🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương 34: Về làng

Mất đi lọ mỡ gà, ngoài mặt tuy Kiệt nói không sao, thậm chí an ủi anh trai nhưng lòng thì vẫn không cam. Lọ mỡ tuy không quá có tác dụng cho tay chân mẹ cậu ấy, nhưng dù sao cũng là món quà mua mất tiền, nay mất trắng thật không cam.

Cũng vì sự bực mình đó, chuyến đi về Kiệt cũng không còn quá hứng thú với việc gặp gỡ lại những người quen cũ. Ngôi làng đầu tiên cậu tới, làng Nhâm, cũng là lúc những thằng bạn mới quen ở làng được rảnh rỗi chút đỉnh, nên định rủ rê chơi một chút. Thế mà thái độ của Kiệt làm bọn này mất hừng luôn. Nếu không phải Minh nhắc nhở, có lẽ cậu cũng đã thất lễ với nhiều người, và mất đi vài người bạn. Sốc lại tinh thần, Kiệt cũng kể mọi thứ. Biết chuyện của Kiệt, họ cũng thông cảm. Đều là dân nghèo với nhau, mất tiền là điều buồn không ai không thấu. Thế là bọn nó nhất mực ủng hộ việc Kiệt vụt vào mặt thằng ôn con Trần Cường kia. Bọn nó bảo nếu bọn nó mà tới đấy, nhất định giúp Kiệt đánh thằng ôn kia một trận.

Nhận thấy mấy đứa nhóc này thật lòng muốn an ủi mình, Kiệt bắt đầu tự giễu mình. Cậu ta tưởng rằng mình đã trưởng thành, nhưng thực ra vẫn trẻ con lắm. Có lẽ cậu đã dần hòa nhập với cuộc sống ở nơi đây, thực sự dần trở nên đúng với tuổi của mình. Cười một trận sảng khoái xong rồi, Kiệt tỏ vẻ hối lỗi bằng cách cùng bọn nhỏ chơi vài trò chơi, đồng thời nhân cơ hội làm quen với bọn nó.

Cầm đầu đám trẻ ở làng Nhâm là Võ Văn Tính. Thằng này nhiều tuổi hơn cả- 13 tuổi. Tuổi này thì sắp được coi là trưởng thành- do ngày này tuổi thọ con người chỉ chừng 50 là vừa, 60 là lão, 70 xưa nay hiếm, nên trưởng thành là tuổi 15. Sức vóc cao lớn, lại biết lí lẽ, không bắt nạn đám nhỏ tuổi hơn, nên nó được tôn trọng. Công việc hàng ngày lúc này mà đám trẻ con ở đây làm, ngoại trừ phụ giúp gia đình công việc nhà, cũng đi lên rừng kiếm thêm những đồ có thể ăn được, do vụ mùa chưa bắt đầu.

Đi rừng rất khó khăn, vì bạn vừa phải tránh những mối nguy hại trong rừng, vừa phải tìm những món đồ gì đó mà bạn chả biết nó ở đâu và sẽ xuất hiện lúc nào. Những thứ càng giá trị, thì luôn ở những con đường ít người đi tới, và nơi như thế thường có vài mối nguy: vắt rừng, muỗi rừng, gai, rắn độc, tổ ong đất siêu độc,… Nguy hiểm rình rập là vậy sẽ song hành cùng với phần thưởng hậu hĩnh: một vài loại quả rừng ngon, một tổ ong mập mà bạn dành được trước, một bụi măng rừng, một tổ chim con chưa kịp lớn,… Nhưng phải nhanh, vì đi cùng bạn là một lô lốc những thằng khác sẵn sàng lao vào.

Đội đi rừng ban đầu sẽ rất khó hợp tác, nhưng sau vài chuyến đi, chịu vài tổn thương, yếu tố đồng đội là thứ sẽ xuất hiện nếu muốn tránh thương vong và tăng thu thập. Người mở đường sẽ chỉ chú ý tới việc tránh nguy hiểm, dọn đường, tìm hướng đi, và dù không phát hiện ra được tài nguyên gì thì cũng được chia một phần thu hoạch, cho công đảm bảo an toàn cho cả bọn. Bọn nào rảnh đi sau và tinh mắt thì nhìn tài nguyên. Đứa nào nhẹ, thì lo việc leo chèo, thu hoạch tài nguyên trên cao, đứa nào khỏe hơn thì lo đào bới đồ dưới đất,… Và người đảm bảo hành động phối hợp đó hiện này là Tính. Nhưng hai năm nữa, nó sẽ thành niên, nên đang định đào tạo một đứa kế nhiệm mình.

Đi rừng cùng bọn nhóc này làm Kiệt mở mang cả tầm mắt, bọn nó làm việc thật sự hiệu quả, thằng mở đường chỉ việc mở đường, bọn dò không quay ngang quay ngửa mà chia nhau ra nhìn hai bên trái phải. Nhờ thế bọn nó ít phải di chuyển mắt quá rộng, quan sát được chuẩn chỉ hơn.

Chuyến đi này thu hoạch cũng không nhiều, vì phần này là phần bìa rừng, bao năm qua bọn nó đã đi nhẵn, cũng chả có gì mới nữa cả. Người lớn trong làng cũng sợ bọn nó tiến sâu vào rừng nữa, nên một mặt bắt bọn nó hứa không vào rừng, mặt khác thì lại bảo nhau là chừa khoảng rừng cây này ra để bọn nó có chỗ mà thu hoạch, người lớn đi sâu vào rừng thu hoạch.

- Khi tao 15 thì sẽ được cùng người lớn di hái mật trong rừng sâu!- Tính kể- Khi đó tao mong mình may mắn bắt được mấy bầu ong thì nhà tao ăn đủ.

- Sao không nuôi ong?- Kiệt chợt hỏi

- Nuôi ong làm gì, để nó đốt à? Mà ở đây có ai nuôi ong đâu mà biết.- Bọn trẻ con cười Kiệt

- Thế sao không bắt lợn rừng gà rừng mà lại nuôi lợn cho tốn cám.- Kiệt vặn lại.- Nuôi ong cũng là như thế mà thôi. Bọn mày gần như sẽ biết bao giờ thu hoạch, bao giờ có mật, không phải đi lặn lội ở xa, nguồn thu dễ dàng.

- Con ong thích hoa, nó sẽ tìm chỗ nhiều hoa dại mà làm tổ. Chứ ở đây thì làm sao được.

- Đi vào rừng sâu lắm khi có thú dữ, bọn tao không nuôi ong đâu.



- Mà có muốn cũng chả bắt được con ong về, bắt về nó lại bay đi thôi.

Nghe đám nhóc phản biện, Kiệt không nói gì thêm. Nhưng cậu chợt thấy ông bạn Tính đang nhìn mình. Ánh mặt của Tính có chút chờ mong, có chút lo lắng. Kiệt nghĩ rằng nó đã động lòng với việc nuôi ong nhưng mà không dám thử. Đúng vậy, điều Kiệt biết chưa chắc đã là thứ người ở đây biết và nếu biết cách thì sẽ là một vụ mua bán khá hay ho: Kiệt ra ý tưởng và chỉ đạo, người ta ra tiền ra sức, thu hoạch chia đều. Đây có thể coi là một con đường làm giàu khác. Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ, làm vậy thật lỗ vốn, vì ý tưởng là cái không phải lúc nào cũng có, nhưng nghĩ lại xem, Kiệt sống ở thời kỳ mà rất nhiều ý tưởng độc đáo xuất hiện, nên cậu không thấy nó là thứ mình thiếu. Trái lại, nhân mạch và tiền bạc mới là thứ Kiệt khiếm khuyết.

Ở lại làng Nhâm hai ngày, lấy lại sức, tiếp thêm thực phẩm rồi tiếp tục tới làng Triêm. Lần này, tinh thần Kiệt đã khá hơn, nên cậu ta rất sôi nổi tìm hiểu về sự khó khăn trong cuộc sống của người dân để tìm ra thứ phù hợp mà bán cho họ chứ không như lúc trước chỉ tìm hiểu về cách để áp dụng phát minh đã có của mình vào nơi đây.

Điều Kiệt nhận thấy rằng dù cá ở đây rất nhiều, nhưng nó không đem lại nguồn thu kinh tế quá lớn cho người dân nơi đây do họ không thể tìm ra cách vận chuyển nó tới nơi có thể bán với giá cao. Kỹ thuật sơ chế của họ cũng hạn chế: ướp muối và phơi khô, hết. Thế là xong.

- Thế chúng mày không có cách làm nào khác hả?- Cái Linh hỏi

- Không, làm gì còn cách làm nào nữa chứ! Cá nước ngọt không như cá biển, khó lắm. Mà muối bọn tao cũng không có nhiều, đắt tiền cực kỳ nên có vài lần bán thì cũng lỗ vốn, nên thôi lâu rồi.- Mếu kể

- Tiếc nhỉ, cá ở đây ngon thế cơ mà.- Thằng Tuần tặc lưỡi. Ở nhà nó cũng ít khi được ăn cá ngon thế này.

- Anh Kiệt có cách nào giúp họ không?- Lộc hỏi nhỏ, song Kiệt cũng chỉ cười và lắc đầu.

Thực ra trong đầu của cậu đã nghĩ ra một vài biện pháp để giúp dân ở đây có lời nhờ nguồn thủy sản này, song Kiệt không nói ra vì cậu biết nó chưa thể đưa ra ngay lúc này. Đó chính là thức ăn đóng hộp. Ở nơi đây, thủy tinh còn chả có, luyện kim thì thôi không nên kể tới, vậy thì lấy gì làm vỏ hộp thức ăn. À mà đừng nói tới vỏ sành vỏ gốm nhé. Vì nếu có ai nhúng cái lọ gốm đựng thức ăn vào để đun tiệt trùng thì chắc chắn là nhiệt sẽ mất rất nhiều thời gian mới truyền qua được lớp gốm ( gốm cách nhiệt tốt) mà vào trong thức ăn, quá tốn củi luôn. Vì thế nên không, không và không. Thật sự là khó khi mà các yếu tố kỹ thuật không có theo kịp tư duy làm ăn của mình.

Nhưng ở hướng ngược lại, Kiệt có một ý tưởng khá hay, không phải cho làng Triêm mà cho làng cậu: đem cá về làng Hồng Bàng nuôi. Làng Hồng Bàng đang thiếu một nguồn cung cá giống lớn, mà cá ở đây thì đầy rẫy, nên thực sự Kiệt rất thèm mang chúng về nuôi để làm hệ thống V-A-C vốn đang khuyết A- tức là ao cá sẽ trở nên thực sự hoàn chỉnh. Muốn mang sản phẩm từ cá đi xa mà không ôi thiu đã khó, giờ muốn mang cá sống về làm giống thì khó càng thêm khó. Làm sao đây?

Kiệt suy đi tính lại nhiều lần, thậm chí cả lúc đi về nữa. Đây là một câu hỏi hóc búa. Một cái máy sục khí cho cá thở sẽ là tốt nhất, nhưng ngày trước Kiệt không quá để ý tới mấy thứ như thế này, nên giờ có lẽ phải tìm cách suy ngược hoạt động của nó thôi vậy.

Làng cuối cùng cần tới làng làng Thụi, nơi mà thực ra Kiệt cũng chỉ muốn đi nhanh nhanh chóng chóng mà thôi. Dân ở đây quá cẩn trọng với người lạ vì nguồn tiền thu bất chính của họ, nên dù có muốn cũng chả moi được cái gì.

Đang đi trên đường, Kiệt chợt thấy một đống dừa chất đầy đường. Kiệt hỏi nhở ông chú đứng gần đó là người nhà thằng Tuần.

- Họ đang làm gì thế chú nhỉ?

- Chất dừa già lại phơi cho khô ấy mà. Sau đó lột vỏ rồi đập bỏ nước và cùi dừa, nói chung là dừa ở đây nhiều lắm, họ lắm khi bỏ đi không, thậm chí vứt thối hoăng một góc làng.- Người đàn ông đáp, giọng không quan tâm lắm



- Tiếc nhỉ? Không làm gì khác à?

- Có thể làm củi hoặc làm phân bón ruộng đó.

- Sao họ hoang phí thế nhỉ?

- Đúng thế, nước dừa ngon lắm cơ mà.

- Ngon nhưng uống mãi cũng kinh thôi mấy đứa. Đến chú ở đây lâu rồi cũng kinh mùi dừa dần đấy.

- Tiền mua dừa là bao nhiêu hả chú!

- Tiếc thì nhặt vài trái về mà ăn, họ cho không, không để ý tới đâu.

Sẵn tình tiếc của, cả bọn đi xuống hỏi xin. Đúng như lời kể, dân ở đây cho không dừa. Khệ nệ mang một đống dừa chất lên xe bò xong, cả đám gần như phải đi bộ. Nhưng nghĩ cảnh về nhà uống nước dừa, ăn cùi dừa ngon lành, không đứa nào than vãn cả.

Về được tới làng, cả bọn chia tay nhau, và chia luôn cả đống dừa rồi ai về nhà nấy. Kiệt và Minh về nhà, cả nhà hân hoan ra đón. Buổi tối hôm đó, theo đề nghị của Kiệt thì mẹ cậu làm món thịt kho với dừa cho cả nhà ăn thử, ngon vô cùng. Sau khi ăn xong cả nhà uống nước dừa và ăn chút cùi dừa còn sót lại. Ngoại trừ ông bà hơi yếu răng nên chủ yếu uống nước dừa và trong bữa cơm chỉ ăn thịt và nước thịt, còn đâu thì cả ai cũng bàn tán về món lạ miệng này.

- Không ngờ là thịt rang lại ăn ngon hơn khi nấu với dừa.

- Chuẩn chỉ luôn.

- Giá mà được ăn món này dài dài.- Tài, em trai của Kiệt và Minh, vừa liếm mép vừa xoa bụng căng tròn, ước ao

- Ăn một buổi thì thòm thèm, ăn hai ngày là ứ cổ ngay.

- Sao hôm nay toàn thịt nạc mà nhiều mỡ ra thế nhỉ?- Đột nhiên, Tài thắc mắc.

- Chắc là vì dừa nó giúp thịt ra nhiều nước mỡ hơn ấy mà.- Minh suy nghĩ một lúc rồi nêu giả thuyết.

- Bậy nào, mỡ đó thực ra là dầu dừa ra cùng đó…. Dầu dừa. … Dầu dừa. Đúng rồi, là dầu dừa.- Kiệt đột nhiên hét toáng lên, khiến cả mẹ cậu cũng phải nhìn thằng con mình.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.