Chương trước
Chương sau
Đắp một đài bằng đất trên ngọn núi Thái Sơn làmđàn tế thiên để báo công với trời nên gọi là Phong. Quét đất lậpđàn trên một ngọn núi nhỏ dưới chân Thái Sơn để báo công với đất nêngọi là Thiện.

(Sử ký – Phong Thiện sách)

Lễ Phong Thiện có từ thời xưa, là nghi thức tế trờinguyên thuỷ nhất của các bộ lạc hoặc thị tộc sùng bái tự nhiênsống chung quanh Thái Sơn vào thời viễn cổ. “Có lẽ xa thì khoảng mấynghìn năm trước gần thì mấy trăm năm trước, nghi thức đắp đất tế lễkia đã thất truyền nên không thể biết được để ghi chép tỉ mỉ lại”.Nhà Tần thống nhất sáu nước, vị hoàng đế đầu tiên tự cho là côngcao cái thế bèn xưng là Thủy Hoàng. Năm thứ hai mươi tám, Tần ThủyHoàng đi tuần các quận huyện phía đông, mượn các nghi lễ của nhàTần để tế tự những bậc đế vương ở Ung Châu[1] thuở trước để làm lễPhong ở Thái Sơn, Thiện ở Lương Phụ, khắc chữ lên vách đá ca tụngcông đức nhà Tần.

[1] Ung châu cũng chính là Thiểm Tây, nơi phát tích của nhàTần.

Nhà Hán lưu truyền được năm đời, hưng thịnh nhất vàonăm Kiến Nguyên, đánh bại kẻ địch bên ngoài, chỉnh đốn pháp luật bêntrong, sự nghiệp hiển hách. Vào năm Nguyên Đỉnh đầu tiên lấy được bảođỉnh ở sông Phần, coi là điềm lành nên các bề tôi dâng thư thỉnh cầuHoàng đế Lưu Triệt tới Thái Sơn làm lễ Phong Thiện báo cáo công tíchvới trời xanh, loan báo đức chính cho dân chúng. Lưu Triệt cũng độnglòng, hạ lệnh cho quần thần tham khảo phép tắc thời xưa tập luyệnnghi thức, xây phủ đệ, lập minh đường[2]. Đến năm Nguyên Phong đầu tiên,y định niên hiệu có chữ “Phong” cũng là đã quyết định trong lòng, sauđó phân công các bề tôi chuẩn bị tất cả cho đại lễ Phong Thiện.Tháng Ba năm Nguyên Phong đầu tiên, sau khi xong chuyện kết hôn cầu hoàvới Ô Tôn, Lưu Triệt dẫn bá quan văn võ tháp tùng nghi trượng đi tuầnthú phương đông, hơn một vạn người đi theo, xe Phong Thiện nối dài mấytrăm dặm, để Thái tử Lưu Mạch ở lại giám quốc.

[2] Minh đường: Khoảnh sân dành cho việc tế tự hay thờ cúng.

Trong xe ngự tráng lệ được nghi trượng trùng điệp vâyquanh, Lưu Triệt nhàn nhã ngồi trên giường đánh cờ với Trần A Kiều. Ynhìn dung nhan đẹp đẽ của A Kiều, nói vẻ quan tâm, “Kiều Kiều nên cẩnthận giữ gìn sức khoẻ, chớ để như lần trước ở Lâm Phần”. Một khilâm bệnh thì nàng sẽ không thể đi tiếp cùng với y.

“Được rồi.” A Kiều bật cười, “Thiếp đâu đến nỗi yếuớt như vậy. Lần trước là bị lạnh ngoài ý muốn mà thôi”. Khuôn mặtnàng hơi đỏ lên, nói: “Huống chi lễ Phong Thiện ở Thái Sơn là mộtviệc hiếm có, thiếp cũng không muốn bỏ qua.”

Nàng thư thả hạ một quân cờ, hỏi, “Bệ hạ có biếtnghi lễ Phong Thiện có từ đâu không?”

Nàng bỏ rất nhiều công sức ra nghiên cứu cờ vây nênrất tiến bộ, quân cờ này hạ xuống cực kì tinh diệu, khiến Lưu Triệtcũng buộc phải trì hoãn, cẩn thận nghĩ nước kế tiếp.

“Trước đây thì không thể biết.” Y đăm chiêu nói, cũnghạ xuống một quân cờ, “Tương truyền từ cổ có bảy mươi hai vị vua đãtừng làm lễ Phong Thiện nhưng đến nay thì chỉ biết đích xác mỗiDoanh Chính của triều Tần.”

“Ừ.” Nàng gật đầu, nhìn sắc mặt của y, nói: “Nhosinh hai nước Tề, Lỗ cho rằng Phong Thiện chính là nghi lễ để đếvương nhận lệnh của trời, giao tiếp với trời. Từ xưa tới nay, nếu nhưkhông phải là đế vương của thời kì thiên hạ thái bình, quốc gia hưngthịnh thì không thể tiến hành hành nghi lễ này. Từ khi bệ hạ kế vịtới nay, bên ngoài thì dẹp được nạn Hung Nô xâm phạm biên giới hơn bảymươi năm, bên trong thì giúp dân chúng sinh sống an bình, thật đúng làlà có tư cách.”

“Vậy à?” Lưu Triệt kéo nàng qua, mỉm cười nói,“Thật khó được Kiều Kiều khen ngay trước mặt như thế này.” Y khẽ gõvào trán nàng, tư thế thân mật. A Kiều nhất thời lúng túng, gắtgỏng: “Có cung nhân ở đây đấy.” Nàng liếc sang thấy cung nhân bên cạnhđã sớm cúi đầu cười trộm.

Nàng dứt khoát tự đầu vào ngực y, thầm nghĩ chuyệnPhong Thiện dù thoạt nhìn long trọng láo nhiệt, là vinh hạnh đặcbiệt khó được nhưng một lần cũng đã đủ rồi. Nế thật sự để y cứhai ba năm lại tới Thái Sơn một chuyến, trong hơn hai mươi năm tiến hànhPhong Thiện tới tám lần như trong sử sách ghi lại thì quá hao tàitốn của. Vì thế nên nếu cần phải nói thì nàng nhất định phải tìmcách tẩy não y khỏi ý muốn tới Thái Sơn, đả thông quan điểm thầnthánh hoá Phong Thiện để đề phòng y coi đây thành chuyện tế tự trongnhà, thỉnh thoảng nhớ tới lại tới đây một chuyến.

Đến chân núi Tung Sơn, Lưu Triệt hạ lệnh cho xe ngựanghi trượng tạm thời dừng trú mấy ngày, bản thân mình dẫn A Kiều,Lưu Sơ và mấy vị cận thần đi từ Nam Lộc lên Tung Sơn vừa du ngoạn vừatế tự. Lúc này mới chỉ đầu mùa xuân, hoa cỏ trên núi còn chưa mọc,chỉ có mấy cây tùng bách xanh tốt quanh năm. Ngoài ra ở đây còn cóthư viện Tung Dương, trước mặt là hai khe suối, lưng dựa vào núi caongất, phía tây dựa vào Thiếu Thất Sơn, phía đông có thể thấy VạnTuế Sơn, núi lượn vòng quanh, suối chảy róc rách, phong cảnh u nhãđộng lòng người.

Lưu Triệt nắm tay A Kiều bước vào thư viện Tung Dương.Y thấy trong viện có cây bách cao lớn, tán cây xanh ngắt rộng như máiđình, cành lá rậm rạp, chắc đã sống qua ngàn năm. Y ngẩng đầu nhìnhồi lâu mới nói: “Cây bách này cao lớn kì vĩ như tướng quân thốnglĩnh vạn quân, hay là phong nó làm Bách tướng quân?”

“Không được”, A Kiều phì cười, nói: “Thế gian này cóngàn vạn cây bách, cớ sao bệ hạ lại biết cây này đứng đầu? Nếu cónhững cây bách khác cao hơn thì chẳng phải là bất công ư? Theo A Kiềuthì phong làm Tam tướng quân là đủ rồi.”

Nàng nhớ lại điển tích Bách tướng quân của Tung Sơnnên nén cười, ánh mắt lấp lánh. Lưu Triệt vô tình quay đầu lại nhìnthấy, im lặng hồi lâu mới nói, “Nếu như thế thì làm theo lời củaKiều Kiều đi. Tuy nhiên”, y quay hẳn lại, mỉm cười nói: “nếu cây báchnày muốn trách vì được phong danh hiệu thấp thì hãy tìm Kiều Kiềunhé.”

Quan viên đi theo tán tụng, “Bệ hạ thánh ân rộngkhắp, Hoàng hậu nương nương rất mực khiêm tốn, nếu cây bách này cóbiết thì cũng chỉ cảm kích chứ sao dám sinh lòng hờn giận chứ?”

Lưu Triệt cười lớn, dẫn A Kiều xuyên qua viện NhịTiến, nhìn quanh liền sững lại. Trong viện lại có một gốc cây báchcao chừng mười trượng, đường kính chừng một vòng tay ôm, cao lớn hơncây bách vừa rồi, dù vỏ cây đã bị tróc ra, thân cây sần sùi nhưngvẫn tràn đầy sức sống. Quan viên, thị tùng đi theo nhìn nhau vừa âmthầm kêu khổ vừa suy đoán tâm tư của đế vương. Bệ hạ vốn vui giậnthất thường, nếu thẹn quá thành giận thì… Một lúc lâu, Lưu Triệtmới tủm tỉm cười, liếc nhìn A Kiều mà hỏi như có điều thắc mắc:“Kiều Kiều đã tới nơi này rồi sao?”

“Đúng vậy.” Trần A Kiều đáp như không có chuyện gì:“Vào năm Nguyên Sóc thứ sáu, đúng là thiếp đã đến Tung Sơn trước khitới Tức Mặc gặp Lăng Nhi.”

Lưu Triệt chợt nhớ tới cuộc chia lìa cách đây nhiềunăm thì chợt nhói đau trong lòng nên thôi không nổi giận, nói: “Cây nàycao lớn hơn Tam tướng quân, vậy phong làm Nhị tướng quân đi.”

Dưới cây bách có một cái hốc hình vòm người cóthể đi lọt nối thông hai hướng nam bắc trông giống như cổng đình khálà kỳ thú. Đi vượt lên phía trước, A Kiều quay đầu lại thấy hai rễcây lớn nổi lên mặt đất của Nhị tướng quân uốn cong như cặp cánh,vừa như hùng ưng giương cánh, lại tựa như kim kê muốn bay lên. Đi thêmmột lát nữa, quả nhiên thấy một cây bách còn cao lớn hơn hai cây vừarồi, Lưu Triệt đứng dưới hàng cây thở dài nói, “Kỳ công tạo hoáthật không lừa người!” Y liền phong cây bách là Bách đại tướng quân,lại sai người lập bia bên cạnh, trên bia có khắc dòng chữ “Bia vua Hánphong cây bách làm tướng quân.” Sau đó y cảm thấy đã mãn nguyện, bèndẫn mọi người xuống núi. Một cơn gió nhẹ thổi qua đỉnh núi làm chocành lá của Bách đại tướng quân nhẹ nhàng đung đưa giống như gật đầuthăm hỏi.

Xe ngựa tiếp tục đi về hướng đông them mấy ngày thìđến Thái Sơn. Lưu Triệt sai người lên đỉnh khắc chữ lên vách đá, bảnthân mình thì dẫn cả đoàn đi du Đông Hải. Tháng Tư, ngự giá trở vềThái Sơn, hơn vạn người đi theo phủ kín cả Thái Sơn tạo nên một cảnhtượng hết sức hùng tráng.

Hoàng đế theo lễ nghi đã định ra, đến lễ ở đền thờ thần Địachủ ở núi Lương Phụ, sau đó cử hành lễ Phong, xây đàn Phong cao chín thước ở dướichân núi hướng đông, bên dưới chôn sách Ngọc điệp[3]. Sau khi kết thúc lễ Phongthì sai phu dịch tu sửa đường núi cho phu xe chở đá hộc lên xếp thành đàiPhong. Hoàng đế ở dưới chân núi trai giới bảy ngày rồi dẫn Trần A Kiều và các bềtôi lên lên Thái Sơn tiến hành lễ Phong long trọng nhất và cũng là trang nghiêmnhất trong lễ Phong Thiện. Ở miếu lớn trên đỉnh núi, Trần A Kiều thay y phụccho Lưu Triệt. Lưu Triệt buộc xong dải mũ, nhìn A Kiều, giọng bùi ngùi, “KiềuKiều, nàng còn nhớ, trẫm từng hứa với nàng trong ngày tân hôn rằng trẫm sẽ làmmột minh quân kiến tạo nên một mảng giang sơn gấm vóc để truyền lại cho con cáicủa chúng ta không?”

[3] Sách Ngọc điệp: Thời cổ, gia phả của hoàng tộc Trung Quốcđược gọi là Ngọc điệp.

Nàng ngẩng đầu nhìn lên liền sững sờ trước ánh mắt đen nhánhsắc bén của y, hồi lâu sau mới nhớ lại. Điều này y đã từng nói với nàng vào đêmtân hôn của hai người, đã từng vứt bỏ, giờ lại nhặt lên. Nàng buông lỏng tay,tâm trạng quay cuồng, ngoảnh đi, khẽ nhắc, “Giờ lành đã tới rồi, bệ hạ ra ngoàiđi.”

Y liếc nàng một cái, ánh mắt thoáng có vẻ thương tiếc lẫn bấtđắc dĩ, song chỉ trong nháy mắt y xoay người đi, ánh mắt này đã bị thay thế bằngvẻ tự tin và khí phách.

Đúng vậy, ngập tràn khí phách. Từ trước đến nay, Phong Thiệnlà vinh dự cao nhất của đế vương. Đối với một đế vương mà nói, lễ Phong Thiệncòn long trọng hơn cả đại lễ đăng cơ, bởi vì mỗi đế vương đều có đại lễ đăng cơcủa mình nhưng không phải đế vương nào cũng có tư cách lên Thái Sơn làm lễPhong Thiện.

Từ khi y đăng cơ đến nay thoáng chốc đã ba mươi năm. Trongba mươi năm này, y đánh bại mấy thiền vu Hung Nô mà các triều đời Hán vẫn xemlà đại hoạ tâm phúc, bình loạn ngoài biên giới, thu nạp nước Điền, khuất phụcTriều Tiên, kết hôn cầu hoà với Ô Tôn, kiến lập nên lãnh thổ Đại Hán hoà bình rộnglớn chưa từng có. Thần dân trong lãnh thổ đều tôn y làm quân chủ, an cư lạcnghiệp, đời sống bình an, pháp luật nghiêm cẩn. Công lao như vậy nhìn lên có thểbáo với Trời, cúi xuống có thể thưa với Đất, người người thần phục nên mới có lễPhong Thiện ở Thái Sơn ngày hôm nay.

Lễ phong là nghi thức vô cùng trang trọng, lễ phục trên ngườiLưu Triệt nửa trên màu vàng để biểu thị thân cận với trời, nửa dưới màu đen đểbiểu thị kính trọng với đất. Y nghiêm trang đi lên đài Phong, mười hai vòng hạtchâu màu đen từ mũ miện rủ xuống biểu lộ thân phận đế vương trong chốn nhângian. Đế vương thông qua lễ Đăng Phong là để thông cáo với trời, bày ra quânquyền thần thụ, quyền uy quân chủ, được trời cao đồng ý.

Trần A Kiều đứng dưới nhìn Lưu Triệt làm lễ ở trên đàiPhong. Dù nàng cũng không tin vào chuyện dùng lễ Phong Thiện có thể thông cáo tớitrời cao nhưng mỗi thời đại cần một loại tín ngưỡng. Nàng là hoàng hậu của đếquốc thì nhất thiết phải duy trì được tín ngưỡng này. Lưu Triệt đứng cạnh tấmbia đá trắng muốt không khắc chữ trên đỉnh. Tấm bia cao mấy trượng, trên dưới đềubằng nhau, đỉnh hình chóp mũ, cao vút vững chãi.

“Trẫm thấy những đế vương thời trước đều cho dựng bia khắcghi công tích”, sau khi xuống đài, Lưu Triệt nói với A Kiều, “trẫm không cần vậy.Trẫm công đức cái thế, không phải một tấm bia đá nhỏ có thể ghi hết.”

A Kiều nghe xong cười một hồi, nam nhân này vẫn luôn có bộ dạngtự đại độc tôn như vậy. Nhưng y có tư cách ấy. Thời đại Hán Vũ Đế là thời thịnhtrị chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc, nhân tài xuất hiện lớp lớp, công laosự nghiệp kỳ vĩ, để lại cho các triều đại sau một bức bản đồ rõ ràng. Sau triềuđại của y thì đến triều Đường mới lại hưng thịnh huy hoàng tương tự.

Bọn họ ở lại trên đỉnh núi một đêm. Lưu Triệt đã tạo lậpcông đức muôn đời, lại có giai nhân trong lòng nên cực kỳ hưng phấn, sai ngườimang tới một loại cây để đích thân trồng.

“Hay cứ chọn cây bách đi.” A Kiều nói. “Cây bách sống đượcngàn năm. Ngàn năm sau, mọi người lên đỉnh Thái Sơn còn có thể chiêm ngưỡng câydo bệ hạ đích thân trồng, giống như những cây bách tướng quân bệ hạ thấy trênTung Sơn.”

“Hay.” Lưu Triệt luôn không muốn làm A Kiều cụt hứng, gật đầunói,”Vậy chọn bách đi.”

Tùy tùng rất nhanh tìm tới mấy cây bách non. Tuy nói làHoàng đế đích thân trông nhưng thật ra đều do tùy tùng đào hố, tưới nước, LưuTriệt chẳng qua chỉ cẩn thận đặt cây giống vào cái hố mà họ đã đào sẵn.

“Kiều Kiều tới đây giúp trẫm một tay.” Lưu Triệt gọi.

“Được rồi.” Nàng gật đầu đáp rồi đi qua nhẹ nhàng giữ cây giốngcho Lưu Triệt xúc đất đổ vào hố.

Nàng có thể nghĩ đến cảnh cành lá sum sê, dáng cứng cáp caovút của sáu cây bách thời Hán này vào ngàn năm sau nhưng không biết cuối cùnglà cây nào bị “Xích Mi chém một nhát, thấy chảy máu nên dừng tay”[4].

[4] Trong sân bách của đại miếu trên núi Thái sơn, có mộtcây bách lớn, cây đã hơn hai nghìn tuổi mà vẫn tươi tốt sum suê. Bên dưới củacây có một vết chém màu đỏ, đây chính là vết tích của quân Xích Mi để lại trêncây bách cổ.

Vào cuối thời Tây Hán, phía đông Sơn Đông và phía Bắc GiangTô xảy ra thiên tai, lại thêm sự phẫn nộ của nhân dân đối với triều đình, quânkhởi nghĩa Xích Mi nổi dậy, họ vẽ lông mi đỏ để phân biệt với quân triều đình.Quân khởi nghĩa từng hạ trại trên núi Thái Sơn, không biết là do lòng thù hận đốivới nhà Hán hay là vì thiếu củi, mà quân Xích Mi đã đi vào miếu, ra tay chặtcây bách do chính tay Hán Vũ Đế Lưu Triệt trồng. Nhưng rất lạ, chưa chặt được mấynhát thì thân cây bách bỗng nhiên chảy ra chất lỏng màu đỏ. Quân Xích Mi thấy vậyvô cùng hoảng sợ, không dám chặt nữa. Vết chém đó vẫn còn lưu lại trên thân câybách, hơn nữa màu đỏ kia vẫn không hề phai nhạt so với lúc ban đầu, nay đã trởthành một kỳ quan.

“Mình nghĩ quá xa rồi”, Trần A Kiều thấy buồn cười, sáu câybách thời Hán lúc này chẳng qua chỉ là những cây giống nhỏ bé còn chưa biết baolâu nữa mới trưởng thành. Huống chi, hai mươi năm lịch sử đã vô tình thay đổitrong tay bọn họ, còn chưa biết ngày sau có quân Xích Mi hay không nữa. Trồngxong cây, chuyện tiếp theo giao cho thị tòng lo liệu, bọn họ tới miếu lớn thayy phục.

Vào ban đêm có thể thấy lờ mờ hình dáng Thái Sơn cao ngất,mênh mang sâu thẳm, khí thế bàng bạc, trùng điệp không ngừng. Tới ngày hôm sau,mặt trời từ phương đông mọc lên trông hết sức huy hoàng tráng lệ. Bảy mươi haingọn núi của dãy Thái Sơn dưới ráng mây che phủ trông u nhã hiểm trở, mỹ lệmênh mang, thế núi lô xô, đẹp không sao tả xiết. Đứng trên đỉnh núi dõi mắttrông về phía xa, thu hết thảy mọi vật vào trong tầm mắt.

“Thái Sơn trùng điệp,

Lỗ mãng vọng trông.

Ngầm như báo mộng,

Toại nguyện phương đông.”[5]

[5] Trong sách Lỗ Tụng – Kinh thi.

Lưu Triệt cất tiếng ngâm rồi quay sang hỏi A Kiều, “Người đờivẫn nói Kiều Kiều là tài nữ một thời, thấy cảnh hùng tráng thế này thì có thơphú để tán thưởng không?”

Nàng nhìn y một lát, ngân nga:

“Đông nhạc núi cao vút,

Đẹp như là cõi tiên.

Gói không gian trống vắng,

Tĩnh mịch đến u huyền.

Chẳng ai đem bút vẽ,

Mây tỏa sắc tự nhiên.

Đất trời như vẫy gọi,

Ta sống thú điền viên.

Xin gửi thân nơi ấy,

Trọn cuộc đời bình yên,”[6]

[6] Thái sơn Ngâm của Tạ Đạo Uẩn.

Không khí trong phòng tĩnh mịch rất hợp với tính cách của AKiều, nhưng câu cuối cùng khiến tâm trạng Lưu Triệt trầm xuống. Sao y có thể đểcho A Kiều rời khỏi mình mà ở lại Thái Sơn dù chỉ một ngày cơ chứ? Mọi người xuốngnúi Thái Sơn đi cùng Lưu Triệt dựa theo nghi lễ tế Hậu Thổ làm lễ Thiện dướichân núi Túc Nhiên ở hướng đông bắc Thái Sơn.

Tương truyền minh đường thời Hoàng Đế[7] ở dưới chân núiThái Sơn cực kỳ đơn sơ, “Xung quanh không vách, mái lợp có tranh, bốn bề ngậpnước, vào cửa Tây Nam, tên là lầu Côn Luân.” Nhưng đến thời Hán thì đã khôngcòn nữa. Lưu Triệt ra lệnh trước hết cứ dựa theo phép cũ thời Hoàng Đế mà xây dựngmột ngôi minh đường, lại ban bố chính lệnh triệu kiến đại thần cùng tế tự thầnlinh tổ tiên. Sau khi lễ Phong Thiện kết thúc, Lưu Triệt từ lầu Côn Luân vàominh đường, tiếp nhận lời chúc tụng của quần thần, cắt lấy hai huyện phía trướcđể thờ phụng Thái Sơn, đặt tên là huyện Phụng Cao.

[7] Hoàng Đế, còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế, là một vị vuahuyền thoại và anh hùng văn hóa Trung Quốc, được coi là thủy tổ của mọi ngườiHán.

Ngự sử viết chiếu rằng: “Trẫm lấy thân hèn kế thừa ngôi vịchí tôn, nơm nớp lo sợ không dám nhậm chức. Trẫm đức còn đơn bạc, không rõ lễnhạc, nếu xây từ đường thái miếu chỉ giống hình thức thì hy vọng có bùa chú đểtrấn áp quái vật. Trẫm bỏ dục vọng, đăng phong Thái Sơn, rồi đến Lương Phụ, sauđó thiền định nghiêm túc, ăn năn hối lỗi. Trẫm cùng các kẻ sĩ và thường dân làmlại từ đầu, ban thưởng trăm hộ dân một con trâu mười vò rượu, tặng thêm nhữngcô quả trên tám mươi tuổi hai súc vải vóc, miễn tô thuế năm nay cho các vùng PhụcBác, Phụng Cao, Xà Khâu, Lịch Thành. Đại xá thiên hạ giống như lệnh năm Ất Mãolà có làm thì phải chịu nhưng nếu đã xảy ra trên hai năm thì đều không tính nữa.”

Lễ Phong Thiện ở Thái Sơn kết thúc thì thiên tai lũ lụtkhông hề xảy ra khiến uy vọng của Lưu Triệt nhất thời đạt đến đỉnh cao, đi đếnđâu dân chúng cũng hết lời tán tụng. Nghi trượng tiếp tục đi về hướng bắc tới KiệtThạch rồi lại đi tuần từ Liêu Tây sang phía bắc tới Cửu Nguyên. Trần hoàng hậuđều đi theo suốt chặng đường, Hoàng đế và Hoàng hậu ở với nhau rất hòa hợp.

Từ sau lễ Phong Thiện, Lưu Triệt hăng hái, không muốn lập tứctrở về đế đô Trường An mà nhân tiện lên đường tuần thú. Từ Cửu Nguyên tới biêngiới phía bắc, thanh thế lên cao thì y mới cảm thấy mãn ý, hạ lệnh quay lại, vượtqua Hoàng Hà trở về Trường An.

Trần A Kiều theo Lưu Triệt suốt chặng đường, cảm thấy ra khỏithành Trường An thì bầu trời rộng mở, tâm tình thanh thản, ngàn vạn ưu phiền longhĩ đã có người bên cạnh xử lý ổn thỏa, bản thân mình yên lòng thỏa sức ngắmnhìn núi sông Đại Hán tươi đẹp. Trong đời nàng đã mấy lần đi xa, dù người bên cạnhkhác nhau nhưng lần nào cũng đều cảm thấy vui vẻ. Lưu Triệt tuy là một ngườikhi trở mặt sẽ lạnh lùng nhưng nếu y còn có tình cảm với ai thì có những lúc sẽlà một tình nhân tốt nhất. Nàng cảm giác mình đang đùa với lửa. Dù bây giờ ngọnlửa chỉ phát ra ánh sáng bập bùng mỹ lệ trong lòng bàn tay nhưng chỉ sợ nếukhông cẩn thận thì có một ngày sẽ đốt cháy cả bản thân mình.

“Sợ cái gì?” Lưu Lăng cười khanh khách nói: “Bàn về đùa vớilửa tới mức thành thục thì có ai thắng được tỷ.”

“Tỷ không phải sợ”, nàng ngẩng đầy lười biếng nhìn Lưu Lăng,“Nhưng mà…” Nàng muốn nói lại thôi, ngày trước nàng đã giác ngộ được rằng, đượcthì tốt, không được cũng chẳng sao, chỉ cần cố gắng hết sức là được. Cho tớibây giờ, nàng lại mơ hồ hy vọng có thể sống ổn định đến lúc bạc đầu. Bạc đầu ư?Nàng ngửa đầu lên trào phúng, nếu bạc đầu, dung nhan không còn tươi đẹp như xưanữa thì chẳng phải người kia sẽ quay lưng bỏ đi không chút do dự hay sao?

Vợ chồng Lưu Lăng cũng ở trong đoàn tùy tùng lần này. Thỉnhthoảng khi Lưu Triệt không ở bên cạnh nàng thì Lưu Lăng lại tới tâm sự. Nàngkéo tay Lưu Lăng nói: “Lăng Nhi đã từng đến Hoàng Hà rồi sao?”

“Xem kìa.” Lưu Lăng mỉm cười nói, “A Kiều tỷ chưa từng ngherằng một dải bờ nam sông Hoàng Hà nổi tiếng nhờ hoa đào, được xưng ‘Mười dặmhoa đào đỏ ráng trời’, muội từng mộ danh đến xem, quả nhiên cảnh sắc thật là rựcrỡ.”

“Muội thích hoa đào”, Trần A Kiều thở dài nói, “Thật khôngbiết muội có phải là yêu hoa đào kiếp trước đầu thai hay không.”

“Nói vậy cũng không sai.” Lưu Lăng cười tinh nghịch: “Chẳngphải A Kiều tỷ cũng thích nhất hoa cúc?”

“Ta không yêu cuồng si như muội đâu.” Nàng liếc Lưu Lăng,vén rèm xe lên nhìn ra dải đất vàng mênh mông bên ngoài. Ngự giá dù đã gia cốnhưng vẫn cảm giác hơi xóc, nàng nhìn ra ngoài xa chỉ thấy ruộng vườn bát ngátmột màu xanh tươi.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.