Chương trước Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86
Chương sau
Sáng hôm sau, khi hai cha con ông Vọng tỉnh dậy đã thấy thầy Lương ngồi ở ghế từ bao giờ. Bên ngoài trời đã hảnh nắng, ông Vọng và Vương không nhớ hôm qua mình ngủ từ lúc nào. Điều mà Vương còn nhớ là khi hai cha con đang nói chuyện với nhau. Vương hỏi ông Vọng: - - Hôm qua thầy với con đi ngủ từ khi nào vậy nhỉ...? Ông Vọng đáp: - - Thầy cũng không nhớ, nhưng lúc ấy cũng phải nửa đêm rồi. Mà thôi, dậy di, chẳng phải con nói hôm nay đi ra mộ thắp hương cho gia đình cô Xoan sao. Chậc, thất lễ quá, chúng ta ngủ giờ mới mở mắt, để thầy Lương phải chê cười rồi. Bước vội xuống giường, Vương thấy hình như cơ thể có chút đau nhức, nhưng tinh thần thì rất tỉnh táo. Vươn vai, Vương tiến lại chỗ thầy Lương đang ngồi rồi lễ phép nói: - - Bác Lương hôm qua ngủ ngon chứ ạ. Xin lỗi bác, chắc cháu đi đường xa nên mệt quá, ngủ lúc nào không hay. Ông Vọng tiếp: - - Thật ngại quá, tính ra thầy còn vất vả hơn bố con tôi mà thầy đã dậy trước rồi. Để tôi xuống bếp xem..... Thầy Lương đáp: - - Bữa sáng tôi đã chuẩn bị xong hết rồi, cũng chẳng có gì, vài thứ tôi kiếm được ngoài vườn nhà mình thôi. Lâu nay tôi nương nhờ ở đây, trưởng làng khoản đãi tôi nhiều rồi, hôm nay có cháu Vương về để tôi thể hiện một bữa. Bữa cơm sáng được ông Vọng bê lên, mâm cơm có rau, có cá...nhìn bắt mắt và hấp dẫn vô cùng. Mà cách chế biến cũng có phần khác lạ với những gia vị, hương liệu đặc trưng. Vương nhìn mâm cơm trầm trồ: - - Bác Lương, những món này đều được nấu theo kiểu Hoa phải không ạ, món cá hấp xì dầu này có mùi hoa hồi, hạt tiêu, ớt khô nữa......Những thứ gia vị này là đợt tết năm ngoái cháu mua về. Nhưng thầy cháu không dùng đến thì phải, thơm quá bác ạ. Thầy Lương mỉm cười: - - Đúng là người đi Trung Quốc về có khác, ta cũng đoán chỗ gia vị dưới bếp là do cháu mua. Vậy nên ta mới nảy ra ý định nấu vài món Hoa, lâu rồi ta cũng chưa thưởng thức lại mấy món này. Cá câu ở ao đó, rau củ thì hái ngoài vườn. Nào, mời hai cha con trưởng làng thưởng thức thử xem sao. Ha ha ha. Vương sau khi mời bố và thầy Lương thì thử luôn, ông Vọng cũng ăn, cả hai tròn mắt nhìn nhau rồi cùng gật đầu đồng thanh nói: - - Ngon, ngon thật đấy....Không thể tin được. Thầy Lương cười lớn: - - Ha ha ha, ha ha ha ngon lắm phải không...? Vậy là tôi vẫn chưa quên đi hương vị của mấy món Hoa này. Vương đáp: - - Cháu cũng từng được ăn món này rồi, nhưng ngoài mùi vị đặc trưng ra, món của bác còn thơm ngon hơn. Bác có bí quyết gì không ạ...? Thầy Lương mỉm cười: - - Chắc có lẽ là do cách căn lửa, để làm được món cá hấp ngon nhất, ngoài gia vị thì việc điều chỉnh nhiệt độ lửa sao cho phù hợp, lúc nào cần lửa to, lúc nào cần lửa nhỏ....Như vậy cá mới chín đều, không nát, mùi tanh không còn, các hương liệu đi kèm qua đó cũng hòa quyện vào món ăn một cách tuyệt hảo nhất. Và để làm được điều này, người nấu phải đặt gần như cả tâm huyết của mình vào món ăn. Bởi chỉ một chút xao nhãng thôi, mọi thứ sẽ khác. Ông Vọng cười xòa: - - Nấu ăn thôi mà nghe thầy nói tôi cũng thấy phải suy nghĩ, có quá nhiều công đoạn rồi. Nhưng đúng là món cá hấp này ngon thật, cả đời tôi sống đến bây giờ mới ăn được món cá ngon như vậy. Vương thì khác với ông Vọng, chỉ qua lời nói về cách nấu ăn, Vương nhận thấy thầy Lương thực sự có nhiều điều muốn bộc bạch, mỗi câu của thây Lương đều mang một hàm ý sâu sắc. Vương hỏi: - - Vậy để nấu mấy món này, chắc hẳn bác phải thức dậy rất sớm. Hì, cha con cháu được thưởng thức tay nghề của bác Lương quả thực may mắn. Nhưng không phải tự nhiên bác tốn công nấu mấy món này chỉ vì nhớ món Hoa phải không ạ...? Thầy Lương khẽ gật đầu: - - Cháu đúng là biết cách thấu hiểu người khác. Phần vì ta muốn nấu món cá này là vì có một người rất thích, người này từng nói ta làm món cá hấp xì dầu này là vô địch thiên hạ, ha ha ha....ha ha ha......Mà thôi, hai người dùng đi không nguội, dẫu sao sau đêm nay, chúng ta cũng cáo biệt nhau rồi. Đây cứ coi như bữa cơm chia tay vậy. Hai cha con ông Vọng nhìn nhau rồi cũng khẽ cười, đúng vậy, còn chưa biết qua đêm nay mọi thứ sẽ thay đổi ra sao. Nhưng đã ngồi với nhau trong bữa cơm như thế này thì ắt có duyên, bữa cơm sáng đầy ắp tiếng cười, chẳng ai nói hay nhắc gì đến Cao Côn và những gì có liên quan đến ông ta nữa. Ăn xong, Vương sửa soạn chút đồ đạc rồi đi cùng ông Vọng ra nơi chôn cất ba người gia đình cô bé Mị. Trong thời gian này, dân làng còn đang hoang mang bởi sự việc bà Điều và Lực bị chết ngoài miếu nên ai cũng sợ, rất ít người ra ngoài. Họ đang chờ đợi thông tin cuối cùng mà công an xã kết luận, nhưng tới hôm nay đã trôi qua 2 ngày, vẫn chưa có kết quả. Những tin đồn về ngôi miếu hoang đó lại một lần nữa được thêu dệt lên còn khủng khiếp, kinh dị hơn cách đây 20 năm về trước. Tối đến, bà con tắt đèn, đóng cửa ngủ sớm. Cũng đã có một vài người nói rằng, cứ nửa đêm họ lại nghe thấy tiếng trẻ con cười khúc khích bên ngoài đường. Tiếng cười cứ lúc to, lúc nhỏ, lúc xa, lúc gần......Tiếng cười vang lên một lúc rồi lại biến mất. Mặc cho đã có hai người chết tại miếu, mặc cho những lời đồn đại về ma quỷ xuất hiện ngoài miếu, ngôi miếu bị bỏ hoang cả chục năm qua, trước đó đất đai khô cằn thì nay hoa mọc vàng ươm trên nền cỏ xanh mướt. Khu đất từng là nơi đẹp nhất làng Văn Thái ấy nay đã dần dần khôi phục lại vẻ đẹp khi xưa, nhưng nó cũng là nơi đáng sợ nhất, nguy hiểm nhất dối với người dân làng Văn Thái, bởi nơi đây đã xảy ra những cái chết kỳ dị. Bao năm qua, có lẽ Trung Thu năm nay là Trung Thu buồn nhất đối với cả làng nói chung và Vương nói riêng. Mọi năm cả làng dón Trung Thu cũng như mừng ngày sinh nhật của Vương. Bước trên đường làng vắng vẻ, Vương nói với ông Vọng: - - Cứ thế này thì làng ta bao giờ mới hết khổ hả thầy....? Chuyện này sẽ trôi qua phải không thầy....? Ông Vọng đáp: - - Thằng ngố này, thế mà cũng phải hỏi, rồi mọi thứ sẽ quay trở lại như cũ thôi. Mà mày định đem đồ chơi với bánh kẹo đến nhà từng người một đấy à...? Vương cười: - - Dạ vâng, lẽ ra như mọi năm khi dân làng ra đình rước đèn, đón trăng thì con sẽ chia quà, bỏ bánh kẹo cho bọn nhóc liên hoan. Nhưng như này thì chắc chẳng ai ra đình nữa đâu. Con mua cho tụi nhỏ, chắc chúng nó vui lắm. Mấy năm qua con cũng đang cố gắng học lấy cái nghề, khi thành tài con sẽ về dạy lại cho mọi người. Mà thầy ơi, muốn thoát nghèo thì chỉ có cách duy nhất đó là học và học mà thôi. Mấy đời nay dân ta vẫn nghèo là do chúng ta không chú trọng vào việc học hành của bọn trẻ. Người ta giàu hơn mình là do họ được học những thứ mà chúng ta không biết. Trẻ con làng mình rất thông minh, nếu được học hành tử tế, sau này chúng sẽ thay đổi cả bộ mặt của ngôi làng. Ông Vọng hiểu con trai, ông biết ước mơ, hoài bão của con mình chính là giúp đỡ cho dân làng Văn Thái có một cuộc sống tốt hơn. Nhưng sức con ông quá nhỏ bé, hoài bão lớn tuy nhiên không phải cứ muốn là sẽ làm được. Ông Vọng khẽ đáp: - - Thầy cũng mong cuộc sống của dân làng ta sẽ tốt hơn. Mày phải thay thầy làm điều này nhé, mày là lớp trẻ, thầy già rồi, không theo kịp suy nghĩ của mày nữa. Nghe mày nói thầy cũng thấy mừng, bu mày ở dưới suối vàng chắc cũng vui lắm. Hi vọng đêm nay mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ, nếu như xảy ra cơ sự gì, chắc thầy có chết cũng không dám nhìn mặt bu mày mất. Đem bánh kẹo, đồ chơi đến từng gia đình có trẻ con xong, cha con ông Vọng quay trở về nhà. Đèn pin, đèn dầu, cuốc, xẻng....mọi thứ đã được chuẩn bị xong. Nhìn vào vài món đồ đạc sơ sài, Vương thắc mắc: - - Cháu tưởng sẽ phải chuẩn bị lễ vật, lập đàn cúng tế nữa cơ. Chỉ cần như này thôi hả bác..? Thầy Lương khẽ cười: - - Những thứ đó chỉ để mị người ta mà thôi. Thực ra chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ rồi, thứ quan trọng nhất khi đến đó chính là cháu. Xưa nay việc đào bới của cải phải diễn ra trong bí mật, cúng vái, làm lễ rùm beng lên chẳng phải tự rước họa vào thân hay sao. Tin ta đi, thứ mà bọn Tiểu Quỷ đó cần chính là máu của cháu chứ không phải vàng mã, hoa quả đâu. Ông Vọng nuốt nước bọt: - - Liệu....liệu chúng có....làm hại...thằng bé...không hả thầy...? Thầy Lương đáp: - - Chúng tồn tại cho tới bây giờ là vì giao ước ma quỷ với Cao Côn. Chúng sẽ không làm gì tổn hại đến người được chọn. Điều mà tôi lo lắng không phải về đám Tiểu Quỷ, mà là Cao Côn " cho Vương tất cả " rốt cuộc là thứ gì......? Thời gian cứ thế trôi đi, quả đúng như lời cha con ông Vọng đã nói, mọi năm cứ trước ngày Trung Thu trời đều mưa xối xả, nhưng tới ngày rằm thì trời quang, mây tạnh, trăng sáng lung linh, cảnh đêm thanh vắng, bên ngoài tiếng ếch nhái kêu râm ran mỗi lúc một rõ hơn vì trời đã chuyển dần về giữa khuya. Đứng bên ngoài hiên nhà, Vương vẫn đang ngắm nhìn những chữ ẩn trong viên hồng ngọc dưới ánh sáng trăng. Từ lúc trăng lên đến giờ, Vương vẫn chưa thể giải thích nổi điều mà cậu đang nhìn thấy. Có ánh trăng, chữ trong viên hồng ngọc hiện ra, không có ánh trăng, chữ lại biến mất. Điều này lại càng khiến cho Vương cảm thấy hồi hộp với chuyện mình sắp làm tới đây ở miếu hoang. Bỏ sợi dây chuyền vào trong áo, Vương chờ đợi thầy Lương lên tiếng. Lúc này, ngồi bên trong nhà, sau khi ông Vọng thắp hương cúi lạy bố mẹ xong, thầy Lương dùng tay bấm độn, thầy Lương nhìn cha con ông Vọng rồi gật đầu nói: - - Còn 1 tiếng nữa là tới giờ Tý, chúng ta đi thôi.....Nếu bây giờ, hai người, ai thay đổi quyết định vẫn còn kịp đó......Bởi, chúng ta chuẩn bị bước chân vào Quỷ Môn Quan.
Chương trước Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86
Chương sau