Chương trước
Chương sau
Ngô Khảo Ký cõng nhóc Tuấn trên vai nhong nhong chạy khắp cung điện, thằng này sắp lên tuối thứ 3 rồi, bớt béo đi một chút, nhưng vẫn thuộc dạng ú đôn. Lúc nào cũng cầm kiếm gỗ muốn chơi phi ngựa, mà con hãn huyết bảo mã to nhất cái hoàng cung này của nó là ai thì mọi người đoán ra rồi.
Cưỡi Lý Thuận cổ? con ngựa béo ấy không dùng được. Cưỡi cổ mẹ Lý Từ Huy? Có mà ăn dép, mấy tì nữ ... không ai đỡ được trọng lượng của thằng này trên cổ. Cho nên chỉ có mấy cận vệ cùng một số thái giám làm được. Nhưng nói chung cưỡi cổ Ngô Khảo Ký vẫn là lựa chọn số một của Thằng Tuấn rồi, vì mấy chiến mã kia chạy chậm, chạy cẩn thận cho nên không thích . Chỉ có chiến mã Ngô Khảo Ký mới dám tăng hết tốc độ mà phi nhanh.
“ Làm gì nữa đó.... cái này sao không để cho bên Bộ Tài Nguyên Môi Trường làm việc” Ngô Khảo Ký cõng con chạy một hồi cũng vác thằng Tuấn lại bên cạnh Lý Từ Huy xem xét nàng làm gì đó.
“ Cho mấy thằng đó làm việc này? Anh xem bọn nó quy hoạch Thăng Long này...” Lý Từ Huy bực bội vứt ra một bản vẽ to lớn, chi tiết quy hoạch đô thị của Thăng Long.
Hít ... hà...
“ Mấy thằng này học đâu cái thói keo kiệt bủn xỉn vậy, Đại Việt đâu có thiếu tiền bạc mà phải chen chúc sống như vậy?” Ngô Khảo Ký ngớ người khi nhìn bản thiết kế quy hoạch của đám người dưới.
“ Cái tư tưởng cũ thôi.. tuy tường La Thành phá đi, nhưng trong đầu bọn hắn vẫn có cái hình bóng nội thành ngoại thành. Coi bên ngoài không phải đất Thăng Long Hoàng Thành cho nên sẽ săp xếp hết vào nội thành... Em cũng không thiết kế chi tiết, chỉ vẽ qua qua các khu vực, giãn cách ra thôi. Đường xá thuận lợi rồi ở xa hay gần trung tâm nào có vấn đề?” Lý Từ Huy bĩu môi khinh thường mấy tên thuộc cấp vẫn bị tư tưởng cũ ảnh hưởng.
Ngô Khảo Ký ngẫm nghĩ một hồi nhìn ngắm bản đồ quy hoạch rồi nói.
“ Xây dựng đường sắt làm giao thông công cộng đi...” Ngô Khảo Ký đột nhiên nói ra suy nghĩ của mình.
“ Anh điên sao..... điện đóm mới ở bước sơ khai, làm xe điện có mà tai nạn chết người...” Lý Từ Huy dãy nảy lên.
“ Ba điên...ba điên... ba điên” Thằng Tuấn một bên chu mỏ nói chen vào....
Một dép....
May mà chiến mã kịp lồng lên chạy thoát thân, nếu không thì kỵ sĩ đã bị một dép vào mông rồi...
“ Ai nói xe điện đâu, tuổi con tôm mà dám làm thứ này… tai nạn là chết người đó. Nhưng thực ra phát triển đến một mức độ nào đó thì tàu điện cũng ra đời thôi. Cho nên trước đó xây đường ray sẵn cũng không có gì … nhất là lúc này chúng ta đã dư sắt thép để làm đường ray rôi” Ngô Khảo Ký thần thần bí bí mà nói.
“ Rốt cục ông muốn làm cái gì mau nói đi” Lý Từ Huy sờ chiếc dép thứ hai…
Cả hai bố con tái mặt.
“ Nhân viên bên thiết kế không sai đâu, hệ thống giao thông công cộng vẫn không đáp ứng nhu cầu di chuyển của dân mỗi lúc một tăng mạnh. Xe ngựa kéo đã không có khả năng đáp ứng giao thông nếu em mở rộng phạm vi đô thị. Nhưng đường ray với ngựa kéo là có thể đáp ứng được “
Ngô Khảo Ký nói ra suy nghĩ của mình, xe bus công cộng song mã trở 10 hành khách đã không còn khả thi khi mà lượng người về Thăng Long làm việc , sinh sống quá đông. Đây đã là một thành phố công nghiệp thực sự. Điều này rất tương tự với Bố Chính.
Cả hai thành phố đang bị vấn đề trên quấy nhiễu. Mở rộng thành phố. Mở rộng các khu công nghiệp thì hệ thống giao thông cũ đã không thể đáp ứng.
Nhưng đường ray xe ngựa kéo hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu.
Xe tứ mã hay nhiều hơn ngựa không thể thành hiện thực vì quá khó điều khiển và dễ gây tai nạn.
Nhưng nếu làm đường ray, tuyến đường cố định. Muốn bao nhiêu ngựa kéo thì bấy nhiêu ngựa thôi. Không có tính nguy hiểm ở đây.
Tất nhiên trong nội thành vẫn nên dừng lại ở 4 mã hay 6 mã loại tàu kéo. Mỗi con ngựa sức kéo tầm 1,5 tấn có thể hoạt động nhiều giờ. 4 mã thực tế kéo 6 tấn người xe hàng… một khoang tàu ngoài phần trục đỡ bánh làm bằng thép, phần còn lại toàn bộ gỗ nhẹ thực tế trọng lượng không có bao nhiêu cả tầm 1,5-2 tấn đổ lại. 4 tấn hàng hoá và người là con số rất đáng kể, 40-50 người vận chuyển là không vấn đề.
Nghe nói làm đường ray và đóng mới xe bánh sắt sẽ tốn kém nhưng thực ra ít tốn kém hơn xe ngựa lúc này nhiều.
Vấn đè nằm ở chỗ bảo dưỡng cùng tiêu hao, tính hiệu quả.
Thời này không có cao su, bánh lốp toàn bộ được làm là bọc gỗ mềm hay da, chịu làm sao nổi di chuyển liên tục, công việc thay lốp gỗ, lốp da chi phí tốn kém mà hiệu quả cũng thấp, các ổ trục bi của xe ngựa dù tốt cũng khó chịu dựng lâu dài. Thêm vào đó không gian xe ngựa luôn có giới hạn, nó liên quan đến an toàn vận chuyển. Chiều dài thùng xe 3-4 m đã là quá đáng rồi.
Nhưng với xe bánh sắt chạy đường ray thì các vấn đề trên không còn là vấn đề, chi phí bảo dưỡng hạ xuống thấp, nhất là khi thép không rỉ ra đời. Ray chỉ cần làm bằng hợp kim thép Mangan chống rỉ là đủ . Chỉ cần bánh xe trục xe làm bằng thép Molypden, để giảm trọng lượng, tăng độ bền thôi. Nhất là bánh xe có thể tăng Molypden lên đên 2% chống mài mòn. Phương án nối toa tàu có thể giải quyết triệt để không gian giới hạn vấn đề của xe ngựa.
Tất cả cho thấy ray đường sắt xây dựng giao thông công cộng hay vận tải đường bộ vẫn là tốt hơn cả.
Thêm vào đó, trươc sau gì đầu máy hơi nước cũng sẽ được phát minh, đường ray không dùng ngựa kéo hòa toàn có thể dùng cho tàu hơi nước. Do đó đầu tư không hề lãng phí.
Tất nhiên vấn đề ngựa kéo xe bánh sắt đường ray cũng có vấn đề, đó là không gian dành cho ngựa kéo. Với các đường ray trong nội thành không quá vấn đề vì đây là đường ray chở người và hàng hóa nhẹ là chính, cho nên có thể đổ bê tông giữa hai ray , ray thép chỉ là hai con đường nhỏ hẹp chạy song song, do đó ngựa kéo trực tiếp nối thẳng đầu toa không thành vấn đề.
Nhưng các tuyến ray lớn nối thông thành phố, hay nối thông các vùng nguyên liệu lại là cả vấn đề. Vì đường ray này phải thiết kế để chịu được trọng tải nặng của đầu máy hơi nước cùng các toa hàng nặng sau này.
Cho nên nó phải được thiết kế kiểu hai đường ray chính đặt song song với nhau từ một trạm này tới một trạm khác và một loạt các thanh ngang được đặt vuông góc giữa hai đường ray chính. Những thanh ngang này được gọi là thanh tà vẹt. Một thanh tà vẹt thường có hình khối chữ nhật và được làm từ gỗ hoặc xi măng.
Những viên đá được dải đều dọc suốt đường ray tạo thành một lớp nền để giữ các tà vẹt cũng như hai đường ray chính.
Vấn đề là loại ray này không gian để ngựa kéo chỉ có thể là chạy hai bên ray, từ đó cần xây dựng đường bê tông hai bên cho chúng. Đầu tư sẽ lớn hơn nhiều... một chút...
Ngô Khảo Ký không có ngại. Đại Việt thiếu gì chứ dăm ba cái pozzolan từ Medang- Lavo chuyển về là nhiều lắm cho nên Ngô Khảo Ký quyết định có xây các tuyến đường ray nối liền các khu vực ngoại ô của Thăng Long. Mỗi ray có thêm hai cái đường bê tông 4m hai bên để bố trí ngựa kéo. Nói chung Đế Quốc Đại Việt vẫn khá chơi bời bởi lẽ lúc này Ký không có chút nào lỗ lo về tiền bạc.
“ Đầu tư như vậy khá lớn đấy...” Lý Từ Huy thấy ý tưởng của Ký rất tốt, nhưng vấn đề tiền bạc là đáng lo ngại. cho dù Đại Việt mỗi năm tổng lãi thu vào tới 30-35 triệu quán nhưng rầm rộ đầu tư như vậy cũng khá chật vật. Vả lại công nghệ sắt thép liệu có đủ phục vụ nhu cầu xây ray hay không?
“ Vấn đề tiền em không cần phải nghĩ… hiện giờ mới khai thác 30-40% thị phần của Đại Tống thôi đã có thu nhập 17 triện quán đến 20 triệu. Lại còn thị trường Chola rộng lớn chưa vươn tới nhiều vì thuyền trọng tải chưa đủ cấp hàng cho Medang- Lavo. Nay có tàu trọng tải giao thương Đại Tống- Medang tăng mạnh, tiền vào chỉ có nhiều hơn…”
“ Thêm vào đó anh cho Thằng Tĩnh mang 10 triệu lượng mua lại đảo Sado của Nhật Bản rồi” Ngô Khảo Ký cười cười nói ra tin tức.
Thì ra hắn triệu Tĩnh về để thực hiện nhiệm vụ này đây.
Mua mấy cái mỏ sắt ở Nhật có thể dùng Minamoto Lưu Cầu hay cô vợ bé người Nhật. Nhưng đụng đến đảo Sado phải dùng tư cách pháp nhân Đại Việt Đế quốc chính thức mới được.
“ Hử bỏ mười triệu lượng đi mua một hòn đảo.. ở đó có gì mà ông điên cuồng đến vậy?” Lý Từ Huy giật mình mà hỏi.
“ Vàng ở Philippines có nhiều nhưng mà nơi đó thổ dân phức tạp biết đến đời nào mới tổ chức khai thác nổi? Nhưng mà Sado thì khác, chẳng cần bản đồ của AI Thiệu Hưng anh cũng biết nơi đó là mỏ vàng khổng lồ… kiếp trước du lịch Nhật Bản còn qua xem xem đấy….
Sơ sơ có thể thai thác 500 kg vàng cùng 500-600 tấn bạc/ năm. Dân Nhật khai thác đủ hai thế kỷ mới ngừng hoạt động đó. Từ thế kỷ 17 đến 19 Mạc phủ thời Edo sống được là nhờ nó cả, thậm chí chiến trận thế giới lần hai nơi đó lại chuyển thành trung tâm khai thác đồng sắt kém thiếc… em thấy 10 triệu lạng mua cái đảo ấy rẻ hay đắt?”
Ngô Khảo Ký cười cười….
Lý Từ Huy choáng ngất tại chỗ… nhanh nhanh… mau mua mau mua ..
Nói đùa sao, chỉ riêng tính bạc thôi đã là 17 triệu lượng trong một năm đủ đỉnh cả Thăng Long còng lưng buôn bán với Đại Tống một năm đó.
Lạm phát bạc?
Chưa có nghĩ quá, lúc này thị trường siêu cấp mở rộng, tiền đồng đúc liên tục vẫn không đủ cho nhu cầu thanh khoản buôn bán, kể cả tiền đồng có mệnh giá nhảy vào cuộc cũng vẫn chỉ miễn cưỡng duy trì giao thương ở mức ổn định.
Một đàu tàu kinh tế giao thương Đại Việt Đế Quốc đã kéo cả kinh tế giao thương khu vực lên một tầm cao mới chưa từng có trong tiền lệ. Nói thẳng ra không chỉ Đế Chế Đại Việt hưởng lợi mà tất cả các quốc gia xung quanh đều hưởng lợi, Chỉ khác nhau là nhiều hay ít mà thôi. Nếu không hưởng lợi thì ai còn làm ăn cùng Đại Việt cơ chứ.
Thành thử ra tiền đồng là đúc thấy ông bà nội ông bà ngoại mà chưa thấy lạm phát đâu, vì đã đủ nhu cầu của thị trường đâu mà nghĩ đến lạm phát.
Kể từ đó bạc, vàng lại trở thành khan hiếm , giá cả đang tăng từng ngày.
Riêng ở Đại Việt giá bạc đã ăn 950 tiền đồng rồi, và chắc chắn sẽ tăng nhanh hơn nữa.
Cho nên với quy mô vẫn còn 60% thị trường Đại Tống chưa khai thác, 70% thị thường Ấn độ chưa khái thác, và các quốc gia như Nhật Bản, Medang, Lavo, Tam Phật Thề, Khmer Đông, Tây cũng chưa có khai thác hết thì vấn đề dư thừa hàng hóa sẽ không có diễn ra. Nhu cầu về tiền tệ để thanh khoản giao thương càng lúc càng tăng cho nên nguyên nhân lạm phát do chính sách tiền tệ có thể bỏ qua.
Đã như vậy bạc về nhiều bao nhiêu cũng không thành vấn đề. Tất nhiên vẫn phải tiết chế sử dụng một cách hợp lý để ổn định giá bạc và vàng.
Nhưng nói chung tóm cái váy lại cả Đông Á đang thiếu bạc đây. Mua nhanh đảo Sedo còn tiến hành khai thác cấp tốc.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.