🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
"Tương lai chiến đấu với Lũng Hữu, chỉ có thể dùng chiến thuật đánh chớp nhoáng để khống chế. Nếu không, khi chiến đấu giữ nguyên trạng thái, triều Tống phản ứng lại thì chúng ta sẽ lâm vào thế lưỡng nan. Lệnh cho Lý Kế Quân, Dạ Lạc Hột đem quân tới Lũng Hữu, phái những tướng như Vương Như Phong trà trộn vào nội bộ quân địch, tộc trưởng La Đan và Xích Bang Tùng cùng lúc âm thầm giữ chân Thượng Ba Thiên, điều động cả nghĩa quân tinh nhuệ Ba Thục tới Quan Trung, thuận tiện cho việc tùy cơ tiến vào Lũng Hữu, Nam Bắc hô ứng giáp kích Thượng Ba Thiên.

Tất cả những điều này, việc bố trí toàn bộ thuộc hạ đều là để chuẩn bị cho cuộc tác chiến với Lũng Hữu sắp tới. Đến lúc đó có thể nhất cử hạ định.

Mà muốn đoạt lấy Lũng Hữu, tất phải đánh hạ Tiêu Quan, hiểm quan này là căn cơ Thượng Ba Thiên khổ tâm gây dựng hơn mười năm trời, hắn bày binh bố trận dày khắp, nơi đây địa thế lại hiểm trở, dễ thủ khó công, không thể triển khai binh lực, nếu dốc toàn lực tấn công, phải cần tới gấp mười lần binh lực bây giờ, tiêu hao như thế chỉ e quân ta không chịu đựng nổi. Làm thế nào mới có thể chiếm được hiểm quan này với cái giá phải bỏ là nhỏ nhất, mong rằng ba ngài hãy nghĩ ra một biện pháp thỏa đáng nhất".

Đây là những lời Dương Hạo nói trong cuộc triệu đàm bí mật với Trương Phổ, Chủng Phóng và Dương Kế Nghiệp trước khi tiến hành xưng vương lập quốc.

Ngay sau đó, Chủng Phóng trở thành Nội Các đại học sĩ, một loạt những hành động trong ngoài Ngọ Môn của Trương Phổ và Chủng Phóng, dần dần làm nổi lên những lời đồn đại ở thành Hưng Châu: Trương đô đốc có công công thành dã chiến nhưng lại phải đứng dưới trướng của Chủng Phóng một kẻ gian xảo giỏi miệng lưỡi, thực là bất hợp. Nhiều kẻ vốn bất mãn với việc phong quyền phân tước của Dương Hạo thấy đó chính là cơ hội, liền dựa dẫm vào Trương Phổ.

Lúc này, Chủng Phóng liên tiếp tiến hành các mưu kế như tập kích, hành sát, ly gián nội bộ với Tiêu Quan nhưng tất cả đều thất bại. Cứ thế hao binh tổn tướng, chiến sự Tiêu Quan không hề tiến triển, Dương Hạo rất bất mãn bèn phái Trương Phổ tiếp thủ. Trương Phổ vốn thích kiếm tẩu thiên phong, dụng kỳ binh trí thắng, lần này lại sử dụng một biện pháp lão thành, hắn dâng sớ xin di chuyển các bộ tộc quân xung quanh Hạ Châu về Đâu Lĩnh. Tiêu Quan tuy hiểm trở, khó bài bố đại binh, cũng rất khó tập kích đánh phá yếu doanh được xây dựng đã hơn mười năm nay của người Thổ Phồn, đâu đâu cũng là thành trì kiên cố. Nhưng nếu điều một bộ tộc vừa dân vừa quân đến đây, trường kỳ giằng co, có thể thực lực quân Hạ Quốc sẽ mạnh hơn so với cường thế của Thượng Ba Thiên, dụng tàm thực phương thức mà thâm nhập vào sâu bên trong.

Dương Hạo vốn "vô ý Nam xâm" là do quá phẫn nộ việc một tên tiểu từ Thượng Ba Thiên cũng dám hướng kỳ tranh chấp, hắn cũng muốn làm cách thể hiện thể diện của mình, tránh làm Hạ Quốc bị vướng mắc quá lâu ở Tiêu Quan, hắn vội toại hợp với để nghị của Trương Phổ, ra lệnh cho đại học sĩ Chủng Phóng lập tức tiến hành. Chủng Phóng nhận được lệnh, lập tức điều Nguy Vũ bộ đến Đâu Lĩnh.

Nguy Vũ bộ là bộ lạc của hai huynh đệ Thác Bạt Hàn Thiền và Thác Bạt Hòa Thiếu. Bộ tộc dưới tay Đảng Hạng tộc Thác Bạt Thị thực lực rất lớn mạnh, hơn nữa họ vốn là những mục dân quanh vùng Hạ Châu gần với Đâu Lĩnh, phái bộ tộc này tiến binh cũng thực thuận hợp. Ngay kề Đâu Lĩnh là đỉnh Ky Liên Sơn, nơi đây thủy thảo phong mỹ, thích hợp chăn thả nhưng lại là nơi đóng quân gần nhất của Hạ Quốc và trú địa Hô Duyên Ngạo Bác của Lũng Hữu. Hai bên chưa từng tỏ rõ địch ý cũng đã thường khởi xuất tranh đoạt lẫn nhau, huống hồ giờ lại ở vào thế đối địch.

Chủng Phóng điều Nguy Vũ bộ đi rõ ràng là có ý đồ mượn đao giết người. Hai huynh đệ Nguy Vũ bộ vốn đã có mâu thuẫn với hắn, giờ lại thân cận hơn với Trương Phổ, hắn phái họ tiến binh, thứ nhất có thể dùng họ để chỉnh lý Hạ Châu, lại tiện cho việc củng cố quyền khống chế của mình ở Hạ Châu, hai là mượn tay Hô Duyên Ngạo Bác làm tiêu hao binh lực của bộ lạc Nguy Vũ, có thể nói là nhất cử lưỡng tiện.

Triều đình hữu quyền điều động binh tộc, huynh đệ Thác Bạt không thể kháng mệnh, họ đành vừa xuất binh tộc hướng về Đâu Lĩnh vừa phái người tới cáo oan với Trương Phổ, nhưng cớ lẽ của Chủng Phóng đường hoàng chính đáng nên Trương Phổ cũng không có cách nào phản đối được. Trương Phổ đành dụng mưu thức giống hệt Chủng Phóng, lấy gậy ông đập lưng ông, hắn tâu với Dương Hạo rằng: "Chỉ dựa vào thực lực của Nguy Vũ bộ e là khó đánh bại thù địch Tiêu Quan, thỉnh xin cấp thêm một vạn hai nghìn trướng bộ lạc Tô Bì, cho Nguy Vũ bộ thiết chế.

Tô Bì bộ là bộ tộc của Thát Bạt Thương Mộc, cũng là bộ lạc do Thát Bạt Hạo Phong làm trưởng tộc được Dương Hạo trọng dụng. Khi Chủng Phóng chấn thủ Hạ Châu, phụ tử Thát Đầu Thương Mục cũng rất thân cận với hắn, nhưng nay lệnh mới coi như là đại học sĩ được truyền đến, Trương Phổ ra lệnh phái bộ lạc này đến Đâu Lĩnh, chịu dưới quyền tiết chế của Nguy Vũ bộ. Đương nhiên Nguy Vũ bộ sẽ sắp xếp cho bộ lạc đứng trước làm mũi tiên phong, tránh việc bộ lạc mình trực tiệp đối diện quân Hô Duyên Ngạo Bác của người Thổ Phồn.

Tuy rằng cả thành Hưng Châu ai ai cũng biết việc đấu trí mưu tranh giữa đại học sĩ và đại đô đốc, ai ai cũng hiểu nhưng cũng không ai dám bẩm tấu sự việc này cho Dương Hạo biết, Dương Hạo lại thực như không hay biết gì, cho nên lập tức đồng ý lời thỉnh cầu. Vì vậy, Chủng Phóng thành ra tự lấy đá đập chân, chịu thiệt trong chính loạt mưu đấu này.

Đương nhiên, cũng không phải tất cả mọi người đều cho rằng Dương Hạo không hề hiểu biết về các quần thần của mình, ví như Mục Xà Kiệu, kẻ thường kề bên Dương Hạo như hình với bóng, nhưng chế hành chi đạo là do bậc đế vương quyền thuật, Chủng Phóng và Trương Phổ đều có quyền lực cực đại, sự bất hòa giữa hai phía hiển nhiên làm hai bên càng có lợi cho sự thống trị ổn định của Dương Hạo. Vậy nên những kẻ hiểu ra dụng ý thực sự của Dương Hạo cũng không dám nói ra.

Tô Bì bộ đương nhiên không cam lòng làm tiên phong cho Nguy Vũ bộ, việc tiêu cực tham chiếm là khó tránh. Còn Nguy Vũ bộ lại có mâu thuẫn với Tô Bì bộ, nên hiện khó nắm chắc quyền thống chế. Do đó bộ tộc này không ngừng khai chiến với Hô Duyên Ngạo Bác, nhằm mượn tay chúng làm yếu đi thực lực của Tô Bì bộ. Tô Bì và Nguy Vũ đều là những bộ lạc du mục quanh Hạ Châu, Tô Bì bộ thất bại đương nhiên sẽ rất có lợi cho Nguy Vũ bộ.

Hai tộc bất hòa vốn là sự tối ky của binh gia, phía sau hai bộ lạc đối đầu nhau lại là hai nhân vật lớn thầm đối nghịch, mưu hại ngáng đường lẫn nhau, nội bộ mâu thuẫn, tiền phương chiến quả không nghĩ cũng biết. Tô Bì bộ không cam tâm bị Nguy Vũ bộ triệt hạ, cũng không thể thoát khỏi sự khống chế của Nguy Vũ bộ, đành bị ép ra tiếp chiến với quân Hô Duyên Ngạo Bác. Kết quả là không hoàn thành kế tiến công lần lượt của Trương Phổ, lại còn bị quân địch đánh thua tơi bời.

Mới đầu, quân tộc Hô Duyên Ngạo Bác thường xuyên Bắc xâm, Tô Bì bộ khó có thể tạo thành thế để kháng như vậy, họ bị bắt cướp đến cả một tộc người lẫn cừu dê. Thác Bạt Hàn Thiền và Thác Bạt Hòa Thiếu một mực bức Tô Bì bộ dốc lực tấn công Hô Duyên Ngạo Bác, nhưng khi gặp phải quân Hô Duyên lại khoan thai trì trệ, giả ý tiếp ứng hoặc hư trương thanh thể rồi thối lui, để Tô Bì bộ chính diện hứng chịu đòn tấn công của địch.

Tô Bì bộ vì thế mà tinh thần hoảng loạn, mất hết tâm trí chiến đấu, một lần gặp phải địch đều hô hét cả lên: "Kim Thương bất khả địch, rút chạy thôi!", thế nên thua trận tơi bời.

Hô Duyên Ngạo Bác đã cho đúc một cây thương bằng hoàng kim nguyên chất, nên lấy tên hiệu là Kim Thương Ngạo Bác. Hai bên giao chiến nhiều lần, đến quân Tô Bì cũng biết tới tên hiện của hắn, Thác Bạt Hàn Thiền mượn tay người Thổ Phồn triệt lực Tô Bì bộ, trong lòng đắc ý vô cùng, một mặt làm cho chiến công nhỏ thành trận thắng lớn, mặt khác lại biến đại bại thành tiểu bại. Như thế thỉnh công với Hưng Châu không ngừng gây áp lực, khiến Tô Bì bộ đành phải chủ động quyết chiến với Hô Duyên Ngạo Bác.

Chủng Phóng nắm binh quyền lớn hơn Trương Phổ nhưng về mặt quân sự lại là huyền quan không bằng hiện quan, sự nâng đỡ cho Tô Bì bộ là có hạn, quân Tô Bì tiến thoái bất đắc, nội bộ dần sinh mâu thuẫn, có một số tộc viên đã ra đầu hàng quân địch. Hô Duyên Ngạo Bác tuy là kẻ tự phụ, ngạo mạn điên cuồng nhưng cũng là một mãng phu biết dựa vào vũ lực, vừa thấy quân địch đầu hàng liền thiếp đãi tử tế, hầu rượu tiệc long trọng, việc này lan truyền đến cả các tộc khác trong Tô Bì bộ.

"Dụng binh chi đạo, công tâm vi thượng". Chiêu thức này còn sắc bén hơn cả dùng đao kiếm, càng ngày càng có nhiều tộc ở Tô Bì bộ đến xin đầu hàng quân Hô Duyên Ngạo Bác, lại cực kỳ tuân lệnh của hắn, chiêu "dĩ di chế di" này thực đã thành công. Thượng Ba Thiên vừa nghe tin báo đã hoa hỉ vô vùng, truyền lệnh hậu thường cho tướng quân Tây Hạ, đồng thời mật lệnh cho Hô Duyên Ngạo Bác tiếp tục ân uy tịnh dụng, tăng cường khống chế, không để cho những Đảng Hạng cũ bộ này bị Lý Kế Quân chiêu lãm.

Quân Tô Bì bộ vừa đầu hàng đi tới, Lý Kế Quân liền văn phong động thủ, lấy thân phận cựu chủ thân và chiêu mộ họ, hắn cũng đã chiêu lãm được một số bộ lạc. Hô Duyên Ngạo Bác vừa nhận lệnh lập tức hành động, thu nạp những người Đảng Hạng độc tiết doanh quản chế vào bảo trại của người Thổ Phồn, triệt để đổi hết thành kỳ hiệu tộc Thổ Phồn. Do đó tay của Lý Kế Quản có dài đến mấy, cũng không thể thâm nhập sâu vào địa doanh của hắn.

Chuyện sinh ra ở Lũng Hữu Hà Tây, Triệu Quang Nghĩa ở tận Biện Lương sớm đã nắm rõ cơ sự.

Dương Hạo mấy lần âm mưu đắc sính, nếu Triệu Quang Nghĩa cảnh giác sớm hơn thì hoàn toàn có thể diệt trừ từ lúc mới nảy sinh. Sự thất bại của Triệu Quang Nghĩa không chỉ là do Dương Hạo thông minh thần vũ mà còn tại việc triều đình quá coi thường Hà Tây, như việc nắm bắt tin tức sai lệch gây ra. Kinh nghiệm xương máu rút ra, Triệu Quang Nghĩa đã triệu lệnh hoàng thành các ti, ra sức tập trung vào trinh thám, tăng cường tình báo với Hà Tây.

Về phía Lũng Hữu, từ khi biết truyền quốc ngọc tỷ trong tay Thượng Ba Thiên, Triệu Quang Nghĩa cũng tăng cường khống chế với Lũng Hữu. Nay nhất cử nhất động ở Tây Hạ hắn đều nắm rõ, việc Dương Hạo sau khi lập quốc các bộ tộc mâu thuẫn, đấu đá lẫn nhau là hắn thấy vừa lòng, Lý Kế Quân ở Lũng Hữu, Dạ Lạc Hột ra sức chiêu binh mãi mã, phân tranh thế lực với Thượng Bá Thiên, lại thêm sự kìm chế của Linh La Đan tộc Thổ Phồn với Thượng Ba Thiên... Dường như tất cả các phương diện đều có lợi cho Tống quốc, càng làm cho Triệu Quang Nghĩa thêm hài lòng.

Tựa hồ, mọi việc đều tiến triền theo hướng thuận lợi, chỉ có điều hắn lại không chú ý đến chính dưới mắt của hắn, Lô Đa Tốn và Trương Ký hai vị tể tướng đang đấu đá lẫn nhau, dần tới mức xuất đạo hòa khí. Thực có nhiều kẻ biết rõ việc xa tận chân trời nhưng lại mờ mịt vô tri với sự thể đang xảy ra trước mắt, đây là cái gọi là "Đăng hạ đắc" (Đen ngay dưới đèn).

Trương Ký dốc sức xúc thành việc Tây Hạ xin hàng, điều đó làm cho Triệu Quang Nghĩa thêm phần nể trọng. Sau đó, quân La Khắc tràn vào Thục, loạn phỉ Ba Thục lao đao bất ổn, Lão Ấu bị đuổi đến thâm sơn, quân chủ lực lại tháo chạy khỏi Ba Thục, tiếp tục cường công Đồng Quan, tiến vào Quan Trung. Sau khi chịu tổn hao cực lớn mới thoát khỏi Tần Lĩnh, chúng rời khỏi căn cơ, lúc này không có sự yểm trợ của sơn lĩnh Ba Thục nữa nên việc diệt trừ chúng là quá dễ dàng, truy tố căn nguyên cuối cùng thì Trương Ký cũng không thể phủ nhận có công lao của Dương Hạọ. Ngày nay quyền thế của Trương Ký đã lớn tới mức đứng dưới hai người trên vạn người, ngoài Lô Đa Tốn ra không còn kẻ nào có thể tranh chấp được với hắn, hai vị tể tướng Tiết Cư Chính và Lữ Dư Khanh cũng phải khiêm nhường dưới hắn.

Trương Ký nhanh chóng thăng quan tiến chức, khiến cho Lô Đa Tốn càng thêm cảnh giác hắn, Lô Đa Tốn vội vàng nắm chặt nhiều chính vụ trong tay, có lúc bận đến cả ngày chỉ được ngủ hai tiếng cũng quyết không phân đảm cho Trương Ký. Trương Ký hiểu ra ý đối địch của hắn, càng hiểu rằng Lô Đa Tốn coi mình là chướng ngại, là hòn đá ngáng chân hắn. Nhưng thực sự, dù Trương Ký được quan gia trọng dụng, thì việc lật đổ Lô Đa Tốn quả là xa xôi bất thành.

Lô Đa Tốn hành sự khôn khéo, giỏi việc đoán biết thượng ý, hơn nữa mấy năm nay, trong triều chia bè kết cánh, nếu không thể làm cho Triệu Quang Nghĩa dễ dàng tha thứ, ân chuẩn thì hắn đã chỉ là kẻ mà một vị phó tể tướng đương nhận chức như Trương Ký dễ dàng đánh đổ được. Nếu vội vàng ra tay, tức sẽ đánh rắn động cỏ, ngược lại càng bất lợi cho mình. Vậy nên Trương Ký càng thêm cẩn thận, mỗi lần gặp Lô Đa Tốn tất phải cung kính khiêm nhường, tuân đúng quy củ, dường như mất hết dã tâm, tiêu biến lạ thường.

"Ôi! Ta đã là phó tướng thì càng phải thận trọng hơn trước đây, thực là... Nhưng Lô Đa Tốn kết bè kéo cánh đông đảo, việc nhổ gốc một cây đại thụ như thế quả không thể khinh xuất. Nhất là việc La Công Minh trí sĩ từ quan, thay vào đó là người của hắn, không biết phải nhẫn nại tới khi nào, Lô Đa Tốn lại tương tuế đồng tuổi với ta, nếu hắn vẫn nhất trực bất xuất đại sự, lẽ nào ta thành ra tuyệt vô cơ hội?". Bên tai đang nghe tiếng hát êm ái của Tuyết Nhược Nhiêm, từng điệu múa uyển chuyển, trước mặt bày khắp tinh châu mỹ vị nhưng Trương Ký lại bất tri vị, trong lòng hốt hoảng bất an.

Từ lúc Tuyết Nhược Nhiêm vì hắn mà dụ gặp mật sử Tây Hạ, làm cho hắn càng tiếp cận gần với Dương Hạo, nhất lực chủ trương hoàn thành trọng trách chiêu hàng. Hắn lại càng năng đến Thiên Kim Nhất Tiếu lâu, ai ai cũng biết Liễu Đóa Nhi nơi đây là cấm loan tình thiếp của quan gia, Tuyết Nhược Nhiêm tiêu thư cũng là chỗ thân tình với Trương tể tướng, cả quân cả tướng đều lưu luyến nơi Tiểu Lâu, nơi đây lại như thuyền được nước càng dâng cao, kẻ có quyền thế khắp nơi đổ về, họ đến Tiếu Lâu tiêu tiền đã không chỉ là hưởng lạc mà còn là điều tượng trưng cho thân phận cao quý.

"Trương tể tướng, nô gia múa đến khó thở ra hơi mà ngài vẫn như tâm tại ngoại bất tại yên, thật khiến người ta tức chết". Tuyết Nhược Nhiêm dừng múa, đi đến bên hắn gắt giọng nói.

"Sao cơ? À, ha ha...". Trương Ký như hoàn hồn trở lại, cười ha ha nói: "Lão phu đã đắc tội rồi. Trong triều chính sự bề bộn, khó lắm mới giành ra chút thời gian tới đây, trong lòng vẫn thực không buông ra được, ha ha, đến đây nào, lão phu dâng chén rượu này để đền cho mỹ nhân nàng".

Tuyết Nhược Nhiêm đưa tay tiếp chén, thản nhiên cười, đôi môi đỏ thẳm khẽ mở hé, nhấp nửa miệng rượu rồi lại hướng đến môi hắn. Trương Ký cười ầm lên rồi ôm chặt lấy eo thân nhỏ nhắn của Tuyết Nhược Nhiêm, cầm lấy chén rồi tiếp nuốt mỹ tửu từ miệng của mỹ nhân, Tuyết Nhược Nhiêm sà vào lòng hắn, ve vuốt chòm râu dịu dàng nói: "Hà Tây đã xin hàng, loạn quân Ba Thục trốn đến Quan Trung sắp bị diệt vong tới nơi, thiên hạ thái bình, còn có điều gì khiến Trương tể tướng phải hao tâm? A! Đúng rồi, thiếp nghe nói mấy ngày trước Trương tể tướng trình thượng nói cần phải phòng bị Bắc triều Khiết Đan đang lăm le luyện binh tụ cốc, phân đóng quân đội quanh biên cương chứ chưa vội truy đánh, việc này lại được quan gia tán thưởng nữa".

Trương Ký cười đáp: "Ha ha. Tin tức của nàng thật nhanh nhạy...". Hắn giơ chén lên nói: "Thân là tể tướng, việc ta quan tâm há không phải là việc quân? Hơn nữa, dù chỉ là việc quân thì thiên hạ bây giờ vẫn chưa thể coi là thái bình được. Loạn đảng Ba Thục chạy đến Quan Trung, tuy ra khỏi căn địa của chúng sẽ dễ dàng tiêu diệt, nhưng Quan Trung là nơi cằn cỗi, trước giờ chưa từng được triều đình chú trọng. Nếu năm nay vùng này gặp hạn hán thiên tai, bách tính sinh cơ vô tựa, không chừng đại họa càng lớn... Nhiều việc phải nghĩ đến, không thể lâm loạn mới nghĩ kế".

Tuyết Nhược Nhiêm đảo mắt, ngạc nhiên nói: "Quan gia phái Tề Vương trấn tọa Trường An, có Tề Vương quản chế còn lo gì lũ loạn phỉ? Chúng thực lợi hại đến vậy sao?".

Trương Ký cười ha hả, lấy tay véo nhẹ chóp mũi nàng đáp: "Đừng có coi thường những đám ô hợp đó, một đám ô hợp cũng có thể biến thành trăm chiến tinh binh, quốc chế phế lập đa số đều bắt đầu từ những đám ô hợp này đấy".

Tuyết Nhược Nhiêm nhăn mặt đáp: "Quốc gia đại sự, là nỗi lo của đại nhân các ngài. Um... Thiếp muốn nói là, Tề Vương điện hạ cũng thận trọng việc đó, còn cho người đến bái vấn Triệu tể tướng, nghĩ ra chắc là hỏi kế chỗ Triệu tể tướng".

"Ha ha, đó là điều đương nhiên, nếu nàng cũng hiểu việc quốc gia đại sự thì cần gì mười năm gian khổ đèn sách của chúng ta làm gì? Triệu tể tướng, Triệu tể tướng nào cơ?".

Tuyết Nhược Nhiêm vừa ăn vừa cười, che miệng nói: "Trương tể tướng sao lại hồ đồ đến vậy? Còn vị tể tướng nào nữa chứ, đương nhiên là Triệu Phổ Triệu thừa tướng rồi". Truyện được copy tại truyentop.net

Mắt Trương Ký chợt lóe sáng, hắn quay người lại, tay cầm chặt lấy dao dũa xắt lát con vịt quay sẵn trên bàn, cố che đi thần sắc khác thường của mình, mỉm cười nói: "Ha ha, Tề Vương triệu người đến bái vấn Triệu thừa tướng, không thể đường hoàng chính đáng, việc này nàng cũng biết sao?".

Tuyết Nhược Nhiêm phá môi thêm sắc, đắc ý phô trương mà nói: "Cũng chính là trước mặt Trương tể tướng ngài, người ta mới thận trọng nghênh phụng. Người bên cạnh dù có là biếu tặng kim châu ngọc ngà, hắn có được gặp nô gia hay không còn phải xem nô gia có hứng không đã. Văn nhân sĩ tử muốn gặp thiếp, đều sẽ đau đầu nhức óc mua chức lộng tài, kiếm tấn thân quan công, để khoe khoang thân phận của hắn".

"Ôi, Triệu thừa tướng dù đã đứng tuổi nhưng vẫn là lão thành mưu quốc, nói đến việc xử trí quân chính, nắm giữ chính yếu, nói chung chúng ta không thể so bì nổi. Nhưng... Tề Vương cho người đến bái vấn tể tướng, cầu hỏi việc bình loạn, việc này... Cũng là khách nhân của nàng tiết lộ sao?".

Tuyết Nhược Nhiêm cười đáp: "Việc này lại không phải vậy, như thế nào thì hắn cũng không nói hết cả. Nhưng... Tề Vương điện hạ là người cao quý, quan lộc lại trên cả tể tướng, nếu không vì việc này lẽ nào lại còn vì việc khác mà làm cho một vương gia phải đi nịnh nọt cầu khẩn một lão tể tướng đã hết thời? Đến giờ may mà quân loạn phỉ Ba Thục trốn đến Quan Trung, nghĩ lại thì chắc là vì cớ đó cả".

"Ha ha, Tuyết cô nương nàng quả nhiên thông minh hơn người...". Trương Ký bỗng nhiên cười ầm lên, trong lòng hắn vui đến khó tả: "Tề Vương trấn thủ Trường An, vốn bị coi như là đi đày, nhưng hắn kết giao với Triệu Phổ là có mưu đồ gì? Không được, ta phải tra cho rõ chuyện này, nếu thực đúng vậy, ta sẽ lập tức bẩm báo với quan gia".

Tiểu kiệu vác đến chầm chậm, Trương Ký lên kiệu rời Nhất Tiếu Lâu, trong lòng đương chút suy ngẫm.

"Ẩm! Ẩm ầm!". Đột nhiên phía trước có tiếng ầm vọng đến, chiếc kiệu đột nhiên dừng lại bên đường, Trương Ký chau mày, mở rèm kiệu nhìn ra ngoài, chỉ thấy Minh Đạo La, Khai Đạo Kỳ, theo sau là một loạt nghi trượng, đúng là Lô Đa Tốn tể tướng đang đi ngang qua.

Ánh mắt Trương Ký trong chốc lát quắc sắc lên, đợi lúc nghi trượng vừa qua, tiểu kiệu của hắn mới quay lại trục đường chính, hắn hạ rèm kiệu, niệm nghĩ một hồi lâu, khi đến cửa phủ, trong lòng chợt lóe sáng, đột nhiên hắn nghĩ ra một diệu kế một mũi tên bắt chết hai con chim...
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.