Chương trước
Chương sau
Thu vẫn muốn để anh trai thế chỗ của mẹ, mẹ đề nghị vớinhà trường, nhưng nhà trường bảo Tân chỉ mới học hết trung học cơ sở, khôngthích hợp cho việc dạy học, đồng ý để thu thế chỗ, vì đã tốt nghiệp trung họcphổ thông, đức - trí - thể phát triển toàn diện, rất hợp với công việc dạy học.Nếu mẹ nghỉ để anh thế chỗ, nhà trường sẽ đồng ý.

Mẹ nói lại với Thu ý kiến của nhà trường, Thu khôngcòn cách nào khác đành thế chỗ của mẹ, không thể bỏ phí cơ hội, nhưng rất bănkhoăn chuyện của anh trai, nhất định phải tìm một cách khác cho anh trai.

Trong thâm tâm Thu rât cảm ơn Ba đã báo tin này, nếukhông mẹ Thu cũng không biết. Thu rất muốn nói cho Ba biết mình sẽ thế chỗ củamẹ, nhưng không biết phải làm cách nào, không có điện thoại, không dám viếtthư, Thu càng không dám đến tận nơi, đành chờ đợi. Nhưng anh thì như hứa vớiĐảng, chờ Thu tốt nghiệp, ngoại trừ nhờ Phương chuyển tin thế chỗ, coi như anhkhông quấy rầy gì Thu.

Lúc này, giống như anh nói, Thu bị bệnh tương tư, rấtnhớ rất nhớ anh. Tất cả những gì có quan hệ đến anh Thu đều cảm thấy thân thiếtvô cùng. Hễ nghe ai nói đến "ba", "đội thăm dò", "tỉnhA", "thành phố D", "quân khu"… đều làm trái tim Thuxao động, giống như nói đến anh.

Thu chưa bao giờ gọi tên anh, trong lòng cũng khôngdám, nhưng khi nghe ai đó nói đến họ "Tôn" hoặc gọi tên "KiếnTân" đều cảm thấy rất thân thiết. Trong lớp có một học sinh tên là TrươngKiến Tân, vừa xấu trai, vừa nghịch ngợm, nhưng vì cái tên Kiến Tân, Thu cũng vôcớ có cảm tình với cậu ta, mấy lần đưa bài tập của mình cho cậu ta chép.

Bây giờ hầu như ngày nào Thu cũng đến nhà cô giáoGiang học kéo accordéon, đến bế thằng con chưa đầy một tuổi của cô, dùng nhờmáy khâu nhà cô. Nhưng đằng sau những chuyện ấy còn có một mục đích khác, Thucũng không dám nghĩ, Thu cũng không dám nghĩ nhiều đến mục đích ấy. Thu chỉbiết, mỗi lần đến đây, bác sĩ Thành không có nhà, Thu cứ ngồi ngây ra chờ bácsĩ Thành về, hình như đến lúc ấy Thu mới hoàn thành nhiệm vụ, yên tâm ra về.

Thu không có yêu cầu nói chuyện với bác sĩ Thành, chỉcần gặp mặt, chỉ cần nghe nói anh về, nghe tiếng anh nói, vậy là Thu đã yênlòng lắm rồi. Thu không biết tại sao lại như thế, Thu muốn nghe tiếng bác sĩThành, là bởi bác sĩ Thành nói tiếng phổ thông. Người của thành phố này trongsinh hoạt thường ngày không ai nói tiếng phổ thông. Cô giáo Giang đi đây đi đóbao nhiêu lâu, nói tiếng phổ thông rất chuẩn, nhưng về đến thành phố, chỉ nhữngkhi lên lớp mới nói tiếng phổ thông, còn ngày thường vẫn nói tiếng địa phương.

Người thành phố K rất kỳ lạ, nếu nghe thấy ai nóitiếng phổ thông là có ngay sự ngăn cách, cảm thấy người đó làm điệu làm bộ, cóngười không khách khí chỉ thẳng: "Anh là người quê gốc ở đây mà còn làmnói tiếng phổ thông?" Nhưng lại rất khoan dung đối với người từ nơi khácđến, cho nên bác sĩ Thành học được nhiều tiếng địa phương, phần lớn thời giananh vẫn dùng tiếng phổ thông.

Thu nghe bác sĩ Thành nói tiếng phổ thông cảm thấythân thiết. Có lúc anh nói chuyện ở phòng bên cạnh, Thu dừng tay làm việc đểnghe anh nói. Những lúc ấy Thu có cảm giác sai, cho rằng người đang nói ở phòngbên là Ba, đây là nhà của Ba, Thu là người nhà của Ba. Thu không biết mình làngười nào trong nhà Ba, thế nào cũng được, miễn là ngày ngày nghe tiếng anhnói.

Cũng may Thu có dịp đến nhà bác sĩ Thành, vì cô giáoGiang vẫn nhờ Thu may áo quần. Lúc đầu cô chỉ nhờ Thu đan áo cho con, đan xongáo cô nhất định trả tiền công, bảo đan một cái áo không dễ, phải mất rất nhiềuthời gian. Nhưng Thu nhất định không nhận, bảo chỉ đang giúp, không lấy tiềncông. Cô giáo Giang cho Thu một mảnh vải, bảo cô mua nhưng vì hoa văn quá trẻ,cô mặc không hợp, Thu đem về cắt áo, Thu vẫn không nhận.

Về sau cô giáo tìm cách để trả ơn Thu. Nhà cô có máykhâu, nhưng cô chỉ biết may quần đùi và những thứ đơn giản, còn Thu biết cắt áoquần, nhưng nhà không có máy khâu, đều phải khâu tay. Cô Giang bảo Thu đến nhàmình may:

- Máy khâu của cô để không, bụi bám đầy, cô không cóthời gian mà cũng không biết may, em cứ đến mà dùng, để không máy cũng bị gỉđi.

Thu rất muốn học đạp máy khâu, cũng đã dùng thử ở nhàbạn, nhưng chưa có cơ hội học nhiều, bây giờ được cô giáo Giang bảo dùng, đúnglà miếng bánh từ trên trời rơi xuống, cho nên Thu thường xuyên đến học và cũngrất nhanh chóng thành thạo.

Cô giáo Giang mua mấy mảnh vải để Thu may áo choàngcho bà nội của cô, may áo quần giúp hai đứa con của cô, Thu cắt may, cái nàocũng vừa người.

Lúc ấy Thu chỉ may đồ nữ và trẻ con, mà cũng chỉ mayáo, cảm thấy túi áo nam rất khó may, lưng quần và túi quần cũng khó may, sợ mayhỏng. Cô giáo Giang mua vải, bảo Thu cứ cắt làm đồ thí nghiệm cho hai vợ chồngcô, giúp cô may áo bông, áo dạ, giúp bác sĩ Thành may áo Tôn Trung Sơn và mayquần. Cô giáo Giang nói:

- Em cứ may đi, vải cô cũng mua rồi, không may cũng bỏphí. Đừng sợ, hỏng cũng được, cùng lắm thì để anh trai cô mặc, nếu anh ấy khôngmặc được thì cho em trai, không sợ lãng phí.

Thu mạnh dạn hẳn lên, kết quả mayào cũng được.

Không hiểu tại sao khi Thu cắt may cho bác sĩ Thànhthường hay đỏ mặt, hồi hộp. Có lần Thu cắt quần cho bác sĩ Thành phải đo chiềudài và vòng bụng, Thu cầm cái thước dây, bác sĩ Thành kéo áo len lên để Thu đo.Tuy anh mặc áo sơ-mi bỏ trong quần, không trông thấy da thịt nhưng Thu vẫn sợ,bảo:

- Không cần đo người, cho cháu mượn cái quần cũ để đocũng được.

Có lần Thu may áo dạ, vì là loại dạ tốt, Thu không dámmay đo theo áo cũ, đành phải bảo bác sĩ Thành đứng để Thu đo vai, vòng ngực.Thu cầm thước dây, vòng hai tay từ sau lưng ra trước ngực bác sĩ Thành, cốkhông chạm vào người anh… Khi Thu khép vòng thước lại, đang suy tính vòng ngựcbao nhiêu thì bỗng như tức thở, mắt nhìn ngực bác sĩ Thành, tưởng chừng ngửithấy mùi đàn ông trên cơ thể Ba. Đầu Thu choáng váng, mắt hoa, giọng yếu ớt:

- Để cháu đo áo cũ của chú.

Thế rồi Thu vội vàng bỏ đi. Về sau, Thu cố tránh khôngđo người cho bác sĩ Thành, mà đo theo áo quần cũ. Áo quần may xong cũng khôngdám để bác sĩ Thành mặc thử cho Thu xem.

Hồi ấy mọi người rất thích mặc dacron và những thứloại vải sợi tổng hợp, người thành phố K gọi là vải len. Vải len may áo quần làủi rất thẳng nếp, mặc lên rât phẳng, không cần dùng nhiều vải, cho nên ngườithành phố này mặc đồ len coi như mốt.

May đồ len dạ phải vắt sổ, cô giáo Giang thấy mỗi lầnThu phải ra phố để vắt sổ liền nhờ người quen mua giúp một cái máy vắt sổ cũ,hồi ấy mua cái máy vắt sổ coi như ghê gớm lắm! Trên đảo Giang Tâm nhà có máykhâu không nhiều, máy khâu thường là yêu cầu của người con gái đối với nhàchồng, là một trong số "ba quay một kêu", hai "quay" kháclà xe đạp và đồng hồ, một "kêu" tức là cái đài thu thanh. Bây giờ nhàcô giáo Giang không những có máy khâu mà còn có cả máy vắt sổ, mọi người cực kỳnể phục! Thu có những thứ "vũ khí hiện đại" may áo quần, chẳng khácgì hổ mọc thêm cánh, không những may đẹp mà còn may nhanh.

Cô giáo Giang giới thiệu bạn bè và đồng nghiệp đến nhờThu cắt may. Bạn bè và đồng nghiệp của cô giáo thường đến vào buổi sáng Chủnhật, Thu đo, cắt, may, chỉ mấy tiếng đồng hồ may xong, thùa khuyết, đơm khuy,là ủi, đồng nghiệp của cô giáo Giang có thể mặc về, đúng là chờ lấy ngay.

Hồi ấy các tiệm chưa nhiều, công may đắt hơn tiền vải,hơn nữa phải chờ rất lâu mới lấy được áo quần, lấy rồi mặc cũng không vừa, chonên người nhờ Thu may áo quần càng ngày càng nhiều.

Cô giáo Giang bảo Thu nên nhận tiền công, nhận ítthôi, chỉ cần hơn các tiệm may ở ngoài là được. Nhưng Thu không chịu nhận, Thunói máy khâu của cô, giúp bạn bè của cô may, không tiện nhận tiền của mọingười. Với lại, nếu nhận tiền sẽ là "nhà may lén lút" người ngoàibiết chuyện sẽ rắc rối to.

Cô giáo Giang nghĩ cũng đúng, người khác biết sẽ gâyrắc rối cho Thu, cô bảo những người đến nhờ may biếu Thu chút gì đó để tỏ tấmlòng của mình. Những người đến nhờ may cho Thu đủ thứ, mấy cuốn vở, mấy cáibút, vài quả trứng, ít cân gạo, một ít trái cây, vân vân. Cô giáo Giang không tínhthiệt hơn, đều nhận cho Thu, nói:

- Không đánh người biếu, người khác cảm ơn em chứ emcó lấy không của ai đâu. - Thu nhận, người ta cho nhiều ấy là để trả ơn.

Học kỳ ấy, có thể đấy là học kỳ cuối cùng trước khitốt nghiệp, nhà trường cũng không bắt lớp Thu phải đi học công nhân, học nôngdân, để học sinh ở lại trường. Tuần nào Thu cũng đến nhà cô giáo Giang, đến mayáo quần, có nhiều người mang thực phẩm và các thứ khác đến nhà, mẹ nói đùa:

- Nhà ta bây giờ giàu có rồi.

Thu rất cảm kích cô giáo Giang, cô giáo Giang nói:

- Như thế này là cô đã lợi dụng em rồi. Em giúp cô làmnhiều việc, may vá, đan áo, cô lại không mất tiền công.

Tháng năm, Phương lại lên chơi, lần này cô đem theohoa sơn trà, hoa đỏ, được bọc trong một tờ giấy bóng rất lớn. Thu biết ngay Babảo Phương mang đến, Phương cũng nháy mắt, nhưng cả Thu và Phương không dám nóigì trước mắt mẹ và em gái. Cho đến khi Thu đưa Phương ra xe, Phương mới nói:

- Anh Ba bảo Phương đưa lên cho chị Thu.

- Anh ấy có khỏe không?

Phương vênh mặt:

- Không khỏe.

- Anh ấy bị hay sao? Thu sốt ruột.

- Anh ấy bị bệnh… - Phương thấy Thu sốt ruột, liềncười. - Bệnh tương tư. Hai người yêu nhau rồi mà không cho Phương biết…

- Phương đừng nói mò. - Thu vội thanh minh. - Ai yêuanh ấy? Thu đang đi học, làm sao dám nói chuyện yêu đương?

Phương không quan tâm:

- Chị Thu sợ gì? Phương không cùng trường với chị, chịgiấu làm gì? Anh Ba không giấu Phương chuyện gì. Anh ấy rất thích chị, vì chịmà thôi vợ chưa cưới.

Thu nghiêm sắc mặt:

- Anh ấy đâu có phải vì Thu, hai người thôi nhau từlâu rồi.

- Anh ấy vì chị mà thôi vợ chưa cưới, chẳng phải làchuyện tốt hay sao? Điều ấy chỉ chứng tỏ anh ấy thích chị.

- Có gì tốt đâu? Anh ấy vì Thu mà thôi vợ chưa cưới,vậy anh ấy vì người khác cũng có thể đá Thu lắm chứ.

- Anh ấy không thể thôi được chị. - Phương lấy từtrong túi ra một lá thư, vui vẻ nói: - Chị Thu đồng ý cho Phương xem, Phương sẽđưa, nếu không Phương sẽ đem về cho anh ấy, nói chị không cần anh, không muốnđọc thư của anh, để anh ấy phải nhảy cuống lên.

Thu vờ như không quan tâm:

- Thư anh ấy không dán, Phương không biết mở ra xem à?

Phương tỏ ra bực mình:

- Chị Thu coi Phương là người thế nào? Người ta khôngdán kín thư chứng tỏ ra tin Phương, Phương làm sao đọc trộm thư được? - Phươngném lá thư cho Thu: - Thôi, không cho xem không xem, lại còn nói chuyện nhỏnhen ấy nữa.

- Vậy để Thu xem trước, nếu có thể Phương sẽ…

Phương cười:

- Thôi thôi, đùa tí thôi, xem thư của anh ấy làm gì?Cũng chỉ là em Thu thân yêu, anh nhớ em, nhớ em đêm ngày>

Thu không thể chờ đợi được, vội mở thư ra xem rồi cấtđi, mỉm cười với Phương:

- Phương nói sai rồi, anh ấy không viết như Phương vừanói.

Hôm ấy Thu về nhà vui vì hoa và thư của Ba, nhưng lạinghe được một tin xấu, mẹ vừa nghe ông Chung nói, sở giáo dục đã bàn bạc cóchút điều chỉnh về việc thế chỗ. Lần này người về hưu trong ngành có đến hơnhai chục, về để con thế chỗ, nhưng con cái các vị này không đều nhau, không phảiai cũng có thể làm giáo viên. Cho nên sở giáo dục quyết định, con cái các vịgiáo viên thế chỗ đều phải làm cấp dưỡng.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.