Lý do thứ hai chính là những hành tinh có sự sống như Địa cầu thì chắc chắn là “giống cái”. Các hành tinh “giống đực” thường không mấy bình tĩnh chịu đựng các sinh vật có trí tuệ là tổn thương da thịt của mình như vậy. Nói một cách đơn giản chính là mọi sinh vật trên bề mặt của một hành tinh đều là sinh vật ký sinh trên “da” của hành tinh đó. Hầu hết gần như đều là vô hại, nhưng một số thì không, nhất là các sinh vật có trí tuệ tạo thành nền văn minh. Các nền văn minh của trí tuệ sinh vật thường phải khai thác tài nguyên khoáng sản để phát triển. Việc khai thác này giống như là chấy rận ruồi muỗi vậy, không phải là việc thay đổi môi trường sinh thái. Đối với các hành tinh thì bất kỳ sinh vật nào cũng đều là vật ký sinh cả, thay đổi môi trường sinh thái thì thay đổi, chẳng ảnh hưởng gì cả diệt sạch thậm chí càng tốt. Nhưng với kiểu đào hoặc khoan những hố sâu hàng kilômét dưới mặt đất thì thực sự là khó chịu. Mặc dù đối với bề mặt của hành tinh và cả hành thì điều đó là không có gì đáng ngại, vết thương cũng chỉ như là muỗi đốt ruồi đậu mà thôi. Chính là sẽ có cảm giác ngứa ngáy, tổn thương không lớn, nhưng chính là cảm giác khó chịu cực kỳ. Ngoài việc có mẫu tính quang huy thì hầu như không có mấy hành tinh có thể chịu đựng được điều này, cho dù là hành tinh “giống cái” chứ nói gì là “giống đực”. Cho nên nói trong vũ trụ, tất cả các hành tinh có dựng dục nền văn minh của sinh vật có trí tuệ đều là phái nữ. Bởi vậy Rick Sanchez mới có thể đinh ninh dám chắc rằng Địa cầu và Trái đất đều là nữ tính. Tất nhiên, không phải mọi hành tinh nữ tính nào đều có dựng dục văn minh, càng không phải hành tinh nữ tính nào đều có sự sống. Trong vũ trụ mặc dù có rất nhiều hình thức của sự sống, vô số nền văn minh, cũng có vô số chủng loài sinh vật. Nhưng chính nhiều hơn tất cả là hư không, không gian hư vô rộng lớn không tồn tại bất kỳ thứ gì. Chưa nói đến cả vũ trụ, chỉ riêng mỗi cái thế giới trong không gian cũng đều là trống rỗng. Chúng ta ngẩng đầu lên trời, nhìn thấy sao trời dày đặc, nhưng phải biết rằng sao trời ở cách chúng ta hàng triệu năm thậm chí là hàng tỉ năm ánh sáng. Bởi vậy cho dù chỉ là một điểm trên màn hình, một pixel nhỏ nhất trên bầu trời, đó cũng có thể là một khoảng cách rộng lớn đến làm người tuyệt vọng. Cho dù là với vận tốc của ánh sáng, vận tốc di chuyển nhanh nhất vũ trụ cũng mất hàng triệu năm mới đến được với chúng ta. Khi chúng ta nhìn lên bầu trời, có nghĩa là chúng ta đang nhìn vào quá khứ, một quá khứ từ hàng triệu đến hàng tỷ năm trước. Ánh sáng còn phải tốn thời gian dài như vậy mới có thể đi hết quãng đường, đủ thấy khoảng không trong sao trời rộng lớn thế nào. Giống như phát đạn pháo của tân binh Chung trong Mass Effect bắn ra, nó sẽ bay mãi mãi trong khoảng không gian vô tận giữa các vì sao. Và hàng tỉ năm sau nó mới có thể may mắn va chạm vào tàu nghiên cứu khoa học của Stellaris. Thậm chí phát đạn pháo của Chung còn chưa chắc đã có thể thoát ra khỏi thiên hà. Viên đạn pháo sẽ mất hàng triệu năm để đi qua ngôi sao gần nhất, và hàng tỷ năm sau đó nó vẫn đang bay với vận tốc cực nhanh bên trong không gian của thiên hà. Khoảng không giữa các vì sao rộng lớn đến nỗi nếu hai thiên hà va chạm và dung hợp, sẽ không có bất kỳ vật thể nào bên trong hai thiên hà thực sự va chạm vào nhau, cho dù là vùng sao dày đặc bên trong trung thâm của cả hai thiên hà. Thứ duy nhất thực sự va chạm hoặc nói đúng hơn là vật thể duy nhất thực sự trực tiếp chạm vào nhau khi hai thiên hà va chạm và hợp nhất chính là hai trung tâm của thiên hà. Còn lại tất cả những vật thể trong cả hai thiên hà sẽ chỉ là hơi có một thay đổi nhỏ trong quỹ đạo mà thôi. Kể cả sau khi hai thiên hà hợp nhất với nhau, khoảng không gian giữa các vật tể thậm chí cũng sẽ không quá nhiều thay đổi. Thậm chí nhỏ hơn đến như khoảng cách giữa các vật thể bên trong một hệ sao, có thể chỉ cần vài phút vận tốc ánh sáng, cũng có thể phải mất cả năm trời để ánh sáng có thể đi đến. Việc giống như trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng về chiến tranh không gian, nơi những con tàu vũ trụ len lỏi truy đuổi nhau trong vành đai thiên thạch hoàn toàn chính là trí tưởng tượng của tác giả mà thôi. Trên thực tế giống như vành đai tiểu hành tinh của hệ mặt trời của Địa cầu, thường được mô tả là một vành đai bao gồm các tiểu hành tinh là các thiên thể nhỏ hơn hành tinh, thường không đủ khối lượng để giữ hình dạng hình cầu, có quỹ đạo nằm chủ yếu giữa quỹ đạo sao Hoả và quỹ đạo sao Mộc (giữa 2,3 và 3,3 AU từ Mặt Trời),và cấu tạo chủ yếu từ các khoáng chất không bay hơi. Tập hợp các tiểu hành tinh tạo thành vành đai các tiểu hành tinh. Vành đai chính có hàng nghìn các tiểu hành tinh lớn hơn 1 km, và hàng triệu các vật thể bé như bụi. Dù có số lượng lớn như vậy, tổng khối lượng của cả vành đai chính nhỏ hơn khối lượng Trái Đất một ngàn lần. Các tiểu hành tinh với đường kính nhỏ hơn 500 mét được gọi là thiên thạch. Các thiên thạch và bụi có thể va quệt vào khí quyển Trái Đất và tạo ra các "cơn mưa" sao băng. Các tiểu hành tinh có thể tập hợp thành những nhóm tiểu hành tinh và các gia đình tiểu hành tinh, dựa trên các tính chất quỹ đạo riêng biệt của chúng. Các mặt trăng của tiểu hành tinh là các tiểu hành tinh quay theo quỹ đạo lớn hơn các tiểu hành tinh. Chúng không được phân biệt rõ ràng như các mặt trăng của hành tinh, thỉnh hoảng chúng hầu như lớn bằng hành tinh bên cạnh. Và chúng ta tưởng tượng ra rằng tất cả chúng giống như một vành đai bụi đá lơ lửng trong không gian, với khoảng cách cực kỳ gần, gần đến nỗi những con tàu vũ trụ hơi lớn một chút sẽ không thể đi qua nếu không va chạm với vô số các tiểu hành tinh và thiên thạch. Chỉ có thể len lỏi bên tránh né bên trong vành đai tiểu hành tinh bằng những con tàu vũ trụ nhỏ bé thậm chí là nhỏ như những chiếc máy bay chiến đấu được điều khiển bằng một hoặc hai người. Chính là thực tế lại không như vậy, vành đai tiểu hành tinh của Mặt trời mặc dù chứa vố số các tiểu hành tinh và thiên thạch bé nhỏ. ( Thực tế là mặc dù gọi là bé nhỏ nhưng không bé nhỏ chút nào, nhỏ một chút cũng có bán kính tính bằng trăm mét, lớn thì tính bằng chục hoặc trăm kilômét bán kính. ) Điều quan trọng nhất chính là khoảng cách giữa chúng, khoảng cách giữa tất cả các thiên thể trong vành đai tiểu hành tinh. Đó là một khoảng cách cực kỳ lớn mà không phải chật hẹp chen chúc như chúng ta thường nghĩ. Nếu có ai có thể tự mình đến gần và quan sát vành đai tiểu hành tinh bằng mắt hoặc các máy móc quang học. Thì tất cả những gì họ có thể nhìn thấy chính là một khoảng không đen tối mà thôi. Thậm chí trong tầm mắt không ai có thể nhìn thấy bất cứ một tiểu hành tinh nào, ngoại trừ việc cố tình tiếp cận chúng. Trong không gian, nếu các vật thể ở quá gần nhau chúng sẽ quay quanh nhau hoặc là va chạm rồi kết hợp với nhau trở thành một vật thể lớn hơn vì lực hấp dẫn. Cho nên nếu vành đai tiểu hành tinh được mô tả như trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, chúng ở gần nhau đến nỗi tàu vũ trụ phải len lỏi giống như đi dạo chợ đêm thì chắc chắn chúng sẽ tụ lại với nhau và dần trở thành một hành tinh thực sự dưới tác động của lực hấp dẫn. Không gian vũ trụ rộng lớn đến nỗi, khoảng không giữa các thế giới cho dù là to lớn vô cùng có thể nuốt luôn cả thế giới tinh không cự thú cũng phải là may mắn mới có thể gặp được một vật thể, càng là siêu cấp cực kỳ may mắn mới có thể gặp được một thế giới. Chỉ là khoảng cách giữa các vật thể trong không gian đều lớn như vậy, lại không phải bất kỳ ngôi sao nào cũng đều có các hành tinh quay quanh nó, và cũng không phải hành tinh nào quay quay những ngôi sao đều phù hợp để tồn tại sự sống. Cho dù là những hành tinh phù hợp với điều kiện để tồn tại sự sống thì cũng không phải tất cả chúng đều tồn tại sự sống. Chỉ một phần rất nhỏ rất nhỏ, một sự ngẫu nhiên hoặc cố ý nào đó mới có thể khiến cho một hành tinh phù hợp với sự tồn tại của sự sống có sự sống. Và chắc chắng rằng không phải hành tinh có tồn tại sự sống nào cũng sẽ có trí tuệ sinh vật và diễn tiến văn minh. Đó là một tỉ lệ rất nhỏ rất nhỏ, nhỏ đến nỗi phần lớn các chủng quần sinh vật có trí tuệ trong vũ trụ, từ khi sinh ra cho tới khi diệt vong đều không thể gặp được một sinh vật ngoài hành tinh khác. Đúng vậy, là không thể gặp được nổi một sinh vật khác ngoài hành tinh, không phải là một nền văn minh khác. Chỉ một vài nền văn minh may mắn ngẫu nhiên có thể tiếp xúc với sinh vật ngoài hành tinh hoặc thậm chí là nền văn minh khác trong vũ trụ. Hoặc khoa học kỹ thuật bùng nổ mạnh mẽ và phát triển đủ để gặp được sự sống khác ngoài hành tinh, hoặc chính là ngẫu nhiên may mắn xuất hiện một cường giả có đủ thực lực tung hoành vũ trụ. Khoảng cách xa xôi giữa những thiên thể trong vũ trụ cũng chính là điều kiện cần và đủ để có thể có sự sống hình thành. Khoảng cách này chính là quy luật vật lý của vũ trụ, nó cũng là quy luật bảo vệ cho sự sống và nền văn minh. Hầu hết tất cả mọi sinh vật cũng như các nền văn minh đều được nằm trong một khoảng không gian độc lập rộng lớn. Điều này tránh cho việc sự sống và nền văn minh tránh khỏi các tác động khác đến từ vũ trụ.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]