Hòn đảo San Andres trở thành cột mốc đánh dấu cuộc đời chính thức lật sang chương mới từ đây.
Công đoạn chuẩn bị nhẫn cầu hôn gồm thiết kế và khảm nạm đã được bắt tay vào làm từ tận mấy tháng trước tại một cửa hàng trang sức, trước kỳ nghỉ dưỡng Trần Dị mới lấy về để đem tới hải đảo cho buổi cầu hôn.
Viên ngọc lục bảo to thế kia hiển nhiên cũng đắt xắt ra miếng. Miêu Tĩnh hỏi anh lấy tiền ở đâu, Trần Dị không nói tất tật mọi chuyện, bản thân anh có thu nhập từ công việc, còn cả số tiền kiếm được trên bàn bida và sòng bạc. Miêu Tĩnh xoay chiếc nhẫn ở ngón tay, dễ thấy là ở Bogota cô không thể đeo nhẫn này ra ngoài đường được, đành phải cất kỹ trong két sắt như một món hàng sưu tầm.
Về lại Bogota, hai người đi một chuyến đến cửa hàng trang sức mua cặp nhẫn cưới có kiểu dáng rất độc đáo, rồi tiếp tục đến đại sứ quán khi đã đeo chiếc nhẫn vào ngón áp út của nhau – lấy giấy chứng nhận kết hôn, thành vợ chồng hợp pháp.
Tâm trạng chưa hẳn bị kích động quá mức nhưng cảm giác thì vô cùng mới lạ. “Chúc mừng cô dâu chú rể của Trung Quốc ta!” – nhân viên công tác chân thành gửi lời chúc và mời hai vợ chồng chụp một tấm hình chung, làm cả hai sững người mất một thoáng không nói năng gì.
Thực sự không có cách nào thốt lên nổi tiếng “chồng” tiếng “vợ” trước mặt người kia.
Sau khi cầm được giấy chứng nhận, Trần Dị tiện tay thả ảnh chụp hai cuốn sổ đăng ký kết hôn và nhẫn cưới lên trang cá nhân, song không để lộ ảnh và tên nữ chính, chỉ đính kèm ba chữ: “Đã kết hôn.”
Đoạn văn anh phát biểu trong buổi cầu hôn đã vắt kiệt bộ não anh, thật tình anh chẳng còn nghĩ ra được bài văn mẫu nào khả dĩ khơi gợi cảm xúc nhiều hơn thế nữa.
Nửa tiếng sau cầm điện thoại lên, phía dưới hiển thị một chuỗi bình luận và like dài dằng dặc.
“Á đù!?”
“Chúc mừng?!”
“Chị dâu là thánh thần phương nào thế?”
Ba Tử vốn biết sự tình bèn đáp một câu: “Miêu Tĩnh đấy.” Nghĩ lại thấy không ổn, ba mươi giây sau vội xóa bình luận ấy đi.
Trần Dị đột ngột xuất ngoại sau trận hỏa hoạn của quán bida, anh giải thích chung chung với mọi người rằng vì gặp tổn thất nghiêm trọng nên muốn ra nước ngoài kiếm tiền, nhưng chỉ mình Ba Tử và cảnh sát Chu biết chính Miêu Tĩnh là người đưa anh đi. Quan hệ giữa hai người này không hề bình thường, bấy giờ khi đã đến một đất nước lạ lẫm xa xôi, họ mới công khai bên nhau trong vai trò bạn trai bạn gái.
Bình luận kia bị người khác nhìn thấy rồi bắt đầu lan truyền với tốc độ chóng mặt, tạo nên một làn sóng dữ dội trong phạm vi những người Trần Dị quen.
Miêu Tĩnh á?
Chuyện lúc nào? Đang yên đang lành sao lại thành ra thế đấy? Nhớ hồi xưa anh Dị đâu được tử tế với Miêu Tĩnh lắm, hai người có vẻ xa cách lắm nhau cơ mà?
Vụ anh Dị với chị Lily chia tay có liên quan tới Miêu Tĩnh á?!! Chị Lily đi kháy khịa Miêu Tĩnh á? Chuyện rốt cuộc là sao?
Chẳng phải hồi trước chị Lily từng gặp Miêu Tĩnh rồi cũng thân với Miêu Tĩnh một khoảng thời gian đó mà?
À đấy, lâu lắm rồi không thấy tăm tích gì của chị Lily – anh Dị đi nước ngoài xong là chị ấy cũng bỏ Đằng Thành luôn à?
Cái gì???!!!
Hồi xưa anh Dị và Miêu Tĩnh từng là người yêu á? Lại còn là mối tình đầu luôn á? Miêu Tĩnh lên đại học là chia tay á? Thật hay giả thế?!!
Thảo nào hồi xưa anh Dị đối xử với Miêu Tĩnh kiểu đấy!
Cô hồi xưa quen bố anh Dị có dẫn theo con gái đến sống cùng, phải máu mủ ruột rà gì đâu mà không được yêu? Gì thì gì chứ hai người ấy cũng sống chung với nhau hơn chục năm đấy.
Anh Dị của em cháy quá! Oách xà lách luôn, nuôi em gái kết quả em gái nhảy cấp thành nóc nhà luôn.
Miêu Tĩnh thoáng liếc qua một đống tin chưa đọc trong điện thoại Trần Dị, cô đăng tấm ảnh của anh lưu ở máy mình lên mạng, rất nhiều lời chúc phúc được gửi đến từ rất nhiều người. Sau khi xuất ngoại cô vẫn giữ liên lạc với vài người bạn và đồng nghiệp trong nước, Sầm Diệp và Lư Chính Tư chúc cô đã đạt được điều cô hằng ước muốn, còn hào phóng gửi một khoản tiền biếu tân hôn. Miêu Tĩnh không nhận.
Miêu Tĩnh cũng thông báo chuyện kết hôn cho Ngụy Minh Trân hay. Ngụy Minh Trân hoàn toàn chẳng biết gì, qua điện thoại, bà bị đẩy lên tận đỉnh cú sốc – bà không thích Trần Dị, giờ vẫn nhớ mãi cái bộ điệu khốn nạn vô liêm sỉ của Trần Dị, tự hỏi người như nó sao xứng với Miêu Tĩnh.
Miêu Tĩnh nói thẳng trong điện thoại: “Mẹ, ở nhà có mỗi hai đứa con, từ cấp 3 là con với anh ấy đã quen nhau rồi, trước khi lên đại học con còn ngủ với anh ấy nữa. Đây là tình cảm của bọn con, mẹ không có quyền gì chê bai anh ấy.”
Ngụy Minh Trân quả thật hối xanh ruột vì lúc đầu đã làm vậy.
Thật sự, nếu biết tương lai có hôm nay, quanh đi quẩn lại vẫn thành người một nhà, bà thành mẹ vợ của Trần Dị, thì lúc xưa bà cần gì phải ôm tiền kia bỏ chạy để sự tình đi đến nông nỗi này.
Mà thực ra, biết đâu, nếu Ngụy Minh Trân luôn giữ chặt Miêu Tĩnh bên mình thì dù có ở lại Đằng Thành hay không, Miêu Tĩnh và Trần Dị cũng sẽ không có kết cục như ngày hôm nay.
Nhận lấy điện thoại từ tay Miêu Tĩnh, Trần Dị gọi người ở đầu dây bên kia bằng một giọng điềm đạm ôn tồn: “Mẹ, con cảm ơn mẹ! Giao Miêu Tĩnh cho con, mẹ hãy yên tâm.”
Sống ở nhà họ Trần bao năm, Trần Dị chưa từng khách sáo như thế và cũng chưa từng gọi bà tiếng mẹ. Giờ thành con rể rồi, đổi xưng hô nhanh đáo để.
Ngoài Trần Dị, từ tận thâm tâm Miêu Tĩnh luôn biết ơn tất cả những người đã giúp đỡ cô trong cuộc đời này – về phần Trần Dị, anh coi đó là một lẽ dĩ nhiên phải làm, một đạo lý hai năm rõ mười, vì vậy cô đã trao mình cho anh.
Công ty phát cho cô một món tiền mừng nho nhỏ, ngoài ra còn tặng thêm hai mươi ngày nghỉ kết hôn. Tư Nam hỏi họ tính về nước làm đám cưới, hay định ăn mừng ở Bogota?
Về những người bạn quen được ở Colombia, gồm cả gia đình Gino và chủ cho thuê nhà Pierre, ai ai cũng rất háo hức muốn biết kế hoạch tiếp sau đây của họ, mà cụ thể là dự định cho đám cưới và tuần trăng mật. Mấy người đàn ông từng theo đuổi Miêu Tĩnh đều bày tỏ sự ngạc nhiên và nỗi thất vọng khôn kể – bây giờ Trần Dị rốt cuộc cũng được một phen nở mặt nở mày, vì anh có một thân phận chính đáng, có thể yêu cầu bất kỳ quý ông nào “giữ khoảng cách” với vợ anh.
Miêu Tĩnh chẳng có mảy may khái niệm gì về hôn lễ, họa chăng cứ đãi mọi người ăn bữa cơm đơn giản là được. Nhưng Trần Dị muốn hẳn một đám cưới, kiểu đàn ông hay đi ngược quy tắc như anh nay lại mong mỏi được trải nghiệm những hình thức lễ nghi đầy đủ giá trị truyền thống.
Việc lên kế hoạch cho đám cưới cũng do một tay anh xử lý. Còn Miêu Tĩnh chỉ làm mỗi một việc duy nhất đấy là đi mua váy cô dâu với Tư Nam.
Người ta hay bảo nhập gia tùy tục, lại thêm sự góp mặt chia vui của bạn bè, Ramirez đã đặt một nhà thờ nhỏ màu trắng và tìm một vị mục sư, Trần Dị mời vài người bạn cùng đồng nghiệp thân thiết, đồng thời đặt một nhà hàng Pháp nằm gần nhà thờ.
Lịch trình hôm ấy không có gì rườm rà: buổi sáng có tiết mục chặn cửa và đón dâu truyền thống của Trung Quốc, đêm trước đó Trần Dị ở nhờ nhà Pierre tầng dưới, nửa đêm thao thức còn lén chạy lên nhà ôm Miêu Tĩnh chuyện trò hàn huyên.
Sáng hôm sau, một nhóm rất đông những cậu thanh niên trẻ chặn đứng ngoài cửa nhà, mặt Trung Quốc lẫn với mặt ngoại quốc, thậm chí có cả một anh chàng người Hàn Quốc.
Nhóm quý bà quý cô ngồi trong buồng, từ bà nội Gino nay đã sáu mươi cho đến em bé gái năm, sáu tuổi. Mọi người ngồi rải ra phòng khách ăn bánh, uống cà phê, nói chuyện phiếm, đợi các anh phía ngoài cửa nhét tiền rồi hát tình ca. Miêu Tĩnh lọt giữa vòng vây của mọi người, tân nương hôm nay mắt hạnh mày liễu, môi son rạng ngời, đôi mắt trong veo lập lòe chùm sáng không sao kìm hãm; bộ váy trắng giản đơn mà xinh đẹp đằm thắm, tấm mạng che mặt đính đầy hạt ngọc khoác trên bờ vai, bó hồng trong tay kiều diễm không gì sánh kịp.
Hôm đó Trần Dị ăn mặc cực kỳ bảnh bao tươm tất: áo sơ mi trắng, vest đen, nơ đeo, còn chiếc khuy măng sét là món đồ cổ Pierre cho mượn; bờ vai rộng càng làm bật lên độ thon gọn của vòng eo, cặp chân dài miên man và bờ m ông săn chắc, thân hình anh cao to nhưng cân đối, mặt mũi khôi ngô, phong thái lịch lãm nhanh nhẹn, phá vỡ mọi ấn tượng của người khác về anh.
Lúc cười trông anh vẫn đầy phong lưu phóng túng. Tìm được giày cao gót của Miêu Tĩnh dưới giường, anh quỳ gối cạnh giường nâng mũi chân cô để bàn chân trắng nõn nuột nà áp lên lồ ng ngực mình đang liên hồi nổi trống, cúi đầu in khẽ một nụ hôn rồi đeo giày vào cho cô, sau đó đưa hai cánh tay bế thốc cô dậy rảo bước ra khỏi cửa nhà trong tiếng hú hét của khách khứa.
Pierre nắm tay Miêu Tĩnh tiến vào nhà thờ, giao Miêu Tĩnh lại cho Trần Dị. Buổi lễ diễn ra rất đơn giản, hai người lần lượt đọc lời thề và trao nhẫn cưới, trao nhau nụ hôn và cái ôm. Sau cuối mọi người xúm quanh cô dâu chú rể di chuyển sang nhà hàng, cheers (chúc tụng) xong sẽ là bữa cơm Tây ngon miệng, quan khách hỏi han nhau đôi câu, mãn cuộc thì ai về nhà nấy.
Một cơn mưa đổ rào vào ngay buổi chiều ấy. Hạt mưa lộp bộp thổi tung mạng che mặt của Miêu Tĩnh, Trần Dị giơ tay chộp lấy mà tấm mạng bay vèo làm anh cũng phải chạy theo. Miêu Tĩnh khoác áo vest của anh, đứng dưới tán cây trú mưa.
Quần áo hai người nửa khô nửa ướt nhưng vẫn đẹp nguyên. Tóc Miêu Tĩnh xõa tán loạn trên đầu vai, giọt mưa đọng ở bờ môi và hai bầu má nom tựa cánh hoa hồng vừa xối qua nước mưa, bộ váy cô dâu trắng lại như đóa bách hợp e dè rũ rượi sau khi đã uống no căng nước, càng tô đậm vẻ duyên dáng dễ thương. Cô nhìn bóng người chầm chậm bước tới giữa cơn mưa nặng hạt, nước nhiễu đầm đìa khuôn mặt anh, áo sơ mi và quần tây dính rịt vào người khiến anh trông càng mạnh mẽ cường tráng.
Hai người nắm tay nhau đội mưa chạy về nhà, cởi mớ áo quần ướt sũng vứt toẹt xuống sàn. Trong phòng tắm du dương tiếng nước và tiếng nhạc, một chai rượu vang trắng đi kèm đã thật lý thú cho đôi vợ chồng son quậy một bữa sung sướng thỏa thuê.
Chuyến hưởng tuần trăng mật lên sóng ngay sau đám cưới. Mở đầu cho cuộc du hí là bờ Đông Thái Bình Dương, đi dọc dãy núi Andes rồi chu du khắp Peru, Bolivia và Chile: chiêm ngưỡng nền văn minh Inca cổ xưa huyền bí hiển hiện sau lớp sương mù tan ở Machu Picchu; nhảy khỏi chiếc xe việt dã đậu bánh trên sa mạc Ica bạt ngàn để đứng trên những cồn cát trải dài bất tận; ngắm tràng pháo hoa nổ tưng bừng trên bầu trời đêm ở một thành phố xa lạ; vào rừng mưa Amazon câu cá piranha; mục sở thị khung cảnh đất trời hợp làm một ở hồ muối của tòa thành trên không; xem đàn chim hồng hạc đủng đỉnh dạo bước giữa hồ Laguna Colorada cháy đỏ; ngâm mình trong dòng suối nước nóng địa nhiệt trên cao nguyên tuyết phủ trắng xóa; đêm xuống tá túc tại một khách sạn được trang hoàng theo phong cách nguyên thủy đầy hoang dã giữa hoang mạc Atacama khô cằn; rồi ngắm sư tư biển và chim cánh cụt trên dòng sông băng buốt giá.
*Nền văn minh Inca (Peru)
*Sa mạc Ica (Peru)
*Hồ muối của tòa thành trên không (cái này mình đoán là hồ Salar de Uyuni ở Bolivia)
*Hồ Laguna Colorada (Bolivia)
*Hoang mạc Atacama (Chile)
*Sông băng (cái này mình cũng đoán là sông băng Perito Moreno ở Chile)
Vì tuần trăng mật này mà Trần Dị đã tự mày mò học một số cách chụp hình quay phim và cắt nối chỉnh sửa, anh chụp vô vàn ảnh và quay rất nhiều video trong suốt chuyến đi. Những phong cảnh khác nhau, những bộ mặt khác nhau, sự bất đồng của ngôn ngữ; ống kính lúc thì rung chuyển huyên náo, khi lại im lìm trơ trọi, mỗi một bức ảnh lại cất chứa một câu chuyện và những hồi ức chẳng bao giờ kể hết.
Kết thúc chuyến trăng mật hai người quay trở về, đồ đạc trong nhà bỗng tăng lên đáng kể. Miêu Tĩnh mua cả đống quà lưu niệm du lịch, trên cây cột của chiếc giường kiểu Âu treo tận mấy vòng bắt giấc mơ đậm màu Nam Mĩ, và hình như trong vô thức có gì đã ảnh hưởng tới cô. Trang phục cô mặc cởi mở hơn trước, thích diện những bộ cánh rực rỡ và đeo mấy món trang sức diêm dúa. Thời kỳ tân hôn tình cảm khắn khít, Miêu Tĩnh chủ động quấn lấy Trần Dị, lâu lâu còn lôi chuyện cũ ra cãi cọ với anh, ví dụ chuyện anh bỏ lỡ sinh nhật năm cô tròn mười tám tuổi hay chuyện sau này khi cô về Đằng Thành anh lại tỏ thái độ lạnh nhạt với cô; song tuyệt nhiên là chẳng gây tí tác động tiêu cực nào đến chuyện phòng the chăn gối.
Làm hai chức “vợ”, “chồng” coi bộ không khó nhằn mấy, ngày tháng không có gì đổi khác so với trước đây.
Miêu Tĩnh đã bước vào trạng thái thả lỏng hết cỡ với cuộc sống hiện tại. Nhưng dường như Trần Dị đang dần thức tỉnh, anh thường xuyên ra ngồi ngoài ban công cùng điếu thuốc kẹp trên tay, phóng mắt nhìn phong cảnh cả thành phố rồi rơi vào trầm tư.
Hơn một năm nay ở Bogota anh không làm nên được một việc có nghĩa nào. Thực ra số nơi anh đặt chân tới phải gọi là tương đối nhiều, mà phòng bida và sòng bạc là hai chỗ anh đi nhiều nhất, còn cả những lần làm hướng dẫn viên hộ tống du khách đi tham quan đây đó. Anh làm quen được với đủ kiểu người thuộc đủ các giai cấp, tìm ra quy luật sinh tồn ở thành phố này, và nhận thấy rằng thời điểm mình phải làm chuyện gì đó đã đến.
Đời người nên có những lúc biết tận dụng vốn liếng đã tích lũy đủ đầy để giải quyết mọi sự thành công tốt đẹp. Cơ hội đến rất nhanh, một ngày nọ, Trần Dị hỏi xin Miêu Tĩnh ba vạn đôla.
Anh nắm được thông tin từ một vị khách doanh nhân trước đó từng được dịp giao lưu: một nhà máy trong nước gửi sang đây một thùng container, khách hàng bên phía Colombia từ chối nhận do tài chính thiếu hụt, làm chiếc container trị giá bảy vạn đôla bị mắc kẹt tại cảng, phí lưu bãi cao ngất ngưởng khiến nhà bán không kịp tìm một khách hàng mới để nhận; giá sang tay chiếc container tụt xuống còn ba vạn đôla Mĩ, vậy là Trần Dị đánh liều đặt ngay lô hàng này.
Lô hàng gồm một lượng lớn những bộ phận nhựa cho công nghiệp. Miêu Tĩnh có đi xem qua, đây không phải hàng bán trực tiếp và cũng không hề dễ bán qua tay để đổi lấy tiền mặt. Không người nào trong vòng tròn bạn bè của Trần Dị có thông tin gì về loại sản phẩm này, nên buộc Trần Dị phải tự đi tìm con đường bán hàng cho mình, bằng không mấy thứ này sẽ chỉ có thể chất đống vào kho hàng chẳng biết tiêu thụ ra sao. Huống chi còn phải đóng tiền thuê kho.
Ấy là lần đầu Trần Dị không có thời gian đi đón Miêu Tĩnh tan làm, cũng là lần đầu anh qua thành phố khác công tác tìm hiểu, để Miêu Tĩnh một mình qua đêm.
Anh lo ngay ngáy, muốn đưa Miêu Tĩnh sang nhà Tư Nam ở tạm một đêm hoặc nhờ Gino và Leah lên nhà với cô. Miêu Tĩnh lại chọc ngón tay vào đầu anh: “Cổng dưới tầng những ba ổ khóa, ở hơn một năm rồi mà đã xảy ra chuyện gì đâu, anh có cần làm như sắp gặp cường địch thế không?”
“Anh lo mà.”
Anh chỉ ước gì trói phắt cô vào người rồi đưa cô đi theo.
“Ở đây rất ổn, rất an toàn, anh cứ yên tâm đi đi.”
Anh rầu rĩ nhìn cô: “Hay anh cho em khẩu súng? Anh dạy em mấy chiêu bắt trộm, chỉ em cách giết người bằng súng nhé?”
Không có súng, sau cùng các cửa sổ đều được lắp còi báo động, trong buồng gắn thêm camera theo dõi.
Lần đầu tiên Trần Dị không ngủ ở nhà, Miêu Tĩnh tan làm về, nhịp sống có vẻ trở nên hết sức an tĩnh. Vuốt chiếc nhẫn trên tay – chồng cô ra ngoài rồi, để lại cô một mình một cõi.
Buổi tối chẳng còn ai quấn quýt, Miêu Tĩnh đi ngủ sớm mà ngặt nỗi cứ trằn trọc hoài không sao ngủ được. Khó khăn lắm mới thiêm thiếp vào giấc, nửa đêm đương mơ màng, bỗng nghe thấy tiếng Trần Dị gọi tên cô, thanh âm xa xăm rè rè phát ra từ chiếc camera văng vẳng trong căn buồng làm Miêu Tĩnh sợ tới mức đang nằm thì thình lình nhảy bật dậy.
Anh uống rất nhiều rượu, vừa trở về khách sạn và cơn hứng vẫn đang bừng bừng. Anh bảo Miêu Tĩnh bật đèn lên, vén màn giường ra để anh nhìn cô tâm sự. Hôm nay anh đã đi hỏi thăm vài công ty và nhà máy, lần đầu tiếp xúc với những việc ấy nên thiếu kinh nghiệm kinh doanh là chuyện thường.
Miêu Tĩnh hơi hối hận vì không đi cùng anh, nếu cô ở đấy, có lẽ cô sẽ giúp được anh phần nào.
Hai người nói qua nói lại, tiếng trong camera tạm dừng một lúc, rồi chợt nghe bên chỗ anh vang lên tiếng c ởi quần áo sột soạt, anh cất giọng khàn khàn ra lệnh cho cô: “C ởi đồ, đặt cái ghế ngồi trước camera.”
“???” Miêu Tĩnh cau mày quát anh, “Biến!”
“Ừ hứ…” Anh cười rầm rì, gọi tên cô bằng giọng khản đặc, những âm điệu mơ hồ lạc khỏi cổ họng anh, chúc cô ngủ ngon trong tiếng thở nặng nề, đến cuối chỉ còn lại khoảng trống im phăng phắc.
Miêu Tĩnh ôm gối buồn rầu mở tròn mắt, một đêm đẹp đẽ thế này, cô chỉ thấy rất nhớ rất nhớ anh.
(còn tiếp)
Lời tác giả: Kết hôn, sinh con, lập nghiệp, về nước…
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]