Chương trước
Chương sau
Tử Hạ rốt cục ký kết hiệp ước khuất nhục với Đại Tống, cắt cảng Trầm Thủy và bồi thường năm trăm ngàn quan cho Đại Tống. Dưới tình huống như vậy, Lư Doãn dẫn theo đại quân rút khỏi phủ Hạ Vũ, nhưng đại quân Lư Doãn vừa mới trở lại Đại Tống thì nhận được một mệnh lệnh kỳ quái.

Đại quân Lư Doãn trước tiên quay về Uyển Châu. Dựa theo lộ trình của bọn họ thì từ Uyển Châu sẽ đi theo hướng đông bắc đến Ngô Châu, nhưng lúc này triều đình bất ngờ ra lệnh cho bọn họ đi về hướng tây, nhưng hướng đó là đi đến biên giới của Đại Tống và Đại Lý. Hơn nữa đường cũng rất khó đi, nếu từ nơi đó trở về kinh thành thì chỉ sợ phải mất thêm một tháng nữa.

Đối với mệnh lệnh này của triều đình, nhiều tướng sĩ trong quân hết sức khó hiểu, nhưng Lư Doãn, Dương Hoài Ngọc và một số tướng lĩnh đã nhìn ra ý đồ của triều đình. Triều đình bảo bọn họ đi đường khác vòng qua biên giới Đại Lý, kỳ thật là muốn mượn cơ hội thể hiện ra vũ lực của Đại Tống với Đại Lý, dù sao thực lực quân sự hiện giờ của Đại Lý còn không bằng Tử Hạ, ngay cả Tử Hạ còn bị Đại 'Tống đánh cho thảm bại, chớ nói chỉ là một Đại Lý.

Lại nói tiếp Đại Lý hẳn là quốc gia có diện tích lớn nhất ở phía nam Đại Tống, Đại Lý Đoàn thị lập quốc cũng đã hơn trăm năm, đáng tiếc Đoàn thị dù sao cũng xuất thân từ man di, không am hiểu việc thống trị quốc gia. Trong nước dần dần xuất hiện các thế tộc hùng mạnh như Dương thị, Đổng thị và Cao thị cầm giữ vương quyền, làm cho quyền lực trong tay Đoàn thị không ngừng bị suy yếu, thực lực của một nước càng lúc càng giảm. Gần đây mới vừa bị Tử Hạ, một đất nước có diện tích nhỏ hơn nhiều đánh cho thảm bại, có thể nói Đại Lý sớm không còn thực lực của năm xưa. Nếu lúc trước khi Tống Thái Tổ nam chỉnh Đại Lý chỉ có chút thực lực như vậy thì Tống Thái Tổ cũng không mất nhiều công sức như vậy TÔI.

Bốn năm trước chính là năm cuối cùng mà hoàng đế Nhân Tông của Đại 'Tống tại vị, gia tộc Dương thị không cam lòng nhìn quyền lực của mình càng lúc càng suy yếu, vì thế bí quá hoá liều, tộc trưởng Dương Doãn Hiền công khai phản loạn. Hoàng tộc Đoàn thị Đại Lý lại rất bình tĩnh, từ đó có thể biết sự suy yếu của Đoàn thị, cuối cùng Đoàn thị không thể không nhờ Cao thị giúp đỡ, lúc này mới bình định được cuộc phản loạn của Dương thị.

Nhưng qua lần này, quyền lực của Cao thị lên cao, trong nước Đại Lý không còn ai có thể kiềm chế thế lực của Cao thị. Hoàng tộc Đoàn thị cũng từng bước đi đến vực sâu. Trên thực tế mười mấy năm sau, Đoàn thị đích xác biến thành con rối của Cao thị, thậm chí vì bảo vệ tính mạng, các đời hoàng đế Đoàn thị xuất gia làm tăng, đây cũng là một điều kỳ lạ trong lịch sử. Đáng tiếc sau này Cao thị vẫn đoạt vị tự lập, chỉ có điều bởi vì một số nguyên nhân, Cao thị lại một lần nữa trả lại ngôi vị Hoàng đế cho Đoàn thị, đương nhiên Cao thị vẫn nắm giữ quyền lực lớn nhất của Đại Lý, được xưng là “Cao quốc chủ”.

Cũng chính bởi vì các thị tộc tranh đấu trong nước, khiến cho thực lực của Đại Lý càng lúc càng suy yếu, thậm chí còn đánh không lại Tử Hạ. Nhưng bởi vì cái gọi là lạc đà gầy còn hơn ngựa béo, tiềm lực của Đại Lý kỳ thật lớn hơn Tử Hạ, đặc biệt là Đại Lý liều mạng học tập văn hóa của người Hán, khiến cho công thương nghiệp trong nước vô cùng phát triển. Ngành công nghiệp sắt trong nước rất nổi tiếng, đao của Đại Lý rất được người Đại Tống ưa thích, vì thế theo Đại Tống, uy hiếp của Đại Lý với Đại Tống kỳ thật lớn hơn nhiều so với Tử Hạ.

Nhưng từ khi Đại Lý lập quốc tới nay, bởi vì các thị tộc lớn mạnh trong nước kiềm chế, khiến cho Đại Lý không thể khuếch trương ra bên ngoài. Thái độ đối với Đại Tống cũng vô cùng cung kính, thậm chí vài lần xin làm nước phụ thuộc, hơn nữa dân chúng giữa hai nước cũng rất thường xuyên giao lưu với nhau. Vì thế mới đầu, quan hệ giữa Đại Lý và Đại Tống hết sức tốt đẹp.

Nhưng mười mấy năm trước, Tề Tri Căn gây loạn ở phía nam, cuối cùng thất bại trốn vào Đại Lý. Lúc ấy tuy rằng Đại Lý đã đưa đầu của Tề Tri Căn cho Đại Tống, nhưng lại cho tất cả người trong bộ tộc của Tề Tri Căn ở lại trong nước. Hơn nữa còn được Đại Lý trọng dụng, đương nhiên phần lớn những việc này là do Cao. thị làm, nhưng hoàng tộc Đoàn thị cũng không phản đối.

Cũng chính vì việc làm này của Đại Lý đã khiến cho Đại Tống hết sức bất mãn. Thậm chí lúc ấy không ít người cũng hoài nghi Tê Tri Căn đã chết hay chưa. Có lẽ đầu người được đưa đến Đại Tống chỉ là thế thân, vì thế Đại Tống mấy lần phái người đi chất vấn Đại Lý, thậm chí cuối cùng còn dàn binh ở biên cảnh. Hai nước gần như vì thế mà đánh nhau thảm thiết, đáng tiếc Đại Lý cứ khăng khăng đầu người kia là Tê Tri Căn, hơn nữa Đại Tống cũng không thể luôn duy trì trọng binh ở phía nam, vì thế cuối cùng cũng không giải quyết được gì.

Chán các website khác lấy cắp quá nhiều quá. Bên mình sẽ ra chậm lại các chương.

Nhưng cũng chính bởi vì chuyện của Tề Tri Căn đã khiến cho quan hệ giữa Đại Tống và Đại Lý rạn nứt. Thậm chí các tầng lớp thống trị còn đoạn tuyệt quan hệ buôn bán, buôn bán trong dân gian cũng chịu ảnh hưởng. Lần này triều đình Đại Tống bỗng nhiên truyền mệnh lệnh cho đại quân Lư Doãn đi vòng biên giới Đại Lý, phỏng chừng cũng là muốn mượn cơ hội này để trả thù chuyện Tề Tri Căn năm xưa.

Hiểu được ý của triều đình, đám người Lư Doãn cũng yên lòng, lập tức mang theo đại quân đi về hướng tây nam, sau đó diễu võ dương oai dạo một vòng ở. biên giới Đại Lý. Kết quả dọa cho cả nước Đại Lý chấn động, hoàng đế Đại Lý Đoàn Tư Liêm gọi Cao Trí Thăng vào triều thảo luận, sau đó Đại Lý liền sai trọng binh đến biên giới phòng thủ. Đáng tiếc đại quân Lư Doãn chỉ dạo qua một vòng rồi đi, nhưng cũng đã khiến từ trên xuống dưới ở Đại Lý sợ bóng sợ gió một hồi.

Mặc dù Đại Tống không tấn công Đại Lý, nhưng cũng làm cho Đại Lý hết sức. lo lắng, dù sao năm đó bởi vì chuyện của Tề Tri Căn đã khiến cho Đại Tống hết sức bất mãn với bọn họ. Lần này Lư Doãn dẫn theo đại quân vừa mới tiêu diệt Tử Hạ đi dạo một vòng ở biên giới Đại Lý, kỳ thật chính là một lời cảnh cáo. Phải biết rằng ngay cả Tây Hạ ở phía bắc cũng bị Đại Tống tiêu diệt, hiện tại Đại Tống không xuất binh, là vì Đại Tống cần khôi phục thực lực, nhưng đợi đến khi Đại Tống khôi phục lại, ai dám khẳng định Đại Tống nhất định sẽ không xuất binh đánh Đại Lý đây?

Cũng chính bởi vì những lo lắng này, sau khi Lư Doãn rời khỏi thì Đại Lý cũng nhanh chóng đưa ra phản ứng, đầu tiên là chủ động phái đặc phái viên đến Đại 'Tống, dâng thư thỉnh tội. Sau đó lại cúi đầu xưng thần với Đại Tống, khôi phục. cống phẩm như lúc trước. Ngoài ra còn bãi nhiệm tất cả quan viên thuộc gia tộc của Tề Tri Căn ở Đại Lý, dùng việc này để tỏ thái độ tạ tội của Đại Lý.

Triệu Thự khoe ra binh lực với Đại Lý là muốn kết quả như thế này. Bởi vậy sau khi ông ta nhận được công văn thỉnh tội của Đại Lý thì cười lớn triệu tập các. quan lại nghị sự. Bởi vì hiện tại Đại Tống chủ yếu tập trung tinh lực ở phương bắc, cho nên đối với phía nam chủ yếu vẫn là trấn an. Nếu không phải Tử Hạ làm quá mức thì cũng sẽ không có chuyện xuất binh lần này. Vì thế đối với việc Đại Lý thần phục, Đại Tống cũng không gây khó xử bọn họ, rất nhanh liền phái ra đặc phái viên đáp lại, sắc phong Đoàn Tư Liêm là quốc vương Đại Lý, Tiết Độ Sứ của Vân Nam... Tuy rằng đều là trên danh nghĩa nhưng đã biểu lộ thái độ của Đại Tống, đến đây mới khiến từ trên xuống dưới Đại Lý nhẹ nhàng thở ra, hai nước lại khôi phục giao lưu như trước kia.

- Tam ca nhi, đại quân chinh phạt Tử Hạ sắp trở về rồi. Nhưng vẫn chưa thấy tăm hơi của đại tỷ, đến lúc đó xem huynh nói như thế nào với Thù Nhi?

Triệu Nhan ở trong biệt viện, Tào Tung ở bên cạnh vừa thưởng thức trà vừa cười nói với Triệu Nhan.

Vợ chồng Đức Ninh công chúa vốn là muốn trở về, nhưng bị Triệu Nhan tiến cử cho Triệu Thự đảm nhiệm đặc phái viên đến Tử Hạ đàm phán. Đàm phán xong thì hẳn là xong việc rồi, nhưng sau khi Tử Hạ cắt cảng Trầm Thủy cho Đại Tống thì Đại Tống phải phái quan viên đến quản lý, mặt khác hệ thống quản lý ở cảng Trầm Thủy rất loạn, cảng cũng rất tệ hại. Vì thế Đại Tống cần phải tu sửa lại, phu thê Đức Ninh công chúa phụ trách về buôn bán trên biển của cảng này nên bọn họ cũng phải ở lại. Như vậy không biết khi nào thì mới có thể trở lại kinh thành.

- Không về thì không về, cùng lắm thì ta xem Thù Nhi như con trai là được! Triệu Nhan nửa nằm ở ghế lười biếng nói:

- Đúng rồi, bình thường đệ không phải bận gần chết sao? Sao hôm nay lại rảnh rỗi đến chỗ ta vậy?

- Ha hả, hôm nay Thọ Khang công chúa nói ngoài thành gần sông hộ thành có một đám thợ lành nghề từ phương bắc đến, không ngờ có thể điêu khắc khối băng thành các loài động vật xinh đẹp. Vì thế hôm nay chúng ta đến đó xem thử, nếu đẹp thì đến lúc đó tam ca nhỉ huynh cũng dẫn cả nhà đến xem, huynh thấy sao?


Tào Tung lập tức cười mở miệng nói, tuy rằng ở trong lòng y Thọ Khang công chúa quan trọng hơn một chút, nhưng chuyện của ngân hàng y cũng không dám mặc kệ. Dù sao đây là một cơ hội tốt để rửa sạch tiếng xấu cho y, sau này nếu y muốn kết hôn với Thọ Khang công chúa thì nhất định phải xây dựng ngân hàng thành công mới được.

Nghe được ngân hàng đã chuẩn bị xong, Triệu Nhan rốt cục nhẹ nhàng thở ra, dựa theo kế hoạch lúc đầu của hắn thì ngân hàng đã sớm được mở rồi. Nhưng Tào Tung lại thay đổi kế hoạch, thiết kế ngân hàng càng thêm hoàn thiện, điều này cũng làm cho Triệu Nhan không có cách nào, hiện tại cuối cùng có thể khai trương rồi.

- Cửu ca nhi, trước khi ngân hàng khai trương thì thông báo cho ta. Đến lúc đó †a mời vài người bạn đến chúc mừng, thuận tiện cũng thêm một ít thanh thế cho ngân hang. Ngoài ra đệ cần phải làm cho đàng hoàng, đừng suốt ngày quấn quít lấy tam tỷ ta.

Triệu Nhan lập tức trịnh trọng mở miệng nói, ngân hàng không phải được tạo ra để rửa sạch tiếng xấu cho Tào Tung. Quan trọng nhất là ngân hàng có tác dụng rất lớn trong kinh tế, đây cũng là một điều then chốt trong cải cách của Triệu Nhan đối với Đại Tống.

Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.