Chương trước Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86
Chương sau
Trời đã ngớt mưa nhưng không khí thì vẫn âm u, ảm đạm. Theo lời của chủ quán lá, ông Lương đi thẳng rồi gặp một cái giếng rộng, quanh giếng được lát gạch đỏ, thành giếng phủ những mảng rêu xanh toát lên cái vẻ cổ kính, lâu năm khi mà cách đó một khoảng ngắn là cây lộc vừng với bộ thân gồ ghề, cành lá um tùm, xanh mướt. Phía bên phải giếng có một con đường đất, hai bên đường trồng rặt tre là tre chảy dài một đoạn. Ông Lương khẽ nói: — Làng này cảnh vật thật yên bình, giếng nước trong vắt, cây lộc vừng tốt tươi..... Chướng khí không có, vậy sao nước mưa lại xuất hiện mùi tanh...? Thật khó hiểu. Đi theo lời bà hàng nước, ông Lương toan bước chân vào đoạn đường đất, trời mới mưa xong nên đường làng vắng vẻ, không có ai qua lại. Đang không biết phải hỏi đường ai thì ông Lương nghe thấy tiếng ho khù khụ ngay sau lưng mình. Khẽ quay lại, ông Lương nhìn thấy đang múc nước ở giếng là một cụ già mặc đồ trắng. Mới vừa đây còn chẳng thấy ai, nhưng quay đi ngoảnh lại đã xuất hiện một ông cụ. Rõ ràng là chuyện lạ, nhưng ông Lương chưa kịp nói gì thì cụ già khẽ chỉ tay về phía trước đoạn đường đất rồi nói: - - Cứ đi thẳng, thấy nhà nào trước cổng có cây me thì vào. Bất giác ông Lương nhìn theo chỉ tay của cụ già, nhưng ngay sau đó ông Lương quay lại nhìn về phía giếng thì chẳng còn thấy ai ở đó nữa. Có điều, cái gầu múc nước lúc nãy vẫn nằm đổ dưới nền gạch đỏ thì nay đang nằm trên thành miệng giếng, trong gầu sóng sánh nước vương cả ra bên ngoài. Giữa đoạn đường vắng vẻ, ông Lương khẽ cúi đầu rồi nói: — Cảm ơn đã chỉ đường. Đi độ hơn 300m, qua một vài ngôi nhà, bất chợt ông Lương dừng lại trước một cánh cổng tre, bên trong cổng chếch về bên phải là một cây me lớn. Đứng bên ngoài nhìn vào thì ngôi nhà nằm sâu trong sân là nhà tranh, mái lá nhưng khá rộng, có vườn tược cùng một cầu ao nhỏ đối diện trước nhà. Ông Lương cất tiếng gọi: - - Có ai ở nhà không...? Nhà có nuôi chó nên nghe thấy động, con chó với bộ lông màu vàng sậm từ trong sân lao ra lối đi vào trước cổng sủa lên inh ỏi: " Gâu.... Gâu.... Gâu..." Nghe tiếng chó sủa, trong nhà vọng ra một giọng nói đàn ông: — Ai ở ngoài đấy đấy....? Ông Lương đứng bên ngoài cổng chờ đợi, bước ra sân là một người đàn ông khoảng chừng hơn 50 tuổi. Ông ta nhìn ra cổng, thấy bên ngoài có người bèn lớn tiếng quát con chó: — Vàng, thôi nào..... Đi vào trong. Nghe thấy tiếng chủ, con chó đang sủa hung dữ lập tức im bặt, khi người đàn ông trong nhà bước ra gần đến cổng nó mới cụp đuôi quay đầu đi vào trong sân rồi nằm phủ phục dưới mái lá hiên nhà. Người đàn ông nhìn ông Lương thì thấy lạ lắm, chắc có lẽ ông ta nhận ra ông Lương không phải người trong làng, ông ta hỏi: — Chào bác, bác tìm ai ạ...? Sở dĩ ông ấy xưng hô như vậy bởi vì vẻ bề ngoài của ông Lương khá già so với độ tuổi. Ông Lương cúi đầu chào rồi đáp: — Chào bác, mạn phép cho tôi hỏi bác có phải là trưởng làng không ạ...? Mở cổng ra, người đàn ông trả lời: — Đúng rồi, tôi là trưởng làng đây, nhìn bác không phải người làng này. Chẳng hay bác tìm tôi có chuyện gì...? Đứng gần, nhìn rõ, điều đầu tiên ông Lương nhận thấy ở vị trưởng làng này là khuôn mặt chữ điền, tuy nước da đen sạm, điểm nhiều nốt đồi mồi nhưng ánh mắt rất sáng toát lên một vẻ phúc hậu. Ông Lương kính cẩn nói tiếp: — Chào trưởng làng, vừa nhìn đã nhận ra không phải người trong làng, chứng tỏ bác trưởng làng đây phải quan tâm đến người dân trong làng lắm. Tôi chỉ là một người đi qua làng mình, chẳng may trời đổ mưa to, muốn tìm một chỗ dừng chân để nghỉ ngơi, hong khô quần áo mà không có. Được bà hàng nước gốc đa đầu làng chỉ đường nên đến đây nhờ vả. Nghe vậy thôi mà trưởng làng đã hồ hởi rồi mở toang hai cánh cổng tre, ông nói: - - Ra là vậy, thế mời bác vào trong nhà, ướt hết cả rồi. Nhanh, nhanh đi vào bên trong. Được trưởng làng nhiệt tình tiếp đón mặc dù chỉ là người lạ, ông Lương lại càng thấy có gì đó không ổn. Cảnh vật, con người làng này đều rất tốt, tuy chưa tiếp xúc được nhiều người ở đây, nhưng từ bà hàng nước cho đến ông trưởng làng, họ đều là những con người chất phác, lương thiện. Chưa kể ban nãy nơi giếng làng còn có điềm lạ chỉ dẫn. Từ khi đặt chân vào làng, mọi thứ đều rất yên bình, ông cụ chỉ đường cho ông Lương khi nãy chắc chắn không phải người thường. Với giếng nước cổ cùng cây lộc vừng tươi tốt ấy, cụ già mặc đồ trắng xuất hiện chỉ đường tựa hồ như thần trong làng. Điều đó chứng tỏ đất này rất thiêng, có thần bảo hộ, nhưng sao vương trong nước mưa, ông Lương lại ngửi thấy mùi tanh. Thấy quần áo ông Lương ướt hết, trưởng làng chu đáo lấy quần áo của mình cho ông Lương thay rồi nói: — Bác thay bộ quần áo ướt ra rồi mặc cái này vào. Nhìn tạng người chúng ta cũng tựa tựa nhau nên chắc là vừa. Ông Lương nhận lấy bộ quần áo rồi mỉm cười: — Cảm ơn trưởng làng, trưởng làng chu đáo quá. Thay quần áo xong, bước ra ngoài, nơi bàn uống nước, trưởng làng đã pha trà đợi sẵn. Mời ông Lương ngồi, trưởng làng rót nước ra chén rồi khẽ nói: — Mời bác xơi nước, tôi vẫn chưa biết tên bác là gì...? Ông Lương trả lời: — Tôi tên Lương, chẳng giấu gì trưởng làng, tôi làm nghề bốc mộ, đang trên đường đi công chuyện thì gặp trời mưa. Ven đường không có chỗ trú chân nên ướt hết cả, gặp bà hàng nước ở gốc đa hỏi thăm xem nơi này có nhà trọ nào không để tá túc ít ngày trước khi lên đường thì mới biết làng mình không có. Nghe bà ấy chỉ đường nên mạo muội đến đây xin nhờ vả. Làm phiền trưởng làng thế này...... thật bất tiện quá. Trưởng làng xua tay: - - Uầy, bác đừng nói thế.....Có bất tiện gì đâu, tôi sống ở đây có một mình. Thường thường làng có hội gì, mấy ông cán bộ xã về đây cũng đều nghỉ lại ở nhà tôi cả. Thế cho nên bà Miên hàng nước mới chỉ bác đến đây đó. Bác đi vào đây thì chắc cũng thấy rồi, làng này dân còn nghèo lắm, toàn nhà tranh, vách đất thì lấy đâu ra nhà trọ. Nếu bác không chê, cứ ở lại đây khi nào tiện thì đi. Ông Lương hỏi: - - Người nhà mình đi đâu hết rồi ạ...? Trưởng làng đáp: - - Vợ tôi mất chục năm nay rồi, có đứa con trai thì đi làm ăn xa đã 3 năm nay. Khổ, thanh niên bây giờ không muốn gắn bó với đồng ruộng nên thoát ly hết. Nhưng biết sao được, tuổi trẻ chúng nó xông pha, mình phải ủng hộ chứ. Thế nên ở nhà chỉ còn mỗi thân già này thôi..... Ha ha ha. Nói xong, nhìn ông Lương, trưởng làng vội tiếp: - - Chết, có bác Lương ở đây mà tôi nói chuyện than già thật ngại quá. Mà quên mất chưa giới thiệu, tôi tên là Vọng, năm nay 52 tuổi, cũng làm cái chức trưởng làng này mười mấy năm nay rồi, chiến tranh xong, xuất ngũ được mọi người trong làng giao cho cái chức trưởng làng từ đó đến giờ luôn. Ông Lương khẽ cười: — Vậy tính ra bác Vọng còn nhiều hơn tôi 1 tuổi đấy. Nhưng nhìn bác vẫn còn phong độ, khỏe khoắn lắm. Ông Vọng tròn mắt giật mình, bởi nhìn vẻ ngoài của ông Lương người ta nghĩ chí ít ông Lương cũng phải từ 55 đến 60 tuổi. Ông Vọng nói: - - Bác cứ đùa, sao thế được..? Ông Lương cười: - - Tôi không lừa trưởng làng đâu, râu tóc tuy bạc nhưng kỳ thực tôi còn kèm trưởng làng 1 tuổi. Chắc có lẽ do công việc phải đi lại khắp nơi nên tôi già trước tuổi. Mà bỏ qua chuyện tuổi tác đi, tôi rất cảm kích khi trưởng làng cho tôi ở lại tá túc, chắc có lẽ tôi phải làm phiền trưởng làng độ dăm hôm. Ông Vọng cười xòa: - - Không thành vấn đề, làng tôi tuy còn nghèo, nhưng ai cũng hiếu khách. Chỉ có điều nhà cửa không được khang trang, mong bác không chê. Ông Lương gật gù, uống hết chén trà, ông Lương nói: - - Trưởng làng quả thực là người nhân hậu, tôi cũng biết chút ít về phong thủy, tướng số......Để trả ơn cho tấm thịnh tình của trưởng làng, tôi sẽ thông báo cho trưởng làng một tin này. Ông Vọng đáp: - - Có gì bác Lương cứ nói. Ông Lương tiếp: - - Làng mình lâu rồi mới có trận mưa lớn như hôm nay phải không..? Ông Vọng trả lời: - - Đúng rồi, trời hanh khô đã lâu, nước ở kênh mương cũng sắp không đủ tưới tiêu. Cơn mưa này đúng là may mắn, vụ mùa năm nay được cứu rồi. Ông Lương lắc đầu: - - Mưa là rất tốt, nhưng nếu mưa lớn như vậy kéo dài 4-5 hôm mà không kịp thoát nước, chẳng phải hoa màu sẽ bị ngập úng hết hay sao. Ông Vọng nhìn ông Lương vừa cười vừa nói: - - Bác cứ nói đùa, trời nắng hạn lâu ngày, mong mãi mới có cơn mưa. Mưa rào mau tạnh, ngập úng là ngập úng thế nào được. Ông Lương thở dài: - - Nếu trưởng làng không tin thì tôi cũng không biết phải nói sao. Nhưng cơn mưa ban nãy chỉ là bắt đầu, trong vòng 5 ngày tới, trời sẽ mưa to không ngừng. Nếu không tận dụng khoảng thời gian trong ngày hôm nay để tạo đường thoát nước, mở hết kênh mương, dùng bạt che chắn lại những loại cây sắp thu hoạch thì chỉ e đến khi mưa lớn xảy ra muốn làm cũng không kịp. Ông Lương vừa nói xong thì bầu trời chợt hửng nắng, điều này lại càng khiến cho trưởng làng thấy hoài nghi về cảnh báo của người đàn ông làm nghề bốc mộ. Thực ra, khi đi đến giếng làng, điềm báo về một trận mưa khủng khiếp kéo dài đã xuất hiện nơi chiếc gầu múc nước. Nước trong gầu sóng sánh, đầy ắp đến mức chảy cả ra ngoài chính là điềm mà thần làng báo hiệu cho người dân nơi đây. Ông cụ già mặc bộ đồ trắng đó không phải tự nhiên xuất hiện, cũng không phải ông cụ xuất hiện chỉ để chỉ đường cho ông Lương đến nhà trưởng làng, tất cả đều có nguyên do của nó. Chỉ có điều, khi được cảnh báo về trận mưa lớn......chẳng ai tin đó là thật.
Chương trước Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86
Chương sau