Chương trước
Chương sau
5 giờ sáng, những ánh ban mai đầu tiên đã ló rạng.
Đáp theo những tín hiệu từ Đồ Chiêm Quan thì Lý Thường Kiệt cử trước 3000 quân còn khỏe mạnh nhanh chóng tiến về nơi này. Trong đó có rất nhiều chiến tượng.
Trung quân Bố Chính rời bỏ Đặng Gia thành vì nơi này thực tế không có ý nghĩa chiến lược nhiều đối với Bố Chính vào lúc này. Dẫn theo 3 ngàn tì binh người Việt dẫn theo thương binh cùng xác đồng đội rời khỏi chiến trường, trận chiến đã đi đến hồi kết. Nhưng sau đó sử lý hậu chiến vẫn là một vấn đề hết sức dai dẳng.
Kỵ binh Bố Chính thì phản ứng nhanh chóng hơn nhiều lần. Họ đã hoàn thành mục tiêu quấy nhiễu Anak Đê trại cho nên không hề luyến tiếc mà quay về Bố Chính . Điểm quan trọng đó chính là chiến mã của họ cũng đã đến bờ cạn kiệt sức lực không thể kéo dài thêm hành động chiến tranh.
Song Đỗ Siêu ở Đồ Chiêm Quan đã là vội vã mà bắn pháo hiệu cầu viện quá sớm. Quân Chiêm không quá ngu dốt. Họ không thể tiến vào nội địa Bố Chính những bè gỗ đổ bộ của họ là vô dụng trong việc công chiếm một tòa hùng quan được xây dựng trên núi cao.
Chủ tướng đám quân Chiêm này hiểu rõ, trong hoàn cảnh mập mờ sáng mà đổ bộ tại một vùng sông không theo kế hoạch sau đó tập hợp chặt cây làm thang leo thành thì thời gian kéo dài phải đến cả buổi, lúc đó thì họ không còn là một cuộc tập kích bất ngờ nữa.
Vì chỉ là bè gỗ đơn sơ để chạy xuôi dòng nên không thể dùng bè để ngược dòng. Cho nên Khan-Mo quyết định cho quân Chiêm táp vào bờ Tây sông Cổn và hành quân bộ thoát đi chiến trường. Ông ta muốn bảo toàn lực lượng cho nhánh tinh binh của Chiêm Thành. Là một tướng quân có bề dày kinh nghiệm ông ta cảm thấy được mùi vị của nguy cơ.
Khan-Mo thoát đi được cũng chính là lúc 1000 kỵ binh cùng 3000 bộ binh của Bố Chính quay về Đồ Chiêm Quan nhưng họ chỉ có thể trơ mắt nhìn người Chiêm biến mất sau rừng rập bên kia sông.

Đúng lúc này thì pháo hiệu cầu cứu khăp nơi được bắn ra ở bờ Bắc Sông Linh Giang. Tất cả quân Sĩ Bố Chính vùa chân ướt chân ráo quay về đến nội địa Bố Chính lại một lần nữa mệt mỏi hướng bắc.
Thám báo từ Hắc Thành, Tòng Chất Thành lên tục đưa tin tới.
Tòng Chất cùng Bố Chính Thành bị tấn công dữ dội. Quân số của đối phương tổng số không ít hơn 2 vạn người.
Hít hà, chúng tướng sĩ Bố Chính không khỏi hít một hơi sâu kinh dị. tại sao có thể có 2 vạn người trốn sau lưng mà họ không biết.
Ngay lập tức Ngô Văn Võ ra lệnh cho Thám báo ngay lập tức báo cáo lại tình hình cho đại quân của Lý Thường Kiệt ở phía sau còn bản thân hắn thì phải ngay lập tức tiến về cầu phao trợ chiến.
Khi đại quân của Ngô Văn Võ đến được Chính Hòa thì cũng là lúc phía Cầu Phao ánh lên những cột pháo hiệu cấp báo.
Dù Ngô Văn Võ hết sức lo lắng nhưng hắn không thể không dừng lại Chính Hòa để thay chiến mã. Nơi này có 700 trọng kỵ của người Tống, chúng không thích hợp cho nhiệm vụ của tối hôm qua chiến đấu cần sức lực bền bỉ, nhưng lúc này chúng là lựa chọn không tồi vì chiến mã của đội Kỵ binh đã không còn sức lực.
700 trọng kỵ ngay lập tức được trang bị song trọng giáp lưới. Bọn này quá to khỏe và có thể tạm thời chịu đựng được thứ này.
Thực tế 1000 kỵ sĩ thân binh của Ngô Khảo Ký đã không còn sức lực sau một đêm chiến đấu, trong đó có không ít đã bị tổn thương, gom góp được 700 ngươi có thể chiến đấu đã là quá tốt. Đám kỵ sĩ không nói nhiều mà nhanh nhất thay đổi trang bị, họ thay ra một lớp chiến giáp lưới mà mặc vào áo giáp Lorica Segmentata vỗn dĩ của họ. Đám này dự định sẽ cận chiến, một lớp Lorica Segmentata một lớp giáp lưới bên trong sẽ bảo hộ tốt hơn. Nhưng cũng nặng nề hơn và kém linh hoạt hơn. Nhưng cận chiến thì bắt buộc phải làm điều này, đây là trang bị trọng kỵ binh mà Ngô Khảo Ký đã lên kế hoạch.
Thay xong trang bị cũng là lúc 3000 bộ binh cùng 48 chiến tượng có mặt, lúc này không cần đến voi thồ đèn pha vì trời đã hửng sáng.
Mặc dù các chiến sĩ Bố Chính quá mệt mỏi sau một đêm dài chém giết và hành quan qua lại. Nhưng họ không thể không nhấc lên tinh thần, không thể không nhấc lên vũ khí. Nếu Bố Chính thất thủ Chủ Mẫu lâm nguy thì số phận của họ cũng chẳng khá là bao.
Thậm chí Ngô Văn Võ còn rút đi 1 ngàn binh Mã lai ở thành Chính Hòa để mang theo vào cuộc chiến.
Tổng số quân lên tới gần 5 ngàn người nhưng đa phần mệt mỏi rầm rộ tiến về cầu phao.
Đến được cầu phao thì Ngô Văn Võ mới thấy được tình thế bết bát, phía bên kia doanh trại đã bị công phá. Một đám quân Bố Chính đang bị dồn đến chân cầu phao. Hai bên cầu có chiến hạm của Đại Việt băn tên giúp đỡ hỗ trợ nhưng quân Đại Việt số lượng quá ít đã bị đẩy lui dần đến đầu cầu.
— QUẢNG CÁO —
“ Kỵ binh tiến lên.”
“ Tượng binh chờ Kỵ binh qua sông mới được qua cầu… tượng binh qua cầu xong mới đến bộ binh”
Ngô Văn Võ ra lệnh, cầu phao không thể chịu đựng tất cả qua sông , phải lần lượt qua mới được.
“ Tướng quân , chúng tôi có thể điều khiển thuyền qua sông…” Một tên lính người Mã lai lên tiếng.
Ngô Văn Võ quên mất đám Mã lai này là đại hành gia về thuyền bè, bên bến phà có không ít chiến thuyền neo đậu đâu.
“ Tốt lắm. 1000 Mã lai binh nhanh chóng xuống thuyền qua sông… chở theo 1 ngàn bộ binh.. số còn lại theo cầu phao qua sông” Ngô Văn Võ không cần biết nhiều, lúc này không phải là lúc nghi kị nhau nữa. Nếu đám người Mã này muốn phản thì lúc này đã phản rồi, còn nếu không phản thì nên sử dụng họ ở vị trí thích hợp hơn, thủy chiến.
“ Dạ…” Đám binh sĩ hô vang.

Chiến mã nhịp bước từ từ trên cầu phao. Cầu phao này dài 500m rộng cả 13 -14 m rất chắc chắn được đóng tỉ mỉ bằng các hộp gỗ như lòng thuyền sau đó lót ván bằng rồi kết nối vơi nhau bởi xích sắt thô tô như ba đốt tay. Tuy nói là cầu phao nhưng ổn định như đấy bằng đến độ chiến tượng còn có thể mười con voi đi qua.
Nhưng chiếc cầu này có thể trụ được 300 chiến mã trọng kỵ xung kích hay không lại là một vấn đề khác. Ngô Văn Võ là đang đánh cược số phận. Đợt đầu, một hàng dài 300 chiến mã nối đuôi nhau đi trên cầu với tốc độ dần dần tăng tiến.
Còn 100m Ngô Văn Võ thúc mạnh chân vào bụng chiến mã khiến nó đau đớn mà xông lên . Các kỵ sĩ Bố Chính không tụt hậu cùng nhau tăng tốc.
Cầu phao vẫn chịu đựng nổi, thực tế sức chịu đựng của cây cầu nay lớn hơn sức tưởng tượng của các binh sĩ rất nhiều lần.
Chiến Mã phương bắc, thô tô cơ bắp, bụng thon ngực nở , bắp chân to lớn sức bật kinh người. 200 trọng kỵ binh như 200 chiếc xe tăng lao vào trận địa địch ta lẫn lộn. Chiến mã nặng 300kg, chiến giáp tổng cộng 30kg mỗi người kị sĩ tầm 60kg tổng cộng 400kg với tốc độ như bàn thờ sông tới.
Binh sĩ Đại Việt đã được cảnh báo nên nháo nhào đu nhau qua lan can mà lao xuống nước né tránh. Người xuôi bơi lội giỏi, nhất là binh sĩ trong thủy doanh toàn là đại hành gia bơi lộ, họ không sợ khi lao xuống nước.
Nhưng người ngược thường bơi lội kém, họ là những người sinh sống trên núi là chính. Cho nên rơi xuống nước đối với người thượng đồng nghĩa chung kết cuộc đời.
Chiến mã phương bắc có một đặc tính đó là tính xung kích cao vô cùng.
Trong tình huống loạn lạc, người Thượng không hề lập được hàng rào trường thương cự mã, thực tế đó là họ cũng khôn quen chiến đấu Kỵ binh cho nên không có hiểu cách này. Kết quả đã rõ ràng, vận tốc quá lớn, sức bật kinh khủng của Chiến mã phương bắc cùng trang bị chiến giáp đã khiến chúng trở thành xe tủi thực sự. Hàng đàn người bị húc tung xuống nước hoặng bị dẫm đạp dưới gót sắt.
Thực tế các kỵ sĩ Bố Chính không hề làm gì, ngay cả trường thương họ cũng không dùng, chỉ dùng chính chiến mã mà húc thẳng vào quân địch thôi.
Thế không thể đỡ, chiến mã tốt phối cùng trọng giáp thực sự là nỗi kinh hoàng cho bộ binh nếu họ không có phương trận trường thương.
Người bị va chạm sẽ bay ra xa hoặc trực tiếp bị dẫm đạp. Tiếng xương cốt gãy vỡ răng rắc là hiển hiện như tiếng bẻ bánh đa.
Trọng kỵ Bố Chính như một mũi tên thế không thể đỡ xuyên qua cả một hàng ngũ dày đặc đến 30m của người thượng.
Sự việc quá sức đột ngột khiến cho người thượng không kịp phản ứng. Lúc này 500 binh sĩ Mã lai trên các chiến hạm hai bên cầu phao vôi vã mở một đợt tấn công bằng Ballista và Nỏ Genoa gây cho tình hình càng thêm loạn.
— QUẢNG CÁO —
Người thượng chưa kịp hoàn hồn thì một đạo trọng kị thứ hai lại băng qua cầu treo.
Lúc này cầu treo đã không còn bóng người.
Người thượng đã rút lại trên bờ đứng hai bên cầu treo mà thôi.
Nhưng các kỵ sĩ của Bố Chính không phải tay mơ, họ là những đứa con xuất sắc nhất của Bố Chính. Từng lưỡi thương đưa ngang hai bên dựa vào lực phóng của chiến mã mà cắt gọt sinh mệnh.
Có thể tưởng tượng mũi thương như những chiếc bút vẽ lên nhũng dòng mực đỏ tươi phụt tung tóe trong không khí.
Lúc này 7000 trọng kỵ đã tụ tập tại cửa doanh. Trong doanh lúc này có hơn ngàn bộ binh người thượng. Đám này có nhiệm vụ chiếm cầu phao của Bố Chính chặt đứt sự liên hệ giữa hai miền Nam- Bắc sông linh Giang.
Một trận xung phong 7000 trọng kỵ binh không tổn thất và thành công mở ra đường máu. Thự tế họ không giết bao nhiêu đối thủ nhưng đã khiến cho đối thủ mất đi tinh thần chiến đấu.
Trọng kỵ binh chỉ có thể xông thẳng xuyên qua đội hình định để rồi tụ thế xuyên lại.
Xin thưa rằng không phải, đó chỉ là dành cho những cuộc chiến quy mô lớn một đi không trở về.
Trọng kỵ có thể xung phong theo hình xa luân để liên tục cắt vào địch nhân, cách xung phong xa luân tuy không có cường đại và không sử dụng triệt để sức va chạm của trọng kị nhưng nó thắng ở chỗ liên miên bất tận.
Và trọng kỵ binh Bố Chính lại khởi xướng thêm một lần chiến đấu như vậy.
Xa luân xung kích cắt vào đối phương. Trong khi 10 chiến tượng ầm ầm tiến lên cầu phao qua sông.
………………………….
Lý Thường Kiệt đã nhận được tin tức của Bố Chính nhưng ông ta không lấy làm lo lắng hay quá vội vã.
Hệ thống phòng thủ của hai nơi này ông ta đã hiểu qua, trong ngày một ngày hai thì kể cả có vạn quân chính quy của Đại Việt cũng chẳng thể hạ nổi chứ đừng nói là thổ phỉ quân.
Thổ phỉ quân này mục đích chỉ là để tập kích sau lưng các hệ thống tường lũy ven sông khiến quân Bố Chính tan vỡ và quân Chiếm dễ dàng đổ bộ ma thôi.
Việc Lý Thường Kiệt quan tâm bây giờ đó chính là Ngô Khảo Ký mất tính.
Thám báo đã vòng qua một lần trại voi, nơi đó tan hoang như địa ngục, người chết như dạ, thây chất thành đống và chẳng ai toàn vẹn thi thể. Nhưng quân đội của Ngô Khảo Ký thì mất tiệt bóng dáng. Các thám báo đã cố gắng tìm tòi trong đống thi thể, họ chỉ thấy được vài chục thi thể là của lính Đại Việt thôi. Điều này chứng tỏ quân Ngô Khảo Ký không hề bị thiệt hại nặng nề nơi này nhưng tai sao hắn mất tích?
…………………………………….

Ngô Khảo Ký lúc này ở đâu?
Trời đã bình minh, Ngô Khảo Ký tìm đươc một hồ nước nhỏ.
Hắn không thể tiếp tục di chuyển, quân đội cần nghỉ ngơi.
— QUẢNG CÁO —

Gần năm ngàn người xây dựng lều trại tạm thời, à không phải, đó là xây dựng mấy cái bếp tạm thời. Lấy mũ gang làm nồi múc nước đun sôi pha thêm lương khô mang theo người mà chia nhau dùng tạm.
Một buổi tối vật lộn họ quá đói và khát rồi.
Lương khô thì quân sĩ Bố Chính luôn phải mang theo người 4 thanh đủ ăn hai ngày khi xuất binh. Đó chính là yêu cầu bắt buộc. Chẳng nặng bao nhiêu nhưng hết sức hữu dụng.
Nhưng lúc này có thêm hơn 2000 binh sanock cần chia sẻ lương thực cho nên thứ này lương khô thực chất chỉ có thể ăn hai bữa. Nhưng hai bữa là quá đủ, chỉ cần trời sáng là họ có thể tìm đường về nhà.
6 giờ sáng. Trong lúc quân sĩ Bố Chính nghỉ ngơi thì họ phát hiện từ xa một đám binh sĩ lạ mặt đang cuồng chạy.
Cả hai bên phát hiện ra nhau thì đám binh sĩ lạ mặt kia ngây người trong chốc lát rồi quay đầu chạy tuốt.
Lính Sanock hét lớn .
“ Là thân vệ hoàng gia… chúng nó hộ tống nhân vật lớn”
Vậy thì còn gì nữa, quân Bố Chính lục đục ngồi dậy cắm mông đuổi theo.
Cuộc rượt đuổi kéo dài đến tận sáng.
Lúc này họ đã đến một con sông.
Quân Chiêm chạy rất tốt, người Bố Chính cảm giác hơi hụt hơi vì họ mang giáp quá nặng. Nhưng vẫn còn đó quân Sanock vừa hít thuốc cho nên hăng hái vô cùng.
Chiêm quân chạy trước, Sanock bán sát nhao nhao muốn chém, Bố Chính quân lẽo đẽo theo sau,
Chạy dọc bờ sông 2 dặm thì bỗng nhiên trước mặt hiện ra một thủy doanh.
Quân bố chính hết hơi rồi.
Nhưng quân Sanock vẫn rất dai, họ đuổi theo sát nút và công phá luôn thủy doanh này với chỉ vài trăm quân ô hợp canh dữ.
Sanock quân cướp thuyền và đợi Bố Chính quân đến để cùng qua sông.
Vì thông qua những tù binh của thủy doanh họ biết được kẻ qua sông là Vua chiêm.
Chỉ có thể bắt được Vua chiêm thì họ mới có thể đổi được vợ con và gia đình đến Bố Chính hưởng phúc. Cho nên đám nghiện này quyết không thể bỏ qua.
Tức là lúc này Ngô Khảo Ký lạc đường đên tận Sông Drinj là địa phận của Châu Địa Lý. Hắn đã cách Đồ Chiêm Quan rất xa.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.