Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, sinh sống ven sông Quát, cha làm nghề chài lưới, mẹ bán nước ven sông. Lên 7 tuổi cha Phạm Hữu Thế lâm bệnh nên gánh nặng gia đình đặt lên vai mẹ hắn. Vì thương mẹ, Phạm Hữu Thế đã bắt đầu nối nghiệp cha, lặn lội bên sông đánh bắt cá tôm, mò cua bắt ốc giúp đỡ mẹ kiếm tiền nuôi gia đình và trị bệnh cho cha.
Phạm Hữu Thế như thể sinh ra là để bơi lội vẫy vùng sông nước. Ngoài thời gian làm việc, hắn thường cùng các bạn xuống sông bơi, thi lặn. Trong 1 lần đến Kim Thành, đi ngang qua sông Quát, Hưng Đạo Vương nghỉ chân tại quán nước của mẹ Phạm Hữu Thế. Quán nhỏ quay mặt ra sông, vương trông ra ngắm cảnh sắc ven sông, bỗng nghe tiếng nước thùm thụp, tiếng trẻ nhỏ cười đùa, ngài bèn đưa mắt ra xa nhìn trên sông. Hóa ra ở đó có 1 hội trẻ con cỡ 10 đến 14 tuổi. Chúng ban nãy đang thi lặn nên khi chúng ta dừng chân lại mới thấy yên tĩnh, lát sau bọn trẻ nhịn hết nổi vùng nước lao người lên mới ồn ào như thế.
Tụi trẻ la hét, té nước rồi bơi vào bờ, 1 đứa hỏi: “ê tụi bay, ban nãy đứa nào nổi lên sau cùng vậy”.
1 thằng bé nhỏ nhất hội nói: “ta nổi lên đầu tiên, sau đó đến thằng Mậu, thằng Sửu, tới anh em thằng Văn, thằng Nhã, thằng Học, thằng Sang lên sau cùng”.
1 đứa khác lên tiếng: “ô, ô, thiếu thằng Thế chúng mày ơi, thằng Thế chưa nổi lên nữa”.
Nghe nó la lên, ta cùng chủ tử giật mình, chủ tử vội vã nhảy xuống sông lao ra vị trí ban nãy bọn trẻ thi lặn để tìm thằng bé tên Thế. Hành động của chủ tử nhanh quá, không kịp nghe thằng bé kia nói câu cuối: “Vậy là lần nào nó cũng đứng nhất, bọn mình lại thua nó nữa rồi”.
Nghe thằng bé nói vậy, lại liếc mắt thấy người phụ nữ bán nước sắc mặt vẫn bình thản, coi như chuyện thường ngày, ta chu miệng tính gọi chủ tử không cần tìm thằng nhỏ. Nhưng ngài lao ra rồi lặn xuống nhanh quá, lời sắp ra đến miệng ta đành nuốt lại.
Lát sau, chủ tử cùng thằng bé nổi lên. Từ xa, ta nghe tiếng nó hét: “ông làm gì vậy, buông ta ra”. Vừa hét nó vừa ra sức vùng vẫy tay chân, đạp loạn xạ. Vương đành thả nó ra. 2 người 1 lớn 1 nhỏ cùng bơi vào bờ.
Thấy đứa nhỏ lên bờ, người phụ nữ quát: “Hữu Thế, con không được vô lễ. Vị khách nhân này hiểu lầm, tưởng con gặp nạn nên mới nhảy xuống cứu vớt. Mau xin lỗi ngài ấy đi”.
Đứa nhỏ Phạm Hữu Thế nghe lời mẹ ngoan ngoãn hướng về khách nhân, y chắp tay, cúi đầu bái 1 bái rồi nói: “Rất xin lỗi đại thúc, là ta còn nhỏ, không hiểu chuyện”.
Hưng Đạo Vương lúc này cũng đã lên bờ, ngài ngồi trên ghế, 2 tay nắm lấy vạt áo, vắt vợi nước đi, miệng nói: “không sao, không sao, là ta vọng động”.
Lúc này, người phụ nữ nói: “xin lỗi khách quan, để ngài giật mình rồi. Đứa trẻ này từ bé đã bơi lội rất giỏi, tụi trẻ con hay tổ chức thi bơi, thi lặn. Lần nào nó cũng bơi về đích nhanh nhất, lặn được lâu nhất. Khi bọn trẻ đã nổi lên hết, thì thằng bé vẫn còn lặn dưới đáy sông cơ”. Người phụ nữ kể chuyện, giọng không giấu nổi tự hào.
“Ồ, ra vậy. Nhà ngươi khá thật”. Hưng Đạo Vương nghe người phụ nữ kể xong liền qua qua nhìn Hữu Thế khen ngợi. Ngài hỏi thằng bé: “ngươi có thể lặn được bao lâu”.
“Dạ, thưa khách quan, ta có thể lặn liên tục được chừng 1 khắc (~15 phút),sau đó nổi lên lấy hơi 3 lần, lại có thể tiếp tục lặn thêm 2 phần 3 khắc nữa (~10 phút)”. Hữu Thế lễ phép trả lời.
Hưng Đạo Vương gật gật đầu, “giỏi lắm, cậu bé”, ngài mỉm cười, quay lại hỏi người phụ nữ: “thằng bé là con của bà sao”.
"Thưa, vâng, thằng bé là con của ta, nó tên Phạm Hữu Thế. Nhà chúng ta sinh sống ven sông, nên từ nhỏ thằng bé đã được tiếp xúc với sông nước, mấy năm gần đây, phu quân ta lâm bệnh nặng, thằng bé thương ta nên theo mọi người làm chài lưới phụ giúp gia đình”. Mẹ Hữu Thế từ tốn kể chuyện.
“Gia cảnh nhà bà nói sơ sơ ta cũng đã hiểu. Hữu Thế rất thông minh, nhanh nhẹn, lại lễ phép. Ta muốn đưa nó đến phủ ta dạy dỗ, trước để thằng bé đến với danh nghĩa người làm công. Trở thành gia nô trong phủ Hưng Đạo Vương, bà thấy thế nào”. Hưng Đạo Vương lên tiếng đề nghị.
Người phụ nữ giật mình, suýt ngã khỏi ghế, bà hoảng hốt cùng mừng rỡ, vội vã bước ra khỏi chỗ, quỳ xuống lạy Vương 1 lạy. Thấy mẹ đột ngột quỳ xuống, Hữu Thế cùng bọn trẻ con cũng bị dọa sợ, vội vã quỳ theo. Người mẹ nói: “tham kiến vương gia, tiểu nhân có mắt như mù không nhận ra vương gia. Hữu Thế được làm nô bộc cho vương gia là phúc của thằng bé. Xin vương gia thu nhận”.
Hữu Thế cũng nói theo mẹ: "xin Vương gia thu nhận".
Hưng Đạo Vương đưa tay đỡ người phụ nữ lên: “bà không cần đa lễ, nếu đã chấp nhận để Hữu Thế theo ta thì bà hãy cầm lấy số tiền này về lo cho gia đình. Đây coi như tiền công 3 năm ta trả trước cho thằng bé”. Nói đoạn, ngài lấy ra 1 thỏi vàng đưa cho người phụ nữ. Bà ta hoảng sợ không dám nhận. Nhưng ý vương gia đã quyết, người phụ nữ run run nhận lấy rồi tạ ơn.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]