🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Tự Đức nhìn Quan Diêu mà rất hân hưởng, cái cách vô tư, cái lối sống thoáng đạt bừng bừng sức trẻ của hắn cũng lây nhiễm ông. Tuy Tự Đức mới 32 tuổi nhưng 13 năm làm vua vất vả đã bào mòn của ông rất nhiều tinh lực. Lo lắng việc nước việc nhà khiến vị hoàng đế trẻ tuổi này đến ăn uống cũng không thấy thuận miệng là bao. Nhưng hôm nay có được sức sống mãnh liệt của Quang Diêu cảm nhiễm khiến ông dường như ăn ngon hơn nhiều.

Tự Đức gọi Quang Diêu ở lại ăn một bữa cơm cũng chẳng có phải vì chính sự gì, ông chẳng qua là hứng trí mà làm vậy thôi. Nếu là bàn chính sự thì đã gọi thêm Phạm Phú Thứ hay một vài đại thần khác cùng ở lại rồi.

- Ôi giá như có một người con trai hoạt bát như khanh thì…

Nói đến đây Tự Đức im bặt, không thể có con là nỗi đau trong lòng ông. Chính vi thế khi nhìn thấy Quang Diêu không ngờ ông lại thất thố mà thốt lên câu này.

- Thánh thượng còn trẻ chuyện đó không phải lo gì.

Quang Diêu không tim không phổi mà đáp một câu rồi tiếp tục đánh chén… Hắn quên béng mất là vị này không có con, đến lúc chết đi rồi mà phải tự mình dựng trước văn bia. Quả thật là rất bi ai.

- Hài… khi xưa còn bé, trẫm bị thủy đậu bệnh nên … ôi….. số trời đã định… Trẫm cũng đành chịu thôi.

Không hiểu vì trời mưa rả ríc làm Tự Đức thổn thức tức cảnh sinh tình, hay vì Quang Diêu quá nhỏ tuổi khiến vị hoàng đế này không đề phòng mà tự nhiên tâm sự như vậy.

- Thần chỉ nghe thấy thủy đậu để lại sẹo, gây hại thần kinh, hại gan hại thận. Chưa thấy đậu gây khó sinh bao giờ. Thôi Thánh thượng chờ, khi nào Đại Nam có hạm đội mạnh mẽ, thần dẫn quân qua Tây Dương hốt một mẻ mấy trăm tên đại phu Tây Dương về thăm lại bệnh cho người. Nghe nói cách chữa bệnh của chúng rất có môn đạo.

Diêu thiếu nghe vậy thì nửa đùa nửa thật mà nói.

- Không biết khi trẫm còn sống có được trông thấy hạm đội Đại Nam hùng mạnh đó không nữa. Ôi đất nước thù trong giặc ngoài, đã thế quan viên chỉ biết tư lợi là nhiều, người làm được việc ngày càng ít. Cải cách hay không cũng cãi nhau loạn lên rồi, làm sao mà chế tạo nổi một hạm đội Đại Nam hùng mạnh đây.

Quả thật Tự Đức đã mất cảnh giác hoàn toàn với Diêu thiếu rồi, ông ta trở nên kể lể như lão già, mà lại còn kể rất trân thành và thương cảm.

- Ôi dào, họ cãi nhau vì họ căn bản không hiểu cải cách là cái gì. Phe cải cách thì không hiểu nên cải cách từ đâu, bắt đầu ra sao, và họ cũng chẳng thể có nổi một bản dự án mang tính chất hệ thống nào về cải cách thì ai tin nổi họ. Phe bảo thủ thì lại cảm thấy bộ máy và chế độ lúc này là tốt, thay đổi rồi biết đâu còn dở hơn. Nói chung cả hai đều là yêu nước cả, đều muốn tốt cho Đại Nam cả. Nhưng họ chẳng hiểu gì nên dậm chân tại chỗ… ai ui…

Thì ra Tự Đức chả biết lúc nào đã giơ tay gõ cho Quang Diêu vừa đang lúi húi ăn vừa đang chém gió.

- Ngươi bằng tí tuổi đầu mà dám ngồi đây chê cả triều văn võ. Ngươi mà lộ ra ngoài thì ngày mai Trần gia nhà ngươi chìm trong nước bọt a. Mà ngươi thì hiểu gì về cải cách, ranh con.

Tự Đức cười mà trách mắng, ông nói rất bình đạm như một vị đại thúc nhà bên mà thôi, không có dáng vẻ gì là hoàng đế cả.

- Thần là biết phải làm cải cách ra sao. Và làm như thế nào để chắc chắn thành công. Có cái Thánh thượng gõ đầu thần quên rồi….

Mẹ nó dám gõ đầu thiếu gia. Diêu thiếu quyết chơi bài lưu manh cho Tự Đức biết.

- Ha ha… Khanh mà biết cái gì. Nói ra trẫm nghe xem. Nếu có lý trẫm cho khanh vào nội các làm các lão.

- Thôi thôi thần không dám, Thần chỉ mong ở bên ngoài đánh giặc là được, đánh hết giặc thần mang quân đánh cho bệ hạ một cái giang sơn rộng hơn. Đây là tâm nguyện của cha con nhà Trần gia thần. Ở trong triều cả ngày cãi nhau với các vị lão gia râu tóc bạc phơ thần không làm nổi.

Tự Đức lại giơ tay lên nhưng Diêu thiếu lủi quá nhanh khiến hắn không xuống được mà thở dài.

- Nhóc con, ngươi làm như trẫm cho ngươi làm nội các luôn vậy. Nhưng tấm lòng của khanh Trẫm nhận.

Lúc này Diêu thiếu ăn uống đã no nê, hắn tự mình trâm trà rồi ực một miếng lớn.

- Thưa bệ hạ, thật ra cải cách không cần phải hô to lên mà vẫn có thể làm, vẫn khiến quốc khố đầy tràn, vẫn khiến đất nước phát triển, quân đội hùng mạnh mà không ai cãi nhau cho được.

Diêu thiếu lúc này là nghiêm túc mà không cợt nhả, khiến cho Tự Đức phải nhìn bằng ánh mắt khác. Tự Đức không nói gì mà chỉ im lặng với ánh mắt khích lệ để Diêu thiếu tiếp tục.

- Cải cách hay không là do bệ hạ làm, bệ hạ quyết mà không phải bọn họ.

- Trẫm một mình thì làm sao được, phải có chúng quan đồng lòng, một tay giúp trẫm thì trẫm mới có thể hoàn thành. Trẫm đâu phải là thần mà một mình làm được tất cả.

Diêu thiếu đứng lên cung kính. Cử chỉ nghiêm túc này làm Tự Đức cũng phải thẳng người chỉnh lại tư thế.

- Thánh thượng, cải cách là một từ rất chung chung, mọi người đều kêu gào cải cách nhưng cải cái gì cách cái gì thì không ai nắm rõ. Phe cải cách thì đao to búa lớn, họ bày ra một kế hoạch cải cách gần như toàn diện cả Đại Nam. Nhưng họ lại không có tham chiếu để chứng minh là cải cách có thành công hay không. Vậy nên phe bảo thủ sẽ không bao giờ chấp nhận điều này. Vì đơn giản nó quá nguy hiểm, cả quốc gia có thể sụp đổ theo phương pháp làm này. Nên nhớ rằng cả hệ thống Đại Nam vẫn đang hoạt động, mặc dù có hơi lạc hậu sơ với phương tây, mặc dù có những trục trặc và bất ổn nhỏ, nhưng tựu chung lại nó vẫn đang hoạt động. Nhưng nếu đột nhiên thay đổi hoàn toàn thì chưa biết tương lai chuyện gì sẽ sảy ra.

Tự Đức gật đầu tán thành ý kiến của Diêu thiếu, đây cũng chính là lý do khiến ông lưỡng lự giữa cải cách và không. Tự Đức không ngờ Diêu thiếu có thể hiểu sâu sắc vấn đề đến vậy. Ông biết là Diêu thiếu theo dòng chính của Phạm Phú Thứ tức là phe cải cách. Nhưng theo cách nói của Quang Diêu thì hình như hắn cũng không đồng ý cách làm của Phạm lão.

- Cải cách chia làm. Cải cách hành chính, cải cách ruộng đất, cải cách tiền lương, cải cách quân đội, cải cách giáo dục. Cải cách công thương nghiệp. ( Tất nhiên có cả cải cách thể chế nhưng bố Diêu thiếu cũng không nói ra). Cái mà phe cải cách muốn làm là một hơi làm hết những thứ này, và tập chung đầu tàu lại là cải cách ruộng đất và cải cách hành chính. Một hơi mà cải cách đủ mấy thứ này thì đảm bảo không làm nổi. Cái quan trọng là họ cứ lăm le vào mặt hành chính và ruộng đất. Mà hành chính và ruộng đất là hai mặt dễ gây thị phi và có lực cản mạnh nhất.

Diêu thiếu uống thêm một ngụm nước trà. Hắn muốn để Tự Đức tiêu hóa một lát rồi lại nói tiếp:

- Cải cách hành chính đảm bảo sẽ dụng đến quan lại khắp nơi, việc này thời cơ chưa đến đã làm là rất nguy hiểm. Cải cách ruộng đất thì lại quá buồn cười. Bọn họ muốn thanh tra ban bố lại luật đất đai ruộng vườn. Cái này đụng chạm quá nhiều quyền quý quan lại. Chẳng ai đồng ý cho họ làm như vậy, lực cản sẽ khắp nơi, đôi khi còn nguy hiểm đến sự thống trị của triều đình. Thời này quan lại ai chẳng vơ vét ruộng đất cho mình, địa chủ lại cũng thò một chân vào đó. Bọn họ cấu kết nhau thành khối chặt chẽ để kiếm lợi. Tổ chức này rất khó đối phó.

Nói đến đây thì long nhan Tự Đức hơi giận dữ, đây cũng chính là chỗ khó của ông. Ông rất muốn ra tay vào điểm này. Nhưng chẳng nhẽ ông xuống tay chặt đầu hết cả triều đình văn võ ư. Đừng tưởng ông là vua nên muốn làm gì cũng được, nếu ông có ý này thi ngay đêm nay sẽ có binh biến liền lập tức. Làm vua mà bị uất ức đến vậy thì Tự Đức sao không giận cho được. Có điều chuyện này là cấm kỵ không ai dám nhắc trước mặt ông. Chỉ có Diêu thiếu dám nói mà thôi. Tự Đức bực mình mà chán nản giơ tay muốn nói Quang Diêu dừng lại. Vậy nhưng tên này lại nhanh hơn mà cướp lời nói tiếp.

- Nhưng thật ra phe cải cách sai rồi, họ tập chung vào hai mặt đó là sai lầm. Thần lại có cách để thánh thượng cải cách chắc chắn thành cong cũng như đập tan cái nhóm lợi ích chiếm hữu ruộng đất kia.

- Hả, khanh thực sự có cách?

Tự Đức chỉ nghĩ là Diêu thiếu đùa vui, không ngờ hắn có cách thực sự. Vị Hoàng đế Đại Nam cũng bán tín bán nghi nhưng vì trước đó Diêu thiếu phân tích tình hình Đại nam quá mức sắc sảo khiến ông cũng rất mong nghe được cái gì đó có hiệu quả.

- Ý của thần là tập chung vào cải cách công thương nghiệp. Mặc dù lúc này vì chiến tranh với Pháp, chúng ta có một chút tiếp xúc cùng thương gia Mỹ nhưng thật sự các vị đại quan trong triều vẫn chưa hề chú ý đến công thương nghiệp. Trước đó thì trong suy nghĩ của họ cũng không hề có công thương nghiệp trong đầu. Có tiền họ sẽ về nhà mua ruộng, đất, ấp ủ thành của thừa tự. Nhưng thưa bệ hạ, số tiền một nhà máy dệt nộp thuế bằng cả tỉnh Quảng Yên thuế ruộng. Vậy thì nếu nhà máy dệt là của riêng thánh thượng thì số tiền thu lại là bao nhiêu? Đây chỉ là một ví dụ nhỏ mà thôi. Ý thần là Thánh thượng tư mình làm cải cách trước tiên, và làm cải cách về công thương nghiệp, sau đó tiền đầy nội khố thì có thể đầu tư thêm về công thương hay quân đội. Đến lúc này thì đám cày ruộng kia sẽ hiểu mấy mảnh ruộng của họ cày cấy chả kiếm được bao tiền. Lũ này lại ào ào chuyển qua muốn làm công thương, nhưng lúc này Hoàng thượng là nắm đằng chuôi rồi, Muốn có công nghệ, muốn có nhà xưởng, muốn có thị phần thì ra tiền, không có tiền thì ra ruộng. Cuối cùng ruộng, tiền, nhà máy đều quay lại tay Thánh thượng. Lúc đó ngài hô một câu cải cách ruộng đất, thực ra là cải hay không cải cũng đã rồi. Sau khi kinh tế rực rỡ, quân sự mạnh mẽ thì cải các đến giáo dục, có những nhân tài trẻ tuổi hiểu được tân pháp thì Thánh thượng mới có thể làm được cải cách hành chính. Đến đây thì Đại Nam đã vô địch thiên hạ rồi.

Diêu thiếu là ném ra cái bánh vẽ to đùng, nhing thì ngon và dễ, cũng rất có lý. Nhưng làm thì khó vô cùng vì cuối cùng đây chỉ là lý thuyết mà thôi. Nhưng có một điểm hắn chắc chắn đúng đó là nên cải cách từ công thương mà không nên bắt đầu với mảnh xương cứng là cải cách ruộng đất.

Tự Đức như ngấm nuốt từng chữ mà ngồi yên bất động. Một chiếc lá vàng rơi theo gió lượn vào mà đậu trên quan mão cũng không bị ông phát hiện ra. Cặp lông mày của Tự Đức lúc cau lại lúc giãn ra mà trở nên đăm chiêu suy nghĩ vô cùng. Lời nói của Diêu thiếu khiến cho Tự Đức hoang mang vô cùng, mà cũng như một tiếng chuông cảnh tỉnh. Hóa ra vấn đề có thể lật lên theo nhiều mặt để xem xét. Từ trước đến này văn võ bá quan và chính cả ông nữa vẫn luôn có tư tưởng về Nông nghiệp là chính, với lới dăn dạy của tổ tiên “ vạn sự nông chuyện làm đầu”. Nhưng sự thật đập vào mắt ông tại Vạn Ninh lại cho thấy nếu đơn thuần chỉ là rót đầy kho bạc quốc khố thì nông nghiệp lại xem ra yếu thế. Nhưng vấn đề an ninh lương thực quốc gia cũng cần quan tâm. Chỉ khi nào đủ lương đến mức an toàn thi Tự Đức mới dám mạnh bạo mà làm cải cách.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.