điều đi địa phương nhậm chức Tri châu. Về sau ông ta mới hiểu ra, chính là do mình đã muốn cắt đứt tài lộ của người khác… Đều nói đãi ngộ của các quan văn Đại Tống đều cao, ban thưởng hậu hĩnh. Nhưng sự ưu ái này chỉ dành cho các vị quan lớn. Chức quan càng thấp, việc thu nhập càng giảm. Đến chức quan thất phẩm, thì mức lương chỉ cao hơn một tên đầu bếp làm ở Biện Kinh một chút.

Càng đừng đề cập tới vô số cấp quan viên thấp hơn. Thu nhập chỉ có thể dùng hai từ ít ỏi để hình dung. Mà ở thành Biện Lương, nơi có giá cả đắt đỏ như vậy, thì chỉ coi như miễn cưỡng sống tạm.

Mà Đại Tống đối việc ngăn ngừa tham quan, phải nói là rất ra sức. Quan viên tham tiền, thì ngay cả người phái trên từng bảo lãnh đều phải bị xử phạt. Mà quan viên mà bị xử phạt do tham ô, thì về sau rất khó được thăng chức. Cho nên dẫn tới các vụ án tham ô trong quan trường Đại Tống rất ít khi xảy ra, do các quan lại đều bao che cho nhau.

Vậy nên, chỉ cần là người trong quan trường, ngươi đừng hy vọng ngăn chặn tham ô. Nơi này không thành công thì vẫn còn nói khác có thể phát huy tài năng, chính giới không nhúng chàm thì còn có quân giới.

Mặc dù Đại Tống nổi tiếng là ‘'Trọng văn khinh võ'’, nhưng cái này là để áp chế trên địa vị chính trị. Còn về tài chính, bảy phần thu nhập của quốc gia, đều dùng cho quân đội. Mà bên trong quân đội, từ trước đến nay đã thành một thể. Ngay cả hoàng đế cũng không thể chạm tới. Thế là quân đội trở thành nơi mà các vụ tham ô tha hồ lộng hành.

Tinh nhuệ Tây quân phòng ngự Hạ Quốc cùng cấm quân thì đỡ hơn một chút. Các vị tướng lĩnh ở đó chỉ là tham ô món lợi nhỏ, cũng không dám ăn quá nhiều. Triều đình phía bắc xưa nay luôn coi rằng phía nam mềm yếu nhưng giàu có, và đồng đúc. Là một con dê béo, một kho lúa lớn, một ngân khố lớn, để triều đình tùy ý nghiền áp. Triều đình chưa bao giờ tin rằng người phía nam sẽ tạo phản. Suy nghĩ của triều đình rất đơn giản, ngay cả Nam Đường mềm yếu và Bắc Hán tàn bạo đều được ánh sáng văn mình của Đại Tống thống trị an ổn. Bọn họ mang ơn còn không kịp, làm sao còn lại tạo phản?

Sở dĩ quân đội phía nam Trường Giang, càng đi xuống nam càng tham ô không kiêng nể gì. Hơn nữa, người phía nam cực kỳ giỏi làm kinh tế. Bọn họ lợi dụng địa vị siêu nhiên của quân đội, lộng hành lũng đoạn mậu dịch. Vàng bạc mà họ kiếm được, ngày càng nhiều. Tuy tướng lĩnh có địa vị chính trị thấp, nhưng cuộc sống sinh hoạt của bọn họ so với vương hầu quý tộc, còn xa xỉ hơn gấp nhiều lần.

Nhưng Thái Tổ hoàng đế đưa ra sách lược thu lại tinh binh của thiên hạ hết về kinh đô và vùng lân cận. Khiến các tướng lĩnh của phía nam cho dù có giàu có cũng không dám có thêm ý nghĩ gì, chỉ có thể phải chấp nhận sự tiết chế của triều đình. Còn đối với những quan văn nắm giữ quyền sinh sát bọn họ trong tay, bọn họ tự nhiên hiếu kính đúng mực. Cứ đến mỗi ngày tết, ngày lễ, đều có lễ trọng gửi tới các nha môn…Đương nhiên, là dùng danh nghĩa giả để gửi tới.

Triều đình Đại Tống không cho phép quan viên tham ô. Nhưng không có quy định nha môn không thể nhận lễ tặng. Bởi vậy việc thu lễ, nhóm quan văn thu cực kỳ thoải mái, không chút nương tay.

Đương nhiên nhận tiền từ người khác, nhóm quan văn cũng phải trở thành ô dù của võ tướng. Cho dù là vị quan viên có tiếng thanh liêm, không chấp nhận sự hiếu kính của quan võ, nhưng vẫn phải tỏ vẻ khoan dung đối với sự hủ bại của quân đội. Bởi vì quan viên Đại Tống đều cho rằng, quân nhân đều là những người có tố chất thấp, không tham ô mới là lạ. Chỉ cần quan võ thành thật nghe lời, tham lam một chút cũng không sao.

Chỉ là không ngờ, Lĩnh Nam không loạn, phía nam Lĩnh Nam lại xuất hiện một Mã Chí Thư.


Sau khi tân chính Khánh Lịch thất bại, tất cả thành viên của Quân Tử đảng đều đang nghĩ lại. Vì sao lại bại nhanh như vậy? Hàn Kỳ cũng không ngoại lệ…

Nhớ lại thời đầu Khánh Lịch, tân chính có thanh thế rất lớn sao? Phía trên có sự kiên quyết của quan gia, phía dưới có sự đồng ý nhất trí của các danh thần. Trong triều, ngoài triều, đều vang lên tiếng ủng hộ rung trời. Nhưng chỉ duy trì liên tục không được một năm, liền đầu voi đuôi chuột, qua loa cho xong việc…Truy cứu nguyên nhân, chính là do tân chính phạm phải lợi ích của tầng lớp quan liêu. Cho nên có vô số quan liêu đứng ở mặt đối lập với tân chính. Điều này khiến Cựu đảng nhanh chóng lấy lại thanh thế, và tóm lấy bước đi sai của Âu Dương Tu, kéo những lãnh tụ tân chính xuống vũng bùn của cuộc tranh giành lợi ích chính trị giữa các đảng (gọi tắt là đảng chính). Khiến Quan gia cảm thấy sợ hãi, cũng chỉ đành làm lơ.

Tổng kết giáo huấn, Hàn Kỳ rốt cục hiểu ra. Từ cổ chí kim, lực của một cá nhân hoặc vài cá nhân, vĩnh viễn không thể đối nghịch được cả quan trường khổng lồ. Cho dù là hoàng đế, cũng không có bảnh lĩnh đó.

Hiểu ra được điều này, rất nhiều đã thay đổi. Người thay đổi đầu tiên, chính là Hàn tướng công thiên tư tuyệt luân. Rút ra kinh nghiệm, ông ta cứ thuận theo mà làm. Quả nhiên là người thứ nhất đi ra từ thất bại. Một lần nữa được trở lại kinh thành, làm tới chức Xu Mật Sứ.

Rất nhanh, đủ loại quan viên ở kinh thành đều phát hiện ra, Hàn tướng công đã thay đổi. Tuy rằng bản thân ông ta là người giàu có, chẳng cần nhận bất cứ lễ vật nào. Nhưng đối với nhóm thủ hạ, ông ta đã học được việc mắt nhắm mắt mở, qua loa cho xong chuyện.

Sau khi ngồi ổn định ở vị trí, Hàn Kỳ liền bắt đầu lôi kéo các chiến hữu. Ngọai trừ Dư Tĩnh, ông ta còn muốn Âu Dương Tu đoạt tình khởi phục. Ở thời Tống, đoạt tình (chưa mãn hạn chịu tang, quan viên tiếp nhận chiếu mệnh của hoàng đế, cởi bỏ áo tang ra ngoài nhậm chức) không phải việc gì lạ. Âu Dương Tu vốn là đang ở thời kỳ như mặt trời giữa trưa trong văn đàn, việc này cũng chỉ là thuận thế mà làm.

Phản ứng của Dư Tĩnh khiến ông ta rất vui mừng. Trong lòng thầm nói, đến cái tên có tính tình cứng rắn như vậy còn thay đổi, Âu Dương lão cũng phải chấp nhận an bài chứ?

Hiện tại đáp án đã đưa tới.

Khiến Hàn tướng công vẫn tự an ủi bản thân đó là, Âu Dương Tu cuối cùng vẫn nhớ tới tình chiến hữu cũ, hoặc là cảm tạ mấy ngày gần đây mình quan tâm dẫn dắt, không có gửi bức thư này tới quan gia, càng không có công bố tới thiên hạ…Dựa vào địa vị minh chủ văn đàn của Âu Dương Tu, văn chương của Âu Dương Tu một khi được in ấn. Không cần mười ngày, liền có thể truyền khắp đại giang nam bắc, phụ nữ và trẻ em đều biết. Ở triều Đại Tống, tiếng nói của Âu Dương Tu, khó có ai có thể bì kịp.

Điều này làm Hàn Kỳ không đến mức quá bị động, hơn nữa tỉnh táo lại, ông ta đã ý thức được, nếu Âu Dương Tu ở Giang Tây xa xôi như vậy còn biết. Vậy thì chuyện ở Lĩnh Nam là không thể dấu được.

Hơn nữa, Hàn Kỳ thực không nghĩ tới, tình tiết hủ bại không ngờ lại lớn như vậy. Ông ta vốn tưởng rằng, quân đội ở đó nhiều lắm cũng chỉ hơn Tây quân một chút, ăn khống ba phần tiền lương... nếu như vậy thì có thể khôi phục lại sức chiến đấu.

Nhưng hiện tại, quân đội của Lĩnh Nam, đã nát đến rễ. Thứ không tố thì không đáng tin, bản thân há có thể nhân nhượng?

Hoặc là không làm, hoặc là làm đến cùng, chính là tính tình của Hàn tướng công. Sắc mặt của ông ta dần dần hòa hoãn, trở thành nghiêm nghị, lộ ra sát khí dày đặc. Đã như vậy, thì không lưu tình khoái đao chém đay rối thôi, một người cũng không lưu!

Đây cũng là thuận thế mà làm…

- Mang triều phục lại đây.
Hàn Kỳ liếc mắt nhìn về phía người hầu, trầm giọng phân phó:
- Ta muốn diện thánh.


Gần một nén nhang sau, quan gia tại điện Thùy Cung tiếp kiến Xu Mật Sứ.

Vị hoàng đế Triệu Trinh trứ danh nhân hậu này của Đại Tống, là người có khuôn mặt từ bi, hiền hòa. Bởi vì được “bảo dưỡng” có cách, nên nhìn qua rất còn trẻ. Thực tế y đã bốn mươi ba tuổi, chỉ nhỏ hơn Hàn Kỳ hai tuổi. Đây là thời kỳ tốt nhất của một người nam nhân, cũng là thời kỳ mà uy quyền của hoàng đế đạt tới đỉnh cao.

Năm nay là tròn ba mươi năm y đăng cơ. Y tự mình chấp chính được hai mươi năm. Trải qua rất nhiều việc, y đã sớm học cách làm thế nào để năm giữ một quốc gia lớn đang trên bờ vực bấp bênh này, chậm rãi đi về phía trước, không để bị đổ. Mọi người cũng đã quen nhìn vị quan gia Đại Tống đang độ mưa thuận gió hòa, san bằng mọi phiền phức.

Người hầu hạ trong cung cũng rất ít khi thấy vị quan gia này tức giận. Triệu Trinh nghe xong báo cáo của Hàn Kỳ, lông mày hơi nhíu lại, bàn tay nắm chặt ống tay áo, cưỡng chế lửa giận. Một lát sau, y mới chậm rãi nói:
- Chỉ dựa vào một phong thư của Âu Dương công, khanh gia liềngười dám đưa gia kết luận này sao?

- Hồi bẩm quan gia, con người Âu Dương Vĩnh Thúc này, tuyệt đối sẽ không sinh chuyện bịa đặt.
Hàn Kỳ chắc chắn như đinh đóng cột, khác xa với biểu hiện ở Thiêm Áp phòng của mình. Chỉ nghe thấy ông ta trầm giọng nói:
- Thần tin tưởng, mặc dù không hoàn toàn đúng, nhưng cũng cách không xa.

- Xu Mật Viện, Ngự Sử Đài đã làm quản giáo sao vậy?
Thanh âm của Triệu Trinh có kèm theo sự tức giận. Đối với y mà nói, đây chính là thể hiện sự phẫn nộ đến cực độ:
- Loại thối nát ở mức độ này, Loại trình độ kém cỏi này, không phải diễn ra một hai ngày chứ?

- Quan gia nói đúng.
Hàn Kỳ thật sâu thi lễ nói:
- Đợi sau khi xử lý xong việc này, thần sẽ tự nhận lỗi.

- Không phải do lỗi của khanh gia.
Triệu Trinh kìm nén sự tức giận nói:
- Khanh gia mới chỉ đảm đương Xu Mật Sứ được vài ngày.
Nghĩ tới lão sư của vị tiền nhiệm Xu Mật Sứ Thị Chính, y không khỏi có chút phiền não nói:
- Việc truy trách, ngày sau hãy bàn. Trước phải xử lý tốt việc ở Lĩnh Nam đã.
Y thở dài, lần thứ hai xác nhận hỏi:
- Quan binh ở Lĩnh Nam, không người nào có thể dùng?

- Việc vận chuyển lương thực không thành vấn đề.
Hàn Kỳ nói:
- Nhưng về việc điều binh khiển tướng…
Nói đến đây thì thần sắc buồn bã:
- Chỉ sợ Dương Điều có nguy hiểm.

- Lập tức ra lệnh cho y án binh bất động.
Quan gia trầm giọng nói.

- Thần xin đợi ở đây nhận lệnh của Thánh Thượng.
Hàn Kỳ nhẹ giọng nói.

- Chỉ mong còn kịp.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.