Hộ chiếu Việt Nam có thể xin visa từ cửa khẩu: $25 cho visa 15 ngày, $40 cho visa 30 ngày, $90 cho visa 90 ngày. Đúng là chỉ có khi xin visa người ta mới mua được thời gian. Nếu ở Ấn Độ chẳng ai biết Việt Nam là gì thì ở biên giới Nepal, mới nhìn thấy hộ chiếu Việt Nam của tôi, các bác Hải quan đã hớn hở: “Doctor Lam, doctor Lam”, nghĩa là “Tiến sĩ Lâm, tiến sĩ Lâm” – tên gọi thân mật mọi người nơi đây dành cho sư thầy Lâm Trung Quốc, tự Huyền Diệu, trụ trì Việt Nam Phật Quốc tự ở đây.
Tôi nghe thấy Lumbini lần đầu tiên từ anh chàng khùngAntonio tôi gặp ở Myanmar. Anh bảo quãng thời gian anh thích nhất là một tuần liền trên đất Phật sinh, tá túc ở một ngôi chùa Hàn Quốc. Tôi hớn hở hỏi anh là tôi đến xin ở có được không, anh mới à lên: “Được chứ, ở đấy có cả chùa Việt Nam mà”. Lần thứ hai tôi nghe đến Lumbinilà khi nói chuyện với các bác ở Đại sứ quán Việt Nam về một đoàn khách từ Việt Nam sang đây hành hương “Tứ Động Tâm”. Các bác bảo thầy Huyền Diệu rất giỏi: Thầy sang Nepal từ khi Lumbini vẫn chỉ là mảnh đất hoang tàn. Thầy chính là ngưi nước ngoài đầu tiênxây dựng chùa ở Lumbini và là người có công lớn trong việc vận động chính quyền Nepal và chính quyền các nước khác để xây dựng lên khu Liên Hiệp Quốc Phật giáo, làm sống lại Đất Phật. Các bác tặng tôi cuốn sách Lòng tri ân: Sức mạnh và mầu nhiệm của thầy để đọc nghiên cứu. Càng đọc, càng tìm hiểu về thầy trên mạng tôi càng phục thầy, rất muốn có dịp được sang Lumbini thỉnh giáo.
Xe dừng lại ở Sonauli, tôi phải đi bộ qua biên giới, rồi bắt xe khách khác đến thị trấn Bhairahawa cách biên giới bốn một xe bus khác đến Lumbini. Chao ôi, chưa bao giờ tôi đi một cái xe bus nào chậm đến như thế. Đường xấu, máy cũ, xe chạy với tốc độ còn chậm hơn cả rùa bò. Đã vậy, ai vẫy xe cũng dừng. Xe nhồi khách như nhồi vịt, tôi ban đầu còn được đứng hai chân, lúc sau chỉ còn được đứng một chân. Mỗi lần công an kiểm tralà phải xuống hết từng người từng người một, rồi tất cả lại phải từ từ nhồi nhét lại. Ở biên giới Nepal người dân thì ít mà công an thì nhiều. Cứ khoảng chục phút xe lại bị chặn lại kiểm tra. Quãng đường chỉ hơn hai chục cây số mà xe chạy mất hơn hai tiếng.
Tôi đến Lumbini lúc bảy giờ tối mà trời tối om om làm tôi cứ có cảm giác như đang nửa đêm vậy. Thị trấn không có điện, chỉ heo hắt vài ánh nến hắt ra từ mấy nhà nghỉ ven đường. Tôi biết mình đã đến gần đất Phật khi nhìn đâu cũng thấy toàn sư là sư, chủ yếu ăn vận theo kiểu nhà sư Tây Tạng: quần nâu, áo trong vàng, vải đỏ sậm vắt chéo bên ngoài. Tôi cần phải đến Vườn Thiêng – nơi Phật sinh và cũng là nơi tập trung Liên Hiệp Quốc Phật giáo, nhưng tôi không biết Vườn Thiêng cách đây bao xa, đi đến bằng cách nào. Sợ người tu hành ngại tiếp xúc với nữ giới, tôi không dám hỏi đường. Thông tin duy nhất mà tôi có được là khi xuống xe bus, một bác khuyên tôi nên tìm nhà nghỉ nào ở quanh đây, mai trời sáng hãy đến Vườn Thiêng. Không muốn phải tốn tiền thuê nhà nghỉ lãng xẹt như vậy, tôi đi vòng vòng do thám. Đi một đoạn thì phát hiện ra cái cổng trắng với dòng chữ “Sacred Garden” (Vườn Thiêng) to đùng. Quả thực lúc đấy tôi không biết có phải Vườn Thiêng không bởi ngoại trừ dòng chữ đấy ra, xung quanh chẳng có dấu hiệu gì khác. Đêm tối đen như mực làm tôi cứ có cảm giác phía sau cánh cổng kia chỉ là một cánh đồng khác. Đang thập thò ở cửa thì tôi phát hiện ra hai chú bảo vệ. Chú không nói được tiếng Anh nên tôi chỉ nói: “Vietnam temple”. Chú à lên vui vẻ: “Vietnam Vietnam”. Chú đưa cho tôi tờ bản đồ, chỉ hình ngôi chùa nhỏ xíu có chữ “Vietnam” trên đó. Tôi gật đầu, chú liền dắt xe đạp ra, ra hiệu cho tôi ngồi ra phía sau. Sợ nổ lốp xe, tôi chỉ vào chân mình ra hiệu rằng chú cứ đi trước đi, tôi đi bộ, nhưng chú cứ khăng khăng chỉ vào gác baga đợi tôi lên. Tôi cũng ngoan ngoãn leo lên, xúc động dạt dào. Mình đâu có mảnh mai gì cho cam, mà ba lô của mình cũng đâu có nhẹ gì.
Trăng mỗi lúc một sáng. Trăng lấp lánh mặt hồ, trăng lấp ló tán cây, trăng lập lòe bụi cỏ. Không gian im lặng như tờ, nghe rõ cả tiếng đạp xe lóc cóc, tiếng dế kêu rả rích, tiếng chó sói hú xa xăm. Tôi hơi lạnh xương sống, giật giật áo chú: “Wolf?”. Chú xua xua tay ý là nó còn ở xa lắm. Lâu lắm rồi tôi không ngồi sau xe đạp. Tự nhiên nó khiến tôi nhớ lại những ngày còn nhỏ, được bố đèo xe đạp đi vòng vòng quanh xóm. Cảm giác an toàn và
Xe dừng lại ở trước một cái cổng lớn. Chú bảo: “Vietnam”, rồi quay xe đi về. Trăng sáng không đủ nhìn rõ mặt người, nhưng đủ để tôi thấy thấp thoáng bóng người phía sau cổng. Tôi lớn tiếng gọi: “Hello”. Ai đó đi tiến lại phía cổng với ánh đèn pin lập lòe, nhưng không mở cổng ngay mà có vẻ đang cố gắng nhìn rõ mặt tôi qua thanh cửa sắt: “Who is that?”. Trời ạ, nói tiếng Anh giọng này thì chỉ có người Việt Nam. Tôi hớn hở reo lên: “Anh là người Việt Nam ạ?”. “Trời, em cũng là người Việt Nam hả?”. Anh cũng mừng rỡ không kém. “Vâng. Anh ơi, thầy Huyền Diệu có ở đây không anh?”. “Thầy đi vắng rồi, có Minh Hòa ở đây thôi. Em vào trong đã”. Anh quay ra la toáng lên với mấy người ở trong: “Có con gái Việt Nam này”. Tôi mờ mờ nhìn được khoảng bốn, năm người đang ngồi uống trà dưới gốc cây. Tuy không nhìn rõ mặt, tôi có thể cảm thấy ánh mắt vui vẻ của mọi người dõi theo tôi. Minh Hòa tất tả từ trong nhà chạy ra. “Em vào đây bằng cách nào?”. “Chú bảo vệ dẫn em vào”. “Có lấy tiền công không?”. “Không anh ạ. Cũng không thấy ai kêu tiền vé “Trời ơi, làm con gái thật sướng. Vào đất Phật mà được chú bảo vệ đèo vào tận đây là phải có phước lắm đó. Em tìm thầy có việc gì?”. “Em đi hành hương đất Phật, muốn gặp thầy xin chỗ tá túc”. “Chuyện đấy thì thoải mái. Chùa có mấy chục phòng khách để trống kia kìa”. Thế là tôi ở lại trong chùa. Minh Hòa là đồ đệ của thầy, giúp thầy lo việc trong chùa khi thầy đi vắng. Ngoài anh, chùa còn khoảng mười anh em thợ hồ từ Huế sang đây giúp thầy xây chùa và một bác quản gia người Nepal. Có lẽ vì thương tôi mà mọi người rất quý tôi, mặc dù tôi không phải là người theo đạo Phật. Tôi được ở trong một căn phòng trong dãy phòng khách ở phía trong, còn mọi người thì ở trong một ngôi nhà nhỏ hai tầng ngay phía cổng. Căn phòng rất sạch sẽ với giường đôi, bóng điện chạy bằng ác quy, nhà vệ sinh nước sạch đầy đủ. Chưa bao giờ ngủ trong chùa, lại thấy dãy phòng khách vắng vẻ, âm u, buổi đầu tiên tôi thấy hơi sờ sợ nhưng khi mọi người hỏi: “Sợ không?”, tôi lắc đầu. Chứ sao giờ, chẳng lẽ kêu sợ để nhờ mọi người vào ngủ cùng à? Tuy không phải là người theo đạo Phật, tôi có cái nhìn khá cởi mở về tôn giáo. Không sùng bái cũng không phản đối, tôi nhìn nhận tôn giáo như một nét văn hóa thú vị. Tôi thích không khí bình yên trong chùa, thích những câu chuyện Phật dạy, thích tìm hiểu mối liên hệ giữa đạo Phật và các tôn giáo khác. Tối tối mọi người lên chùa đọc kinh, tôi cũng lên cùng. Tôi chỉ hơi bối rối lúc ăn cơm cùng mọi người. Tôi theo đạo Thiên Chúa nên khi ăn cơm tôi làm dấu thánh giá. Để khỏi thấy mình vô dụng, ngày ngày tôi cầm chổi đi quét chùa, tự nhiên nhớ đến câu: “Con vua thì lại làm vua Con sãi thì quét lá đa”. Khuôn viên chùa rất rộng. Phía trước chùa là một cái ao đầy hoa sen với một cây cầu cong cong vắt qua. Một cụm trúc vàng nghiêng nghiêng soi bóng. Phía sau nhà khách là một khu vườn rậm rạp như một cánh rừng nhỏ. Lớp lá khô lâu rồi không ai động vào, tôi khua khua chổi là muỗi bay loạn xạ, đốt chi chít mặt mũi chân tay tôi. Tôi thích buổi sáng sớm ra bờ ao ngồi chơi với hồng hạc (mọi người gọi là hồng hạc nhưng thực ra tên khoa học của loài chim này là Sarus Crane – Sếu đầu đỏ). Đây là loài chim cực kỳ quý hiếm, đứng thẳng có thể cao đến hai mét, nhưng lại vô cùng uyển chuyển. Sự xuất hiện của những chú chim này ở đây là một điều bí ẩn mà có lẽ cách duy nhất để giải thích cho nó là “đất lành chim đậu”. Mọi người bảo trước đây Lumbini không có hồng hạc đâu, chỉ từ khi chùa Việt Nam bắt đầu xây, hồng hạc mới quay trở về, càng ngày càng nhiều. Cái lạ hơn nữa là hồng hạc chỉ tập trung ở chùa Việt Nam chứ các chùa khác ở ngay cạnh đấy cũng không có. Hồng hạc duyên dáng đứng soi bóng bên bờ ao, đùa nghịch bên khóm trúc. Chúng rất dạn người, có mấy chú còn thản nhiên đi dạo quanh sân, thấy tôi ăn táo cũng chạy vào ăn cùng. Chiều chiều, tôi thích đạp xe lòng vòng tham quan chùa các nướckhác. Vườn Thiêng được mọi người gọi đùa là “Liên Hiệp Quốc Phật giáo” bởi cho đến nay đã có trên hai mươi quốc gia dựng chùa ở đây, mỗi ngôi chùa mang nét kiến trúc đặc trưng của đất nước đó.Chùa Thái Lan với những mái cong xếp chồng lên nhau, chùa Campuchia đậm chất kiến trúc Angkor Wat, chùa Nepal bầu bĩnh với con mắt Phật nhìn xuyên thấu, chùa Myanmar dát vàng, tròn ủng ở dưới nhưng càng lên cao càng nhọn, chùa Trung Quốc nhìn như Thiếu Lâm tự, chùa Pháp là một sự kết hợp độc đáo của văn hóa phương Đông và phương Tây…
Thỉnh thoảng buổi chiều tôi đi chợ cùng mọi người, vừa đi thăm chợ, vừa nhân cơ hội tiếp cận với “thế giới văn minh”. Chẳng qua là trong chùa điện thì chập chờn, một ngày có điện được mấy tiếng thôi, sóng điện thoại còn chẳng có nữa là Internet, nên muốn gọi điện hay vào mạng tôi phải đạp xe vào thị trấn cách đó mấy cây số. Thị trấn Lumbini có nhiều nét rất giống Việt Nam những năm 90. Phương tiện đi lại chủ yếu ở Lumbini là xe đạp, nhà giàu mới có xe máy. Nhà tranh mái rạ lụp xụp hai bên đường đất, quần áo đủ màu sắc sặc sỡ trải ngay trên mái nhà. Lumbini có hai chợ, một chợ họp hai phiên mỗi tuần, chợ kia chỉ họp một phiên. Ngày chợ phiên, người dân mang những thứ nhà trồng được đến mảnh đất trống ngay cạnh cánh đồng, bày ngay trên đất để bán. Không biết mọi người có ý thức giữ gìn môi trường hay là do không có tiền mua túi nilon, ai đi chợ ở đây cũng mang một cái bao và cho hết đồ rau củ quả của mình vào đấy. Bạn tôi đang chạy chương trình “Tôi ghét Nilon” mà sang được đến đây chắc thích điên lên m không có điện chẳng biết làm gì, mọi người hay ngồi gốc cây để đàn hát cho đỡ nhớ nhà. Tôi thương anh em thợ hồ ở đây lắm. Nghe thầy kêu gọi cần người giúp xây chùa, mấy anh em bỏ việc ở nhà sang đây giúp thầy cả năm trời mà không lấy tiền công.
Ở Lumbini được một tuần mà vẫn không thấy thầy Huyền Diệu về, tôi quyết định lên đường đi Kathmandu. Tôi chia tay mọi người mà bịn rịn. Sau này, mọi người kể rằng mọi người đã sốc khi lần đầu tiên gặp tôi. Thường người Việt Nam sang đây toàn đi theo đoàn, báo trước cả tuần liền. Chỉ có mỗi mình tôi là đêm hôm chẳng biết từ đâu chui ra, gõ cửa xin ở nhờ.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]