Tớ ngẩng mặt lên nhìn khuôn mặt kinh hồn của bố. Tớ là đứa con ngoan,biết vâng lời bố. Lúc chưa có bố thì tớ vâng lời vợ, khi có bố tớ vânglời bố. Tớ chợt nhớ tới vợ, hơn một ngày chưa gặp, hắn đi đâu thế nhỉ?Mi-ao mi-ao, bố xoa cả hai bàn tay đầy tiết lên mặt tớ, tớ ngửi thấy mùi tanh hơn tiết lợn. Thực tình, tớ rất không thích bôi tiết gà lên mặt,nhưng bố rất nghiêm, không nghe lời sẽ bị lôi lên huyện đánh nát đít,năm mười mười lăm hai mươi gậy vào mông! Mi-ao mi-ao, hai bàn tay bố tớlại nhúng vào bát, bôi nữa lên mặt tớ, không chỉ bôi mặt mà bôi cả haitai. Trong khi bôi mặt, không hiểu vô tình hay cố ý, làm cho tiết vào cả trong mắt, xót quá, mi-ao mi-ao, nhìn cái gì cũng mờ mờ ảo ảo như nhìnqua màn sương màu hồng. Tớ cứ meo meo mà kêu bố, bố ơi, bố làm mù mắtcon rồi! Tớ lấy mu bàn tay lau mắt, càng lau càng sáng, càng lau càngsáng; rồi đột nhiên sáng rực. Gay rồi, gay rồi, râu hổ thông linh rồi,mi-ao mi-ao, không thấy bố đâu cả, trước mắt tớ là một con báo đen. Nóđứng trên hai chân sau, hai chân trước thò trong bát tiết gà, máu từ tay rỏ tong tỏng như bị thương. Con báo đen bôi tiết gà lên bộ mặt đầy lông lá, bôi mãi cho đến khi mặt đỏ như lửa, như hoa mào gà. Tớ đã biết bảntướng của bố là báo đen nên không sợ. Tớ không thích râu hổ thông linh.Thông linh một lần đã quá đủ. Lần này lâu quá, mãi không trở lại hìnhảnh cũ, rất phiền nhưng không biết làm thế nào! Trong lòng tớ vừa buồnvừa vui. Buồn vì chẳng nhìn thấy ai là người, vui vì không có người thứhai nhìn thấy bản tướng con người như tớ. Tớ nhìn quanh, thấy lính củaViên và lính Đức đều là sói dài đuôi và chó cộc đuôi, vài đứa là nhữngcon lửng; có một bọn vừa giống sói vừa giống chó nhà, nhìn quần áo, tớnhận ra đó là các đầu mục, có lẽ chúng là con đẻ của sói rừng phối giống với chó nhà, tớ gọi chúng là chó tạp. Chúng mất dạy hơn sói, dữ hơn chó nhà, đã bị chúng cắm hiếm khi sống sót, mi-ao mi-ao.
Ông bố báo đen của tớ sau khi bôi tiết gà lên mặt và chân trước, liếc nhìntớ bằng cặp mắt đen láy, nhe bộ răng vàng khè mỉm cười với tớ. Mặc dùông thay đổi rất đáng kể, nhưng nhìn thần thái và tác phong, tớ vẫn nhận ra. Tớ cũng ngoác miệng ra cười. Mi-ao mi-ao. Ông khệnh khạng đến bênchiếc ghế màu đỏ tía, đuôi đội quần lên rất cao. Ông ngồi xuống ghế, lim dim mắt, tỏ ra vô cùng thanh thản. Tớ ngó láo liên một hồi, ngáp mộtcái rồi ngồi xuống ghế đẩu sau lưng ông, ngắm cái bóng đài Thăng Thiênnằm méo mó trên mặt đất. Tờ sờ đuôi của bố. Ông thè cái lưỡi đầy gailiếm tóc trên đầu tớ, tớ rên lên, ngủ thiếp.
Những tiếng ồn làmtớ tỉnh giấc, mi-ao mi-ao, tớ nghe tiếng kèn đồng, tiếng tù và, tiếngtrống cà rùng quyện vào nhau, lại cả tiếng đại bác nặng và khỏe nổi bậttrên cái mớ âm thanh hỗn tạp đó. Tớ thấy cái bóng của đài Thăng Thiên đã rất ngắn. Trên đường phố, một khối sáng rực di chuyển về hướng bãi tập. Những khẩu pháo ở rìa bãi đã bỏ ngụy trang từ lúc nào, phô những chiếcnòng màu xanh đen, tuy cách rất xa, nhưng lông trên người chúng khôngthoát khỏi mắt tớ. Những khẩu pháo giống như những con ba ba, vươn cổnhả ra một quả cầu lửa, sau khi nhả quả cầu lửa, lại thở ra một bụm khói trắng. Đám lang sói hoạt động như những con rối, trông thật tức cười.Mắt tớ rất xót. Nghĩ mãi, chắc là tớ đổ mồ hôi. Lấy tay áo lau mặt, tayáo đỏ lòm. Lau mặt thì không có gì đáng bàn, cái đáng bàn là trước mắtlại có sự thay đổi. Đầu tiên, mặt bố không còn là mặt báo đen nữa nhưngngười vẫn là báo, phía sau đít vẫn đội lên một cục, hiển nhiên là đuôivẫn còn. Sau đó là bọn lính gác đã trở lại đầu người, còn thân vẫn làsói, chó các loại. Dễ chịu hơn rồi, vì tớ cảm thấy còn có chỗ bấu víu,biết rằng tớ vẫn còn sống giữa con người. Nhưng thái độ của bố vẫn lạlắm, có phần không giống con người. Không giống người thì vẫn là bố, lúc ông thè lưỡi to tướng liếm đầu tớ, tớ sung sướng rên lên hừ hừ.
Trong dòng người tiến vào pháp trường, có một cỗ kiệu màu xanh lan, đi trướckiệu là một lũ đầu người mình thú, tay cầm tàn lọng cờ quạt, khiêng kiệu là một lũ đầu người mình ngựa hoặc đầu ngựa mình người, một lũ nửa đầutrâu mình người. Phía sau cỗ kiệu là một con ngựa tây cao lớn, trên lưng là một quái vật đầu sói mình người. Đương nhiên, tớ biết đó là Tổng đốc Đức tại Thanh Đảo Caclôt. Tớ nghe nói con ngựa tây của lão đã bị súngtự tạo của bố vợ tớ bắn chết, con ngựa này chắc là hắn cướp của thuộchạ. Phía sau nữa còn có một số ngựa, sau đám ngựa là cỗ xe tù, trên xecó hai lồng nhốt tù. Bảo là chỉ mỗi bố vợ tới chịu án đàn hương, sao bây giờ lại những hai cái lồng? Sau xe tù là đội ngũ dài dằng dặc, dânchúng kẹp hai bên. Trong lòng tớ đang ấp ủ một ý niệm, tớ đang tìm ýniệm của tớ trong đám người đông như kiến. chẳng nói cũng biết ý niệm đó là gì? Là vợ tớ. Sáng qua, hắn bị bố tớ làm cho sợ bỏ chạy, đến giờ vẫn chưa thấy hắn đâu, cũng không rõ hắn ăn gì chưa? Uống gì chưa? Tuy làrắn, nhưng hắn cũng như Bạch Tố Trinh, là con rắn lương thiện. Hắn làBạch Tố Trinh, còn tớ là Hứa Tiên. Ai là Tiểu Thanh? Ai là Pháp Hải?Đúng rồi, Viên Thế Khải là Pháp Hải. Mắt tớ sáng lên, tớ đã trông thấyvợ trong đám phụ nữ, cái đầu dẹt ngẩng cao, cái lưỡi đỏ lòm thò ra thụtvào, đang nhích dần về hướng tớ. Mi-ao mi-ao, tớ định gọi to, nhưng bốtớ trừng cặp mắt báo, bảo tớ:
- Này con, không được nghiêng nghiêng ngó ngó!
Sau ba phát đại bác, quan giám hình bẩm với Viên Thế Khải và Caclôt đang ngồi bệ vệ giữa sân khấu:
- Ti chức Tri huyện Cao Mật kính bm Tuần phủ đại nhân, đã đến giờ ngọ,phạm nhân Tôn Bính đã soát đúng, đao phủ đã có mặt, xin đại nhân xuốngchỉ.
Viên Thế Khải trên sân khấu rướn cái cổ ba ba, có cái gìnhư cái vung đội lưng áo lên – Chính là cái dù mà Hứa Tiên cho Bạch xàvà Thanh xà mượn khi dạo chơi trên hồ. Cái dù ấy sao lại rơi vào trongáo Viên Thế Khải nhỉ? Oà, không phải dù, là cái mai ba ba, ba ba mà làmquan to đến nhường ấy thì vui thật! Mi-ao mi-ao, ba ba Viên nghiêng đầusát mõm sói xám Caclôt, líu ríu nói câu gì đó bằng tiếng ba ba và tiếngsói, rồi cầm lấy ngọn cờ lệnh màu đỏ trong tay một thuộc hạ đứng bêncạnh, chém mạnh xuống! Nhát chém cực kỳ lợi hại, mạnh mẽ dứt khoát, nhưdao sắc chém đậu phụ, đủ hiểu đạo hạnh của con ba ba khổng lồ này ghêgớm đến mức nào! Đây không phải con ba ba thường, mà là ba ba cao cấp,ba ba thường thì không làm quan to đến như thế. Tất nhiên lão vẫn kém xa bố tớ. Quan giám hình thấy ngọn cờ đỏ đã chém xuống thì sững người,toàn thân dướn cao đến nửa tấc, mắt lóe lên xanh lét, nhìn mà kihếp! Râu hùm rung lên, răng hùm nhe ra, đẹp ra phết! Lão dài giọng hô to:
- Đến giờ… thi hành án!
Hô xong, người lão co rúm lại, râu xẹp trước ngực. Dù lão không xưng họtên, nhưng tớ biết lão là Tiền Đinh. Dù mũ ô sa che lấp cái đầu hổ, dùcái áo bào đỏ che kín người, giấu kín đuôi, nhưng nghe giọng nói, tớnhận ra ngay lão tri huyện. Hô xong, lão đứng lom khom bên bệ hành hình, trông thật tội nghiệp! Hơn chục khẩu pháo, mỗi khẩu nã liền ba phát,mặt đất run lên bần bật. Trước khi vào cuộc cùng với bố, tớ tranh thủnhìn lướt một vòng. Tớ trông thấy bên rìu phát trường, dân chúng đứngdày đặc, nam có nữ có, già có trẻ có, có người vẫn giữ bản tướng, cóngười đã trở về hình người, có người đang trong quá trình biến hóa, nửangười nửa thú. Vì khá xa không trông rõ mặt từng người, hoặc phân biệtrõ trâu bò chó lợn, chỉ nhìn thấy to nhỏ toàn đầu là đầu lô nhô dướinắng. Tớ vênh mặt lên, cảm thấy vô cùng vinh dự, mi-ao mi-ao. Tớ ngắm bộ quần áo mới toanh của tớ: áo mở kích màu đen, thắt lưng rộng bản bỏ múi màu hồng, quần rộng ống màu đen, ủng cao cổ da hươu, mũ ống cao ngấtngưởng trên đầu, tớ không thể nhìn thấy mũ, nhưng người khác nhìn thấy.Mắt, tai bôi một lớp dày tiết gà, nứt từng bệt, da mặt căng ra, rất khóchịu. Khó chịu cũng vẫn phải bôi. Đây là qui định của tổ tông truyềnlại. Bố tớ thường nói: không qui củ bất thành khuôn viên. Tiết gà nứtthành nhiều vệt, nên trước mắt tớ có nhiều hình người của bố, lúc này,bố đang nửa người nửa báo. Tay bố đã trở lại tay người, mặt đã trở lạimặt người, nhưng tai thì vẫn là tai báo, dỏng lên, lông nhọn như gai,viền quanh tai. Bố giúp tớ sửa quần áo, nói khẽ:
- Con đừng sợ, cứ mạnh dan theo lời cha dạy mà làm. Đây là lúc cha con mình xuất đầu lộ diện rồi!
- Bố, con không sợ.
Bố âu yếm nhìn tớ, nói khẽ:
- Con khá đấy!
- Bố bố bố… biết không? Người ta bảo con với quan huyện tranh nhau múc cháo trong nồi đấy!
Tớ đã trông thấy trên xe có hai lồng nhốt tù, trong mỗi lồng có một TônBính, trong hai lồng có hai Tôn Bính. Thoạt nhìn, hai Tôn Bính rất giống nhau, nhìn kỹ, hai Tôn Bính khác nhau rất xa. Bản tướng của hai TônBính, một là gấu đen, một là lợn đen. bố vợ tớ là một đại anh hùng,không thể là lợn, chỉ có thể là gấu. Câu chuyện thứ tám mươi ba mà bố kể cho tớ nghe, là chuyện một con gấu chó lớn đánh nhau với hổ. Trong câuchuyện, gấu chó bao giờ cũng ngang tài với hổ, về sau gấu chó bị thua.Gấu chó bị thua không phải vì kém bản lĩnh, mà vì gấu chó thật thà quá.đánh nhau một đợt xong, bố tớ kể, hổ đi bắt gà rừng, dê núi, thỏ ăn đỡđói, lại còn ra suối uống nước. Gấu chó thì không ăn không uống, giận dữ nhổ cây thu dọn chiến trường vì cho rằng bãi đấu quá hẹp. Hổ ăn no uống đủ, quay lại đánh nhau với gấu. Cuối cùng, gấu đuối sức, bị hổ đánhbại. Vì vậy hổ trở thành vua của loài thú. Ngoài ra, qua ánh mắt của hai người, tớ có thể nhận ra bố vợ tớ, ánh mắt bố vợ tớ có hồn, có tia lửabắn ra. Tôn Bính giả thì mắt tối rầm, ánh mắt lấm lét như sợ người. Tớcảm thấy Tôn Bính giả rất quen, nhớ ra rồi! Anh ta chính là Uùt Sơn, đệtử ruột của Tám Chu hành khất. Hàng năm, cứ đến ngày mười bốn tháng Tám – ngày Tết của ăn mày – Uùt Sơn lại đeo hai quả ớt đỏ làm khuyên tai, sắm vai bà mối. Giờ thì anh ta sắm vai bố vợ tớ, thằng cha nhộn thật!
Bố tớ nhận ra trước cả tớ là có hai phạm nhân, nhưng ông là người từngtrải, thêm một phạm chứ thêm mười phạm ông cũng không coi ra gì. Tớ nghe ông nói một mình:
- May mà chuẩn bị dôi một cọc!
Bố tớ quả thật nhìn xa thấy rộng, Gia Cát Lượng cũng không giỏi hơn.
Xiên ai trước? Xiên Tôn Bính thật trước hay Tôn Bính giả trước? Tớ nhìn mặtbố để tìm câu trả lời. Nhưng ánh mắt bố đã chuyển sang quan giám hìnhTiền Đinh, hai người mắt đối mắt, nhưng ánh mắt mắt Tiền Đinh ủ rũ nhưmắt người mù, ánh mắt Tiền Đinh bảo bố tớ rằng, ông ta không nhìn thấygì, xiên ai trước thì xiên, tùy! Bố đưa mắt nhìn sang hai người tử tù,ánh mắt Tôn Bính giả rối tinh rối mù, ánh mắt Tôn Bính thật thì sángquắc. Ông khẽ gật đầu với bố tớ, giọng như lệnh vỡ:
- Ông sui gia, không có gì trở ngại đâu!
Bố tớ nét mặt tươi tỉnh, hai tay chắp trước ngực, vái bố vợ tớ một vái, nói:
- Ông sui gia, thế thì vui lớn rồi!
Bố vợ tớ cũng mừng ra mặt, nói:
- Cùng vui, cùng vui!
- Vậy ông trước hay anh ta trước?
- Việc gì phải hỏi? – Bố vợ tớ giọng sang sảng – Tục ngữ có câu “Thân vẫn hơn” mà!
Bố không nói gì nữa, chỉ gật đầu mỉm cười. Sau đó, nụ cười trên mặt bố bịlột đi như lột tờ giấy trắng, lộ ra bộ mặt khó đăm đăm. Ông bảo tay công sai áp giải phạm nhân:
- Mở khóa!
Tay công sai do dự nhìn quanh, hình như đợi lệnh của ai đó. Bố tớ sốt ruột giục:
- Mở khóa ra!
Tên công sai tiến lên, lẩy bẩy tháo xích sắt trên người bố vợ tớ. Bố vợ tớduỗi tay cho đỡ mỏi, ngắm nghía các hình cụ trước mặt, rồi như đã dựliệu, ông chủ động nằm sấp xuống tấm ván bằng gỗ thông hẹp hơn kíchthước người ông.
Tấm gỗ thông nhẵn bóng. Nó vốn là tấm phản đặttrên bục thịt lợn của nhà tớ, dùng đã mấy chục năm, thấm đẫm máu lợn máu chó, nặng như sắt, bố tố sai một thợ mộc giỏi nhất huyện sửa sang thậtkỹ. Bốn công sai to lớn nghỉ đến mười mấy bận mới khênh được đến đây. Bố vợ nằm sấp, quay mặt lại hỏi, vẻ khiêm tốn:
- Phải vậy không, ông sui gia?
Bố tớ không trả lời, cúi xuống lấy cuộn dây da trâu đưa cho tớ.
Chờ đợi đã nẫu ruột, tớ giằng lấy cuộn dây, bắt đầu trói bố vợ theo cách thức đã tập luyện. Bố vợ không vui, hỏi:
- Rể yêu, con coi thường bố rồi!
Bố tớ đứng bên cạnh, chăm chú xem động tác của tớ, nghiêm khắc bắt sửanhững nút thừng tớ thắt sai. Bố vợ cằn nhằn, rất bất mãn về chuyện tróiông. Ông làm hơi dữ, bố tớ buộc phải cảnh cáo:
- Ông sui, chỉ sợ đến lúc đó, ông không làm chủ được cơ thể ông!
Bố vợ vẫn lải nhải, tớ đã trói ông thật chặt vào tấm ván. Bố luồn ngón tay dưới dây thừng, không luồn vào được! Đúng yêu cầu. Bố gật đầu bằnglòng, khẽ bảo:
- Bắt đầu!
Tớ bước vội đến bên rổ dao,lấy lưỡi dao đã dùng để cắt tiết gà, túm đít quần bố vợ khoanh một nhát, lộ nửa mông đít ra. Bố cầm cái dùi đục bằng gỗ táo ngậm no dầu lạc, đểbên cạnh tớ. Ông chọn trong hai thanh cọc đàn hương lấy chiếc bóng nhất, lấy vải dầu lau một lần nữa. Ông đứng phía bên trái bố vợ, hai tay cầmcọc, lựa mũi nhọn trơn nhẵn hình lá đề, cắm vào dưới xương cụt. Bố vợvẫn nói cứng, đôi lúc xen vài câu Miêu Xoang, thái độ bất cần như khôngthèm để ý người ta hành hình mình như thế nào, nhưng qua giọng run runcủa ông, hai chân lẩy bẩy của ông, tớ nhận ra ông cố nén nỗi sợ. Bố tớkhông nói chuyện với bố vợ nữa, hai tay giữ cọc, mặt đỏ lựng, thái độbình tĩnh, ngẩng nhìn tớ, ánh mắt khích lệ và kỳ vọng ở tớ. Tớ thấy bốtớ quả là tốt, trên đời không có ông bố nào tốt hơn, mi-ao mi-ao, nếu mẹ tớ không ăn chay niệm Phật cả đời thì không gặp được một người tốt nhưbố. Bố hầt hất cằm, ra hiệu bắt đầu. Tớ nhổ hai bãi nước bọt vào lòngbàn tay, ré chân trèo, gót chân như cắm trong đất.
Tớ giơ dùiđục, dợm một nhát rất nhẹ vào đầu cọc để tìm cảm giác. Mi-ao mi-ao, tốt, thậun lắm, rồi vận sức gõ nhịp nhàng, tớ thấy chiếc cọc đàn hương đivào cơ thể bố vợ từng tấc sau mỗi nhát gõ. Dùi đục gỗ táo gõ vào cọcphát ra tiếng rất nhẹ, cạch cạch cạch… nhẹ đến nỗi không át được tiếngthở nặng nề của bố vợ.
Cọc càng đi vào sâu bên trong, cơ thể bốvợ run lên càng dữ. Tuy đã trói chặt, nhưng từng mẩu da mẩu thịt trênngười đều run lên bần bật, đến nỗi tấm ván phía dưới nặng là thế cũngrung theo. Tớ gõ đều đều, cạch cạch cạch, tớ nhớ lời bố dặn: sức có mười thì chỉ dùng năm, gõ mới chuẩn.
Tớ trông thấy đầu bố vợ ngọngoạy rất dữ. Cổ ông tự dài ra khá nhiều. Nếu không chính mắt trôngthấy, quả thực không thể nghĩ cái cổ con người ta lại có thể đột nhiênvươn dài ra, dài mãi cho đến tận cùng sợi thừng bằng da, đầu như muốnbứt ra khỏi thân bắn đi nơi khác. Rồi, đùng một cái, cổ rụt lại, đến nỗi không nhìn thấy nữa, y như đầu gắn liền với vai.
Cạch cạch cạch…
Mi-ao mi-ao mi-ao.
Hơi nước ngùn ngụt trên người bố vợ. Mồ hôi ướt đẫm quần áo. Mỗi khi đầuông ngỏng lên, tớ lại thấy mồ hôi chảy từng dòng, đặc quánh như cháo vừa múc ra khỏi nồi.
Cạch cạch cạch…
Mi-ao mi-ao mi-ao.
Cọc đàn hương đã vào trong cơ thể non nửa, mi-ao… mùi đàn hương thơm thơm,mi-ao mi-ao… Cho đến lúc này, bố vợ vẫn không kêu một tiếng. Qua sắc mặt bố đẻ, tớ biết ông phục bố vợ lắm. Trước khi hành hình, bố tớ đã tínhđến các tình huống có thể xảy ra. Bố ngại nhất là tiếng gào thét như makêu quỉ khóc của ông khiến một người lần đầu tiên tham dự hành hình nhưtớ sợ hãi, bố thậm chí còn chuẩn bị hai hạt táo bọc bông bên ngoài để tớ đút nút lỗ tai. Nhưng bố vợ đến giờ phút này vẫn không kêu một tiếng,tuy tiếng thở của ông nặng nề hơn trâu kéo cày. Ông không kêu, càngkhông van xin tha mạng.
Cạch cạch cạch…
Mi-ao.
Tớ trông thấy mồ hôi cũng chảy từng dòng trên mặt bố. Xưa nay bố tớ khôngra mồ hôi, tay cầm cọc của ông hơi run, trong con mắt bố tớ thoáng vẻthảng thốt, thấy vậy tớ đâm cuống. Mi-ao, thực tình bọn tớ không mong bố vợ không kêu. Bố vợ ơi bố vợ, bố vợ cứ kêu lên đi, gào lên đui, mi-aomi-ao, nhưng ông vẫn im bặt. Cổ tay tớ mỏi dừ, chân cũng đứng khôngvững, đầu phình ra, mắt nảy đom đóm, mồ hôi chảy vào mắt cay xè, mùitiết gà khiến tớ buồn nôn, đầu bố biến thành đầu con báo đen, hai àn tay rất đẹp mọc đầy lông đen, người bố vợ cũng mọc đầy lông đen, cái đầunhấp nhổm của ông biến thành cái đầu con gấu đen to kinh khủng, khiếnnhững sợi dây da trâu trở nên vừa mảnh vừa ròn, đứt tung bất cứ lúc nào. Đồng thời, tay tớ không chuẩn nữa. Tớ gõ một nhát chệch phải tay bố, bố rên rỉ, buông tay ra. Tớ gõ tiếp một nhát, mạnh hơn, cái cọc trong taybố mất thăng bằng, chuôi vểnh lên, rõ ràng là nó đi sâu vào chỗ khôngnên vào, làm tổn thương nội tạng của bố vợ. Tớ nghe một tiếng thét ráchmàng nhĩ, kinh khủng hơn tất cả những con lợn mà tớ đã giết thịt. Mắt bố tóe lửa, ông hạ giọng nói:
- Cẩn thận!
Tớ lấy tay áolau mặt, thở mạnh một hơi. Khi Tôn Bính kêu gào ngày càng to, tớ bìnhtâm trở lại, tay không mỏi nữa, chân không rủn nữa, đầu không phình ranữa, mắt không hoa nữa, mặt bố trở lại mặt của bố. Đầu bố vợ cũng khôngcòn là đầu gấu nữa.
Cạch cạch cạch…
Mi-ao mi-ao mi-ao…
Tiếng gào của Tôn Bính át tất cả các loại tiếng động khác.
Aùi… ối…
Mi-ao mi-ao
Trong cơ thể bố vợ cũng phát ra những tiếng khiến người rối trí, hình nhưtrong đó có cả một đàn mèo đang động đực. Tiếng gào làm tớ nẫu cả ruột,có lẽ tớ nghe nhầm, kỳ thật, trong bụng bố vợ có mèo. Tớ lại cảm thấysắp mê mẩn thì trong giờ phút quan trọng ấy, sự bình tĩnh của bố tớ đãđộng viên tớ. Tôn Bính gào càng dữ, nụ cười trên khuôn mặt bố tớ càng tỏ ra dễ mến. Mắt bố tớ cũng đang cười, nheo lại như một sợi chỉ, làm nhưkhông phải đang thi hành một án phạt tàn độc nhất trong thiên hạ, mà như đang nghe hát.
Cuối cùng, cọc đàn hương thò ra ở vai, đội áolên. Trong phương án đầu tiên, bố định cho cọc xuyên ra miệng, song,nghĩ tới Tôn Bính thích ca hát, cọc xuyên ra miệng thì không thể hát, vì vậy cho xuyên ra vai.
Mi-ao.
Dưới sự chỉ dẫn của bố,bốn tên công sai khiêng tấm ván có bố vợ bị trói trên đó, trèo lên đàiThăng Thiên cao nhất so với các nhà trong huyện. Đài Thăng Thiên kề bênlều chiếu, lên đài bằng một đường dẫn ghép bằng gỗ tròn và ván bắp,không mất nhiều sức lắm. Vậy mà bốn tên công sai mồ hôi đầm đìa, dấuchân rõ mồn một trên đường. Tôn Bính bị trói trên tấm ván vẫn tiếp tụcgào thét nhưng tiếng đã khản, hơi đã yếu đi nhiều. Tớ và bố tớ theo saubốn tên công sai, trèo lên. Đỉnh đài là một mặt bằng ghép bằng gỗ tươirộng bản, mùi thơm phức, chính giữa dựng cây cột to bằng gỗ thông, đínhngang một tấm gỗ dài ba thước, giống như cây thập ác ở nhà thờ BắcQuan.
Bọn công sai thận trọng đặt Tôn Bính xuống rồi đứng sangmột bên chờ lệnh. Bố bảo tớ lách dao cắt đứt dây trời. Để hạn chế tiêuhao sức lực, đồng thời tránh được tổn thương nội tạng do giãy giụa chântay, bốn tên công sai dưới sự chỉ dẫn của bố tớ, dựng Tôn Bính dậy, haichân trói vào cột, hai tay trói vào xà ngang, chỉ đầu là không tróibuộc, được tự do. Bố vợ chửi rất to:
Đ. mẹ thằng Caclôt! Đ. mẹ thằng Viên Thế Khải! Đ. mẹ thằng Tiền Đinh! Đ. mẹ thằng Triệu Giáp! Đ. mẹ tất cả chúng mày! Aùi chà!…
Tiền Đinh đứng đó, mắt vẫn nhìn phía trước, nhưng tớ biết, lão chẳng nhìnthấy gì cả. Viên quan giám hình này ra vẻ thế thôi, lão chẳng thiết gìnữa, chờ lão ra lệnh, chẳng thà bố con tớ tự liệu còn hơn. Bố con đã xửlý ngon lành Tôn Bính thật, đưa ông lên đài Thăng Thiên rồi, nhìn mặtông, tớ biết công việc có sai sót đôi chút, nhưng cơ bản là đã thànhcông. Người thứ nhất đã mã đáo thành công, người thứ hai chắc thuận buồm xuôi gió. Hai tên công sai khênh tấm phản bằng gỗ thông xuống, bố tớung dung bảo tên công sai canh giữ Tôn Bính giả:
- Mở khóa!
Bọn nha dịch gỡ bỏ xích sắt trên người Tôn Bính giả. Tớ trông thấy sau khinhững sợi xích sắt nặng nề rơi xuống, Tôn Bính giả không vươn người đứng lên như Tôn Bính thật, trái lại, nhũn ra như một cây sáp bị hơ nóng,mặt trắng nhợt, môi lập bập như giấy dán cửa sổ bị rách; mắt trợn ngượcnhư hai con thiêu thân đang loay hoay đẻ trứng. Hai tên nha dịch lôi Tôn Bính giả đến trước tấm phản thịt, vừa buông tay, ông ta đã sóng soàitrên mặt đất.
Bố tớ bảo những tên công sai khênh Tôn Bính giảđặt nằm sấp trên tấm gỗ thông. Ông ta nằm trên đó, toàn thân co giật. Bố ra hiệu, tớ trói ông ta vào tấm phản rất thành thạo, rồi không đợi bốtớ ra lệnh, tớ lấy con dao vẫn dùng để róc xương, rạch đứt chỉ, rồikhoanh một nhát cắt đứt một mảng đũng quần. Trời ạ, mùi thối khẳn xộclên mũi: thằng cha này đã bĩnh ra quần!
Bố nhăn mặt, cắm đầunhọn của cọc đàn hương vào chỗ dưới xương cột Tôn Bính giả. Tớ cầm dùiđục, tiến lên một bước, chưa kịp giơ dùi đục lên thì mùi thối không chịu nổi lại tạt vào mũi. Tớ quẳng dùi đục, bịt mũi bỏ chạy, chẳng khác chóthấy mùi chuột chù. Bố dằn giọng gọi giật lại:
- Giáp, quay lại ngay!
Tiếng gọi gay gắt của bố tớ nhắc nhở tớ về ý thức trách nhiệm. Tớ len lén đivòng ra phía sau bố tớ trở lại hiện trường. Hình như Tôn Bính giả đãthối hết lục phủ ngũ tạng. Làm thế nào bây giờ?
May, ông trời có mắt, đến giây phút cuối cùng, Viên Thế Khải ngồi phía sân khấu trướcsau vẫn tưởng như ngủ gật ấy, bỗng ra lệnh sửa án đàn hương thành ánchém đầu đối với Tôn Bính giả. Nhận lệnh, bố tớ quẳng cọc đàn hương,nheo mắt, rút phăng thanh yêu đao của một nha dịch đứng gần đó, nhanhnhẹn đến mức không thể tin ở cái tuổi của ông, một luồng bạch quang sáng lóa hạ xuống trong nháy mắt.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]