Chương trước
Chương sau
Tháng 3 năm Thiên Phục Võ Uy năm thứ nhất ( 1086).
Lý Từ Huy đổi niên hiệu một lần trong năm nay, từ đó thế hiện ý chí của nàng trong thời gian tới cũng như thể hiện ý chí , mục tiêu, ước muốn của triều Lý dưới thời Lý Từ Huy cai quản.
Đúng vậy, đây vẫn tính là Lý Triều khi mà Lý Tử Huy vẫn còn làm Hoàng Đế. Ngô Khảo Ký chưa chính thức đăng quang thì đây vẫn là Lý Triều mà không phải Ngô triều.
Nói thật Tết năm này không có vui, Thánh Vương bị thương tuy tin tức được dấu kín không hiểu kẻ nào gây nên nhưng vết thương là không dấu được.
Bệ Hạ cũng khá lệ cáu gắt một vài chúng quan viên gặp lỗi nhỏ trong công tác.
15 tháng giêng không hiểu chuyện gì đã thấy Thánh Vương hầm hầm dẫn 3 ngàn thuỷ quân từ Đấu Hồ đi thẳng phương Bắc, toàn thể thiên hạ rúng động?
Kẻ hành thích ở Phương Bắc?
Các phe thế lực phía bắc sợ hãi cử sứ liên tục về Đại Việt hỏi han, họ sợ bị hiểu nhầm không trúng đầu thì trúng tai.
Chỉ là Thánh Thiên Đế lắc đầu mà nói “ Không liên quan các ngươi.. yên tâm”.
Phủ Hứa Xương, Kinh Đô của Đại Tống lúc này.
Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu buông dèm nhiêp chính.
Năm nay đúng như Hòa Ước Trường Sa đã định, cuối năm nhà Tống cử sứ mang theo bạc lụa tiến cống Đại Việt để đổi lấy hòa bình. 100 vạn lạng hai mươi vạn súc lụa thật là một con số đau long nhưng so sánh cùng mỗi lần điều binh toàn là năm mười triệu lượng thì con số này lại chẳng đáng kể là bao. Tống Béo chịu được.
Đại Việt cũng coi là đáp lễ có hậu, quà về cũng là thổ sản, hàng tinh mĩ tổng cộng cũng lên đến 15 vạn lạng, thật ra số quà hồi đáp này chỉ đáng tầm 5 vạn tiền gốc mà thôi.
Thực tế 100 vạn lạng này tính ra nhiều lắm, nếu tính tỉ giá vàng bạch 1/70 tức là 14 ngàn lượng vàng. Mười bốn ngàn lượng vàng đấy mà còn chưa đủ trả lương cho 4 vạn Cấm tử quân ở Thăng Long.
Ha ha ha, vậy mà có người nào nghĩ trong sử thật vua Lê Long Đỉnh làm cái cột dát vàng , rồi mừng tầm ngàn lượng vàng giá trị đồ là Đại Việt thừa vàng thì cười đến chết. Tầm ấy tiền không đủ trả lương cho 1 vạn quân trong một năm chứa đừng nói trang bị võ khí, trả lương các quan cao cấp. Còn đắp đê , xây thành, làm tẩm cung, đóng chiến hạm.
Dăm ba cái vàng dát vàng khảm cây cột kiểu khoe mẽ của vua chúa ấy là Đại Việt thừa vàng? Không hiểu nổi tư duy.
Lại có người nguỵ biện Đại Việt thừa vàng nên Tống thèm mới đánh.
Lại vãi tư duy nữa, Tống sau Như Nguyệt chiếm Quảng Nguyên đấy, mỏ vàng Đại Việt đấy, Lê Văn Thịnh dùng hai voi trắng đổi về. Thèm đến thế là cùng.
Vàng phải nói Đại Lý 40 mỏ, người Đại Lý mua hàng Tống dùng vàng, vua Đại Ký qua du ngoạn Tống dùng 10-20 xe bò ngựa thồ Vàng bạc, sao Tống không thèm mà đánh Đại Lý đi?
Này thì dát mấy cây cột vàng giấy, lại khảm mấy cái rương vàng đó là thừa vàng… khặc khặc
Quay lại chuyện Tống- Việt lại nói lần này Đại Việt có thư riêng của Thánh Vương Ngô Khảo Ký cho Nhiếp Chính Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu.
Thư riêng rất giày, nặng.
Cao Tuyền Nhân tò mò ngắm nhìn tì nữ mở ra phong ấn sáp thư.
— QUẢNG CÁO —
“ Thưa bẩm Nương Nương, trong này có rất nhiều đồ kỳ quái, lại thêm mấy phong thư nhỏ, một ít tiền đồng cùng một xấp tiền giấy” Nữ tì già thân tín của Cao Tuyền Nhân kiểm tra một lượt đồ đạc xác định không có độc mới là yên tâm.
“ Tốt, ngươi hãy niệm thư cho bản cung nghe.” Cao Tuyền Nhân gật gù nói.
“ Thưa vâng, nô tì xin đọc.” Nữ tì già xé ra bức thư rồi đưa thật xa mắt để đọc, không đơn giản vì họ đã lão cả rồi, viễn thị nặng nề.
“ Kính thư, Cao Thái Hoàng Thái Hậu Đại Tống. Bản Vương Ngô Khảo Ký Thánh Thần Vương Nhiếp Chính Đại Việt có lễ. Ngài là người cao tổi lễ này là lý…..
… Đại Việt nhận tiến cống đồ của Đại Tống thấy đó là thành ý hòa bình nên vô cùng vui vẻ, hai nước bang giao thuận hòa để con dân yên vui mà sống mới là lẽ trời…..
… Lại nói về mấy năm nay binh hoan mã loạn Đại Việt – Đại Tống xích mích cuối cùng vẫn là do Đại Tống võ thần quá thịnh nhiều lần vô lý muốn gây hấn khắp nơi nên mới có họa này….
… Lại nói Đại Việt ta luôn khiêm nhường ở một góc nào có chọc đến ai? Nhưng chúng ta lại không ngại chiến… cho nên sự việc Vương An Thạch trù bị gây hấn Đại Việt đó là Tống sai lầm…
… Nhớ đến trước thời Vương An Thạch làm tể tướng .. Việt Tống có đôi khi nhỏ xích mích nhưng chạm đến là thôi.. hai bên đều muốn con dân thái bình an cư…
… Nhưng An Thạch đắc vị quyền lộng triều cương, ba tấc lưỡi độc xà mê hoặc thánh chúa nước Tống, các ngươi quên lời dạy của Triệu gia tổ, để võ bị ngóc đầu đấy là hoạ nhãn tiền tức khắc…
… Võ ấy là Bạch Khởi tinh, là sát khí, hại người hại thân, các ngươi quên lời tổ huấn các đời vua Triệu trước đó mới để Võ quan thúc dục chiến tranh từ đó mất đất thiệt dân…
…. Như lại nói nếu Vương An Thạnh, Trương Di, Thái Hoà, không dung túng bọn võ quan âm mưu đánh Đại Việt thì làm gì có Ung Châu trận chiến khiến các Mân tách ra tự lập?....
… Nếu không có Tô Thức. Trương Nghiễm, Vương An Thạch sau lưng thì Quách Quỳ dám bội ước ở Yên Vân Thập Lục Châu?. Nếu Yên Vân dúng như thoả thuận trước đó thì Đại Tống đâu mất đi Hà Bắc?....
… Lại nói đến không dung túng Lý Hiến , Vương Thiềm, Địch Viễn , Trương Thủ Tiết liệu có trận chiến hao tiền tốn người nhưng thất bại ở Hành Dương – Trường Sa?...
… Cho nên cái hoạ từ Bạch Khởi tinh này phải để Cao Thái Hoàng Thái Hậu ngài nhận định mà sửa…
… Lại nói Đại Việt rất hài lòng trước hai năm nay thái độ của Tống, hai nước giao hảo há chẳng tốt hơn binh đao gặp mặt?.....
… Nói về kinh tế, các ngài thiếu tiền đồng nên in bậy tiền giấy cùng tiền đồng có mệnh giá. Đây là việc làm rất nguy hiểm… đây là hai mẫu tiền Tống ta không mất công mà làm được muốn để Cao Thái Hoàng Thái Hậu ngài quá mục.. nếu ngài có thể phân biệt thật giả thì… không cần phải nói thêm…
… Tiền giấy hay tiền đồng mệnh giá nếu không thể chống giả thì sẽ nguy hại vô cùng, có thể kể đến như sau….
… Ngài thấy đó, nếu thực sự các cảnh báo phía trên xảy ra thì Triệu thị còn đứng vững?....
… Cá nhân ta thấy Triệu thị vẫn là tốt quân vương, các vị mấy đời rất biết tiết chế chỉ là thời này gian thần quá nhiều mới xảy đến binh đao chiến loạn…
… Cho nên cá nhân ta vẫn có đôi chút tình cảm mà cảnh báo….
Kính thư…
… Những chiếc hộp da chứa vật dụng gọi là Lão Kiếng. Giúp người cao tuổi đeo vào có thể nhìn rõ vật hơn mà đọc sách, ta không biết mắt ngài lão tầm nào cho nên đưa tới 4 cái Lão Kiếng cấm độ khác nhau….
… Cách sử dụng… đeo kính cách sách một thốn một xích ( 35 cm-37cm) đọc sách thấy mờ thì chuyển loại cao số hơn, nếu đọc thấy nhức mắt thì chuyển loại thấp số hơn….
… Đây là vật hiếm quý vô cùng.. Đại Việt không có nhiều….
… Cách bảo quản….. — QUẢNG CÁO —
“ Hử….” Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng cảm thấy đoạn sau của thư có chút tình cảm quan tâm chứa đựng trong đó, người già mẫn cảm.
Tấm thư này đanh thép trách mắng nhưng lại không thiếu lễ giáo đối với người lớn tuổi vì nó mang tính chất thơ riêng cá nhân không phải quốc thơ.
Thêm vào đó Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng ngửi thấy mùi vừa ý và nguyện thân cận Triệu thị của vị Phong Vân khu vực Ngô Khảo Ký này.
Nói thật thanh danh của ba vị họ Ngô cực thịnh ở Đại Tống, không phải nói là bốn vị họ Ngô, vì trận chiến Ung Châu thay đổi cả kết cấu khu vực được quy kết cho Tống Chỉ huy lúc đó là Ngô Tuấn- Lý Thường Kiệt.
Tên cũ cùng gốc gác của Lý Thường Kiệt bị người Tống đào đến gốc rễ từ sau trận chiến đó.
Đó là chiến dịch bản lề khiến Tống Triều từ Đế Quốc độc bá khu vực đánh mất lợi thế ở khu vực phía Nam.
Thanh danh của bốn người họ Ngô có chửi mắng, có hận, nhưng nhiều nhất là sợ và kinh nể. Có thể hận họ Ngô bá đạo nhưng người Đại Tống không thể không nể gia tộc này quá nhiều kiệt xuất cùng quái tài.
Trong bốn người, gây sợ hãi nhất không phải Tước Tích hay Lão Ngô Lý Thường Kiệt mà là vị Thánh Thần Vương Ngô Khảo Ký, nhiều người nhìn lại bước đi của hắn mới chợt hiểu, người nầy một tay thay đổi mấy quốc gia, xây dựng mấy Đế quốc bao quanh lấy Đại Tống, người như vậy không đáng sợ, không đáng kính phục sao?
Đại Tống vẫn coi Ngô Khảo Ký là một con hổ dữ, một con Ác Long, do đó lời của Ký đôi khi không khiến người Đại Tống tin tưởng, nói thật triều Đại Tống bị Ký âm quá nhiều nên hơi sợ.
Nhưng lần này bức thư là thư riêng cùng những điểm nêu ra khó chối cãi.
Việc Ung Châu vẫn là tranh luận, cho dù bọn Vương An Thạch, Lưu Di, Thẩm Khơi, Tô Giám có chuẩn bị chiến tranh đánh Đại Việt nhưng rốt cuộc là Đại Việt ra tay trước cho nên trong này nhiều lắm các phe đổi lỗi nhau không dứt. Chuyện này khó phán.
Nhưng chuyện Yên Vân mười sáu châu đúng là đám Võ tướng có tác động, muốn lập chiến công đánh Hải Tặc cướp Yên Vân mà không trả tiền mới gây nên họa Liêu Đông đánh vào Hà Bắc. Sau đó là Quách Quỳ kế phá đê càng khiến mất lòng quân , lòng dân. Vấn đề này Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu đồng ý với nhận định của Ngô Khảo Ký đó là võ quan hành vi gây nên.
Tiếp theo đó là chuyện Trận chiến Trường Sa- Hành Dương, theo Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu thì Đại Tống không nên liên kết Lưu Kỷ càng không nên chọc giận Đại Việt lúc đó hãy từ từ cơm ăn từng miếng, nếu đánh Mân thì trước hòa Đại Việt, để Đại Việt không có cớ can thiệp.
Lần này bọn Lý Hiến, Vương Khuê là chủ mưu khiến Đại Tống kém chút rơi vào cảnh vạn kiếp bất phục.
Cho nên Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu càng là đồng tình nhận định của Ngô Khảo Ký.
Vấn đề ở chỗ là tại sao Thánh Thần Vương nước Việt lại tỏ thiện cảm khá rõ ràng với Triệu Gia? Lại càng là giúp Triệu gia vấn đề tiền tệ?
Nói thật những thứ Ngô Khảo Ký nói ra về hậu quả khi tiền giấy và tiền đồng mệnh giá bị giả đác khiến Cao Tuyên Nhân kinh hoàng.
Nếu truyện đó thực sự xảy ra Triệu thị giữ không nổi giang sơn.
Như vậy tại sao Thần Thánh Vương lại hết sức thiện trí như vậy?
“ Là muốn kết thân…” Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu giật mình vỗ tay nhẹ xuống đệm ỉ như nhìn ra vấn đề thật chất.
Không có lý do gì khiến Ngô- Triệu hai nha bỗng dưng hoà hợp đến vậy. Trừ khi là kết thân thông gia và thực sự muốn bỏ xuống can qua mà hoà Hảo.
Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu chủ trương mềm dẻo phát triển kinh tế , thắt chặt quản lý trong nước do đo rất tán thành nếu Ngô- Triệu thông gia.
Nhưng tình hình Đại Việt rất kì quái, là chế độ nhị Thánh, vợ làm Hoàng Đế cho nên Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu nghĩ không dám gả con gái Triệu thị cho Ngô Khảo Ký, sợ làm phận ý Vị Thánh Thiên Đế hùng mạnh nổi danh ghen tuông trùm thiên hạ kia.
Vậy thì nhìn đi nhìn lại chỉ có Đế Bắc Nguyên và Tây An Vương. — QUẢNG CÁO —
Nhưng Đế Bắc Nguyên thuộc hệ Đế Quốc khác cho nên cần họp bàn lại , còn Tây An Vương…. Quyết định Tây An Vương….
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.