Khi ánh nắng mặt trời vừa chiếu rọi xuống làn mây trắng xóa , binh sĩ Đại Việt đã bắt đầu thu xếp hành trang , ổn định trật tự lên đường quay trở về tiểu trấn . Những gì lấy được đều chất hết lên xe ba càng giao cho đám tù binh vận chuyển , để lại phía sau hầm mỏ đã tan hoang xơ xác , trơ trọi không một bóng người .
"Tinh . Chúc mừng ký chủ hoàn thành nhiệm vụ ẩn danh cướp đồ sơn tặc , chúc mừng ký chủ nhận được : doanh trại thủy binh × 1, xưởng thuyền ×1 mông đồng thuyền chiến ×4 , lâu thuyền ×1, doanh trại tượng binh × 1, voi × 20 , ngựa mông cổ ×100 , lương thực × 10000, sắt × 5000, đồng × 10000, đá × 10000, gỗ ×10000, vàng × 500, ruộng đất × 20 mẫu ,...,thẻ triệu hoán anh hùng × 2, thẻ triệu hoán quân đoàn × 1, tượng trường × 1, hoàng gia kỳ ×1 ".
" Tượng trường :nơi nuông dưỡng, tăng cường 50% tốc độ sinh trưởng và phát triển của voi , trước mắt số voi hiện có là hai mươi con voi trưởng thành ".
" Hoàng gia kỳ : Cờ lệnh đại diện cho hoàng gia một nước , thể hiện quyền uy tuyệt đối của đế vương, gia tăng sĩ khí quân đội ".
"Tinh , ký chủ phải chăng sử dụng triệu hoán anh hùng thẻ bây giờ " [ Có/ Không ]"
– Có
"Tinh. Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Bố Hải Khẩu Trần Minh Công , thập nhị sứ quân chi loạn Trần Lãm "
" Trần Lãm , tư chất SS
Tuổi tác : 62
Kỹ năng :Điều binh khiển tướng, huấn luyện thủy binh , bộ binh
Đặc biệt kỹ năng : Thủy quân bộ chiến( chủ động) , thủy trận quân doanh ( gia tăng phòng thủ chiến thuyền 50%, tốc độ di chuyển tăng 30%)(Chủ động )"
Minh Vũ nhìn hệ thống màn hình hiển thị thì kinh ngạc , Trần Lãm là vị tướng đầu tiên cậu có sở hữu kỹ năng đặc biệt đi . Năm xưa thập nhị sứ quân Trần Lãm đều thuộc hàng nhất đẳng bên trong , dựa vào cửa biển Kỳ Bố lập nên nghiệp lớn , thủy bộ binh sĩ thập phần tinh nhuệ khiến các sứ quân khác cực kỳ e dè , là vị tướng quân có số có má , đồng thời cũng là người giúp đỡ Đinh Tiên Hoàng tạo nền móng lập nên nhà Đinh sau này .
"Tinh. Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Nga Sơn công chúa Lê Thị Hoa"
" Lê Thị Hoa , tư chất SSS
Tuổi tác : 40
Kỹ năng : thống binh , huấn luyện bộ binh , cung binh , huấn luyện binh sĩ tinh nhuệ .
Đặc biệt kỹ năng : Tử chiến đến cùng , hi sinh vì nước ( mở ra cuồng chiến , tăng 50% sát thương toàn quân tấn công , lấy mạng đổi mạng , địch tổn một ngàn ta tổn tám trăm )."
Minh Vũ nhìn một mang này không khỏi xuýt xoa , lại một vị tướng có kỹ năng đặc biệt đi ra . Nga Sơn công chúa là một trong những vị nữ tướng kiệt xuất nhất của Hai Bà Trưng , theo phò hai bà từ ngày dựng cờ khởi nghĩa , lập nên biết bao chiến công hiển hách , làm cho Hán tặc nhiều phen kinh hồn bạt vía , khiếp sợ đến tận tâm can . Đền thờ của bà ở vùng Nga Thiện( Nga Sơn) ngày nay vẫn còn câu đối :
"Thệ báo Tô cừu, thanh Bắc khấu
Nghĩa phù Trưng chủ, phục Nam bang."
(Thề trả mối thù với Tô Định, trừ khử giặc Bắc
Giữ nghĩa phò Trưng Vương, khôi phục nước Nam.)
"Tinh. Đề nghị ký chủ sử dụng Hoàng gia kỳ , bước đầu đặt nên nền móng xây dựng đế quốc "
– Sử dụng.
"Tinh . Yêu cầu ký chủ lựa chọn màu sắc , ký tự hình vẽ cho cờ "
Minh Vũ suy ngẫm hồi lâu liền quyết định nền cờ sử dụng màu đỏ , bên trên lấy chữ " Trần " rất lớn tạo nên lá "quốc kỳ " đầu tiên cho Đại Việt tại dị giới này . Lá cờ được Minh Vũ giao cho binh sĩ đưa tới tay Ông Trọng ở doanh trường , ngụ ý chính là từ nay để ông làm tổng chỉ huy ba quân , toàn quyền quyết định khiển binh điều tướng , thay mặt Minh Vũ hiệu lệnh toàn quân .
Minh Vũ từ nhà chính đi đến ngoài quán rượu liền thấy từ bên trong Trần Lãm cùng Nga Sơn công chúa bước ra hành lễ với mình :
– Thần Trần Lãm / Lê Thị Hoa bái kiến vương thượng , vương thượng vạn tuế , vạn tuế , vạn vạn tuế .
–Miễn lễ , các khanh hãy bình thân đi .
– Tạ ơn vương thượng .
– Các khanh đến thật đúng lúc lắm , Trần Lãm tướng quân , khanh theo Cô vương một chuyến đến cửa hàng , trẫm muốn cho khanh xem một loại vũ khí hủy diệt trang bị cho tàu chiến thủy quân của chúng ta . Còn Lê Thị Hoa , khanh hãy đến doanh trường gặp mặt Ông Trọng tướng quân đi thôi , ở đó sẽ có bất ngờ dành cho khanh đấy .
Lê Thị Hoa nghe vậy thì lấy làm lạ lắm , bèn đi tới doanh trường ra mắt Ông Trọng mới biết điều bất ngờ Minh Vũ nói tới chính là những đứa con của bà . Mẹ con gặp lại cảm xúc dâng trào , vui có , buồn có , hạnh phúc có , ngàn năm như một giấc chiêm bao vậy .Mẹ con một nhà tới giờ đoàn tụ , thật là vui sướng đến nhường nào. Lê Thị Hoa ánh mắt rơi lệ nhìn những đứa con của mình trìu mến mà ôm vào lòng , như cái thuở chúng còn thơ bé mà âu yếm vuốt ve che chở vỗ về . Tình mẫu tử thiêng liêng ấm áp , bao la mà sâu đậm biết bao nhiêu.
Minh Vũ cùng Trần Lãm tới trước cửa hàng chỉ thấy ông chủ NPC niềm nở ra tới hành lễ chào đón :
– Thảo dân tham kiến vương thượng . Vương thượng vạn tuế , vạn tuế , vạn vạn tuế .
– Hãy bình thân đi
– Thảo dân đội ơn Vương thượng.
– Ông chủ không cần khách khí , Cô vương lần này tới đây là muốn mua lấy ba cái bản vẽ hôm trước , không biết ông chủ đây có còn không ?
– Vương thượng cùng tướng quân mau mau vào trong , thảo dân bản vẽ hiện đang đợi sẵn cho ngài lấy .
Minh Vũ thấy vậy thì gật đầu cùng Trần Lãm vào trong cửa hàng lấy đến bản vẽ vũ khí . Bản vẽ vũ khí này được Minh Vũ tình cờ nhìn thấy vào mấy hôm trước , đầu tiên là bản vẽ cỗ máy bắn nỏ khổng lồ (Ballista),một vũ khí khủng của La Mã cổ đại.
Vào thời cộng hòa và thời đầu của đế quốc La Mã, những cổ mày này làm bằng gỗ, được gia cố bằng sắt tấm, các phiên bản sau này có khung sắt và bởi vậy bền chắc hơn, đặc biệt là trong thời tiết xấu. Chúng là những thiết bị dùng lực xoắn, lực tới mũi tên được lấy từ hai lò xo làm bằng gân động vật xoắn lại, bên trong đặt thân nỏ. Dây nỏ được kéo về phía sau bằng sức mạnh đòn bẩy và được ghìm lại bằng một cái chốt. Khi dây cung được thả ra. Hai lò xo giải phóng lực nén và thân cung bật về phía trước, phóng đi hòn đá hoặc mũi tên nặng.
Ballista là vũ khí có sức mạnh đáng nể. Một vũ khí điển hình loại này có thể phóng một mũi tên nặng 1,1 kg bay trong phạm vi hiệu quả 274 m. Theo ước tính lý thuyết, các cỗ máy nỏ lớn nhất có thể phóng mũi tên nặng 4,5 kg đi xa 420 m. Nỏ Ballista vừa thích hợp làm vũ khí công thành , vừa thích hợp trang bị trên các chiến thuyền, không gì cản phá , là ác mộng của mọi loại chiến thuyền thời kỳ trung cổ . Bản vẽ tiếp theo chính là nỏ tự động Polybolos, có thể tự nạp tên bằng một hệ thống cơ khí phức tạp được cải tiến với khả nắng bắn hai mươi mũi tên trong một phút, là " súng máy " chính hiệu thờ cổ đại , nỗi khiếp sợ của mọi loại kỵ binh đương thời .
Bản vẽ cuối cùng chính là máy bắn đá Catapult , được các kỹ sư Macedonia tài ba dưới thời vua Philip II (cha của Alexander Đại đế) đã cải tiến nó theo hướng gia tăng cường lực bằng mô-men xoắn. Họ phát triển một dòng vũ khí dùng sự xoắn chặt của dây thừng tạo lực bật cho cánh tay đòn với động lực học cao . Loại máy này có bánh xe để di chuyển dễ dàng, sử dụng lực đàn hồi của những cánh cung hay dây xoắn để bắn những đạn đá cỡ lớn hay nhỏ vào thành trì hay chiến thuyền quân địch . Ngoài ra còn có bản nâng cấp kích thước, họ chế tạo các máy bắn đá nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển, tháo lắp và gọi là “Cheiroballistra”. Loại này dùng chủ yếu để tấn công bộ binh hoặc chiến thuyền, không dùng vào mục đích công thành.
Tiếp đến, họ chế tạo loại máy chuyên dùng để công thành gọi là “Onager”, hoạt động theo nguyên lý cơ học về lực đòn bẩy. Cấu tạo của máy bắn đá gồm các thành phần sau: sợi dây treo, cánh tay đòn và đối trọng nặng. Khi sợi treo và cánh tay đòn bật lên thẳng đứng, đoạn cuối sợi dây treo tung ra, đẩy viên đạn nặng tới 160kg về phía mục tiêu với sức mạnh khủng khiếp.
Vũ khí này được miêu tả bởi sử gia chiến trường Ammianus Marcellinus: “Khung của máy bắn đá làm bằng 2 súc gỗ sồi, ở giữa là 2 lỗ to để bó dây thừng căng và xoắn. Một cánh tay đòn được cắm vào giữa bó dây thừng, đầu cuối treo một cái giỏ… Khi tham chiến, một viên đạn, thường là chất dễ cháy nổ bọc ngoài bằng vữa (đá, vôi) sẽ nổ và cháy khi va chạm, được cho vào trong giỏ và cánh tay đòn được kéo xuống, chốt lại. Sau đó pháo trưởng bật chốt bằng búa và với một cú bật viên đạn được bắn về phía mục tiêu”.
Onager đòi hỏi 8 pháo thủ vận hành, là loại vũ khí công thành đáng sợ, mỗi khi xuất hiện thì chắc chắn sẽ có những đoạn tường thành sạt đổ trước uy lực của nó. Ngoài ra Onager cũng có thể dùng để ném những xác chết nhiễm bệnh hay cầu lửa vào thành nhằm phá hoại từ bên trong. Dù vậy, nó cũng không thông dụng bằng người anh em song sinh Catapult của mình. Loại vũ khí tầm xa này đã giúp đế chế La Mã chiếm hữu gần hết thế giới mà người phương Tây cổ đại khi ấy nhận thức được (tức các vùng đất ven Địa Trung Hải thuộc 3 châu Âu, Á, Phi).
Minh Vũ hài lòng nhìn ba chiếc bản vẽ trên tay , bỏ ra hai trăm vàng mua lấy bọn chúng rồi sai người chuyển nó cho Cao trong lò rèn bắt đầu chế tạo . Minh Vũ ra khỏi cửa hàng không lâu liền quay ra hỏi thăm Trần Lãm :
– Trần tướng quân, khanh thấy sao về ba bản vẽ vũ khí kia ?
Trần Lãm không do dự đáp :
– Khởi bẩm vương thương , ba bản vẽ kia thực sự rất tốt , dù là công thành , thủ thành , trên bộ hay dưới thuyền cũng đều vướt trội xa hơn hẳn vũ khí thời Đường , thời Hán , thậm chí Tống quốc cường nỗ cũng không sánh bằng . Đặc biệt nhất là chiếc nỏ Ba lý xa kia, thần thiết nghĩ nếu được trang bị trên các chiến thuyền , với uy lực của nó chắc chắn là đại sát khí hủy diệt kẻ thù chỉ trong chớp mắt .
– Trần tướng quân khanh nói rất phải , Ba lý xa xác thực cường đại như vậy , tiêu diệt kẻ thù với nó dễ như trở bàn tay . Nay chúng ta đã có vũ khí , có chiến thuyền nhưng chưa có thủy binh , chi bằng hôm nay ta cùng khanh đi đến thủy doanh huấn luyện thủy quân , không biết ý khanh thế nào ?
– Thần cẩn tuân ý chỉ vương thượng .
Thủy quân doanh trại cùng xưởng thuyền nằm bên ngoài tiểu trấn , ngay cạnh là dòng sông Lục Bảo quanh co thơ mộng , kéo dài theo hướng từ Tây Bắc sang đến tận Đông Nam . Bên ngoài thủy doanh có năm cọc lớn buộc những chiếc thuyền Mông Đông cùng Lâu thuyền sừng sững hiên ngang lẫm liệt , kiên cường bất khuất như bức tường thành bảo vệ tiểu trấn khỏi mọi kẻ thù nhắm tới .
Mông đồng hay Mông đồng thuyền (chữ Hán 艨艟船) là một loại thuyền chiến phổ biến và lâu đời của thủy quân phong kiến Việt Nam. Đây là loại thuyền chiến nhỏ, nhanh nhẹn nhưng trang bị đầy đủ, có đóng góp lớn lao vào những chiến thắng trong lịch sử phong kiến ngàn năm của dân tộc Việt hay của Việt quốc .
Trần Phu nhà Nguyên nhắc tới loại thuyền đặc sắc này của nước ta trong An Nam tức sự. Ông cũng đề cập người nước ta biến tấu với loại thuyền này rất nhiều, cả về kích thước. Thuyền mông đồng ban đầu chỉ có 25 tay chèo và 23 chiến thủ, đến thời Trần, theo Trần Phu, đã có thuyền mông đồng có cả trăm tay chèo. Ký họa dân gian lẫn của du khách phương Tây thế kỷ 17 cho thấy những chiến hạm đồ sộ này được biên chế song song với các thuyền chiến hạng nhẹ cơ bản. Châu khiến đóng thành kiểu thuyền mông đồng, 32 chiếc, mỗi chiếc chở thuỷ thủ 25 người, trạo phu 23 người, 2 cây nỏ bắn xe, thuyền chèo tới lui, mau như gió.Về cơ bản đây là loại thuyền chèo đáy nông ra vào sông lạch thuận tiện.
Cấu trúc phổ biến không có sàn trên như galley của châu Âu, nhưng có thể các thuyền lớn hàng trăm tay chèo mới có sàn. Sập cho chỉ huy nằm phía mũi thuyền, giữa thuyền chất đầy các khí cụ cần thiết. Thuyền có mái gỗ để che tên đạn, đuôi thuyền cao vút như đôi cánh của những chú chim uyên ươn đang dang ra giữa biển khơi rộng lớn .
Lâu thuyền được gọi như vậy vì thuyền cao mũi rộng, trông giống như một cái lầu . Do kết cấu cao nên thích hợp để đi đánh trận xa . Nhưng cũng vì cao , độ ổn định kém nên chỉ thích hợp trên sông và ven bờ.
Lâu thuyền dùng để chiến đấu nói chung có ba tầng : tầng thứ nhất được gọi là lư , tầng thứ hai là phi lư ( 飛庐) , tầng trên cùng là tước thất (爵室 ; với tước là chén rượu thời xưa, cũng là phong tước vị) .Mỗi tầng đều có thành bảo vệ chống lại kẻ địch phóng cung tên hay bắn đá ( 矢石 thỉ thạch shǐshí ) .
Thành bảo vệ có khoét lỗ để bắn cung tên . Để phòng ngừa hỏa công của địch, trên thuyền có bố trí các tấm da thuộc (皮革 bì cách pígé) hay các túi cát để dập lửa . Thuyền thường trang bị cờ phướn , gươm giáo để gây thanh thế ; ngoài ra còn có dây nhợ, mái chèo, buồm ... để tăng tính năng của thuyền .Ở đây, thuyền lầu gắn chặt với chiến thuật dùng cung nỏ trong đánh thủy, có thể chở được trên hai trăm người và lương thảo, khí giới, thực hiện tốt những chuyến vượt biển xa hàng ngàn kilômét.
Lương thực khí giới đầy đủ dư giả nên Minh Vũ chịu chi cũng rất mạnh tay , ba trăm tám mươi thanh niên trai trâng lập tức sung quân nâng tổng số quân đội lên đến 800 binh sĩ bao gồm hai trăm lính trường thương + đao thuẫn , hai trăm lính cung thủ + nỏ binh , một trăm hai nươi khinh kỵ bị kinh và cuỗi cùng là hai trăm năm mươi thủy binh các loại chia đều năm thuyền .
Ngoài ra còn có hai mươi đầu voi chưa sử dụng đến cộng lại , binh sĩ trong vòng nửa tháng tăng lên tốc độ chóng mặt là một gánh nặng rất lớn đối với người dân , nếu không phải sản lượng nông nghiệp tăng lên x 8 lần dư thừa khá khá Minh Vũ mới dám tăng quân nhanh chóng , bằng không có chết Minh Vũ cũng không tăng .
Quân số tăng lên quá nhanh đồng nghĩa với việc quân đội phải phân chia lại , theo đó Minh Vũ hạ lệnh phong Ông Trọng làm tổng chỉ huy tổng tư lệnh toàn quân , chia quân đội ra làm bốn khối gồm các đại đội một , hai , ba , bốn như thời hiện đại .
Đại đội một do Cao Lỗ làm chỉ huy trưởng chỉ huy hai trăm binh sĩ thương binh đao thuẫn + cung tiễn nỏ binh , đại đội hai do Lê Thị Hoa chỉ huy hai trăm binh sĩ gồm Mai thôn cuồng quân cùng Nga Sơn mai đào quán , đại đội ba do chính Ông Trọng làm chỉ huy trưởng một trăm hai mươi khinh kỵ binh và cuối cùng đại đội bốn do Trần Lãm nắm giữ hai trăm năm mươi binh sĩ thuỷ quân đại doanh , trở thành người nắm giữ nhiều binh sĩ nhất chỉ sau Ông Trọng mà thôi . Minh Vũ nhìn thành quả nửa tháng trước mắt của mình vô cùng vui vẻ , lương thực khí giới binh sĩ sẵn có cũng đến lúc hoàn thành chiến dịch tiễu trừ sơn tặc rồi .
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]