Thái Nguyên mặt trận thật ra không có gì là phức tạo cho lắm. Mặc dù Lê Duy Phụng rất không can tâm khi quân Vạn Ninh ép sát. Nhưng có thể nói thẳng ra là nếu không có Pháp trợ giúp thì Lê Duy Phụng không có cửa hi vọng vào một thắng lợi dù là nhỏ nhoi nhất nếu tiếp chiến với Diêu Thiếu tại địa hình trống trải. Nên nhớ lúc này Đại bác của quân Thái Nguyên của Diêu thiếu lên đến ba mươi mấy thanh. Cả ngày các pháo thủ rảnh lại lôi ra bắn chơi luyện tập một phen, Diêu thiếu là có tiền, bọn họ hoang được. Quan trọng nhất đó là xưởng chế tạo đạn pháo đã đang được lắp giáp tại Vạn Ninh. Dây truyền này là của tập đoàn Krupp, giao dịch theo gói quan hệ hợp tác mà Robert đã thương lượng trước đó với Phổ quốc.
Nói chung đạn kích nổ bằng cầu trì hay bằng cảm biến va chạm thì đã phát triển từ lâu ở Châu Âu, tính ra thì cũng không có bí mật gì. Nếu mà Phổ không đồng ý nhả ra thì có thể dùng giá cao mưa từ Na Uy, Thụy Điển. Chính vì lý do này mà Wilhelm I cũng không quá khắt khe mà lần này cũng giao cho Vạn Ninh hai dây truyền như vậy. Tất nhiên Krupp có quyền được bán vũ khí, công nghệ cho ngoại quốc, nhưng phải đặt dưới sụ theo dõi của quốc gia. Chính vì vậy những công nghệ mà Krupp đã có và sẽ có nếu Diêu thiếu muốn đạt được thì phải thông qua Wilhelm I và nôi các Phổ hay nói cách khác là sự ủng hộ của Bismarck. Nhưng nếu công nghệ mới là sự hợp tác cùng phát triển của Vạn Ninh và Krupp thì tất cả cần phải xem xét lại, lúc đó người có quyền lên tiếng rất có thể lại là Diêu thiếu. Chính vì lẽ đó vị tiểu Hầu gia này đặc biệt quan tâm đến việc hợp tác cùng phát triển công nghệ mới cùng Krupp.
Chính vì bản thân đã có được Nhà máy sản xuất đạn, Đại bác Amstrong thì có tới 30 thanh, đại bác Krupp là 50. Các thanh đại bác lẻ tẻ Napoleon III thu được sau các cuộc chiến cũng lên đến hơn 30 thanh ( Phần lớn chủ yếu vẫn đang trang bị trên chiến Hạm Hủy Diệt) các loại đều có thể tự cung tự cấp trong thời gian sắm tới. Tất nhiên thuốc súng đen cũng là một vấn đề quan trọng. Với sản lượng tiểu thủ công của Đại Nam và không có mỏ diêm tiêu thực sự lớn thì thuốc súng Đại Nam cung cấp cho các xạ thủ súng trường đã là bất khả thi. Thuốc súng đen thì Diêu thiếu chỉ có thể nhập khẩu số lượng từ người Anh.
Nhưng cũng may mắn vì Diêu thiếu co quan hệ cực tốt cùng Charles Straubenzee toàn quyền HongKong thông qua các mối làm ăn Heroin. Chính vì có được mối liên hệ này nên Diêu thiếu không hề thiếu thuốc súng “ giá đẹp” từ Anh quốc. Tất nhiên đó chỉ là ngắn hạn trước mắt, cuối cùng thì mục tiêu tự mình sản xuất thuốc súng đen để nắm quyền chủ động trong tay vẫn được Diêu thiếu quan tâm một cách đặc biệt và lên kế hoạch vào lúc thích hợp sẽ tiến hành.
28 tháng 1 năn 1862. Không dự báo trước quân đội Vạn Ninh đóng tại ranh giới Bắc Ninh và Phú Bình vượt biên xông thẳng đến thành đại đồn Tây Phú. Đại đồn Tây Phú được Lê Duy Phụng bố trí khá công phu, nó dường như là một đại đồn Chí Hòa thứ hai thu nhỏ lại. Nhưng Chí Hòa Đại đồn được bố trí theo hình chữ nhật kéo dài thì Tây Phú đại đồn hoàn toàn là hình vuông chiều dài mỗi cạnh tầm 700m. Tường thành Tây Phú được đắp chủ yếu bằng đất với thân một số nơi được gia cố bằng cọc gỗ, cao tầm 3m rộng 2m. Đặc biệt trên tường thành bố trí nhiều lỗ châu mai, có cả rất nhiều pháo Thần công của Đại Nam. Có lẽ lần này Lê Duy Phụng đánh chiếm mấy tỉnh Bắc Bộ thì thu hoạch không hề nhỏ chút nào. Những khẩu pháp đồng sáng loáng chĩa ra tứ phía khiến cho Tây Phú đại đồn nhìn như một con nhím vậy.
Trong đại đồn lúc này chia làm 4 khu khác nhau được ngăn cách bàng rào gỗ. có kho quân lương, kho quân khí, và có tới 1 vạn 5 ngàn quân Phản tặc tụ phong là Tân Đại Việt quốc đang trú đóng. Bên ngoài đại đồn được đào rất nhiều hào, hầm chông nhằm cản bước quân Vạn Ninh.
Bố trí rất tốt, rất quy củ, rất có phong thái của Nguyễn Tri Phương. Diêu thiếu buông ống nhòm mà ngán ngẩm. Chẳng nhẽ Lê Duy Phụng và Võ Vă Nhỡn không lấy Nguyễn Tri Phương ra để làm bài học? Cách đánh này chỉ có thể thực hiện vào những năm thế kỷ 18 mà thôi. Lúc này đây cố thủ xây phòng tuyến cũng có thể, nhưng không phải bằng đất mà các công trình phải bằng xi măng lõi thép để có thể kháng cự uy lực của đạn nổ. Cái thứ đến là chỉ có thể phòng thủ với điều kiện tiên quyết là vũ khí hai bên có hỏa lực cân bằng, it nhất là về khoảng cách hiệu quả của hỏa lực hai bên ngang bằng nhau.
Anh không thể lấy pháo thần công tầm xa 4-500m đi phòng thủ những thanh pháo Napoleon III có tầm xa 1,6km, càng không nói đến Amstrong đại bác tầm xa 2,2 km, mà nói như thế thì nhắc đên Krupp C61 của Vạn Ninh lúc này có đến 2,6 km tầm xa sẽ khiến cho mọi thứ rối tung. Anh có đắp thành là bê tông cốt thép mà cứ nằm yên để người ta oanh tạc mà không thể phản công thì anh cũng bị diệt chứ đừng nói đến chỉ có tường đất làm công sự.
Diêu thiếu ngán ngẩm mà thu tay. Hắn chỉ định cho Trần Văn Vân, Trần Văn Võ, Trần Duy Ngáo, Trần Phúc lãnh binh phối hợp ra trận tác chiến. Bản thên Diêu thiếu sẽ đứng ngoài trong cuộc chiến này để xem biểu hiện của họ. Trần Văn Võ, Trần Duy Ngáo, Trần Phúc là những nô gia được ban họ Trần của Trần Gia, họ cũng đã lăn lộn trong quân đội Vạn Ninh từ ngày đầu dựng nghiệp, nói đến cũng có 3 năm khinh nghiệm và có biểu hiện suất sắc. Diêu thiếu lần này là bỗi tài, quyết buông tay để họ tham chiến tại Thái Nguyên.
Diêu thiếu lúc này trong một bộ trang phục khá đặc biệt, đay là bộ quân phục hết sức chính quy dựa theo quân phục của Đức quốc xã trong những năm WWII. Tât nhiên hắn không có mục đích xây dựng một đế chế phát xít hay làm đều tương tự, hắn chỉ thấy được bộ quân phục này nhìn xoái ca nên sử sụng mà thôi. Tất nhiên bộ trang phục này không thực sự thích hợp lắm cho chiến đấu mà chỉ thực sự phù hợp trong diễu binh, nghi lễ. Lần này có được một nhóm thợ may người Pháp được “tuyển dụng” đến nơi này cho nên việc may vài bộ quân phục cho các sĩ quan là không quá khó khăn.
Mũ lưỡi trai, áo sơ mi, áo khoác ngoài, thắt lưng da, đi ủng da cao cấp. Đây là tất cả những gì đặc chưng của sĩ quan Vạn Ninh. Tất nhiên về chi tiết thì chúng sẽ có khác nhau rất lớn với bộ đồ nguyên gốc vì sự đơn giản hóa về cúc áo để thuận tiện hơn cho việc chế tạo. Bộ quân phục này hơi khác so vơi quân phục của người Châu Âu cũng như thẩm mĩ của người Châu Âu lúc này. Điểm khác đầu tiên chính là cổ áo rất đơn giản mà không diêm dúa kiểu quý tộc Châu Âu, làm như mình giống như một bông hoa di động. Điểm thứ hai là quần rộng và bó ở phía dưới thuận tiện cho di chuyển cũng như không vướng víu. Điều này khác hắn quân phục Anh, Pháp, Phổ lúc này với một chiếc quần bó đến lộ hết cả hàng kéo từ tren xuống dưới.
Diêu thiếu lúc này đang lui về hậu quân, hắn thực sự tỏa sáng rực rỡ trong bộ trang phục màu nâu này. Nói cũng đến buồn, đến nay Vạn Ninh vẫn dùng cách nhuộm cổ truyền bằng các thảo dược cho vải vóc. Nhưng có một điều là Diêu thiếu rất hoan nghênh cách nhuôm thủ công này và đã tổ chức hẳn một nahf máy nhuộm kiểu này và tụ tập nhân công để công tác. Diêu thiếu không điên mà đi dùng các cách nhuộm chết người của Châu Âu lúc này.
Lúc này tại Châu Âu đang thịnh hành rất nhiều thói quen thời trang chết người. Tất chân được nhuộm bằng thuốc chứa anilin gây viêm chân ở nam giới và khiến các công nhân dệt may bị loét, thậm chí là ung thư bàng quang. Đồ trang điểm chứa chì phá hủy dây thần kinh cổ tay phụ nữ, khiến họ không thể nâng tay lên được. Lược celluloid, thứ mà một số phụ nữ thường cài trên tóc, sẽ phát nổ nếu chúng quá nóng.
Rất nhiều mũ đàn ông có lớp lót làm bằng lông thỏ. Để làm cho lông dính với nhau tạo thành lớp lót, thợ làm mũ phải chải chúng với thủy ngân. Điều này cực kỳ độc hại, đặc biệt nếu hít phải, hơi thủy ngân sẽ đi thẳng đến hệ thần kinh trung ương.
Asen hay thạch tín có mặt ở khắp nước Anh trong thời đại Victoria. Dù được coi là chất độc chuyên để giết người, nguyên tố dễ tìm, giá rẻ này được sử dụng để làm nến, rèm cửa và giấy dán tường. Vì dùng thuốc chứa asen sẽ cho màu xanh tươi sáng, nên asen cũng có mặt trong quần áo, găng tay, giày và vòng hoa giả mà phụ nữ hay sử dụng để trang trí tóc và quần áo của họ. Những vòng hoa đặc biết này có thể khiến người phụ nữ đeo nó phát ban. Nhưng thời trang asen vẫn gây hại cho người tạo ra nó nhất.
Diêu thiếu không điên mà đi học theo những thứ điên khùng này, trước khi thuốc nhuộm tổng hợp azo khá an toàn được nghiên cứu thì hắn sẽ dùng thuốc nhuộm thiên nhiên ở Đại Nam. Tất nhiên hàng suất khẩu thì hắn sẽ không nghại mà sử dụng một chút Châu Âu phong cách để tăng giá trị mặt hàng.
Còn về quân phục tác chiến cho linh bộ binh cũng như binh chủng khác đã được hắn vẽ ra rồi. Chính là bọ quan phục màu xanh lá quen thuộc của GPQ. Ít ra làm điều đó cũng khiến hắn nhớ về tổ quốc kiếp trước, nhớ về đơn vị anh hùng mà hắn đã từng phục vụ. Một quân đội non trẻ, nhỏ bé, thiếu thốn về vật chất nhưng đã khiến cả Thế giới lúc đó phải thán phục và ngưỡng mộ. Một quân đội bách chiến bách thắng thời hiện đại. Những đối thủ phải nằm dưới chân họ toàn là cường quốc thế giới lúc bấy giờ. Sâu trong thâm tâm Diêu thiếu tất nhiên tình cảm thiêng liêng hắn dành cho đội ngũ trước đây của mình không hề giảm. Và có rất nhiều điều hắn phải học hỏi từ GPQ để tổ chức một đội quân hùng mạnh của người Việt vào thời điểm này.
Đi bên cạnh Diêu thiếu lúc này không phải sĩ quan mà là một đoàn các bác sĩ và nhà hóa học. Họ là nhóm nghiên cứu Penicillin. Thật ra nếu đã có định hướng thì Penicillin cực kì dễ nghiên cứu. Thành thử ra nhóm người thực hiện nghiên cứu này không hề phải lặn lội quay về Vạn Ninh nơi có sẵn phòng thí nghiệm. Nhóm người này thực tế là điều trang thiết bị mà chuyến đi Châu Âu lần này thu được về Phú Bình và lập nên một phòng thí nghiệm dã chiến nhỏ. Không bao lâu họ đã có thể phân tách được Nấm Penicilllin từ những đám nấm mốc nhiều chủng loại của bánh mì.
Thật ra khi đã có hướng nghiên cứu thì các công việc còn lại quay về với vấn đề kỹ thuật mà thôi. Đầu tiên đó là dùng kính hiển vi phân biệt các loài nấm trong đám nấm mốc vi sinh của bánh mì dựa theo hình thái, cấu trúc bên ngoài. Tiếp theo là nuôi cấy các chủng nấm này để tăng số lượng của chúng. Việc tiếp theo là cho các chủng nấm đơn loại này vào các mẻ vi khuẩn đã được nuôi cấy trong các khay huyết thanh bò. Cuối cùng chỉ là xem kết quả loại nấm nào có khả năng tiêu diệt vi khuẩn thì loại đó là Penicillin. Công việc này dành cho người ngoài nghê thì quá phức tạp, nhưng dành cho các chuyên gia hóa học, sinh học, bác sĩ thì lại là… “ôi đây không tính là nghiên cứu khoa học mà là thợ thủ công” một nhà vi sinh học người Đức lên tiếng vì tất cả các bước trên Diêu thiếu đều mường tượng trong đầu và nói ra suy nghĩ của mình để các nhà khoa học hoàn thiện nó.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]