Mùa đông năm Vạn Lịch thứ 40, phủ Thiệu Hưng tuyết rơi dày đặc, mùng một tháng mười một có một trận tuyết lớn.
Tuyết còn chưa tan thì sớm ngày 12 lại một trận gió mùa đông bắc ào về, xem ra trưa và chiều tối sẽ lại có tuyết rơi.
Đầu giờ Thìn, Trương Nguyên cầm hơn hai mươi cuốn chế nghệ đến nhà thầyVương Tư Nhâm, tiểu hề nô Vũ Lăng đi theo hầu, Thạch Song xách theo mộtcái làn, trong làn có hai con gà giò, hai con vịt giò và hộp trà KiếnNinh hai cân, đây là trà mà Lỗ Vân Cốc đã tặng cho Trương Nguyên, lầnnày hắn muốn mang đến biếu thầy Vương. Không cưới con gái thầy nên hắncũng cảm thấy áy náy, có chút đồ tốt liền nghĩ ngay đến thầy.
Đi đến đầu đường chỗ Phủ Học Cung, hắn bắt gặp Trương Ngạc đang đi đứngloạng cà loạng quạng, phía sau là tên hầu Phúc Nhi và tên đầy tớ vạm vỡNăng Trụ. Trương Ngạc kéo tay hắn lại, nói:
- Giới Tử đệ đã đính hôn rồi mà còn chưa mời ta uống rượu đấy.
Trương Nguyên nói:
- Khi nào thành thân chắc chắn sẽ mời tam huynh uống một bữa ra trò.
Trương Ngạc hỏi:
- Khi nào thì thành thân?
Trương Nguyên đáp:
- Khi nào thi đỗ bảng vàng.
Trương Ngạc cười nói:
- -Vậy thì ta chúc đệ sớm công thành danh toại nhé . À phải rồi, đệ vội vã đi đâu thế, lại đến nhà đại cữu ca ở Hội Kê đó à?
Trương Nguyên nói:
- Đến nhà Hước Am tiên sinh thỉnh giáo bát cổ, trời rét thế này mà tamhuynh cũng đi dạo cơ à, sao không ở trong nhà đốt lửa sưởi ấm uống rượughẹo tỳ nữ cho vui?
Trương Ngạc cười ha ha, nói:
- Ở nhà mãi chán lắm, có mấy môn khách thì đều về nhà ăn tết rồi, cònđám tì nữ đó à, vẫn mấy gương mặt đó, nhìn mãi cũng thấy chán, Liên Hạthì còn tạm được, nhưng nàng cứ nhìn thấy ta là lại trốn. Nàng không cần xin ta bạc nữa, thể nào rồi sẽ có khi cha nàng lại lâm bệnh nặng, lúcđó ta sẽ bắt nàng ta phải cởi hết.
Trương Nguyên trừng mắt nhìn hắn, tiến lên nói:
- Ta đang vội, tam huynh cứ đi làm việc của huynh.
Trương Ngạc bước nhanh đuổi theo, nói:
- - Giới Tử, gần đây ta cũng học được cách bịt mắt đánh cờ rồi, chúng ta vừa đi vừa làm một ván cờ tướng, được chứ?
Trương Nguyên nói:
- Được thôi, mời huynh đi trước.
Trương Ngạc bèn đi nước “Trữ bình 5”, Trương Nguyên ứng phó bằng “bát mã tiến”. Trương Ngạc “mã 2 tiến 3”, Trương Nguyên liền “xe cửu bìnhbát”. Trương Ngạc ban đầu khá tỉnh táo, nước cờ đi khá hùng hổ, nhanhchóng hình thành thế đầu pháo tuần sông đối phó với nước cờ “bình phongmã” của Trương Nguyên. Nhưng khi đã đi được ngoài 30 nước, Trương Ngạcbắt đầu mơ hồ không nhớ rõ vị trí các quân cờ, nghĩ một lát, gã sải bước đến chặn trước mặt Trương Nguyên, hét to:
- Ra tướng, ăn xe của đệ.
Trương Nguyên hỏi:
- Huynh lấy gì để ra tướng?
Trương Ngạc nói:
- Ta liên hoàn mã, ta pháo đầu, ta song xe bức cung, ta cho toàn bộ 5 tốt qua sông, Giới Tử đệ còn không nhận thua sao?
Trương Ngạc đứng ngay giữa đường, ngửa mặt cười lớn.
Trương Nguyên cũng cười, nói:
- Đây mới thực đúng là nói miệng không có gì làm bằng, có lý mà không nói lại được, ta thua thật oan uổng.
Trương Ngạc sung sướng nói:
- Giới Tử, còn một việc nữa, đại huynh nói rồi, hôm nào tuyết rơi nhiềumà trời quang, chúng ta sẽ leo lên Long Sơn ngắm tuyết, đệ cũng khôngnên cả ngày đọc sách như thế, lúc cần chơi thì vẫn phải chơi.
Trương Nguyên gật đầu nói:
- Tam huynh nói rất phải, khi nào đi Long Sơn xem tuyết nhớ gọi đệ.
Đoàn người lúc này đi tới bên bờ sông Phủ, Trương Ngạc nói:
- Giới Tử đệ đi một mình đi, ta ở trên cầu.
Trương Nguyên và Vũ Lăng, Thạch Song qua cầu Việt Vương, đến đầu cầu bên này mới quay đầu lại nhìn, thấy Trương Ngạc đang cầm ống nhòm, nhìn hết bên này bên kia.
Giờ Trương Ngạc chỉ cần ra khỏi cổng là nô bộc Năng Trụ phải lập tức cầm ống nhòm đi theo, bởi Trương Ngạc muốn nhìn trộm bất cứ lúc nào. Vừađến phủ Vương Tư Nhâm, lão nô bộc gác cổngvội nói:
- Trương công tử tới thật đúng lúc, lão gia nhà ta đang muốn đi ra ngoài.
Trương Ngạc đi vào trong sảnh liền nhìn thấy hai cha con Vương Tư Nhâmvà Vương Anh Tư đã mặc sẵn quần áo ấm để chuẩn bị ra ngoài. Thấy TrươngNguyên, Vương Tư Anh chớp chớp mắt, nhẹ cúi đầu chào. Vương Tư Nhâm cười nói:
- Trương Nguyên, tới có việc gì vậy?
Trương Nguyên chắp tay trước ngực thi lễ, nói:
- Học trò không biết thày sẽ ra ngoài, vậy học trò xin phép để hôm khác tới thỉnh giáo.
Vương Tư Nhâm nói:
- Có phải muốn ta bình điểm bát cổ không, vậy thì cứ để trong thư phòngcủa ta trước đã, đợi ta quay về sẽ xem sau. Hôm nay ta muốn đến Tị Viên ở núi Hội Kê.
Trương Nguyên đặt tập bản thảo sang một bên, khom người nói:
- Vậy học trò xin cáo từ.
Vương Từ Nhâm “Ừ” một tiếng, nhìn Trương Nguyên rời khỏi sảnh, lại nghe thấy tiếng con gái Vương Anh Tư nhẹ giọng nói:
- Sao phụ thân lại lạnh nhạt với huynh ấy như vậy?
Vương Anh Tư hiện tại chỉ biết Trương Nguyên và Thương thị nữ lang đãđính hôn, nhưng không hề biết phụ thân nàng đã từng nhờ Hầu Chi Hàn cầuhôn với hắn. Thấy Trương Nguyên đến, trong lòng nàng vẫn thấy vui, chỉcó điều là vì Trương Nguyên đã đính hôn , nên cảm thấy có phần xa cách,giờ thấy phụ thân lạnh nhạt với hắn như vậy, nàng thầm trách phụ thânhơi bất công với hắn. Vương Tư Nhâm nói:
- Thế phải làm sao, chúng ta thực sự phải lên núi, chẳng lẽ bảo hắn ta đợi ở đây sao? Mà chúng ta phải sau giờ ngọ mới trở về.
Vương Anh Tư nói:
- Có thể để hắn ta cùng đi với chúng ta được mà, ngồi thuyền có thể xem bát cổ của hắn luôn.
Vương Tư Nhân nghiêng đầu nhìn con gái, nàng mở mắt thật to, ánh mắtthật trong sáng, sợi dây mũ buộc dưới chiếc cằm nhọn. Nửa năm trở lạiđây nàng đã cao lớn lên rõ rệt. Vương Tư Nhâm gật đầu nói:
- Vậy cũng tốt.
Nói rồi liền sai nô bộc chạy ra cổng gọi Trương Nguyên quay lại.
Trương Nguyên bước nhanh quay trở lại, chắp tay trước ngực hỏi:
- Thầy có gì chỉ giáo ạ?
Vương Tư Nhâm nói:
- Trương Nguyên, chẳng phải lần trước ngươi nói muốn đi xem Tị Viên haysao, giờ cơ bản đã làm xong rồi, ngươi cũng đi cùng đi, trên thuyền tacó thể xem bài vở của ngươi luôn.
Trước đó Trương Nguyên thấy thầy Vương lạnh nhạt với mình, trong lòngcũng cảm thấy không vui. Giờ nghe Vương Tư Lâm nói như vậy, hắn vui mừng ra mặt, liền lệnh cho Thạch Song về trước thông báo cho mẫu thân biếtrằng hắn thỉnh giáo thầy xong mới trở về.
Một người làm tiến vào bẩm:
- Thưa lão gia, thuyền đã chuẩn bị xong, có thể xuất phát rồi ạ.
Vương Tư Nhâm liền dẫn Vương Anh Tư, Trương Nguyên cùng Vũ Lăng và mấyngười hầu nữa, , cả đoàn mười người cùng nhau đi bộ đến bến tàu cách đókhoảng một dặm. Họ cùng lên một con thuyền có mái che, hai người chèothuyền khua mái chèo đưacon thuyền bắt đầu rẽ sóng hướng ra ngoàithành.
Sông ngòi ở Thiệu Hưng bốn phương thông suốt, người dân Thiệu Hưng khixuất hành đa số là ngồi thuyền nhiều hơn đi kiệu và xe ngựa. Sông ngòinơi đây cũng không có sóng to gió lớn gì cả, rất yên bình.
Từ bến tàu lớn gần Hạnh Hoa tự đến Đại Vũ Lăng phải đi thuyền gần nửacanh giờ. Trên thuyền, Vương Anh Thư và phụ thân ngồi một bên, TrươngNguyên ngồi bên kia, vẫn giữ tư thế cung kính, từ xưa đến nay chưa baogiờ tỏ ra tôn sư trọng đạo đến như vậy. Vương Tư Nhâm nhìn thấybuồncười, nói:
- Trương Nguyên, ngươi cứ tự nhiên đi, cứ tỏ ra cung kính mãi như vậy ta cũng không thấy thoải mái, đem chế nghệ ra cho ta xem.
Tập bản thảo Trương Nguyên đang giữ trong ngực áo, hai tay cung kính lấy ra đưa cho Vương Tư Nhâm. Vương Tư Nhâm lật qua lật lại xem, xem đếnđâu bình luận đến đó. Vương Tư Nhâm đã từng hai lần làm quan coi thitrong kỳ thihương, trong mười ngày phải xem qua mấy ngàn quyển chế nghệ, nên kinh nghiệm rất phong phú, nhãn quang rất tinh tường.
Khi thuyền đến Đại Vũ Lăng , hai mươi hai quyển chế nghệ lão đã bìnhluận được mười lăm quyển, nên đành ở trên thuyền bình nốt bảy quyển còn lại, cuối cùng kết luận:
- Bát cổ không phải ai cũng làm được, phải tích luỹ được số chữ thánhhiền nhất định mới được, phần biện luận và giải thích đều không dễ. Taxem hai mươi quyển chế nghệ của ngươi, phương pháp làm bát cổ đã tiến bộ lên nhiều rồi. Về sau mỗi ngày chỉ viết một quyển, ngoài ra còn phảiviết thêm một cuốn cổ văn, học sử của Thiên Cổ Sinh, học Hàn Liễu Âu Tônữa, không nên chỉ chăm chăm vào học chế nghê bát cổ, nếu không ngươi sẽ ngạo mạn đắc ý mà xem nhẹ việc tiếp tục phấn đấu học hành,. Hơn nữahọc cổ văn áncũng sẽ giúp ngươi được mở rộng tầm mắt, giúp ngươi có thể vươn ra khỏi cái khuôn khổ gò bó eo hẹp của bát cổ mà vẫn có thể tự do phóng tác trong cái khuôn khổ đó.
Vương Tư Nhâm là bậc thầy về văn bác cổ, thông tỏ chuyện đời, học vấnuyên thâm. Lão có thể nhìn ra rất chính xác khuynh hướng và mầm mốngtrong văn của Trương Nguyên, kịp thời dẫn dắt và uốn nắn, điều này khiến Trương Nguyên cảm nhận sâu sắc rằng được bái Vương Tư Nhâm làm thấy làđiều vô cùng may mắn. Còn Vương Tư Nhâm, có được một đệ tử thông minhxuất sắc như Trương Nguyên cũng quả thực là một chuyện rất đáng mừng.Lão lại cảm thấy phấn chấn, mà quên mất mình đang giận Trương Nguyên,lại dốc lòng dạy bảo, từng lời nói, từng cử chỉ đều vô cùng ân cần thânthiết.
Mãi đến khi thuyền cập bến, lão nhìn thấy khi con gái Vương Anh Tư lênbờ, chân đứng chưa vững thì Trương Nguyên còn chìa tay ra đỡ, Vương TưNhâm lại thấy buồn: Một đứa con rể tốt như vậy lại bị người ta đoạt mất chứ.
Ngồi cùng thuyền dạo chơi thật tâm đầu ý hợp, luận đàm bát cổ, nóichuyện thơ phú, chà, nếu sớm biết thế này thì đã để cho Hầu Chi Hàn đicầu thân từ ngay sau dạ tiệc ở Huyện Sơn Âm hôm đó rồi. Xem ra việc gìcũng phải nhanh chân thì mới thành.
Quả không hổ danh là Tị Viên ở Tây Lộc núi Hội Kê , cây cối ở đây mọcthành từng tầng trên các vách đá, suối chảy róc rách, có thể nhìn thấyđỉnh Lư Hương ở phía xa. Vương Tư Nhâm đã mời vị chuyên gia làm vườn nổi tiếng Quảng Lăng tạo núi dựa vào khe suối, dựng đài, xây đình, xây hành lang uốn khúc, các tự dưới các lùm cây. Cây trên vách đá tỏa bóng chekín hành lang, cảnh tượng thật kỳ thú. Hiện giờ vẫn còn có chút đồ khixây dựng vườn vẫn chưa được rửa sạch, nhưng đã có thể nhận thấy khu vườn này thực không tầm thường.
Vương Tư Nhâm cười hỏi:
- Trương Nguyên, Tị Viên này của ta so với Giới Viên của thúc tổ ngươi thì thế nào?
Trương Nguyên nói:
- Đều đẹp như trong tranh, thật khó so sánh.
Vương Tư Nhâm lắc đầu cười nói:
- Ngươi cũng mồm mép quá nhỉ, cùng lúc cưỡi hai ngựa nói chuyện.
Trương Nguyên cười nói:
- Học trò không phải kẻ dối trá, quả thực là khi ở Phân Viên thì thấyGiới Viên hay, đến Tị Viên của thầy thì lại cảm thấy Tị Viên khiến chongười ta lưu luyến tới mức không muốn về, chỉ có điều lúc này đang làlúc trời đông lạnh giá, sắc trời u ám nên khó tránh khỏi cảnh quangtrông có vẻ tiêu điều, đợi khi xuân đến lá hoa thắm đỏ thì càng khôngbiết cảnh tưởng sẽ tuyệt vời đến như thế nào.
Vương Tư Nhâm có chút vui sướng, nói:
- Ta vốn tưởng rằng cuối tháng mười thì vườn sẽ làm xong, không ngờ kéodài tận đến bây giờ, mời các bậc danh tiếng ở Thiệu Hưng đến chơi vườnthì chắc phải đợi sang xuân, đến lúc đó ngươi cũng cùng đến nhé.
Lúc này viên quản vườn và thợ làm vườn đến bẩm báo tình hình với VươngTư Nhâm, Vương Tư Nhâm liền đi ra. Trương Nguyên và Vương Anh Tư đứng ởgần khe suối, nhìn ngắm núi non, vách đá, ngắm đỉnh lư hương ở phía đằng xa. Lúc đầu Trương Nguyên còn có chút mất tự nhiên nhưng thái độ lờinói của Vương Anh Tư vẫn như bình thường, nàng vẫn nói chuyện vui vẻthoải mái với hắn. Trương Nguyên vốn có chút áy náy trong lòng giờ cũngdần dần bình tĩnh lại. Đến khi rời Tị Viên ra thuyền, hắn không nhớ nổiđã nói những gì với Vương Anh Tư, chỉ cảm thấy rất vui vẻ.
Thoắt cái đã qua chính ngọ, cả đoàn đều thấy đói bụng, trời lại lạnh,thuyền nương ( một người đàn bà lo nấu nướng trên thuyền) cũng đã nấuxong mỳ. Vương Tư Nhâm, Trương Nguyên và Vương Anh Tư bước lên thuyền.Thuyền nương bưng món mỳ nóng hổi ra, đương nhiên bọn người hầu không có phần. Bọn họ phải đợi đến lúc về phủ mới được dùng cơm. Tiểu hề nôVũ Lăng nhìn thiếu gia Trương Nguyên ăn mỳ, không kìm nổi nuốt nướcmiếng, âm thanh rất vang, Vương Tư Nhâm nghe được, cười hỏi thuyềnnương:
- Có còn mỳ nữa không, lấy cho Tiểu Vũ một bát.
Vũ Lăng mừng rỡ, vội vàng cảm tạ Vương lão gia. Vào lúc vừa lạnh vừa đói thế này, được ăn bát mỳ được cắt mỏng như cánh bướm thật là sướng nhưtiên.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]