“Đúng vậy.” Diệp Thu Vi nói. “Khi đó tôi cũng có suy đoán này, thế là bèn hỏi về tướng mạo của người đàn ông đo. Bà ta liền đáp người đó cao to trắng trẻo, còn đeo kính gọng vàng, trông rất nho nhã lịch thiệp, có lẽ cùnglà một người có học thức. Tôi giả bộ giật mình nhớ ra, nói có lẽ là Giáo sư Vương ở trường chúng tôi, kế đó còn mô tả sơ qua về vóc dáng củaVương Vĩ cùng cách thức nói năng và các thói wuen của anh ta, sau đó lại hỏi có phảo anh ta lái một chiếc BMW màu trắng hay không. Người phụ nữđó tỏ ra hết sức chắc chắn, nói: “Phải phải phải, chắc anh ta chính làGiáo sư Vương trong lời kể của cô rồi.” Khi đó, tôi liền nảy sinh ý định giết Vương Vĩ.”
“Vương Vĩ vốn thường xuyên đi tìm Chu Vân, chẳng biết khi nào thì sẽlại đến đây lần nữa.” Diệp Thu Vi giải thích. “Người phụ nữ đó có thểnhắc đến Vương Vĩ với tôi, đương nhiên cũng có thể kể về tôi với VươngVĩ. Trong sự kiện M, Vương Vĩ vẫn luôn rất cẩn thận, nếu biết tôi đangtìm Chu Vân thì ắt sẽ sinh lòng ngờ vực về mục đích của tôi, từ đó hoàinghi tôi đang tiến hành điều tra sự kiện M. Để bảo vệ mình, tôi nhấtđịnh phải giết chết anh ta. Có điều, nếu Vương Vĩ đã thường xuyên đitimfChu Vân như vậy, việc anh ta điều tra Chu Vân ắt không phải mới chỉvừa bắt đầu trong thời gian ngắn. Trước khi suy nghĩ xem nên giết chếtanh ta như thế nào, tôi nhất định phải cố gắng khai thác được hết cáctin tức có giá trị từ chỗ anh ta. Trong buổi chiều hô đó, tôi vừa tìmcách nghe ngóng tin tức về Chu Vân, vừa suy nghĩ xem nên hẹn Vương Vĩ ra ngoài gặp mặt như thế nào. Khi rôi còn chưa nghĩ ra được ý tưởng nàohay ho thì anh ta đã gọi cho tôi trước, nói là muốn mời tôi ra ngoài ănbuổi tối.”
Tôi im lặng lắng nghe.
Cô ta uống một ngụm nước, sau đó kể tiếp: “Chúng tôi đã tới một nhà hàng Pháp rất đắtđỏ. Anh ta nói lần trước ở nhà Trần Hy, bầu không khí quá mức nặng nề,không thể thoải mái trò chuyện cùng tôi, đo đó hy vọng lần này có thểtìm hiểu tôi kĩ hơn. Tôi hỏi anh ta là tại sao lại mời cơm tôi, anh taliền nói thẳng, bởi vì tôi rất có thiện cảm với cô, cô là người phụ nữưu tú nhât mà tôi quen biết. Kể đó, anh ta lại hỏi về công việc của tôi, sau khi biết tôi từng tham gia vào một hạng mục nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, đôi lông mày của anh ta hơi nhướng lên, cặp mắt bỗng trở nênrạng rỡ hơn trước nhiều.”
Khi con người ta nhìn thấy mộtngười hay vật nào đó mình thích, đôi hàng lông mày sẽ nhướng lên, đồngtử thì nở rồn, cặp mặt vì thế mà sáng ngời rực rỡ.” Tôi lật sổ tay trởlại ghi chép về Thư Tình, sau đó chậm rãi phân tích: “Việc cô từng thamgia vào một hạng mục nghiên cứu cấp quốc gia đã làm thiên cảm của anh ta với cô tăng thêm rất nhiều.”
“Trước đó, tôi còn lo lắngkhông biết anh ta phải muốn lợi dụng mình để thăm dò điều gì đó haykhông.” Diệp Thu Vi nói. “Nhưng snhs mắt đí của anh ta đã khiến tôi hiểu được rằng sự lo lắng này hoàn toàn là thừa thải, bởi lẽ những biểu cảmnhỏ trong mắt là thứ không thể nào giả bộ được. Thế là sau khi tròchuyện được một lát, tôi liền bắt đầu tiến hành thăm dò. Tôi nói, mấythắng nữa tôi sẽ lại tham gia một hạng mục nghiên cứu khao học cấp tỉnh, đó là một hạng múc phức tạp có liên quan tới kỹ thuật máy tính, hóa học ứng dụng và công nghệ tế bào. Anh ta không hiểu kawm, chỉ không ngừngnói lời nịnh nót. Sau đó tôi lại nói, hạng mục này đã qua thẩm duyệt từnăm ngoái, nhưng có mấy chuyên gia vốn được lựa chọn tham gia hạng mụclại bị tạm hoãn mất một năm trời, Anh ta khó khăn lắm mới có cơ hội đểnói chen vào, thế là vội vàng hỏi, một hạng múc tốt như thế, tại saonhững người đó lại từ chối không tham gia? Tôi nói, nguyên nhân thì cónhiều lắm, chẳng hạn như một vị giáo sư già ở học viện cúng tôi khôngtham gia là vì đột nhiên đổ bệnh, một vị chuyên gia về vật lý thựcnghiệm ở bên ngoài thì bị một hạng mục khác giành mất, còn nữa, có mộtnhà sinh vật học dạn dày kinh nghiệm ở khoa Công nghệ sinh học củatrường chúng tôi không ngờ lại đệ đơn xin nghi việc sau khi hạng mụcđược thông qua, mãi đến bây giờ tôi vẫn chưa rõ cô ta rốt cuộc đã nghĩthế nào mà lại có hành động như vậy.”
Diệp Thu Vi quả đúng là không đơn giản, lúc nào cũng có cách để nhanh chóng đi thẳng vào chủ đề chính mà mình muốn nói.
“Vương Vĩ cười hỏi, ai mà lại có cá tính như vậy?” Diệp Thu Vi bìnhtĩnh kể tiếp. “Tôi đáp, đó cũng là một phó giáo sư, tên là Chu Vân.Vương Vĩ khi đó đang nhai thịt, vừa nghe thấy cái tên Chu Vân thì lậptức bị nghẹn.”
“Anh ta có biểu hiện như vậy là do cảm thấy bị uy hiếp ư?” Tôi hỏi.
Diệp Thu Vi giải thích: “Cũng không nhất định là cảm thấy bị uy hiếp,anh ta có thể chỉ bị một tin tức nào đó dịch chuyển sự chú ú thôi, Cómột số hành vi tuy thuộc loại hành vi vô thức, thế nhưng cũng cần có một sự tập trung ở mức nhất định mới có thể tiến hành được, chẳng hạn nhưnhai, nuốt, đi trên con đường quen thuộc, vân vân. Nếu đột nhiên bị mộtsố tin tức thu hút toàn bộ sự chú ý, các hành vi vô thức đó sẽ bị chịuảnh hưởng. Chẳng hạn như khi vừa ăn cơm vừa xem bóng đá, nếu có cầu thughi bàn chúng ta sẽ rất dễ bi nghẹn, lại như khi vừa nói chuyện điệnthoại vừa đi đường, có rất nhiều người đã từng bị đập đầu vào cột điệnchỉ vì đột nhiên nghe được một tin mừng nào đó.”
Tôi vừaghi chéo vừa trầm giọng hỏi: “Ý cô là trong khoảnh khắc đó, toàn bộ sựchú ý của Vương Vĩ đã bị thu hút bởi cái tên Chu Vân đó ư?”
“Đúng vậy.” Diệp Thu Vi nói. “Chờ sau khi bình tĩnh trở lại, ảnh ta liền hỏi tôi có quen thân với Chu Vân không. Tôi nói vì vấn đề công việc nên trước đây tôi cũng thường xuyên gặp gỡ cô ta, nhưng sau khi cô ta nghỉviệc thì chúng tôi chẳng mấy khi liên lạc nữa. Không lâu trước đây, vìcó một số vấn đề muốn hỏi nên tôi đã gọi điện thoại ho cô ta nhưng cô ta không còn dùng số điện thoại đó nữa. Sau đó tôi liền hỏi: “Sao vậy, anh cũng biết Phó giáo sư Chu à?” Vương Vĩ liền giải thích, trước đây anhta có mối quan hệ không tệ với chồng của Chu Vân, còn từng đến nhà bọnhọ mấy lần. Tôi cười nói: “Đúng là trùng hợp quá, vậy gần đây anh có đến nhà họ lần nào không? Chẳng biết giờ Phó giáo sư Chu thế nào rồi.”.”
Tôi hỏi: “Anh ta đã trả lời thế nào?”
Anh ta nói, đã gần một năm nay anh ta không liên lạc gì với chồng ChuVân rồi. Khi nói ra những lời này, anh ta liền tục đưa tay lên laumiệng.”
Tôi không kìm được hít vào một hơi khí lạnh: “Tạisao anh ta phải nói dối như thế? Lẽ nào anh ta bắt đầu nghi ngờ cô rồiư?”
“Có lẽ là do tôi quá nôn nóng nên anh ta phát hiện rachỗ lạ thường.” Diệp Thu Vi thản nhiên nói. “Để không làm anh ta tănglòng cảnh giác, sau câu nói đó, tôi không nhắc đến Chu Vân lần nào nữa.Nhưng câu nói dối của anh ta đã làm ý đinh giết chết anh ta trong đầutôi trở nên kiên định hơn. Sau khi dùng xong bữa tôi, anh ta đưa tôi vềnhà. Vì muốn tìm hiểu sâu hơn về anh ta để tiện trù tính kế hoạch giếtngười, sau khi xuống xe, tôi đã mời anh ta lên nhà mình ngồi một lát.Tôi vốn cứ ngỡ anh ta có sự ham muốn đối với mình, nhưng từ đầu đến cuối anh ta đều không biểu hiện chút ý tứ nào về phương diện đó. Cầnphảibiết rằng nếu một người đàn ông muốn có được một người phụ nữ, tâmtư của anh ta là thứ rất dễ nhận ra. Trước đó anh ta đã tỏ rõ là cóthiện cảm với tôi, vậy tại sao đến khi có cơ hội lại không hề muốn cóđược tôi như thế chứ?”
“Điều này có lẽ có liên quan tới vấn đề về tâm lý của anh ta.” Tôi nói.
“Đúng vậy.” Cô ta khẽ gật đầu. “Sau đó, tôi đã nhiều lần tiến hành ámthị anh ta, tỏ rõ rằng anh ta có thể ở lại qua đêm. Nhưng anh ra khôngnhững không cảm thấy hưng phấn, ngược lại còn thỉnh thoảng lộ ra vẻ chán ghét. Tôi đó, anh ta chỉ ngồi lại nhà tôi khoảng mười mấy phút, sau đóliền kiếm cớ vội vã rời đi. Khi rời đi, anh ta lại thể hiện ra sự mâuthuẫn rõ rệt về tâm lý.”
Tôi lật lại phần ghi chéo trước đó trong sổ tay, sau khi xem qua một lát bèn trầm giọng hỏi: “Đây phải chăng là một sự mâu thuẫn thuộc khu vực tiềm thức?”
“Đúng vậy.” Diệp Thu Vi nói. “Ngôn ngữ của cơ thể anh ta khi ấy giốnghệt như khi rời khỏi nhà Trần Hy lần đâu, thế là tôi lập tức đoán ranguyên nhân mà anh ta vội vã rời đi. Sau khi tiễn anh ta ra khỏi cửa,tôi liền kiểm tra lại tủ quần áo của mình, phát hiện đã bị lấy mất mộtchiếc áo lót và hai chiếc quần lót.”
Tôi cảm thấy hết sứckhó hiểu về điều này: “Anh ta không muốn ở lại qua đêm, thế nhưng lạilấy trộm đồ lót của cô đi ư? Vấn đề tâm lý của anh ta e rằng đã nghiêmtrọng đến mức đáng báo động rồi!”
“Đúng vậy.” Diệp Thu Vinói. “Anh ta cực kỳ có thiện cảm với tôi, thế nhưng lại để lộ ra vẻ chán ghét khi thấy tôi tỏ ý giữ lại qua đêm, cuối cùng còn lấy trộm đồ lótcủa tôi đi nữa. Tổng hợp những điều này lại, hành vi tình dục của anh ta dường như mang nặng tính nghi thức, hay nói một cách khác, hành vi tình dục của anh ta không chi để giải tỏa sự ham muốn trong lòng, mà còn làđể hoàn thành một nghi thức nào đó. Theo các nghiên cứu tâm lý học, loại hành vi nghi thức này thông thường là nhằm loại trừ nỗi sợ hãi ở sâutrong nội tâm.”
Tôi càng lúc càng cảm thấy tò mò về vấn đề tâm lý của Vương Vĩ.
“Hành vi nghi thức?” Tôi lẳng lạng ghi từ này vào trong sổ tay.
“Nói một cách chính xác thì nên gọi nó là hành vi nghi thức hóa.” DiệpThu Vi đưa ra một lời giải thích ngắn gọn. “Đây là một khái niệm có phạm vi bao phủ rất rộng. Xét riêng về loài người, hành vi nghi thức hóatrong phạm trù xã hội có nguồn gốc từ tôn giáo, buổi ban đầu là phươngthức giao lưu giữa con người và các hiện tượng tự nhiên, về sau thì dânbiến thành các quy tắc và tập tục.Hành vi nghi thức hóa của cá thể thìlà một loại hành vi không có chút ý nghĩa thực tế nào, được tiến hànhvới mục đích là để thỏa mãn một nhu cầu tâm lý đặc biệt nàm đó, thôngthường là loại trừ nỗi sợ hãi. Tôi lấy mội ví dụ đơn giản, có một đứa bé lúc sắp đi học không cẩn thận đá vào con chó trong nhà, kết quả hôm đólàm bài kiểm tra rất tốt, thế là cử mỗi dịp có kiểm tra, cậu bé lại cốtình đá con chó một cái. Đây chính là một hành vi nghi thức hóa điểnhình. Nguyên nhân căn bản khiến đứa bè làm ra việc này chính là sự sợhãi đối với các bài kiểm tra.”
“Có vẻ giống với hành vi ám ảnh cưỡng chế.” Tôi hỏi. “Cũng hơi giống với chứng ảo tưởng diễn giải[1].”
[1] Một chứng ảo tưởng mà khi gặp phải một hiện tượng nào đó, người bệnh sẽ cố gắng suy nghĩ về những ý nghĩa sâu xa vốn không tồn tại của hiệntượng, từ đó đưa ra những sự diễn giải phiến diện. Từ này người dịchdịch ra theo nghĩa mặt chữ của từ gốc tiếng Trung, không dám chắc từchuyên ngành tương ứng trong tiếng Việt có đúng là như vậy hay không –ND.
“Mấy kháu niệm này vốn chẳng phải là các đường thẳngsong song, đương nhiên là phải có chỗ giao cắt với nhau rồi.” Cô ta cấtgiọng hờ hững. “Cứ tạm lấy ví dụ vừa rồi nói ra đi, việc cậu bé làm tốtbài kiểm tra có lẽ là vì vừa hay gặp được đề bài mà cậu ta quen thuộc,cugx có thể là câu ta đã gặp may trả lời bừa. Nhưng nếu câu bé có lòngtự tôn quá lớn, tâm lý của cậu ta sẽ bài xích loại nguyên nhân không ổnđịnh này, đồng thời đi tìm kiếm các nguyên nhân cụ thể và đáng tin cậykhác. Trong quá trình này, tiềm thức của cậu bé sẽ tạo dựng lên một mốiliên hệ giữa việc làm tốt bài kiểm tra và các nhân tố xuất hiện trongngày hôm đó, nhân tố nào càng đặc biệt thì mối liên hệ càng mật thiết.Cậu bé thường ngày rất ít khi đá phải chó, và nhân tố này đã có đủ sựđặc biệt, thế nên tiềm thức của cậu ta liền cho rằng việc đá phải chó và việc làm tốt bài kiểm tra có mối liên hệ nào đó. Suy nghĩ này cứ thếcắm rễ xuống khu vực tiềm thức của cậu ta, sau đó không ngừng pháttriển, cuối cùng thì đi vào trong ý thức, hình thành nên triệu chứng ảotưởng diễn giải hết sức rõ ràng, và rồi cậu bé dần dần tin rằng mình làm tốt bài kiểm tra chính là do đã đá phải chó. Dưới sự chi phối của loạitư duy này, mỗi lần có bài kiểm tra, cậu bé cố ý đá chó một cái, và đáchó đã trở thành một loại hành vi nghi thức hóa chuyên phục vụ cho việclàm bài kiểm tra. Về sau con chó chết đi, dưới sự thúc đẩy của quán tính tư duy, hành vi đá chó có thể biến thành các hành vi tương tự khác,chẳng hạn như đá cửa, đá chân bàn, đá các viên đá trên tường, nhưng tựuchung, động tác cốt lõi của những hành vi này vẫn là dùng chân để đá.Sau khi đứa bé trưởng thành, để làm tăng lòng tin của bản thân, câu tasẽ không kìm được muốn đá thứ gì đó, không đá thì khó chịu, bi quan,thiếu tự tin, và tới lúc này hành vi đó đã trở tành một loại hành vi ámảnh cưỡng chế.
Tôi buông bút xuống, ngạc nhiên hỏi: “Vậy tức là chứng ảo tưởng diễn giải có thể làm phát sinh hành vi nghi thức hóa, còn hành vi nghi thưc hóa sau khi trở nên nghiêm trọng sẽ phát triểnthành hành vi ám ảnh cưỡng chế ư?”
“Thông thường là vậy.” Cô ta phân tích. “Hãy nói tiếp về Vương Vĩ. Anh ta không muốn ở lại quađêm, thế nhưng lại lấy trộm đồ lót của tôi về để thủ dâm, điều này chứng tỏ mục đích chủ yếu của hành vi thủ dâm của anh ta không phải là pháttiết ham muốn tình dục, hay nói cách khác, anh ta đã trao cho hành vithủ dâm bằng đồ lót đó một ý nghĩa đặc biệt không hề liên quan đến tìnhdục, và đây chinh là một hành vi nghi thức hóa điển hình.
Mấy giây sau, tôi tỏ ý là mình đã hiểu, bèn mời cô ta nói tiếp.
“Tối đó, tôi chỉ rời đi chưa đầy hai phút để đun nước thế mà anh ta lại dám mạo hiểm lẻn vào phòng ngủ của tôi.” Diệp Thu Vi lại tiếp tục phântích. “Còn lúc ở trong nhà Trần Hy, anh ta biết rõ là Giả Văn Thanh cóthể tỉnh lại bất cứ lúc nafoo, vậy mà vẫn dám đi vào trong phòng ngủ đểlấy đồ lót của Trần Hy, sau đó thậm chí còn trực tiếp thủ dâm trong nhàvệ sinh ở nhà Trần Hy nữa. Từ những chi tiết này, hành vi nghi thức hóađó nhất định là có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với anh ta, thậmchỉ còn có khả năng là trụ cột tinh thần của anh ta. Dựa vào điều nàytôi liền ý thức được rằng, có lẽ mình có thể thông qua việc hủy diệt trụ cột tinh thần của anh ta để khiến thân xác của anh ta tự đi đến chỗdiệt vong.”
Tôi hỏi: “Chắc cô cần phải làm rõ hành vi thủdâm kia rốt cuộc mang ý nghĩa như thế nào với anh ta trước đã đúngkhông? Cô đã làm như thế nào vậy?”
“Tôi bắt đầu tìm hiểu từcuộc sống của anh ta cùng với những việc mà anh ta từng gặp phải trongđời.” Diệp Thu Vi nói. “Mấy ngày sau đó, tôi chủ động hẹn anh ta rangoài gặp mặt. Anh ta không hề biết ý dồ của tôi, do đó dưới sữ dân dắtcủa tôi, đã nói ra rất nhiều chuyện về cuộc sống của mình. Trong suynghĩ của anh ta, cha mình là một người rất chín chắn và đáng tin cậy,còn mẹ mình thì lại hết sức ích kur, không có chút ý thức trách nhiệmnào, hơn nữa còn thích vô duyên vô cớ nổi nóng với anh ta. Vừa nhắc đếnmẹ mình, anh ta liền vô thức né tránh ánh mắt của tôi, thỉnh thoảng còncúi xuống, cứ như là đột nhiên cảm thấy rất sợ tôi vậy. Cảm giác của tôi khi đó là chỉ cần nhắc đến mẹ, trong lòng anh ta sẽ sinh ra một nỗi sợhãi đối với tất cả nữ giới.”
Tôi lộ vẻ trầm tư nói: “Nỗi sợhãi với mẹ đã phát triển thành nỗi sợ hãi với nữ giới ư? Chẳng lẽ đâychính là căn nguyên của hành vi nghi thức hóa kia? Trước đó cô cũng từng nói rồi, vấn đề tâm lý của anh ta rất có thể là do người thân khác giới tạo ra.”
“Đúng vậy.” Diệp Thu Vi nói. “Cho nên cả buổi tốihôm đó, tôi đều dò hỏi những chuyện giữa anh ta và mẹ anh ta. Nhưng anhta tỏ ra rất khó chịu khi nhắc đến mẹ mình, do đó tôi cũng chẳng thu vềđược bao nhiều tin tức hữu ích. Về sau chúng tôi nói tới chuyện hônnhân, anh ta kể vào năm 1999, không lâu sau khi anh ta bị sa thải, vợanh ra đã dẫn theo con gái rời khỏi anh ta, và trong vòng mười năm sauđó anh ta rất ít khi gặp lại bọn họ. Tôi hỏi nguyên nhân dẫn đến lý hôn, anh ta liền nói là vì mình bị mất việc nên mới vị vợ rẻ rúng. hi nói ra những điều này, mười ngón tay trên hai bàn tay của anh ta đan chặt vàonhau, đây là dấu hiệu rất rõ ràng chứng tỏ anh ta đang phải chịu mộtloại áp lực nào đó.”
Tôi tỏ vẻ khỏ hiểu hỏi: “Đã mười năm rồi mà việc ly hôn vẫn có thể mang tới cho anh ta một áp lực lớn đến vậy ư?”
“Thé nên tôi cho rằng. thứ khiến anh ta bị áp lực không phải là bảnthân chuyện ly hôn.” Diệp Thu Vi nói “Mà là nguyên nhân dẫn tới ly hôn”
Tôi sững người ra một lái, sau đó liền gật đầu, nói: “Tôi hiểu ý rồi, ý cô là chuyện ly hôn này có lẽ có liên quan tới vấn đề về tâm lý của anh ta.”
“Tôi không rõ vợ anh ta là người như thế nào.” DiệpThu Vi tiếp tục phân tích. “Nhưng hai người đã có con với nhau rồi, lẽnào chỉ vì người chồng bị mất việc mà lại có thể ly hôn được ư? Theonhưu lời kể của Vương Vĩ thì việc bị sa thải và việc ly hôn cách nhaukhông lâu, thế nên tôi liền đoán, phải chăng việc bị sa thải đã gây ramột sự đả kích mãnh liệt đối với anh ta, từ đó làm bùng lên vấn đề vềtâm lý vốn bị dồn nén đã lâu trong lòng, do vậy vợ anh tớ mới quyết định bỏ anh ta?”
Tôi nói: “Khả năng này quả thực là rất lớn.”
“Nếu đúng là như vậy, vợ anh ta nhất định đã biết được điều gì đó.”Diệp Thi Vi dừng một chút rồi mới nói tiếp. “Ngày hôm sau, tôi thuê thám tử tư điều tra rõ về tình hình hiện tại của vợ anh ta, qua đó được biết người phụ nữ này tên là Từ khiết, trình độ học vấn trung học phổ thông, là bạn học với Vương Vĩ trong thời gian này. Năm 1993, dưới sự sắp xếpcủa cha Vương Vĩ, Từ Khiết vào làm việc trong Công ty Nước sạch củathành phố, cùng năm thì kết hôn với Vương Vĩ. năm 1994, hai người sinhđược một cô con gái, đặt tên là Vương Tranh, cuộc sống sau hôn nhân hếtsức yên ả. Tháng 7 năm 1999, Vương Vĩ bị sa thải, đến đầu tháng Tám, TừKhiết dẫn con gái về nhà mẹ đẻ, sau đó làm thủ tục ly hôn với Vương Vĩvào tháng Mười cùng năm. Năm 2000, Từ khiết kết hôn một lần nữa, nhưngvì người đàn ông kia đối xử với Vương Tranh không tốt nên về sau cô tađã lại lựa chọn ly hôn.”
Tôi hỏi; “Cô đã đi gặp cô ta vào lúc nào?”
“Cuối tháng 5 năm 2009.” Diệp Thu Vi trầm ngâm nói. “Tôi đã đến Công ty Nước sạch, tự xưng mình là bác sĩ tâm lý của Vương Vĩ, myoons tìm hiểumột chú về quá khứ của anh ta. Cô ta thẳng thừng từ chối, nói là mìnhkhông muốn nhắc đến Vương Vĩ nữa. Tuy lần đầu tiên gặp gỡ không đượcthành công cho lắm, nhưng tôi cũng đã có được đôi chút hiểu biết về côta. Quần áo của cô ta tuy đều là hàng trung hoặc cao cấp, nhưng rõ ràngđã lỗi thời, có lẽ là thuộc loại hàng giám giá bán xả kho; túi xách củacô ta là hàng hiệu nhái, giày cũng là đồ nhái cao cấp; ngoài ra, lốitrang điểm của cô ta rõ ràng là đậm hơn hẳn so với các đồng nghiệp xungquanh.”
Tôi hỏi: “Những điều này chứng tỏ cô ta rất sĩ diện đúng không?”
“Đúng vậy, và qua đó tôi đã biết được nhu cầu của cô ta.” Diệp Thu Vithản nhiên đáp. “Chiều ngày mùng Một tháng Sáu, tôi bỏ ra hơn mười nghìn nhân dân tệ mua cho cô ta một chiedcs túi xách, còn bỏ vào trong đóthêm mười nghìn nhân dân tệ tiền mặt cùng với một con chó nhỏ bằng vàngnặng 20 gram làm quà cho con gái cô ta nhân dịp Tết Thiếu nhi. Đươngnhiên, tôi đã bỏ vào trong đó cả số điện thoại của mình nữa. Đến sángngày hôm sau, cô ta quả nhiên đã gọi cho tôi, hỏi tôi rốt cuộc muốn biết những gì.”
Tôi thật không ngờ Diệp Thu Vi còn biết dùng tiền bạc làm vũ khí.
“Tôi hẹn cô ta ra ngoài gặp mặt vào buổi tối.” Diệp Thi Vi lại nóitiếp. “Thái độ của cô ta với tôi đột nhiên thay đổi hẳn, nói: “Cô Diệp,cô chẳng gióng bác sĩ tâm lý của Vương Vĩ chút nào, làm gì có bác sĩ tâm lý nào lại bằng lòng vì bệnh nhân mà lại bỏ ra nhiều tiền như thế.” Tôi mói: “Cô đừng quan tâm xem tôi là ai, chỉ cần biết rằng nếu cô chịugiúp tôi, chưa biết chừng tôi sẽ bằng lòng bỏ thêm riền ra đấy.” Cô tarất vui vẻ, tỏ ý rằng mình biết gì nhất định sẽ nói nấy. Tôi liền hỏithẳng: “Khi xưa tại sao cô lại ly hôn với Vương Vĩ?”.”.
Tôi không kìm được cất tiếng hỏi: “Cô ta đã nói như thế nào?”
“Cô ta nói: “Bởi vì anh ta bị mất việc chứ sao. Ngay đến cả công việccủa mình mà còn không giữ được, một người đàn ông như thế tôi đi theo để làm gì nữa?” Tôi lắc đầu nói: “Cô rõ ràng không trả lời thành thực, tôi nghĩ cuộc trò chuyện này của chúng ta không cần phải tiếp tục làm gìnữa.” Duwsy lời, tôi liền giả bộ định rời đi. Cô ta vội vàng kéo tôi lại nói: “Đừng mà cô Diệp, cô để tôi suy nghĩ một lát được không?” Kế đó cô ta liền nhíu chặt hàng mày, đồng thời vô thức căn ngón tay, trông bộdạng thì có vẻ như rất khó xử. Tôi liền nhắc nhở cô ta: “Sau khi VươngVĩ bị mất việc, thái độ của anh ta với cô hoặc là với đời sống tình dụccó phát sinh những biến hóa kỳ lạ gì không?” Cô ta kinh ngạc mở to mắtnhìn tôi, bật thốt: “Cô làm sao lại biết?” Sau một phen đấu tranh tâm lý dữ dôi, cô ta liền nói với tôi những điều này: “Sau khi bị mất việc,Vương Vĩ thay đổi nhiều lắm. Trước đó, đời sống tình dục của chúng tôivẫn luôn hết sức hài hòa, về cơ bản đều là một tuần hai lần. Trong buổitối hôm giấy báo sa thải được đưa xuống, tôi ôm lấy anh ta từ phía sau,muốn an ủi anh ta một chút. Chúng tôi đã làm xong phần dạo đầu, nhưngthứ đó của anh ta vẫn mềm oặt, tôi tuy rằng thất vọng song cũng có thểhiểu và thông cảm được cho anh ta. Sau đó, anh ta vào nhà vệ sinh tắmrứa, còn thay một bộ quần áo khác. Tôi bảo anh ta mau lên giường đi ngủ, ấy thế mà anh ta lại chẳng nói tiếng nào, cứ thế ôm gối đến ngủ ở phòng khách. Khi đó tôi rất giận, thế là bèn ra ngoài phòng khách kéo anh ta, có điều bàn tay tôi vừa mới chạm vào cánh tay của anh ta thì anh ta đãgạt ra thật mạnh, cứ như thể đột nhiên bị chó cắn vậy. Khi tôi đưa taytới kéo anh ta lần nữa, không ngờ anh ta lại nổi cơn điên vung chân đạptôi một cái, còn nói một câu khiến tôi mãi đến tận bây giờ vẫn khó cócách nào quên được, đó là: Đồ dơ bẩn, đừng chạm vào tôi!”.”
Tôi lập tức nhớ đến tình từ mà Vương Vĩ đã từng dùng để hình dung đôi mắt của Diệp Thu Vi: sạch sẽ.
Diệp Thu Vi lại kể tiếp: “Từ Khiết nói cô ta và Vương Vĩ làm vợ chồngđã nhiều năm, nhưng trước đó Vương Vĩ chưa từng đánh cô ta bao giờ, cũng chưa từng dùng từ dơ vẩn để nói về cô ra, khi đó cô ta không kìm đượcbật khóc nức nở. Vương Vỉ nhìn chằm chằm vào cô ta, trong mắt chỉ có vẻchán ghét. Kể từ đó về sau, giữa cô ta và Vuong Vĩ không còn bất cứ sựtiếp xúc thân mân nào về da thịt nữa, thậm chí còn chẳng kìm chạm vàonhau thêm lần nào. Cô ta chính vì không chịu nổi điều này nên mới dọn về nhà mẹ đẻ, mà sau đó việc ly hôn cũng là do Vương Vĩ chủ động đề xuất,mọi người dù có khuyên can thế nào cũng không được.”
“Lẽ nào anh ta bị mắc chứng thích sạch sẽ quá mức?” Tôi thử phân tích: “Cô cũng từng nói rồi, hành vi nghi thức và tâm lý ám ảnh cưỡng chế có thể đồngthời xuất hiện mà tình trạng thích sạch sẽ quá mức chẳng phải chính làmột biểu hiện rất điển hình của tâm lý rối roạn ám ảnh cưỡng chế ư?”
“Đúng thế.” Diệp Thu Vi nói. “Sau khi nghe được những điều này, về cơbản tôi đã có thể xác định được đây là chứng thích sạch sẽ quá mức, song chứng bệnh này của Vưỡng Vĩ lại rất phức tạp, vì nó mang tính lựa chọnrất rõ ràng và đặc thù. Anh ta vô thức tiến hành phân loại hpuj nữ, vàtình trạng thích sạch sẽ quá mức của anh ra chỉ tồn tại một bộ phận phụnữ mà thôi. Nguyên nhân hình thành nên thứ tâm lý như thế naỳ nhất địnhlà phải cực kỳ phức tạp, tôi nhất định phải làm rõ trước đã thì mới cóthể trù tính kế hoạch giết chết anh ta. Nghĩ tới việc vấn đề tâm lý củaanh ta rất có thể liên quan tới mẹ anh ta, thế là tôi bèn hỏi Từ khiếtvề mẹ chồng cũ của cô ta. Câu trả lời của cô ta rốt cuộc đã khiến tôiphát hiện ra căn nguyên gây ra vấn đề tâm lý của Vương Vĩ.”
Tôi im lặng nhìn cô ta.
Cô ta lại kể tiếp: “Mẹ anh ta tên là Lương Huệ Vinh, về người phụ nữnày, cách nói của Từ Khiết và Vương Vĩ cơ bản là thống nhất, đó là bà ta ích kỷ, thiếu ý thức trách nhiêm và hay vô duyên vô cớ nổi nóng. Khinói tới mối quan hệ của Vương Vĩ với mẹ, Từ khiết hình dung hai từ gượng ép và kỳ quặc để hình dung. Cô ta nói, khi mình và Vương Vĩ thành hôn,nhà mới còn chưa được sửa sang xong, bọn họ đành phải ở chung nhà với bố mẹ chồng trong gần hai tháng. Sau đó, nhà mới vừa mới được thu xếp ổnthỏa. Vương Vĩ liền lập tức cùng cô ta dọn ra ở riêng. Khi đó, Lương Huệ Vinh có phản ứng hết sức dữ dội, một tuần trước khi bọn họ dọn đi bà ta suốt ngày rửa mặt bằng nước mắt, cứ như thể con trai không phải đangdọn nhà mà là đàn tìm đến cái chết vậy. Hơn nữa, cứ có cơ hội là bà talại nổi nóng, mà người bị quát nạt chủ yếu là Từ Khiết. Sau khi cô ta và Vưỡng Vĩ dọn ra ngoài rồi, Lương Huệ Vinh thường xuyên gọi điện thoạicho con trai, cứ mỗi lần thấy người nghe điện thoại là Từ khiết thì bàta lại vô cớ nổi giận, cứ như thể Từ Khiết đã phạm phải một lỗi lầm gìđó to lớn lắm vậy. Mà Vương Vĩ nghe điện thoài thì thường lẫn nào cũnggác máy trong vòng mười giây, hơn nữa còn tỏ ra hết sức lo lắng.”
“Mối quan hệ quả thực không giống hai mẹ con bình thường.” Tôi nói. “Vương Vĩ có vẻ rất sợ mẹ của anh ta thì phải.”
“Đúng thế.” Diệp Thu Vi nói. “Từ Khiết còn nói, các dịp lễ tết bọn họlẽ ra phải quay về quây quần bên bố mẹ, nhưng Vương Vĩ cùng lắm chỉ dâncô ta về đó ăn một bữa cơm, chẳng mất khi ở lại quá nửa ngày. Mỗi khiLương Huệ Vinh nói gì, Vương Vĩ cũng tỏ ra chẳng mấy để tâm. Tóm lại,trong ấn tượng của Từ Khiết thì thái độ của Vương Vĩ cũng tỏ ra chẳngmấy để tâm. Tóm lại, trong ấn tượng của Từ Khiết thì thái độ của VươngVĩ với mẹ có thể dùng hai từ để hình dùng, đó là sợ hãi và hờ hững.Nhưng thái độ của Lương Huệ Vinh thì hoàn toàn trái ngược, bà ta hết sức cưng chiều con, thâm chí là cung chiều đến mức bệnh hoạn. Chẳng hạn như trong những lần ăn cơm cùng nhau, Lương Huệ Vinh thường xuyên ân cầngắp thức ăn cho Vương Vĩ, còn nói những lời như là “Tiểu Vĩ ngoan của mẹ phải ăn nhiều vào đấy nhé”, “gắp cho cục cưng của mẹ này”. Từ Khiết mỗi lần nghe thấy vậy thì đều có cảm giác hết sức buồn nôn, nhưng do khôngphải ở chung với bố mẹ chồng nên cô ta cũng chẳng mấy để bụng chuyệnnày,”
“Ừm.” Tôi khẽ gật dầu, trầm ngâm nói ra điều khiến bảnthân nghi hoặc: “Trong tình huống bình thường, những đứa trẻ lớn lêndưới sự cưng chiều quá đọ của mẹ lẽ ra phải hết sức ỷ lại mẹ mới đúng,tại sao Vương Vĩ lại có thái độ sợ hãi và hờ hững như thế chứ?”
“Do đó, Từ Khiết có lẽ còn chưa nói đến chỗ mấu chốt.” Diệp Thu Vi nói. “Tôi bảo cô ta cố nhớ thêm về những chuyện từng xảy ra giữa Vương Vĩ và mẹ anh ta. Cô ta nói ra một số lời chẳng mấy quan trọng, chừng hai phút sau thì đột nhiên sững người, bắt đầu kể ra một chuyện hết sức kỳ lạ.Chuyện xảy ra vào tháng thứ hai sau khi cô ta kết hôn, lúc đó cô ta vàVương Vĩ cân còn đang phải ở chung nhà với bố mẹ. Có một hôm cô ta tanlàm về muộn, khi về đến nhà thì liền gọi tên Vương Vĩ, Vương Vĩ nói mình đang tắm. Từ Khiết ra ngồi ở phòng khách xem ti vi, chừng hai phút sau, không ngờ lại thấy Lương Huệ Vinh đi ra từ trong phòng tắm. Thấy TừKhiết trừng mắt nhìn mình, bà ta vội vàng giải thích rằng vừa rồi mìnhchỉ vào cọ lưng chp Vương Vĩ mà thôi.”
Tôi không kìm được hít sâu một hơi, nhủ thầm việc này e rằng không chỉ đơn giản là biểu hiện của sự cưng chiều quá đọ.
Diệp Thu Vi lại kể tiếp: “Khi đó, Từ Khiết tuy cảm thấy ghê tởm nhưngnghĩ bụng đằng nào cũng dọn đi rồi, do đó không nói gì nhiều. Song vàobuổi tối ngày cưới tuần trước khi hai vợ chồng bọn họ dọn đi, lại làtrong lúc Vương Vĩ đang tắm, không ngờ Lương Huệ Vunh lại gõ cửa nói làmuốn cọ lưng cho anh ta, Từ Khiết vốn ngỡ rằng Vương Vĩ sẽ từ chối,không ngờ sau khi do dự một lát, anh ra lại mở cửa để cho mẹ mình vàophòng tắm. Từ Khiết thấy thế thì không chịu đựng nổi nữa, bèn đứng dậynói: “Ở đâu mà có chuyện con trai đã kết hôn rồi mà còn để mẹ cọ lưngcho như thế bao giờ? Tại sao không để cin vào cọ lưng cho anh ấy chứ?”Lương Huệ Vinh bèn cười, nói với ra từ bên trong: “Cục cưng của me từnhỏ đến lớn đã quen được mẹ cọ lưng rồi, việc này con đừng quan tâm đếnlàm gì cả.”.”
Tôi không kìm được nhíu chặt đôi lông mày.
“Chuyện này rất không bình thường.” Diệp Thu Vi phân tích. “Thái độ của Vương Vĩ với mẹ anh ta rõ ràng là hờ hững với sợ hãi, tại sao anh talại chủ động mở cửa như thế? Tôi bèn hỏi tiếp biểu hiện của Vương Vĩ sau khi được mẹ cọ lưng cho, Từ Khiết rất có ấn tưởng sâu sắc về việc này,do đó kể ngay, sau khi đi ra từ trong phòng tắm, Vương Vĩ có vẻ rất ủdột, chẳng nói năng gì mất. Đêm đó, khi đi ngủ, anh ra tuy vẫn ôm TừKhiết nhưng tỏ ra không vui vẻ, Tư Khiết nửa đêm tỉnh dầy thì phải hiệnchẳng biết tự lúc nào anh ra đã nằm ở bên mép giưởng rồi.”
“Xem ra chuyện cọ lưng kia đã khiến anh ta nảy sinh tâm lý né tránh đôivới nữ giới.” Tôi nói. “Tâm lý né tránh này có lẽ nằm trong khu vuejctiềm thức, thế nên sau khi ngủ say, anh ta mới tránh xa khỏi Từ Khiếtnhư vậy.”
“Đúng thế.” Diệp Thu Vi tỏ ý tán đồng với nhậnđịnh của tôi. “Nhưng, cho dù có quá đáng thì việc mẹ ruột cọ lưng chocon trai cũng khôngđến nỗi khiến anh ta sinh lòng phản cảm với tất cả nữ giới mới đúng. Tôi cảm thấy Lương Huệ Vinh đi vào phòng tắm có lẽ không chỉ đơn giản là để cọ lưng cho Vương Vĩ đâu. Có điều, khi đó Từ Khiếtkhông hề đi vào trong phòng tắm, lại cũng chẳng nghe thấy động tĩnh gìđặc biệt ngoài tiếng cọ lưng, do đó trong phòng tắm rốt cuộc xảy rachuyện gì thì không ai biết được. Tôi lại bảo Từ Khiết nhớ lại những chi tiết đáng chú ý khác, chẳng hạn như mối quan hệ giữa Vương Vĩ với cácbạn gái cùng lớp khác thời trung học phổ thông, hay như là sự khácthường của anh ta trong lúc bọn họ còn yêu nhau, có điều chẳng có đượcthu hoạch nào đáng kể.”
Tôi khẽ “ừm” một tiếng, rồi hỏi: “Sau đó thì sao?”
Diệp Thu Vi nói: “Tôi cảm thấy, Từ Khiết tuy từng là vợ của Vương Vĩnhưng lại chẳng hiểu gì mấy về thế giới nội tâm của anh ta, do đó tôimuốn làm rõ chuyện này thì nhất định phải tiến hành điều tra từ phươngdiện khác. Từ Khiết vốn là bạn học cùng lớp với Vương Vĩ thời trung họcphổ thông, do đó ngay ngày hôm sau, cô ta đã giúp tôi tìm được số điệnthoại cô giáo chủ nhiệm bọn họ năm đó. Cô giáo chủ nhiệm của bọn họ làmột bà cụ rất thân thiện, lúc ấy đã nghỉ hưu nhiều năm rồi. Tôi tự xưngmình là bác sĩ tâm lý của Vương Vĩ, tìm bà cụ là để tìm hiểu quá khứ của anh ta. Bà cụ có ấn tượng rất sâu sắc về Vương Vĩ, thế là lập tức đồng ý với yêu cầu của tôi. Buổi chiều ngày mùng Ba tháng Sáu, tôi mang quàđến thăm bà cụ. Bà cụ nói, sở dĩ bà cụ có ấn tượng sâu sắc về Vương Vĩlà bởi vì mẹ của anh ta.”
Tôi vội vàng cầm bút lên chuẩn bị ghi chép.
Diệp Thu Vi lại nói tiếp: “Bà cụ kể, hồi học lớp mười, Vương Vĩ khôngkhác gì các học sinh khác trong lớp, tuy không thích nói chuyện nhưngtính cách vẫn chưa thể coi là quái gở. Bà cụ lần đầu tiên để ý tới Vương Vĩ là vì lời phàn nàn của giáo viên dạy ngữ văn. Khi đó, giáo viên ngữvăn giao bài tập về nhà là viết một bài vaen vơi đầy đề là “Người mẹ của tôi”, các học sinh trong lớp đều đã làm điều này đúng như yêu cầu củagiáo viên, riêng Vương Vĩ thì lại viết một bài văn có đầu đề là “Ngườicha của tôi”. Giáo viên ngữ văn đã thử trao đổi với Vương Vĩ, nhưngVương Vĩ vẫn một mực giữ im lặng. Giáo virn chủ nhiệm gọi Vương Vĩ đến,sau đó khuyên nhủ anh ta suốt cả buổi chiều, cuối cùng thì anh ra cũngchịu mở miệng nói ra bốn chữ: “Em ghét mẹ em!” Giáo viên chủ nhiệm hỏilà vì sao lại ghét, Vương Vĩ mặt mũi đỏ bừng nhưng lại nhất quyết khôngchịu nói gì cả.”
Tôi đột nhiên cảm thấy trái tim mình như bị vật gì đó đề nặng.
“Giáo viên chủ nhiệm rất xem trọng chuyện này.” Diệp Thu Vi nói. “Haituần sau đó là đến kỳ họp phụ huynh, mà người đi họp cho Vương Vĩ chínhlà Lương Huệ Sinh. Sau khi kết thúc cuộc họp, giáo viên chủ nhiệm đãdành thời gian nói chuyện riêng với bà ta, còn nhắc dến cả bài văn kianữa. Lương Huệ Vinh khi nói về Vương Vĩ thì luôn dùng lối xưng cục cưng, bé cưng, điều này giáo viên chủ nhiêm cảm thấy sự phạn cảm của Vương Vĩ có thể chỉ đến từ việc mẹ cưng chiều quá độ. Bà cụ đã nhấn mạnh vớiLương Huệ Vinh về tác hại của sự nuông chiều quá độ, đồng thời cho rằngviệc này có lẽ đến đây là kết thúc. Nhưng mấy ngày sau đó, không ngờVương Vĩ lại đột nhiên nhảy sông tự vẫn, may mà được mấy người tốt bụngcứu lên bờ. Giáo viên chủ nhiệm cảm thấy chuyện này không đơn giản, thếlà mấy ngày sau lại hẹn Lương Huệ Vinh đến trường gặp mặt và trò chuyệnlần nữa. Thế nhưng Lương Huệ Vinh vẫn lấy sự cưng chiều kia làm cái cớ,nói rằng mình đã nuông chiều quá nên mới làm hư Vương Vĩ.
Chuyện nhảy sông này khiến tôi bất giác nhớ đến tình cảnh kỳ lạ trong vụ tự sát của Vương Vĩ.
Diệp Thu Vi thoáng dừng lại một lát, sau đó mới kể tiếp: “Chính trongngày hôm đó, Lương Huệ Vinh mới ra khỏi văn phòng thì một cô giáo khácđã đi tới hỏi là có chuyện gì. Sau khi nghe cô giáo chủ nhiệm kể sơ quađầu đuôi sự việc, cô giáo đó bèn nở một nụ cười mang đầy ý vị sâu xa,nói chuyện này không hề kỳ lạ chút nào, vì bản thân Lương Huệ Vinh đã có vấn đề rồi. Hóa ra, cô giáo đó vốn tốt nghiệp cùng một trường trung học phổ thông với Lương Huệ Vinh, mà hồi đi học, Lương Huệ Vinh nổi tiếnglà một nữ du côn trong trường, khi lên lớp còn hay thò tay vào đũng quần của các bạn nam, thậm chí còn thường xuyên lén lút mò vào phòng riêngcủa các giáo viên nam nữa.”
“Bà ta...” Tôi há miệng ra, thế nhưng không biết nói gì cho phải.
“Cô giáo chủ nhiệm cảm tháy chuyện này rất có vấn đề, thế là lại gọiVương Vĩ đến nói chuyện riêng.” Diệp Thu Vi kể tiếp. “Bà cụ không ngừngkhuyên nhủ Vương Vĩ, lại hỏi xem mẹ anh ta có từng làm ra chuyện gì quáđáng với anh ta không. Vương Vĩ mặt mũi đỏ bừng, không ngừng đáp làkhông. Cuối cùng giáo viên chủ nhiệm đành bạo hỏi, có phải mẹ em từng sờ em không? Vương Vĩ vừa đáp là không vừa vung chân đá mạnh vào tường một cái, rồi liền hoảng hốt chạy ra ngoài.”
Tôi hít sâu mộthơi, cảm thấy đầu óc quay cuồng vì choáng váng. “Loại phản ứng này chẳng phải là một sự ngầm thừa nhận hay sao? Lẽ nào mẹ anh ta thực sự từng sờ anh ta? Trên đời này lại có một người mẹ vậy ư?’
Khi hỏi ra câu hỏi này, kỳ thực tôi chẳng tự tin chút nào, bởi lẽ tôi lờ mờ nhớ ra trong hai năm đầu khi con trai tôi ra đời, vợ tôi cũng thường xuyên mân mê cơ quan sinh dục của thằng bé.
“Khả năng này là rấtlớn.” Diệp Thu Vi nói. “Lời nói giáo viên chủ nhiệm khiến tôi mơ hồ đoán ra nguồn cơn gây ra vấn đề về tâm lý Vương Vĩ. Để có thể tìm được nhiều chứng cứ hơn, mấy ngày sau đó tôi lại một lần nữa hẹn Vương Vĩ ra ngoài gặp mặt. Tôi chủ động tán gẫu về gia đình, lại nói về một người cậu của tôi, sau đó làm bộ vô ý hỏi về cậu của anh ta. Anh ta nói mình không có cậu, ông ngoại của anh ta có bảy người con gái nhưng không có một người con trai nào cả.”
“Chuyện này có thể chứng minh cho điều gì?” Tôi nhất thời không hiểu ý cô ta cho lắm.
“Lương Huệ Vinh sinh ra vào một thời đại mà tình trạng trọng nam kinhnữ đang vô cùng nghiêm trọng.” Cô ta giải thích. “Một gia đình sinh được bảy người con gái nhưng lại chẳng có một đứa con trai nào, áp lực xãhội phải chịu nhất định là rất to lớn. Dưới áp lực như vậy, những ngườicon gái của nhà họ Lương không thể nào có được quan niệm bình thường vềgiới tính. Trong tình huống bình thường, trên người họ có hai loại tâmlý cực đoan hoàn toàn trái ngược, thứ nhất là căm hận nam giới tột độ,thứ hai là sùng bái nam giới tột độ, mà cũng có khả năng hai loại tâm lý này đông thời xuất hiện ở một người.”
Tôi cúi đầu trầm tư.Trước đây tôi quả thực chưa từng nghĩ đến việc hủ tục trọng nam khih nữcó thể gây tác động đến tâm lý con người.
“Nhưng suy đoándẫu sao cũng chỉ là suy đoán mà thôi, tôi vẫn cần tìm thêm chứng cứ,những chứng cứ xác thực.” Diệp Thu Vi hững hờ nói.
Tôi tỏ ra hết sức nghi hoặc: “Loại chuyện thế này mà cũng có chứng cứ được ư?”
“Đương nhiên.” Diệp Thu Vi nói. “Trong bữa hôm đó, toi không ngừng tròchuyện với Vương Vĩ về gia đình, tất nhiên cũng nói tới cả quá trìnhtrưởng thành của bản thân nữa. Ăn cơm xong, anh ta hỏi tôi muốn đi đâu,tôi bèn nhờ anh ta đưa mình tới nhà cũ của cha mẹ một chuyến, đó cũngchính là nơi gắn liền với ký ức của tôi từ thời thơ bé đến khi trưởngthành. Sau đó, tôi lại đề nghị được đi thăm nơi mà anh ta từng sinh sống hồi nhỏ. Kỳ thực tôi đã điều tra rõ từ trước rồi, sau khi mẹ anh ta qua đời vào năm 2001, căn nhà cũ đó vẫn luôn được bỏ trống, không sao báncũng chẳng cho thuê. Anh ta suy nghĩ qua loa một chút, rồi bèn dẫn tôiđến căn nhà cũ đó. Ở nơi đó, khắp nơi đều là những chứng cứ mà tôi muốntìm.”
Tôi nghe thấy thế thì càng cảm thấy nghi hoặc hơn. “Đó là những chứng cứ gì vậy?”
“Chứng cứ về sự sùng bái đối với nam giới.” Cô ta nói. “Sau khi chaVương Vĩ qua đời, mẹ anh ta đã sống một mình trong căn nhà đó hai năm,vậy nên đồ đạc bên trong có lẽ đều là của mẹ anh ta, Hai bên bức tườngtreo ti vi ở phòng khách có hai chiếc cột tròn rất lớn, Vương Vĩ nóikiểu trang trí này là do mẹ anh ta tìm người về thiết kế từ hồinawm19996. Trên bàn uống trà có để điều khiển từ xa của điều hòa, ti vivà đâu đĩa DVD, tất cả đều được đặt trên giá và dựng đứng, chỉ thẳng lên phía trên. Trên kệ tường có đặt ba hình rượu, tất cả đều là loại bìnhcó hình ngọn tháp, trong khi đó Vương Vĩ lại nói mẹ anh ta chưa từnguống rượu bao giờ, Trên tường của phòng bếp thì có treo năm chiếc gâycán bột mì, tất cả đều là loại gậy vừa to vừa ngắn. Trên giá để đồ lặtvặt trong nhà vệ sinh thì có đặt chỉnh tề đủ các loại vật dùng thôngthường cho việc trắm rửa, mà tất cả đều được đựng trong những chiếc bình to hình trụ tròn, không hề cón ngoại lệ. Còn trong phòng ngủ thì nhữngthứ như đèn pin, điều khiển điều hòa cũng đều được dựng đứng trỏ lêntrên, trong chiếc tủ đầu giường thậm chí còn có một chiếc quần lót đànông nữa. Mà điều quan trọng nhấ là ở thành bên trong của chiếc giườnggỗ, tôi phá hiện một bức hình cơ quan sinh dục của đàn ông được khắcbằng sao. Những điều này đều là chứng cứ xác đáng chứng minh cho việcLương Huệ Vinh mang lòng sùng bái cơ quan sinh dục của nam giới.”
“Sùng bái cơ quan sinh dục nam giới?” Tôi vừa nói vừa vẽ ra một bứchình đơn giản tượng trung cho cơ quan sinh dục nam giới rồi đưa cho Diệp Thu Vi xem. “Bức hình tranh đó là như thế này sao?”
“Hoàntoàn giống hệt.” Cô ta nói. “Kỳ thực, phàn lớn phụ nữ ngay từ khi sinhra đã có tâm lý sùng bái đôi với cơ quan sinh dục của nam giới rồi.Nhưng sự sùng bái như của Lương Huệ Vinh thì hiển nhiên là một tìnhtrạng lệch lạc nghiêm trọng hình thành do áp lực xã hội nặng nề, vậy nên bà ta mới có thể ra tay với cả con trai ruột của mình như thế.”
Tôi đột nhiên nảy sinh lòng cảm thông sâu sắc đối với Vương vĩ.
“Đến lúc này, tôi đã có thể tổng kết được một chút được rồi.” Diệp ThuVi chậm rãi nói. “Trong thời đại mà tư tưởng trọng nam khinh nữ hay cònhết sức nặng nệ đó, gia đìn nào không có con trai ắt sẽ bị người ta coithường, đối với gia đình sinh được bảy người con gái nhưng lại không cólấy được một đứa con trai thì tình trạng này có lẽ sẽ lại càng nghiêmtrọng. Sự chê bai giễu cợt của hàng xóm, sự cảm thông của bạn bè họhàng, rồi còn cả sự ám thị lâu dài do tư tưởng tuyệt hậu mang tới, tấtcả đều tạo ra một áp lực tâm lý không lồ cho cha mẹ của Lương Huệ Vinh.Để làm giảm bớt áp lực này, bọn họ sẽ đẩy bớt áp lực lên người những côcon gái của mình, chẳng hạn như thường xuyên oán than rằng con gái chẳng bằng con trai, lại thường xuyên nhắc đến các đặc điểm mà chỉ con traimới có, thậm chí nuôi con gái như là con trai, Nhưng cô gái lớn lêntrong hoàn cảnh như vậy đương nhiên sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực, từđó hình thành nên quan niệm dị thường về giới tính, người nào bài xíchthì căm ghét nam giới, người nào tiếp nhận thì sùng bái nam giới, cănnguyên của việc Lương Huệ Vinh sùng bái cơ quan sinh dục của nam giớichính là như vậy. Mà sau khi Lương Huệ Vinh trưởng thành, sự sùng báicủa bà ta đối với cơ quan sinh dục của nam giới đã dần trở nên lệch lạcvà bệnh hoạn, thế nên hồi còn học trung học phổ thông bà ta mới có tiếng là nữ du cồn, trong nơi ở của bà ta, khắp nơi đều là những vật tượngtrưng cho cơ quan sinh dục của nam giới. Có điều vẫn cần phải nói thêmmột câu, đó là ngay đến bản thân bà ta cũng chưa chắc đã có thể nhận ra sự tồn tại của tâm lý sùng bái mãnh liệt này, Mà cũng chính do thứ tâmlý bệnh hoạn đó thôi thúc, nên bà ta mới có một sự sùng bái mãnh liênđối với cả cơ quan sinh dục của chính con trai ruột của mình.”
Tôi cắt ngang lời cô ta: “Nhưng bà ta đã có chồng rồi mà, lẽ nào chồng bà không thể thỏa mãn lòng sùng bái của bà ta sau?”
“Đó là vì nỗi căm hận tiềm tàng.” Diệp Thu Vi giải thích. “Do sự tácđộng của hoàn cảnh trưởng thành, trong lòng bà tay nhất định vẫn luônluôn tồn tại một sự căm hận đối với nam giới, chỉ là sự cảm giận đó đãbị tâm lý sùng bái kia che khuất mà thôi. Bản chất của sự sùng bái lệchlạc là chiếm hữu, do đó, sau khi kết hôn, bà ta rất có thể đã thực hiệnmột số hành vi chiếm hữu bệnh hoạn với cơ quan sinh dục của chồng mình.Thời gian lâu dần, chồng bà ta tất nhiên sẽ thấy phản cảm, và rồi sựphản cảm này đã khơi lên nỗi căm hận với nam giới vốn ẩn sâu trong xương tủy của bà ta, đồng thời khiến cho bà nhân ra rằng cơ quan sinh dục của chồng xét cho cũng vẫn là của chồng, hoàn toàn không thuộc về mình.Nhưng Vương Vĩ thì khác, Vương Vĩ là do bà ta sinh, là một khúc ruột của bà ta, là một phần nối dài và tiến hóa sinh mệnh của bà ta, do đó trong lòng bà ta nhất định là có tồn tại một cảm giác sở hữu rất mãnh liệtđối với Vương Vĩ, hơn nữa tuyệt đối không bao giờ căm hận anh ta. Trongsuy nghĩ của bà ta, mọi thứ của con trai đều thuộc về mình, bao gồm cảcơ quan sinh dục. Đối với bà ta, sự ra đời của Vương Vĩ đồng nghĩa vớiviệc bà ta đã có được cơ quan sinh dục của nam giới, và đó cũng là cơquan sinh dục của nam giới duy nhất hoàn toàn thuộc về bà ta trên cõiđời này.”
Tôi không kìm được nhớ tới việc vợ mình hay mân mê cơ quan sinh dục của con trai, thế là bèn nhủ thầm liệu trong lòng côấy có từng tồn tại thứ tâm lý này không?”
Diệp Thu Vi dườngnhư nhận ra được suy nghĩ của tôi, bèn nói: “Việc này thoạt nhìn rấtbệnh hoạn, nhưng đó thực ra là một loại bản năng của nữ giới. Phần lớnnhững người mẹ trên thế giới này đều tồn tại tâm lý sơ hữu đối với cơquan sinh dục của con trai, cho nên bất kể con dâu có xuất sắc đến cỡnào, mẹ chồng cũng đều có thái độ thù địch với con dâu, chỉ vì sự tácđộng của các nhân tố bản ngã và xã hội nên trong tình huống bình thường, thái độ thù địch này mới không thể hiện ra quá mức rõ ràng.”
Tôi trầm ngâm nói: “Ngược lại, mẹ vợ nhìn con rể thì càng nhìn lại càng thấy thích, không hề có chút thái độ thù địch, nguyên nhân chắc cũng từ đó mà ra phải không?”
“Đúng vậy, con gái có thể coi là sựnối dài của sinh mệnh của mẹ, do đó sau khi cô ta có được cơ quan sinhdục của một nam giới khác, người mẹ sẽ vô thức nảy sinh cảm giác sở hữu, thiện cảm của mẹ với với con rể chính từ đây mà ra,” Diệp Thu Vi giảithích. “Xét về mặt xã hội, người ta cho rằng thiện cảm này bắt nguồn từviệc con rể sẽ bảo vệ và chăm sóc con gái. Trên thực tế, tâm lý cho rằng nam giới có nghĩa vụ bảo vệ và chăm sóc nữ giới chính là một biểu hiệncủa sự sùng bái nam giới.”
Tôi khẽ gật đầu, nhớ tới lời củamột vị giáo sự gì mà mình từng nghe được trước đây. Ông ấy nói: Bản ngãcủa sự ngụy trang của loài người đối với bản chất của mình, đồng thờicũng là hình chiêu của loài người trong xã hội, cho nên xét cho cùng, xã hội chính là một sự ngụy trang tập thể đối với bản chất của loài người. Sự giải thích của Diệp Thu Vi về mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu, mẹ vợ con rể đã giúp tôi hiểu được sâu sắc hơn về câu nói đó, và tôi rốtcuộc cũng đã hiểu ra tại sao Sigmund Freud lại thích thảo luận về tìnhdục như vậy.
“Hãy quay về chủ đề chính đi.” Diệp Thu Vi dừng một chút rồi mới nói tiếp: “Sùng bái nam giới và sùng bái nữ giới đềulà những bản năng của loài người, đều là những hiện tượng tâm lý hết sức bình thường. Vấn đề của Lương Huệ Vinh nằm ở chỗ bà ta đã tiến hành cụthể hóa sự sùng bái nam giới của mình. Đối với bà ta, sự chiếm hữu cơquan sinh dục của nam giới đồng nghĩa với việc sự thỏa mãn trong tâm lýsùng bái nam giới, và đây chính là nguyên nhân cụ thể khiến bà ta cónhững hành vi bệnh hoạn như vậy. Khi con trai mới ra đời, phương thứcthỏa mãn tâm lý sùng bái của nam giới của những người mẹ chính là tuyênbố quyền chiếm hữu đối với cơ quan sinh dục của con trai, và Lương HuệVinh khi đó nhất định đã thường xuyên mân mê cơ quan sinh dục của VươngVĩ, thậm chí là làm một số hành vi bệnh hoạn hơn. Phải lớn lên trong một hoàn cảnh như vậy, tâm lý của Vương vĩ làm sao mà có thể bình thườngcho được.”
Tôi không kìm được thở ra một hơi dài.
“Tiếp theo đó, tôi có thể tiến hành phân tích Vương Vĩ được rồi.” Cô ta nói. “Có lẽ khi còn bé, sự vuốt ve của mẹ sẽ khiến anh ta cảm thấy kích thích, mới mẻ, thậm chí là ấm áp, nhưng theo sự lớn dần của tuổi tác,đặc biệt là sau khi bước vào tuổi dậy thi, anh ta sẽ dần dần cảm thấyxấu hổ, và sau đó là nhục nhã, cho nên tất nhiên sẽ nảy sinh tâm lý trốn tránh và phản kháng. Nhưng anh ta và Từ Khiết đều đã từng nói rồi,Lương Huệ Vinh là một người ích kỷ, thiếu ý thức trách nhiệm và hay vôduyên vô cớ nổi nóng, những tính cách này kết hợp lại sẽ tạo nên một con người mạnh mẽ và luôn lấy mình làm trung tâm. Đối mặt với người mẹ nhưvậy, Vương Vĩ còn ít tuổi nên đương nhiên không thể phản kháng. Bởi vìxấu hổ, nên anh ta cũng không thể nói chuyện này cho cha mình biết, chonên lựa chọn duy nhất của anh ta chính là chịu đựng. Trong quá trìnhchịu đựng, anh ta dần dần nảy sinh sự sỡ hãi và căm hận đối với mẹ mình. Anh cũng biêt đấy, tuổi dậy thì là một giai đoạn quan trong trong sựphát triển của tâm lý tình dục, trong giai đoạn này, bất cứ chuyển nàocó liên quan đến tình dục đều có thể gây ra những ảnh hưởng to lớn đốivới tâm lý tình dục của người ta sau khi trưởng thành. Hoàn cảnh đặcbiệt mà Vương Vĩ phải trải qua trong tuổi dậy thì đã khiến nỗi căm hậnvà sợ hãi đối với mẹ mình dần dần lan rộng ra tới tất cả nữ giới.”
Tôi lẳng lặng ghi những điều này lại, trong lòng khó có thể tưởng tượng ra Vương Vĩ đã phải trải qua một lịch trình tâm lý như thế nào.
Diệp Thu Vi vẫn nguyên vẻ bình thản, sắc mặt không thay đổi chút nào.“Sự sợ hãi và căm hận không ngừng tích lũy trong lòng Vương Vĩ, dần dânhình thành nên áp lực tâm lý khổng lồ, vậy nhưng lại không có chỗ đểphát tiết. Trong vụ việc bài văn năm lớp mười, sự chú ý cao độ của giáoviên chủ nhiệm đã khiến Lương Huệ Vinh sinh lòng cảnh giác và lo lắng.Bà ta tuyệt đối không thể để người khác biết những chuyện mà mình đã làm với con trai được, do đó hẳn đã dùng đủ các loại biện pháp từ cứng tớimèm để gây áp lực cho Vương Vĩ. Áp lực đột ngột gia tăng cao rốt cuộckhiến cho tâm lý Vương Vĩ sụp đỏ, đây chính là nguyên nhân khiến anh tanhảy sông tự sát.”
Tôi hít sâu một hơi, trái tim như bị một bàn tay to lớn bóp chặt.
“Tự sát không thành có thể gây ra những ảnh hưởng vô cùng to lớn về tâm lý.” Diệp Thu Vi tiếp tục phân tích. “Mà bản thân việc tự sát do việckhông chịu nổi áp lực vốn đã là một sự phát tiết và giải tỏa rồi. Sautrải nghiệm bước một chân qua tử, niềm tin cuộc sống của con người ta sẽ tăng lên nhiều. Do đó sau khi tự sát và được cứu, tâm lý của Vương Vĩđã lại một lần nữa có những biến hóa to lớn. Dù mẹ anh ta vẫn làm ranhững hành vi bệnh hoạn đối với anh ta, còn gây cho anh ta những áp lựckhông thể trốn tránh, nhưng niềm khao khát được sống một cuộc sống bìnhthường cùng với nguyện vọng tha thiết được rời khỏi mẹ mình sau khitrưởng thành đã trở thành vũ khí hữu hiệu để anh ta chống lại áp lực.”
“Đó thật đúng là đốm lửa nhỏ bùng lên trong sự tuyệt vọng.” Tôi bấtgiác nhớ lại những trải nghiệm của mình lúc xưa, bèn châm rãi nói. “Mộtniềm hy vọng lớn lao có thể chiến thắng tất cả mọi trở ngại.”
“Đúng thế.” Diệp Thu Vi nói. “Từ đó về sau, bất kể Lương Huệ Vinh cólàm gì, anh ta đều tự nói với mình rằng, hãy cố chịu đựng, chỉ mấy nămnữa thôi là sẽ có thể thoát khỏi tình trạng này rồi. Dưới sự giúp đỡ của niềm tin này, anh ta rốt cuộc đã lớn lên thành người, đi vào xã hội,rời xa mẹ mình. Có điều, những áp lực và sự nhục nhã phải chịu trong quá trình trưởng thành vẫn luôn tồn tại ở nơi đáy lòng anh ta, chưa từngbiến mất.”
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]