Mọi người nãy giờ lo nói cười hỏi thăm nhau, không mấy để ý đến hai nam hài vẫn đi sau lưng phu thê Lâm Hải.
Dương lão gia tử bây giờ mới chú ý tới, đưa mắt nhìn Lâm Hải:" hai đứa bé này là hài tử nhà ai?"
Lâm Hải nói:" nhạc phụ, đây là Trương Văn, Trương Võ, hai đứa bé này ở quê nhà gặp nạn, theo cha nương chúng đi kinh thành. Không may cha nương hai đứa nhỏ lại gặp rủi ro trên đường, đã qua đời. Con rể thấy hai hài tử đáng thương nên đã nhận chúng làm nghĩa tử".
Lâm Hải nói xong thì Dương thị lên tiếng:" cha, người để cho chúng dập đầu nhận người làm ông ngoại đi".
Dương lão gia tử nhìn hai hài tử đang đáng thương nhìn ông, cũng không có phản đối, nhẹ gật đầu xem như đồng ý.
Cẩn Tuệ lại kéo hai huynh đệ Trương Văn đến trước Dương lão gia tử và Ngô thị nói:" hai người mau gọi ông bà ngoại".
Dương lão gia tử lại gật đầu, Ngô thị thì cười hiền từ nói:" chuyện này cũng hơi bất ngờ, ta lại không chuẩn bị quà gặp mặt, hai đứa đứng lên, đợi ta một chút".
Nói xong bà đứng dậy đi vào phòng trong, một lúc sau đi ra, tặng cho mỗi người một bao đỏ. Hai đứa nhỏ lại nhất tề quỳ xuống tạ ơn.
Ngô thị nói:" hài tử ngoan, mau đứng lên, cũng không cần động chút là quỳ".
Mọi người hàn huyên, hỏi thăm chuyện kinh thành, chyện đi thi của Lâm Hải một lúc lâu, đến giờ cơm mấy nam đinh trong nhà đều uống rượu đến cao hứng. Đến khi Ngô thị lên tiếng cho mấy nàng dâu và con gái đỡ trượng phu của các nàng về nghỉ ngơi thì mới tan tiệc.
Vì nhà Lâm Hải được Dương lão gia tử thường xuyên cho người đến quét dọn, nên bây giờ trở về, chỉ cần trải chăn gối mới là có thể ngủ được.
Dương thị sắp xếp cho huynh đệ Trương Văn ngủ ở phòng phòng của Cẩn Tuệ, hai huynh đệ Cẩn Minh tạm thời dùng chung một phòng. Mẫn Trúc thì về phòng mình. Thời tiết đầu mùa hè, cũng hơi có chút nóng, không thể chen chúc một chỗ với nhau được.
Lo cho mấy đứa nhỏ xong, Dương thị trở về phòng mình thì thấy Lâm Hải đã nằm ngủ rồi. Dương thị nhìn trượng phu mỉm cười, sau đó cũng thổi tắt đèn đi ngủ.
Vừa mới nằm xuống, Dương thị bất ngờ bị trượng phu ôm từ sau lưng. Dương thị khẽ giựt mình, hờn dỗi nói:" chàng mau đi ngủ, mai còn phải về lại trong thôn chào hỏi mọi người nữa".
Lâm Hải không nói, chỉ ôm chặt Dương thị, dụi dụi đầu vào cổ nàng.
Dương thị biết đây là Lâm Hải lại thương tâm chuyện của Lâm Sơn nên không nói gì, chỉ im lặng vỗ nhẹ nhẹ lên lưng hắn.
Mãi một lúc lâu sau, Lâm Hải mới thở dài nói:" ngày mai một mình ta về thôn là được rồi, nàng và các con cứ nghỉ ngơi cho khỏe. Với lại, nếu ta đưa cả nhà về chắc gì đã là chuyện hay. Nhị ca có khi đã gửi thư về cho tộc trưởng rồi, mà phàm là dân thì sẽ sợ quan, nhị ca lại là quan ở kinh thành. Ta nghĩ, nhị ca không chỉ đơn giản đuổi ta ra khỏi nhà đâu, mà hắn còn muốn đuổi ta ra khỏi dòng tộc. Vì vậy mới nói ta không phải con của cha nương".
Dương thị im lặng nghe Lâm Hải nói, nàng lúc này thấy Lâm Hải không nói gì nữa mới hỏi:" vậy chàng có tính toán gì không?"
Lâm Hải nghe Dương thị hỏi như vậy thì trả lời:" ta cũng không biết thế nào, nhưng trong tộc phản đối lời nhị ca thì ta vẫn sẽ trong tộc Lâm gia. Còn nếu họ cùng nhị ca không công nhận ta thì..."
Lâm Hải nói tới đây thì không nói nữa. Dương thị ôm chặt trượng phu nói:" chàng còn ta, còn mấy đứa nhỏ. Dù thế nào đi chăng nữa, ta và các con luôn đứng bên cạnh chàng. Lại nói xa hơn chút, chàng còn có cả một đại gia đình Dương gia ủng hộ chàng nữa".
Phu thê hai người tâm tình một lúc rồi cũng chìm vào giấc ngủ, sáu ngày xóc nảy trên xe ngựa cũng đủ khiến mọi người mệt mỏi. Một đêm ngủ ngon không mộng mị.
Qua sáng hôm sau, cả nhà dậy có chút trễ, Lâm Hải thu thập một chút rồi tự mình thuê xe ngựa về Linh Khê thôn.
Lần này đúng như lời Lâm Hải nói với Dương thị. Lâm Sơn đã gửi thư, kèm theo một ngàn lượng bạc cho tộc trưởng. Trong thư nói Lâm Hải không phải con của Lâm lão gia tử và Lý thị, xin tộc trưởng khai trừ một nhà Lâm Hải ra khỏi tộc. Lại nói sau này con cháu Lâm gia đỗ đạt, hắn sẽ hỗ trợ hết lòng. Theo đó là một ngàn lượng bạc chói mắt gửi kèm, nói là một chút bày tỏ tôn kính với tổ tiên Lâm gia, lại nói là số tiền này giúp cho mấy đứa nhỏ trong tộc đi đọc sách.
Tộc trưởng tuy không hẳn là một người không biết lẽ phải, nhưng một ngàn lượng bạc không phải là ít. Lại nói chỉ nói Lâm Hải là con nuôi của Lâm gia, bây giờ khai trừ khỏi tộc, không gây ồn ào quá lớn gì, mà Lâm Sơn đã gửi cả chứng từ có dấu tay của Lâm lão gia tử và Lý thị, cũng không phải ông cưỡng từ đoạt lý. Cuối cùng tộc trưởng quyết định khai trừ Lâm Hải ra khỏi tộc.
Khi Lâm Hải về đến thôn, thì tộc trưởng đã gạch tên hắn ra khỏi gia phả được hai ngày rồi.
Lúc tộc trưởng đưa tờ giấy xác nhận thân phận con nuôi có dấu tay của cha nương Lâm Hải, lại còn có mộc quan của Lâm Sơn. Lâm Hải không nói một lời nào, chỉ nhìn tờ giấy đó chằm chằm.
Tộc trưởng lại cũng cố làm vẻ mặt sầu não nói:" Aizzz, Lâm Hải à, từ xưa tới nay dân không đấu với quan, huống chi, Lâm Sơn giờ là quan lớn ở kinh thành. Ta cũng không có cách nào, ngươi giờ cũng là một vị quan huyện rồi, có thế nào thì cũng nên giữ chút mặt mũi cho mình".
Lâm Hải chỉ cười nhạt, cầm lấy tờ giấy, đứng lên chắp tay cáo từ. Lâm Hải chưa quay về trấn ngay, mà cho phu xe chạy tới cuối thôn thăm một nhà Lâm Vinh.
Lâm Vinh cũng biết chuyện Lâm Hải bị khai trừ khỏi tộc, nhưng khi gặp Lâm Hải hắn vẫn không nói tới chuyện đó, chỉ một tiếng tam ca, hai tiếng tam ca.
Đối với Lâm Vinh, người đường ca này không chỉ là họ hàng của hắn, mà còn là ân nhân của một nhà hắn. Nếu gia đình Lâm Hải không giúp đỡ khi hắn bị đuổi ra khỏi nhà, thì giờ này, thê tử và hai hài tử của hắn không biết có qua ngày được tốt như bây giờ không.
Lâm Hải tới đây chỉ là nói hắn qua mấy ngày sẽ đi nhậm chức ở phủ thành, dặn Lâm Vinh không cần đưa rau lên trấn cho nhà hắn nữa. Còn về ruộng đất thì cứ trồng trọt, đất đứng tên Lâm Hải nên cũng không cần đóng thuế. Tiền thuê đất thì Lâm Hải sẽ lấy ba phần số lương thực thu được hàng năm.
Lâm Vinh nghe như vậy thì lôi kéo thê nhi quỳ xuống tạ ơn Lâm Hải.
Lâm Hải vội nói:" không cần khách khí như vậy, ta cũng hiểu hoàn cảnh của đệ. Tuy giờ ta không còn là con cháu trong Lâm thị, nhưng ai thực sự cần ta giúp, ta cũng không thể làm ngơ".
Nói xong lời này, Lâm Hải cũng cáo từ ra về. Vì Lâm Hải chỉ thuê một chiếc xe bình thường đi về thôn, lại không có làm ồn ào huyên náo gì, nên thôn dân cũng không ai biết một vị quan huyện mới nhậm chức lại xuất hiện ở thôn lúc này.
Tuy thôn dân cũng ngóng trông Lâm Hải rầm rộ về vinh quy bái tổ, nhưng lại không biết Lâm Hải đã về, nhưng không được bái tổ thì cũng không cần đốt pháo ầm ĩ rồi.
Lâm Hải về tới nhà, thê nhi hắn lại đang bận rộn thu dọn để đi phủ thành.
Lâm Hải vừa bước vào, ra đón là Mẫn Trúc, nàng cười ngọt ngào với cha, lại vội vã rót trà, hỏi cha đi đường có mệt không...
Lâm Hải từ thôn Linh Khê trở về, trên đường tâm trạng rất u uất, vừa vào nhà, thấy con gái quan tâm săn sóc, nương tử và các con trai thì thu xếp đòi đạc, chuẩn bị cùng hắn lên đường. Lâm Hải tâm tình lúc này tốt lên rất nhiều.
Lại bận rộn thêm nửa tháng nữa, mọi người mới xuất phát tới An thành.
Chuyến đi này gồm một nhà Lâm Hải, Trương Văn, Trương Võ và thêm cả Dương Trí.
Tuy nói học đường ở An Sơn huyện rất tốt, nhưng Dương Trí và Cẩn Minh giờ đều là cử nhân, nên các tiên sinh ở đây cũng chỉ có thể chỉ điểm một hai.
Dương lão gia tử muốn Dương Trí đi cùng gia đình Lâm Hải, đặc biệt là có thể theo Lâm Hải đến công đường để cọ sát thực tế.
Vì An thành chỉ cách An Sơn huyện nửa ngày ngồi xe ngựa, nên mọi người cũng không vội vã lắm.
Bây giờ là giữa tháng sáu, Dương gia cũng không quá bận rộn. Dương lão gia tử và Ngô thụ quyết định cùng đi với mấy người Lâm Hải tới giúp đỡ mấy ngày. Để tránh cho việc lúng túng khi đến phủ của huyện lệnh, mọi người quyết định đến An thành xem tình huống rồi mới đi mua nha hoàn, bà tử, gã sai vặt sau.
Như vậy thôi mà cũng có mười người chia ra hai xe rồi, lại thêm hai xe hành lý. Đến đầu giờ thìn thì khởi hành đi An thành.
Bốn chiếc xe dừng ở trước cửa huyện nha đã là giờ mùi ba khắc.
Mọi người đứng trước cánh cổng nha môn cao lớn, uy vũ thì tâm tình mỗi người đều khác nhau, nhưng lại cũng chung một ý. Đó là từ nay gia đình họ đã mở ra thêm một cánh cửa mới, cánh cửa trên con đường quan trường.
Trương Văn và Trương Võ thì lại khác. Hai đứa trẻ bây giờ đều là kích động không thôi. Chúng đâu ngờ được rằng, có một ngày chúng lại được sống ở nơi của quan lại ở. Đây là phải may mắn cỡ nào. Chỉ cầu được cơm no áo ấm, lại được ban cho cả một mái ấm hạnh phúc. Hai huynh đệ Trương Văn nắm chặt tay nhau thay cho lời nói, cùng nhau ra sức vì một nhà năm người Lâm gia, để thay cho lời tạ ơn mà huynh đệ họ ghi nhớ suốt đời.
Vừa đứng trước cổng chưa đầy nửa khắc thì từ bên trong nha môn có người chạy ra. Người đó tầm bốn ba, bốn tư tuổi, ăn mặc theo kiểu thư sinh, nhưng mão đội đầu của hắn thì chỉ có sư gia của huyện lệnh mới được đội. Sư gia này thoạt nhìn có vẻ khôn khéo, miệng luôn mỉm cười, áng mắt nhìn thẳng, dáng vẻ cung kính nhưng không hèn mọn. Hẳn là người có cốt khí.
Do Lâm Hải đi nhậm chức, nên sáng nay đã thay đồ của quan gia, chỉ là không đội mũ cánh chuồn thôi.
Vị sư gia kia vẻ mặt cung cung kính kính cúi chào Lâm Hải:" xin ra mắt đại nhân, tiểu sinh là Hành Thiêm, là sư gia nha môn huyện An thành này. Nha môn đã nhận được công văn ở trên báo xuống hơn nửa tháng trước là đại nhân sẽ tới nhậm chức. Tại hạ ngóng trông mãi tới hôm nay, cuối cùng cũng gặp được đại nhân".
Lâm Hải gật gật đầu khách khí nói:" để sư gia phải chờ, làm phiền Hành sư gia dẫn ta và người nhà đi hậu viện nha môn nghỉ ngơi. Có lời gì, vào trong lại nói".
Hành sư gia vội đáp:" là tại hạ thất trách, mời đại nhân, hai vị lão nhân, phu nhân, các công tử, tiểu thư theo tại hạ".
Mọi người cũng đáp lễ Hành sư gia, sau đó nối đuôi nhau theo vào nha môn.
Đi qua cổng công đường thì thấy một cái trống lớn dựng ngay sát mép cổng, tiếp đó là cửa nha môn, có hình đầu sư tử nhe nanh, trông rất dọa người. Sau đó là đến phòng để công văn sổ sách, kế đến là phòng khách, thư phòng cho quan huyện và các sai nha bàn bạc. Lại có năm phòng cho sai nha và sư gia nghỉ ngơi, cuối cùng còn có một căn bếp nhỏ.
Đi hết một vòng lớn mới tới hậu viện của nha môn. Đây là nơi cho gia quyến của huyện lệnh ở, cũng khá rộng. Nha môn và hậu viện được ngăn cách bởi một bức tường khá cao, lại có hai sai nha chuyên đứng canh ở cổng này.
Hành sư gia vừa đi vừa giới thiệu cách bố trí của nha môn, tới hậu viện lại vẫn nhiệt tình dẫn mọi người xem xét hậu viện.
Hậu viện chia ra làm bảy viện nhỏ, có một chúng viện là nơi của huyện quan tiếp khách và ở lại, sáu viện còn lại là nơi cho mọi người nghỉ ngơi. Có hai gian bếp, một gian gần chính phòng, một gian ở cuối viện. Lại có hai dãy nhà nhỏ, cho các nha hoàn, bà tử ở một dãy dãy còn lại cho gã sai vặt và mấy phu xe ở.
Tuy nói quan huyện chỉ là chúc quan thất phẩm, nhưng đãi ngộ cho quan viên thời này thật sự tốt. Thảo nào, mọi người đều dốc lòng đọc sách, muốn ra làm quan.
Tuy nơi này không có đình đài, lầu các, suối nước gì, nhưng cả một tòa nhà lớn thế này là dành cho gia quyến quan thất phẩm ở đã là khá tốt rồi.
Hành sư gia dẫn mọi người đi một vòng sau đó đưa trở về chính phòng rồi mới cáo từ.
Lâm Hải mời Hành sư gia ở lại uống trà, Hành sư gia rất biết thời thế, nên từ chối, hẹn sáng hôm sau sẽ tới để uống ly trà của tân huyện lệnh.
Cả một nhà bây giờ cũng đã mệt rã rời, nhưng vẫn phải cố gắng bắt tay dọn dẹp một chút. Tối nay mọi người sẽ ngủ tạm cùng nhau ở chính phòng. Ngày mai mới tính xem ai ở viện nào.
Vì trời cũng dần tối, đồ đạc cũng được thu dọn tương đối. Dương lão gia tử đề nghị đi tửu lâu ăn cơm. Tất cả đều tán thành.
Mọi người chia nhau tắm rửa, sau đó một nhà già trẻ đến tửu lâu gần nhất dùng bữa tối.
Hậu viện này cũng không cần phải đi chung cổng với nha môn, phía chính viện ở đây cũng có một cánh cổng khác, cổng này là thông với con đường lớn phía bên phải nha môn.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]