Chương trước
Chương sau
Theo kế hoạch ban đầu, có thể phải mất một ngày và hơn nửa đêm mới có thể đến đảo Mạo Lãng.

Nhóm người Kim Phi đã may mắn đón được gió tây vào đúng ngày khởi hành.

Tàu đánh cá giương buồm lên nên đã nhanh hơn dự định rất nhiều, vả lại đã xuất phát từ sáng sớm đến chạng vạng nhìn qua kính viễn vọng là đã có thể thấy được một góc của đảo nhỏ.

"Tiên sinh, đảo nhỏ đó là đảo Mạo Lãng."

Trịnh Trì Viễn chỉ vào nhóm đảo nói: "Ở giữa đảo nhỏ đó có một cái vịnh, cướp biển ẩn náu ở giữa vịnh. Khi thủy triều lên cao, sóng biển sẽ đi qua các hẻm núi giữa các đảo nhỏ nên mới gọi là đảo Mạo Lãng.

Vì hẻm núi ra vào vịnh quá hẹp, hơn nữa còn có nhiều đá ngầm nên thuyền lớn của thủy quân ta không thể vào được. Thuyền nhỏ đi vào thì rất dễ bị cướp biển ở trên cao tấn công, nên trước giờ nơi đây vẫn là hang ổ của bọn cướp biển.

May nhờ có tiên sinh ra tay mới giải quyết được khối u ác tính này!"

Kim Phi lấy kính viễn vọng ra hỏi: “Nơi đây còn cách đảo Mạo Lãng bao xa nữa?”

“Chắc là còn hơn ba mươi dặm nữa” Trịnh Trì Viễn nói.

“Thật quá lãng phí thời gian rồi," Kim Phi than thở một tiếng rồi hỏi: “Rong biển phân bố ở đâu?”

“Xung quanh đảo Mạo Lãng có rất nhiều rong biển, nhưng phân bố chủ yếu ở phía tây bắc đảo Mạo Lãng.”

Trịnh Trì Viễn chỉ vào phía trước nói: "Nếu ta nhớ không nhầm, nếu đi xa thêm năm sáu dặm về phía trước thấy chân bị cỏ quấn... Là có thể nhìn thấy rong biển!"

“Năm sáu dặm?" Kim Phi suy nghĩ một chút rồi quay đầu lại nói: "Thiết Chùy, chuẩn bị khinh khí cầu đi ta muốn lên xem một chút!"

Thật ra lúc này bay lên trời có hơi nguy hiểm nhưng vì y đã công khai ra lệnh trước mặt mọi người, nên Thiết Chùy không đi chuẩn bị là đã kháng lệnh.

Thiết Chùy suy nghĩ một lúc rồi gật đầu với phía sau.

Để ứng đối với những tai nạn và nguy hiểm ngoài ý muốn, khinh khí cầu và phi công được chuẩn bị sẵn trước khi lên ca nô.

Bây giờ các phi công đã rất quen thuộc với khinh khí cầu, hơn mười phút sau một khinh khí cầu bản nhỏ đã cất cánh đưa Kim Phi, Thiết Chùy và mấy người Trịnh Trì Viễn lên không.

Để tránh cho khinh khí cầu bay đi, nhân viên hộ tống đã buộc một sợi dây dưới giỏ treo để giữ khinh khí cầu.

Đây là lần đầu tiên Trịnh Trì Viễn ngồi khinh khí cầu, hầu hết mọi người đều có phản ứng giống nhau khi lần đầu ngồi khinh khí cầu bay lên không, và người chỉ huy thủy quân này cũng không phải là ngoại lệ vừa lên anh ta đã năm chặt lan can trước mặt.

Kim Phi không nhìn Trịnh Trì Viễn mà nhìn qua mặt biển phía đông.

Khi khinh khí cầu bay lên hơn mười mét, y nhìn thấy mặt biển ở ngoài xa đã chuyển sang màu đen, giống như ở bên dưới mặt biển có vô số miếng vải đen lắc lư theo dòng chảy của sóng.

Cầm kính viễn vọng lên nhìn kỹ hơn thì thấy những “Miếng vải đen” đó đúng là rong biển.

Khi khinh khí cầu càng bay cao lên, diện tích mặt biển đen cũng càng ngày càng lớn và Kim Phi cũng càng phấn khích hơn!

Trịnh Trì Viễn không hề nói dối, phía đảo Mạo Lãng này thực sự có rất nhiều rong biển, nhìn thoáng qua cũng không thấy được điểm cuối!

Kim Phi giống như đã thấy được phong cảnh đẹp nhất nên y cứ ngắm nhìn mặt biển ngăm đen, chần chừ không nỡ buông kính viễn vọng xuống!

Lúc này, Kim Phi hận không thể về xưởng đóng thuyền ngay lập tức để viết một lá thư, nói cho Cửu công chúa biết rằng người dân Giang Nam đã được cứu rồi!

Người dân Trung Nguyên đã được cứu rồi!

Sau khi xác định được diện tích rong biển, mục tiêu ra biển lần này của Kim Phi đã hoàn thành được hơn phân nửa.

Khi khinh khí cầu được kéo trở lại boong thuyền thì ca nô đã tiến vào phạm vi mặt biển đen, Kim Phi dựa vào lan can ca nô nhìn xuống, ở phía dưới mặt nước toàn là rong biển.

Kim Phi cho người vớt một sợi lên là đã phủ hết một phần tư boong thuyền.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.