Chương trước
Chương sau
Một nha dịch vào bẩm báo, Đường Kính Chi lúc này mới đi ra, quan sát vết máu trên người Quan Đại Hải, hỏi:

- Chẳng lẽ Hầu đại nhân ra lệnh bắt, Quý Trường Phong còn dám phản kháng?

Quan Đại Hải quỳ xuống đáp:

- Bẩm Trung Nghĩa Bá, tên Quý Trường Phong đó to gan lớn mật, chẳng những ngang nhiên phản kháng, còn ỷ vào thân thủ cao minh, giết hơn mười bộkhoái. Có điều hắn cũng bị thương không nhẹ, hai mươi thân binh của hắnbị giết chết hết.

Đường Kính Chi thấy thần sắc người này bình thường, không giống nói dối, liền bảo hắn đi trước dẫn đường.

Hơn mười xưởng vệ chỉ để lại một người canh phòng tên Mặt Rỗ, số còn lạitoàn bộ theo Đường Kính Chi tới đại lao.

Đại lao tất nhiên nằm ở gần phủ nha, còn cách rất xa đãnhìn thấy Hầu Quang Diệu đứng trước cửa nói chuyện với một quan viên,nghe thấy có tiếng vó ngựa quay sang nhìn, thấy Đường Kính Chi tới, phẩy tay bảo quan viên kia đi làm việc.

- Hầu đại nhân, tên Quý Trường Phong hiện đang trong đại lao rồi phải không?

Còn chưa xuống ngựa Đường Kính Chi đã hỏi:

Hầu Quang Diệu hơi khom lưng đi tới đáp:

- Đúng ạ, lúc này hạ quan đã sai nha dịch dùng hình, họ Quý đó dám giếtkhông ít nha dịch, bằng hữu của bọn họ nhất định sẽ không nương tay.

- Chỉ cần không chết là được.

Đường Kính Chi xuống ngựa vẫy tay gọi Hồ An và Lý Cường tới:

- Các ngươi mang chứng cứ sưu tầm được đi thẩm vấn hắn, nhất định phảikhiến hắn khai nhận đã tham dự hành thích ta và Trình đại nhân.

- Vâng.

Hồ An và Lý Cương đều ôm một chồng văn kiện cao, xem ra Quý Trường Phong này "tiền án tiền sự" không phải nhỏ.

- Xin nhờ vào các vị.

Hầu Quang Diệu khách khí nói với hai người Hồ An, dù ông ta là tri châucũng không dám lên mặt với người nội xưởng, quay sang hỏi:

- Trung Nghĩa bá, chúng ta cũng vào chứ?

Đường Kính Chi chẳng thiện cảm gì với lao ngục, có điều trước kia y chưa từng gặp Quý Trường Phong, thế nào cũng phải đi nhận biết một chút, liền gật đầu, sau đó theo ngục tốt vào đại lao.

Vừa bước qua cửa, ánhsáng kém hẳn, sộc vào mặt là mùi ẩm mốc hôi thối, làm Đường Kính Chi lợm giọng, y từng vào hầm ngục ở Đường phủ, nơi đó cũng kinh khủng chẳngkém gì, người nhát gan căn bản không dám vào.

Đi được chừng mườimấy bước thì nghe thấy tiếng chan chát, rồi tiếng kêu gào, van xin.Đường Kính Chi lắc đầu, vứt bỏ chút không thoải mái trong lòng, bướcnhanh hơn.

Lao ngục của Nguyên Tuyền thành cực lớn, nếu như nhốtđầy phạm nhân, có thể nhốt được ba nghìn người, đến ngay cả đại lao NiLạc Thần cũng chẳng to đến thế, đấy là do di chứng lịch sử để lại khinơi này luôn là trung tâm tranh đoạt của những kẻ nuôi mộng bá quyền từphương nam, tình hình phức tạp.

Từ Ni Lạc Thần xuống phía nam bị núiPhượng Hoàng Sơn chắn ngang, nên quân phương nam muốn đánh lên hoặc phải vòng qua Tịnh châu phía đông hoặc Hùng châu phía tây.

Đi gần tới cuối đại lại, ngục tốt dừng trước một cánh cửa sắt nói:

- Bẩm hai vị đại nhân, Quý Trường Phong bị giam giữ trong này.

- Á á á ...

Một tiếng thét đau đớn cực kỳ thảm thiết truyền tới từ sau cánh cửa sắt làm Đường Kính Chi lạnh sống lưng, cửa sắt mở ra chỉ thấy bên trong có lòlửa cháy bập bùng, chiếu cả gian phòng thành màu vàng nhợt nhạt, từngmón đồ tra tấn nhuốm máu khiến người ta rợn người.

- Trung Nghĩa bá, kẻ này chính là Quý Trường Phong.

Hầu Quang Diệu đi vào trước, chỉ vào một người trung niên cực kỳ khôi ngô, cơ bắp phát triển nói:

Đường Kính Chi gật đầu, lòng thầm thấy đáng tiếc, bằng vào vóc dáng của QuýTrường Phong có thể nhìn ra là một tên mãnh tướng hiếm có trên satrường.

Lúc này Quý Trường Phong bị ngục tốt dùng xích sắt nặngnề cuộc vào giá tra tấn, toàn thân chi chít vết roi, nghe thấy giọng Hầu Quang Diệu, hắn ngẩng đầu lên, đôi mắt mang lửa giận tàn bào xoáy vàomặt Hầu Quang Diệu:

- Họ Hầu kia, ngươi to gan lắm, dám tự tiện bắt ta! Đợi chuyện này truyền tới kinh thành, cái đầu ngươi sẽ chuyển nhà.

Hầu Quang Diệu hừ một tiếng, chẳng sợ đôi mắt giết người của Quý Trường Phong:

- Chết tới nơi còn nói những lời mơ mộng! Ngươi tưởng rằng bước vào đạilao này còn lành lặn ra ngoài được nữa sao? Hoàng thượng ư? Hoàng thượng vì một tên gian nịnh quy thuận Thuận vương mà lấy đầu ta à? Đúng là nực cười.

- Con bà ngươi đánh rắm thối lắm, ai quy thuận Thuận Vương chứ?

Quý Trường Phong mắt trợn trừng trừng:

Hầu Quang Diệu không đáp mà chỉ Đường Kính Chi:

- Ngươi biết vị này là ai chứ?

Quý Trường Phong tuy thương tích đầy mình, nhưng tinh thần rõ ràng rất dư dả, ngần ngử lúc nói:

- Vị này hẳn là Trung Nghĩa bá ?

- Nếu như ngươi đã nhận ra đó là Trung Nghĩa bá thì hẳn ũng biết ngài ấymang theo không ít xưởng vệ, phụng khẩu dụ của hoàng thượng, quản lý oàn bộ nội xưởng Tịnh Châu và ba châu phương đông.

Hai chữ nội xưởng làm Quý Trường Phong biến sắc, rồi hắn rống lên:

- Thế thì sao nào? Trung Nghĩa bá, ngài là cánh tay trái phải của hoàngthượng, chẳng lẽ trơ mắt nhìn họ Hầu xúc phạm luật pháp triều đinh? Mạttướng là giáo úy ngũ phẩm từng thủ vệ bắc biên, giết vô số kẻ địch, lậpcông vì nước, há có thể do một viên quan địa phương nói muốn bắt là bắt.

Vương triều Minh Hà phân tách văn võ, nếu không có thánh chỉ, quan viên địaphương không có quyền bắt tướng lĩnh, dù là quân sĩ bình thường phạmtội, quan viên địa phương cũng không thể tự ý bắt giữ thẩm vấn, bắt được phải giải tới quân doanh, xử lý theo phép quân.

Còn Quý Trường Phong là tướng ngũ phẩm, dù cấp trên của hắn là Trình Uy cũng không có quyền bắt.

Hầu Quang Diệu dám bắt người là có chuẩn bị trước rồi:

- Hừ bản quan không có quyền bắt ngươi, nhưng có một người có thể quang minh chính đại bắt ngươi.

- Ai?

Quý Trường Phong không phục, hai con mắt trâu mở lớn:

Hầu Quang Diệu cười nhạt:

- Chẳng phải vị đó đứng trước mặt ngươi đấy sao?

Quý Trường Phong cười rộ:

- Trung Nghĩa bá ư? Dù y là bá tước thì cũng chỉ có thân phận cao hơn ta một chút mà thôi, dựa vào cái gì mà bắt ta?

Đường Kính Chi không nghĩ Hầu Quang Diệu giở thủ đoạn, đem chuyện bắt QuýTrường Phong tính lên người mình, có điều lời đã nói, hơn nữa bọn họ làđồng lõa, muốn phản bác cũng không được.

Đúng là lão hồ ly giải hoạt.

- Quý đại nhân nói đúng, vốn Trung Nghĩa Bá không có thánh chỉ không thểbắt ngươi. Nhưng chuyện ngươi phái thích khách hành thích đêm qua lạiliên quan tới ngài ấy, trước khi rời kinh, hoàng thượng cho Trung Nghĩabá quyền tuy nghi hành sự, người nói xem ngài ấy có quyền bắt ngươikhông?

Hầu Quang Diệu ưỡn thẳng lưng, nói hùng hồn:

Đường Kính Chi ngoài mặt vẫn lạnh tanh, song lòng chửi rủa Hầu Quang Diệu khôngthôi, lão già này gian quá mức rồi, chuyện này y hoàn toàn có thể phủiđít bỏ đi, mặc xác lão già này đối phó với hoàng đế, vậy mà giờ lão tachỉ muốn thoát thân, không muốn gánh vác chút trách nhiệm nào.

Loại quan viên này cũng không thể chấp nhận được.

- Thối hoắc, chuyện thích khách thì liên quan gì tới ta.

Quý Trường Phong nghe Hầu Quang Diệu đổ vấy tội vạ ở đâu lên người mình, tức thì giận điên người:

Đương nhiên nghe tới đây là hắn biết chuyện chẳng lành, thì ra họ Hầu và tênbá tước trẻ kia vu oan hãm hại mình. Còn cả tên Trình Uy kia nữa, viếtthư nói muốn mình tạm thời quản lý quân doanh, khiến mình vừa vào thànhđã bị mai phục, nhất định cũng không thoát khỏi can hệ.

- Có phải ngươi làm hay không thì do ngươi nói mà tính.

Hầu Quang Diệu cười gằn:

Đường Kính Chi chỉ suy đoán chuyện hành thích do Thuận vương sai phái, nếuđúng thì chắc chắn cũng không để Quý Trường Phong liên lụy vào chuyệnnày, vì dù hành thích thành công, triều đình rất có thể dựa vào manh mối hiện trường mà tra tới đầu hắn, tới khi đó hoàng đế phẫn nộ chắc chắndiệt trừ, Thuận vương cũng sẽ mất đi một mãn tướng.

Nhưng mộtđiều có thể khẳng định chắc chắn là tên Quý Trường Phong này trung thành với Thuận vương, cho dù vu oan cho hắn thì cũng là thuộc cấp lãnh tộicho chủ, Đường Kính Chi thấy là chuyện đương nhiên.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.