🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
5

Mừng và Quỳnh-sơn-ca là hai đội viên ốm yếu nhất đội. Hai em chưa một lầnnào được đội trưởng cho về đồng bằng công tác. Mặc cho hai em nhiều lầnmếu máo khóc lóc, nhưng đội trưởng vẫn cương quyết: “Em nào cũng đòi vềđồng bằng thì lấy ai công tác ở chiến khu?“. Anh giao cho hai em nhiệmvụ chạy liên lạc trong chiến khu, từ Tiền chiến khu đến Xê-ca “Xết“. Tuy gọi là giao cho cả hai nhưng việc chạy liên lạc gần như chỉ một mìnhMừng đảm đương. Chân Quỳnh vẫn còn đau, em đi lại rất khó khăn.

Quỳnh rút khỏi Huế cùng với Trạm Quân y Mặt trận khu C. Em không đi được, các anh chị phải thay nhau cáng em bằng võng. Vì phải cáng em, cuộc rút lui của trạm quân y trở nên vô cùng vất vả và nguy hiểm. Tiếng súng giặcđuổi rát sau lưng. Các anh chị y tá, hộ lý định để em lại, cử người đưaem trở về với gia đình. Nhưng em khóc nức nở, nói. “Em không về mô. Cácanh chị không cho em đi theo thì em cắn lưỡi em chết!“. Các anh, chịtrạm quân y đã biết cái gan của Quỳnh lúc nằm trên bàn mổ, nên họ tinrằng không phải em nói doạ.

”Thằng con nít ni dám cắn lưỡi mà chếtlắm à?“. Họ trao đổi với nhau như vậy và xúm lại dỗ dành em: “Chừ mà emvề nhà sống với cha mạ thì còn sướng hơn tiên. Chứ lên chiến khu lúc nicực khổ lắm, sức em chịu chi thấu. Mà chân em lại đang đau, lên trên đókhông có thuốc men, vết thương nhiễm trùng trở lại thì nguy hiểm lắm…“.Quỳnh lắc đầu, bịt tai: “Các anh, các chị đừng nói chuyện sướng khổ nữa, em không nghe mô“.

Em nằm lặng trên cán, nghẹn ngào giận dỗi. Nướcmắt ứa ra, giàn giụa trên hai má trắng xanh như cẩm thạch. Môi em mấpmáy như muốn nói một điều gì nhưng không tìm ra lời để nói.

Em bỗng ngồi nhỏm dậy. Và hết sức bất ngờ, em cất giọng hát.

Giọng em trong vắt, cao vút, rung lên một âm hưởng bi thiế.t đến nỗi các anhchị trạm quân y đứng bật dậy, gai lạnh người nhìn em, tưởng như em hiệnra từ một cuộc đời không có thực.

”Bao chiến sĩ anh hùng. Lạnh lùngvung gươm ra sa trường. Quân xung phong, nước non đang chờ, mong tayngười hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời. Ngựa phi nơi xa kia nghesúng vang bên trời điệu kèn rộn ràng. Là trang nam nhi, quyết chiến nơisa trường, sông thác coi thường. Mong xác trong da ngựa bọc thân thểtrai…“.

Hát đến đó, em bỗng dừng lại đột ngột như lúc hát. Và em oàkhóc nức nở. Em nói qua nước mắt: “Hay các anh các chị để cho em đi cũng được… Đừng khiêng em nữa mà nặng. Không đi được thì em lết. Có chết emcũng lên thấu chiến khu em mới chết. Không có da ngựa bọc xác em mà chôn thì các anh các chị lấy mấy cái lá chi to như cái quạt tê - em chỉ mấyngọn lá nón xòe như cái quạt mọc rợp hai bên dốc núi - bọc xác em màchôn cũng được… “. Mọi người đều rớm nước mắt. Và không một ai còn có ýnghĩ dỗ dành em ở lại Từ Trò lên Hoà Mỹ phải vượt qua nhiều núi cao,suối sâu, đường rất cheo leo khó đi. Họ phải bỏ cáng thay nhau cõng em.

Vì phải cõng em đi theo mà trạm Quân y Mặt trận khu e rút lên chiến khuchậm mất một tuần, và hai lần suýt bị giặc vây tóm gọn. Quỳnh phải nằmbệnh viện chiến khu mất nửa tháng. Mặc dầu chân còn đau, đi phải cà nhắc mà chỉ đi được gần thôi, nhưng nhất định em xin về đội. Một anh y táchặt cành cây, đẽo gọt, đóng cho em cái nạng chống. Với cái nạng cànhcây đó, ngày nào em cũng chống đi thăm thú vùng Tiền chiến khu. Gặp chúbé chiến sĩ có gương mặt đẹp và dễ thương như trong tranh minh hoạ cácchuyện cổ tích, chống nạng đi cà nhắc, không ai không mỉm cười với em và đứng lại ngắm hút theo bóng em. Em mặc bộ áo quần bộ đội màu tím than,ống quần cắt ngắn cho vừa chân nhưng đũng quần thụng xuống quá đầu gối,cái áo trấn thủ dài phủ mông đít, đội cái mũ ca lô dạ màu cứt ngựa -chính cái mũ calô của anh Vệ Quốc Đoàn bị đạn thủng bụng được nghe emdạo đàn dương cầm trước khi tắt thở ở Trạm quân y Mặt trận khu C. Trongbộ trang phục luộm thuộm này em càng bé bỏng, dễ thương đến phát khóclên được.

Những buổi chiều đẹp trời, Quỳnh-sơn-ca thường chống nạngđi tha thủi một mình dọc bờ sông Ô Lâu, lút mình trong những nương sắnvà những bãi lau sậy, xạc xào… Mỏi chân, em lại dừng nạng, ngồi bệtxuống bờ đất dốc ẩm ướt, hai bàn tay đan ngón vào nhau, bó gối ngắm dòng sông lượn uốn nao nao trong ánh chiều tà. Cả người em như một pho tượng nhỏ người ta thường đặt bên bờ nước trong công viên, bất động đắm mìnhtrong tiếng rì rào bất tuyệt của dòng sông, tiếng kẽo két những coọngnước quay, tiếng nước từ trên cao bắn tung tóe rơi lách chách xuống mặtsông, tiếng lau lách đung đưa thì thầm… Trong một lùm cây bỗng lảnh lótngân lên tiến hót một con chim gì đó mà em không nhìn thấy, với nhữnggiai điệu mê hồn. Cặp mắt trẻ thơ của em tự nhiên nhòe ướt: “…Trời ơi,hay quá đi?“. Em thì thào như trong giấc mơ. Chụm cặp môi đỏ tươi lại em cố bắt chước giọng chim. Em lắc lắc đầu vừa cười vừa khóc: “Không!Không phải như thế!“. Em thì thầm nói một mình: “Trời ạ, giọng nó caohơn giọng mình đến một ốc-ta!“. Những ngón tay em bỗng trở nên nhanhnhẹn khác thường - những ngón tay của một nghệ sĩ biểu diễn dương cầmbẩm sinh, dài, trắng xanh như những quả chuối non còn nằm úp trong bẹbuồng chuối - mở nút túi áo, rút ra một mẩu bút chì và một tờ giấy gấplàm tư. Em đặt tờ giấy lên đùi, thấm thấm đầu bút chì vào cặp môi chúmlại, kẻ những dòng nhạc. Em hí hoáy ghi các nốt nhạc. Em khe khẽ xướngâm. Những ngón tay dài mảnh, trắng xanh, gõ gõ lên cái nạng cành câyđánh nhịp.

Mừng dạo này đang ra sức học chữ. Đội trưởng dạy cho emtập đánh vần trên tờ báo Giết giặc. Một hôm, Mừng nhìn thấy Quỳnh nằmchùm hum trên sạp nứa, sửa lại những câu nhạc viết ngoài bờ sông. Mừngtò mò, đứng lom khom, chăm chú nhìn những cái chấm đen, trắng, có râu,ban viết đặc sít trên tờ giấy, nhăn nhăn trán, hỏi:

- Cậu viết chữ kiểu chi mà lạ rứa? Mình đánh vần mãi không ra?

- Chữ nhạc ấy mà, - Quỳnh đáp không ngẩng đầu lên.

- Chữ nhạc thì đánh vần cách răng? Cũng đánh vần là a chờ ách, ê chờ ếch à?

Quỳnh ngước mắt nhìn bạn, cười tủm tỉm:

- Không phải. Chữ nhạc đọc lên không thành tiếng như ở báo Giết giặc, màthành tiếng chim hót, tiếng nước sông Ô Lâu chảy, tiếng coọng nước quay, tiếng gió thổi trong lau lách, trên ngọn tre lồ ô… tiếng chiến khu mình bền gan đánh giặc…

- Rứa thì cậu giỏi thiệt… - Mừng trầm trồ thán phục. - Biết khi mô mình cũng đọc được chữ nhạc như cậu hè?…

- Cậu gắng học chữ cho thạo rồi mình sẽ dạy cho cậu chữ nhạc, khó chi mà…

Sau chừng chục buổi chiều tha thẩn trên bờ sông Ô Lâu, Quỳnh-sơn -ca đãsáng tác được bài hát “Sông Ô Lâu bền gan đánh giặc“. Thính giả đầu tiên của Quỳnh là Mừng.

Quỳnh dắt bạn ra bờ sông, cùng ngồi trên tảng đákhuất sau một đám lau sậy sát bên bờ nước hát cho bạn nghe. Nghe xongbạn hát hai lần, Mừng trợn tròn mắt nhìn bạn, kinh ngạc hỏi:

- Cậu làm ra bài hát nớ thiệt à?

Quỳnh phì cười:

- Tớ không làm thì còn ai làm nữa?

- Răng mà cậu tài dữ rứa? Cậu làm mà nghe hay như bài “Vệ Quốc Quân một lần ra đi…“.

- Cậu chỉ khen huyên thuyên!… Làm răng mà hay được như bài hát đó!

- Tớ nói thiệt mà? Nghe bài hát của cậu tớ chỉ muốn ở chiến khu mãi… cho đến lúc thành người lớn như Chính uỷ…

Như tất cả những nghệ sĩ thực thụ, sáng tác chỉ vì một lý do độc nhất là sự thúc bách của tình cảm “không viết ra không chịu nổi“. Quỳnh say mêmiệt mài sáng tác, bị cuốn hút trong cơn lốc cảm hứng. Nhưng khi sángtác xong, cơn lốc cảm hứng lắng dịu, em nhìn lại bài hát của mình vớicặp mắt bình tĩnh và nghiêm khắc. Em cảm thấy thất vọng. Em tự đánh giábài hát của mình không đạt được một phần nhỏ những gì em cảm xúc mơ ước. Con sông Ô Lâu kháng chiến chảy trong bài hát của em sao mà tầm thường, khác xa dòng sông hùng vĩ chảy trong mộng tưởng của em. Em buồn rầu,thất vọng, và quyết định phải làm lại bài khác. Trong cơn chán nản, emvò bài hát định ném luôn vào bếp lửa mà Mừng đang cúi lom khom thối, nấu cháo cho Hoà-đen, hớt hải chụp tay Quỳnh, kêu lên sửng sốt:

- Cậu điên điên chi rứa? Làm mất bao nhiêu công trình cậu lại đem vứt vô lửa?

Quỳnh rầu rĩ đáp:

- Nhưng nó dở òm… Mình sẽ làm lại bài khác.

- Cậu chê thì cho tớ.

- Nhưng cậu lấy làm chi?

- Để khi mô tớ được cậu dạy cho chữ nhạc, tớ tập đánh vần.

Mừng cẩn thận vuốt tờ giấy có chữ nhạc thật phẳng phiu, rồi kẹp vào giữa tờbáo Giết giặc - cuốn sách học vỡ lòng của nó. Mừng còn cẩn thận chồng ba cái bao tải lên để tờ giấy thẳng hết các nếp nhăn.

Một hôm, Mừngchạy liên lạc vào cơ quan Tỉnh đội dân quân đóng ở Xê-ca Bốn. Nó nhìnthấy anh Hinh tỉnh đội phó dân quân ngồi trước bàn, nhăn nhó như ngườiđau răng, viết viết, xoá xoá những chữ nhạc giống hệt Quỳnh. Nó tò mòđứng xem, và khoe:

- Ở đội em có bạn Quỳnh cũng biết viết chữ nhạcnhư anh rứa. Mà viết đặc sệt cả một trang giấy to như ri nì. Rồi bạn nớngó vô đó hát lên một bài hát hay ghê lắm. Hay không thua chi bài VệQuốc Quân một lần ra đi…

Anh Nguyễn Hinh, trước Cách mạng tháng Támlà giáo viên dạy nhạc ở trường Quốc học. Anh là một trong mấy người chủtrương và lãnh đạo nhà văn hoá đại chúng của chiến khu.

Trong hoàncảnh gian khổ thiếu thốn kinh người mà anh vẫn lập được một đội đồng calàm nòng cốt cho nhà Văn hoá đại chúng. Anh vừa là người tập hợp, tuyểnchọn, huấn luyện và chỉ huy đội đồng ca.

Đã từ lâu anh ôm ấp ý đồsáng tác một bài hát về chiến khu Hoà Mỹ. Tranh thủ những phút rảnh rỗihiếm hoi trong công tác lãnh đạo dân quân du kích tỉnh, anh viết bàihát. Nguyễn Hinh tự biết mình không có năng khiếu về sáng tác, nhưng anh quyết định lấy phương châm “cần cù bù tài năng”, trong quá trình thựchiện niềm mong ước của mình. Anh viết đi viết lại nhiều lần, càng viếtanh càng thất vọng. Anh tự dằn vặt, ray rứt, đau khổ âm thầm. Bởi vậy,Mừng bắt gặp anh đang sáng tác bài hát mà mặt mũi nhăn nhó như người bịđau răng… Trong tâm trạng đó nên khi nghe chú nhóc liên lạc đọc chưathông, viết chưa thạo này khoe là bạn mình cũng viết bài hát, anh Hinhkhông buồn ngẩng lên. Anh chỉ hỏi lại một cách nhạt nhẽo: “Thế à”; vàanh lại tiếp tục cắm cúi viết viết xoá xoá, coi như không biết Mừng đang đứng ở đó.

Giọng hỏi thờ ơ và thái độ coi thường của anh Tỉnh độiphó với lời khoe bạn của mình, làm Mừng nổi tự ái “Chắc trong bụng anhnớ coi cái bài hát của cậu Quỳnh là không ra chi, là cái trò nghịch ngợm của con nít… Người lớn là họ hay khinh con nít lắm!” - Mừng ấm ức nghĩvậy. Nó lẳng lặng đi ra khỏi lán, chạy thẳng một mạch từ Xê-ca Bốn vềđội, mà con đường đâu phải gần! Phải vượt qua ba dốc núi và lội qua nămcon suối Mừng lấy tờ nhạc của Quỳnh, cuộn tròn lại, cẩn thận bỏ vàotrong bụng áo, cắm đầu chạy một mạch từ Tiền chiến khu trở lại Xê-caBốn. Anh Tỉnh đội phó vẫn còn ngồi viết chữ nhạc trước cái bàn mặt nứa.Mừng rút tờ nhạc trong bụng áo ra, cầm hai tay, đặt xuống trước mặt anh, và nói:

- Tờ chữ nhạc của bạn em đây anh nì…

Anh Hinh hơi cau mặt như hầu hết người lớn đang mải bận việc bị con nít quấy rầy. Nếu Mừngkhông phải là chiến sĩ mà chỉ thuần là một chú bé, chắc anh đã nói: “Emđi chơi chỗ khác để anh làm việc“.

Vì nể tấm tình của chú bé chiến sĩ đối với bạn, anh cầm bản nhạc lên, định bụng chỉ liếc mắt qua. Mắt anhbỗng hấp háy như bất ngờ chạm phải một tia nắng. Anh đọc tiếp câu thứhai, rồi câu thứ ba… Và đến câu cuối cùng, anh bật kêu lên sửng sốt:

- Ái chà, lạ quá hè? - Nhìn anh lúc này giống hệt một người nhặt lên mộtvật đinh ninh là một đồng xèng, bất ngờ lóe lên trong tay mình ánh kimloại quý.

Anh đọc to bản nhạc lần thứ hai. Và lần thứ ba anh hát.

Giọng nam trầm rất vang, rất khỏe và nỗi xúc động đột ngột của anh làm chodiện mạo bài hát khác lạ hẳn đi, hùng tráng hơn, bi thiết hơn. Bản nhạccó tám câu: âm hình chủ đạo là tiếng rì rào bất tuyệt bền bỉ của dòngsông Ô Lâu chảy qua cuộc kháng chiến trường kỳ.

Mừng đứng há miệng,ngạc nhiên nhìn anh Tỉnh đội phó dân quân miệng hát, tay vung lên vungxuống, hai mắt và chót mũi đỏ lên như bị khói xông. “Tại răng rứa hè?“.Em tự hỏi. Nhưng chính mắt và mũi em cũng đang đỏ lên như anh.

Anh Hinh gấp tờ nhạc bỏ vào túi áo, đeo túi dết, đội mũ lá, xỏ vội đôi dép cao su, phăm phăm đi một mạch thẳng đến Xê-ca Một.

Mừng không hiểu chuyện gì đã xảy ra, vừa xốc quần vừa lúp xúp chạy theo anh. Nó chạy theo cốt là để lựa lúc đòi lại cái tờ chữ nhạc mà mình có côngcứu ra khỏi bếp lửa: “E anh lấy mất của mình có“. Nó lo lắng, hồi hộpnghĩ vậy. Anh Hinh bước vào lán làm việc của Trung đoàn trưởng.

Trung đoàn trưởng đang vừa ăn một khúc sắn nướng, vừa chăm chú xem xét cái gì đó trên tấm bản đồ chiến khu tỷ lệ 1/25.000. Anh Hinh đặt luôn bản nhạc lên tấm bản đồ, nói như reo:

- Một chú nhóc liên lạc của anh vừa sáng tác được bài hát về chiến khu tuyệt quá anh ơi!

Rồi không kịp để cho Trung đoàn trưởng hỏi lại anh Hinh nhịp nhịp tay xuống tấm bản đồ, cất giọng hát rung cả mái lán… Anh hát đi hát lại bốn lần.

Sông Ô Lâu đôi bờ trắng tóc lau

Hát lời thề kháng chiến đến bạc đầu…

Lần nào hát đến câu này mặt anh cũng tái hẳn đi và cặp mắt anh như sắp cháy bùng thành lửa ngọn.

Các anh bên lán ban Tham mưu cạnh đó nghe anh Hinh hát cũng bỏ hết côngviệc chạy sang nghe. Bài hát dứt mà người nghe vẫn còn đứng lặng rấtlâu, như người ta lúc bất ngờ chứng kiến vẻ đẹp mà không thể nói lênlời.

Trung đoàn trưởng hỏi:

- Chú bé nhạc sĩ này tên là chi?

-Dạ tên Quỳnh… - Mừng từ phía sau lưng anh Hinh bước ra, đứng nghiêmtrước mặt Trung đoàn trưởng đáp, - đội chúng em gọi bạn ấy làQuỳnh-sơn-ca. Hồi ở Huế, bạn ấy thường bắt nhịp cho cả đội hát…

- Em có biết Quỳnh làm bài hát này từ khi mô không?

- Dạ biết chớ… Bạn ấy đi lui đi tới hoài trên bờ sông, nghe tiếng nướcchảy rồi bạn ấy làm… Làm xong, bạn ấy kéo em ra ngồi khuất sau bụi cây,hát cho em nghe. Em khen nghe hay như cái bài đoàn “Vệ Quốc Quân một lần ra đi”, nhưng bạn ấy kêu là dở òm. Rồi bạn ấy vo viên lại định quăng vô bếp. Em lanh tay giữ lại không thì cháy rồi… - Giọng không giấu được vẻ hãnh diện về cái công của mình đã cứu được bài hát khỏi lửa.

Trung đoàn trường nhìn Mừng và bất chợt nhớ đến cái đêm mưa tầm tã ở Mặt trận Huế. Ông chỉ em, nói với anh Hinh bằng tiếng Pháp:

- Đây cũng là một Ga-vơ-rốt của kháng chiến đấy!

Rồi ông kể cho anh và các anh trong ban Tham mưu chuyện Mừng về thăm mẹ và gặp ông trên đường tuần tra mặt trận…

Anh Hinh đáp lại Trung đoàn trưởng cũng bằng tiếng Pháp:

- Những Ga-vơ-rốt chết trên các chiến luỹ cách mạng thì tôi có thể hiểuđược. Nhưng một em bé mười ba tuổi mà lại viết nổi những câu hát như thế này, - anh gõ gõ ngón tay vào bản nhạc, - thì tôi cứ thấy lạ.

Trung đoàn trưởng nhịp nhịp ngón tay lên tấm bản đồ, trẩm ngâm nói:

- Tôi nhớ hồi ở chiến trường vùng cực Nam Trung bộ, tôi được gặp mộtnghĩa quân già từ thời Trương Định. Cũng trong một buổi chuyện trò nhưthế này ông cụ nói: “Trong những giờ phút thử thách nghiêm trọng củalịch sử, Nhân Dân và Đất Nước thường mượn lời của con trẻ để nói lên cái tráng chí của mình“. Việc em Quỳnh sáng tác nên bài hát này có lẽ đúngnhư lời ông cụ nói.

Ông quay sang nói với Mừng:

- Em chạy ra gọi Quỳnh vào đây cho anh gặp.

- Dạ chân bạn ấy còn đau, đi phải chống nạng em sợ bạn ấy không trèo qua được dốc…

- Thế thì thôi, để các anh ra gặp chú ta cũng được.

Trung đoàn trưởng và anh Hinh cùng đi ra Tiền chiến khu.

Mừng hý hửng đi theo sau. Hai người bước vào sân lán thấy chú bé nhạc sĩ vàHoà-đen đang ngồi trước eửa lán cởi áo, bắt rận. Hai em bắt rất chăm chú nên không thấy hai người vào.

Hai người đứng lặng hồi lâu, ngắm haitấm lưng trần con nít mỏng mảnh, gày gò, dày đặc những nốt ghẻ ruồi ưmđỏ. Một nỗi thương xót đứt ruột trào lên nghẹn cổ. Nếu họ đứng nhìn thêm nữa, chắc họ sẽ khóc.

Trung đoàn trưởng và Tỉnh đội phó dân quâncùng ngồi xổm trước mặt hai em. Họ hỏi chuyện Quỳnh về gia đình, chuyệnem được học nhạc từ bao giờ, hoàn cảnh em gia nhập Vệ Quốc Đoàn… Qua lời kể của em, hai người được biết thêm một điều lý thú: Có người trở thành chiến sĩ cứu nước chủ yếu vì những bài hát cách mạng. Trung đoàn trưởng và Tỉnh đội phó dân quân hỏi Quỳnh về những suy nghĩ của em khi viếtbài hát “Sông Ô Lâu bền gan kháng chiến”, và những mơ ước của em hiệnnay về sáng tác.

Gương mặt dễ thương của em hiện vẻ bối rối ngượngnghịu của người nghệ sĩ khi được khen ngợi quá với điều mình mong đợi.Em nói, mặt hơi đỏ lên:

Em bỏ âm nhạc lâu quá rồi mà lúc viết lạikhông có đàn, nên câu nhạc cứ chệch choạc ra răng ấy… Em định bỏ đi,viết lại bài khác… Em thèm viết một vở nhạc kịch đề tài “Bạn Mừng đi tìm thuốc cho mẹ“. - Quỳnh ve vẩy bàn tay đánh nhịp và ngân nga khe khẽ mấy nét nhạc âm hình chủ đạo cho vở nhạc kịch tương lai… Anh Hinh chăm chúlắng nghe, bật lên nói bằng tiếng Pháp:

- Tuyệt diệu!

Trung đoàntrưởng cũng là người sành và mê nhạc. Hai người vui mừng đến ứa nướcmắt. Cả hai đều nghĩ rằng chú bé chiến sĩ mình đầy ghẻ ruồi và mặc cáiáo trấn thủ đầy rận đang ngồi bệt trên đất kia, là một thần đồng âmnhạc. Sẽ đến một ngày nào đó, chính chú ta chứ không ai khác, làm rạngdanh trung đoàn, rạng danh chiến khu. Ông hỏi em:

- Để sáng tác được vở nhạc kịch ấy, em cần đàn gì?

- Được pi a-nô thì nhất! Nhưng làm chi có được anh… Chừ em chỉ ước có cái đàn măng-đô-lin.

- Anh sẽ gửi tổ quân báo ở Huế mua tặng em cái đàn măng-đô-lin.

Và trung đoàn trường đã gửi thư cho anh Đồng-râu dặn mua cái đàn măng-đô-lin mà Châu-sém nhớ ra là đờn măng tre, măng lồ ô…

Hai tuần sau, bài hát “Sông Ô Lâu kháng chiến” được đội đồng ca của chiếnkhu do anh Hinh chỉ huy trình diễn tại nhà Văn hoá đại chúng. Bài hátđược khán giả vỗ tay vang dội, yêu cầu hát lại nhiều lần. Rất tiếc Quỳnh không có mặt hôm đó.

Hai hôm trước, các bạn trong đội phải thay nhau khiêng em vào bệnh viện. Em lên cơn sốt trên bốn mươi độ, và bàn chânđau, vết thương tái phát sưng tấy lên.

Cả Xê-ca Hoà Mỹ ngày đó khôngai không thuộc bài hát “Sông Ô Lâu kháng chiến“. Chính uỷ trung đoànTrần Quý Hai, từ trước đến nay, cán bộ và chiến sĩ ở trung đoàn bộ chưathấy ông hát hò bao giờ, ngoài bài “Quốc tế ca” ông hát trong buổi lễkhai mạc cuộc họp Đảng bộ toàn trung đoàn. Dạo này anh em rất ngạc nhiên thấy ông thỉnh thoảng lúc đang ngồi làm việc cũng khe khẽ ngân nga vàicâu trong bài hát “Sông Ô Lâu kháng chiến“. Và cũng từ dó, Quỳnh trởthành một nhân vật nổi tiếng của chiến khu Hoà Mỹ.

6

Lên chiến khu được ít lâu, Mừng được các bạn đặt cho cái biệt hiệu mới:Bộ-xương-cách-trí. Các bạn gọi em như vậy vì em gầy giơ hết xương sống,xương sườn, gần giống như bộ xương người vẽ trong sách “Cách trí giáokhoa thư“. Đói ăn, ghẻ, rận, sốt rét, làm cho các em trong đội Thiếuniên trinh sát đều gầy sút. Riêng Mừng gầy sút hơn tất cả. Tưởng nhưtrong người em có sinh sống một con vật gì đó, ngày ngày cứ rứt rỉa thịt em mà ăn. Khắp người em ghẻ lở ăn không sót chỗ nào. Cả con chim nhỏxíu như quả ớt chỉ thiên, ghẻ cũng đào hang đào rãnh. Đứng cách xa emvài bước đã ngửi thấy mùi tanh mủ máu ghẻ cái, ghẻ ruồi, dính bết vào bộ áo quần độc nhất lúc nhúc những rận. Tư-dát bịa đủ thứ chuyện về ghẻ và rận của Mừng.

”Một bữa, thằng Mừng chạy liên lạc vô Rú Quao đưa công văn cho tổ trạm gác tiền tiêu phía Nam chiến khu. Ở khúc rú này có concọp thọt ăn thịt người đã thành tinh. Cọp thọt ngồi rình trong bụi bênđường đã ba ngày mà chưa chộp được anh Vê-cu-đê mô lớ ngớ đỉ qua. Hắn ta đói mờ cả mắt, ngồi ngủ gà ngủ gật. Vừa đúng cái lúc đó Mừng ta đi liên lạc ngang qua ngay trước mũi cọp. Cọp thọt chưa kịp vọt ra vồ thì đãhắt xì hơi liên tiếp chục cú liền: Tanh quá! Tanh quá! Cọp ta nhảy lùilại phía sau rồi cong đuôi bỏ chạy, vừa chạy vừa hắt xì hơi rầm rầm,chuyển rú.

”Một hôm, Mừng ta xuống sông Ô Lâu giặt quần áo. Hai tayghẻ lở kềnh càng nên nó phải đến chỗ nước chảy xiết cầm áo quần nhúngxuống nước để nhờ nước giặt giúp. Bất ngờ nó tuột tay, bộ áo quần bịnước cuốn, trôi phăng phăng xuống cái vực bên dưới. Nó đứng ngó theo bộáo quần mà khóc hu hu, chuyến ni chắc phải ở lỗ ở truồng mà chạy liênlạc. Bất ngờ bộ áo quần nổi lên mặt nước, rồi trôi ngược trở lại phíanó. Té ra tụi rận sợ chết chìm nên hè nhau tha bộ áo quần bơi ngược nước như đò ngược sông. Bữa đó mà không có tụi rận thì Mừng ta mất trắngtay“.

Mừng bị sốt rét nhiểu nhất nên nước da em ngả dần sang màu kýninh. Ngày mới lên chiến khu, Mừng chưa biết sốt rét là gì. Em còn nhỏquá nên trong các thứ bệnh chỉ mới biết bệnh đau đầu và đau bụng. Lầnđầu tiên em thấy Hoà-đen lên cơn sốt rét thì lấy làm lạ lắm. Em đứngsững, há hốc miệng nhìn, bụng thắc mắc: “Trời nắng nẻ đầu, mình phải cởi trần mà hắn run chi run dữ hè? Hay hắn giả đò run rứa để doạ mình?Nhưng ai ta thèm sợ cái run?“. Đến lúc em đã đắp cho Hoà-đen mười cáibao tải, nó vẫn cứ run; lại còn lắp bắp gọi nhờ em nằm đè lên người chođỡ run, thì em không còn hiểu ra sao nữa. Sợ bạn đau, Mừng chỉ đè rónrén nhưng Hoà-đen vừa run vừa van vỉ:

- Đè è è mạnh vôôô cho tau với ới ới…

Chờ cho Hoà-đen dứt cơn sốt, chui ra khỏi đóng bao tải, Mừng đến gần ngồi cạnh, tò mò nhìn bạn và hỏi:

- Răng khi hồi cậu run dữ rứa?

Hoà-đen nhăn nhó trả lời:

- Sốt rét chớ còn răng nữa mi?

- Nhưng mình đã đắp cho cậu mười cái bao tải rồi tê mà?

- Mười cái mà thấm chi? Rét trong bụng rét ra chứ có phải rềt ngoài da rét vô mô!

- Lạ quá hè?… Mừng chặc lưỡi nói. - Ước chi tớ cũng được sốt rét như cậu để coi rét trọng bụng rét ra là răng cho biết…

Hoà-đen nghe vậy, gắt um:

- Ước chi không ước lại đi ước sốt rét. Mi ngu chi mà ngu dữ rứa?

Cầu được ước thấy. Chỉ một tuần sau, không phải cầu ước. Mừng đã được biếtrét trong bụng rét ra là như thế nào. Sốt rét dứt cơn, Mừng chui ra khỏi đống bao tải, người mệt lả, miệng đắng nghét, đầu nhức như búa bổ. Emnhàn nhó, rên rỉ nói với Hoà-đen:

- Ui chao! Cái bệnh rét trong ruột rét ra ni còn cực hơn cả bệnh đau đầu nhiều cậu ạ…

- Rứa chừ mi có còn ước được rét trong bụng rét ra nữa không?

- Tớ sợ rồi… Chừ ai cho cục vàng tớ cũng lạy cả tơi cả nón.

Nhưng bây giờ thì có lạy cũng không xong. Bệnh sốt rét đã trở thành cơm bữacủa Mừng. Chừng vài ba ngày em lại lên cơn sốt rét một lần, sốt nóng có, sốt rét có. Có hôm em lên cơn sốt nóng, phát cuồng, trèo lên cả mái nhà mà chạy, làm đội trưởng sợ hết hồn. Anh phải bắc thang bế em xuống.

Kể lại thật khó tin: Bệnh tật, ốm đau liên miên như vậy, nhưng Mừng lại là chú đội viên chạy liên lạc trèo núi, leo dốc, lội suối cả đội không đứa nào bằng. Ngay cả các anh lớn cũng phải tấm tắc khen phục.

Có lầnMừng dẫn đường cho các anh du kích ở huyện đội Phong Điền vô Xê-ca Bốnlĩnh mìn và lựu đạn. Đường vô Xê-ca Bốn toàn dốc cao dựng đứng. Em đitrước, các anh theo sau.

Anh nào cũng phải mướt mồ hôi trán mới theokịp em. Các anh phải ngạc nhiên kêu lê: “Chao cái thằng! Hai cẳng chânhắn nhỏ như hai que tăm rứa mà hắn trèo núi giỏi cách chi?“.

Mà cóphải em chỉ trèo núi thôi đâu. Vừa trèo dốc em vừa nhặt đá ném tụi sócchuyền cành, vừa ngó ngửa tìm quả ươi bay, vừa xóc quần, vừa quệt mũivừa gãi ghẻ.

Có lẽ những năm tháng phải chạy rông khắp thành phố Huế, trèo tuốt lên những ngọn cây cao để tìm thuốc cho mẹ đã chuẩn bị gânsức cho em bây giờ trèo núi leo dốc, chạy liên lạc ở chiến khu.

Rấtnhiều các anh lớn, trong những năm ở chiến khu Hoà Mỹ, chưa một lần đikhắp cả bảy Xê-ca. Vì không có việc gì cần phải đi hết, và đi cho hếtcũng tốn sức lắm. Từ Xê-ca này qua Xê-ca khác, ít nhất cũng phải băngqua bảy dốc núi, lội qua dăm bảy con suối cạn, suối sâu. Riêng Mừng, docông tác liên lạc nên không có Xê-ca nào em không phải đến. Không nhữngđến, em còn thường tạt ngang, tạt dọc. Nếu phải chạy liên lạc vào Xê-caNăm thế nào em cũng tạt vào Xê-ca Sáu, nơi có xưởng bào chế dược liệuđóng. Em tạt vào đây cốt lân la xin các chị bào chế một vài thìa thuốcho, uống tại chỗ. Trong các thứ thuốc uống, em mê nhất là thuốc ho, vìthuốc ho ngọt. Ở chiến khu thèm đường ghê gớm. Có khi mấy tháng liền emkhông được biết vị đường. Nhiều đêm, em nằm mơ thấy miệng ngậm cục đường đen. Không có đường Mừng nghĩ cách bù vào bằng thuốc ho. Được húp mộtthìa thuốc ho mà phải lặn lội trèo qua bốn cái dốc cao vòi vọi, và lộiqua hai con suối chảy xiết kể cũng công trình biết mấy?

Nếu có việcphải vô Xê-ca Bốn, thể nào Mừng cũng tạt qua Xê-ca Bảy - nơi bệnh việnchiến khu đóng - thăm Quỳnh-sơn-ca. Quà thăm bạn ốm là mấy quả ươi bay,lượm được lúc trèo qua dốc núi. Quả ươi bay gần giống quả trám khô. Muốn ăn, đem ngâm nước một lúc, quả sẽ nở bung, ăn có vị mát mát như thạch.Nếu có đường vào một hai muỗng, trộn lên thì không còn phải nói!

Nếuphải chạy liên lạc vô Xê-ca Ba, Mừng thường tạt vô Xê-ca Một chơi vớiPhan Nghi chốc lát. Sau cái đêm ngồi chung với nhau trên lưng con ngựacủa vua Bảo Đại, phi về làng Phò thăm mẹ, Nghi và Mừng trở thành đôi bạn chí thân. Nghi ở cơ quan Trung đoàn bộ, cùng ăn cơm với trung đoàntrưởng, chính uỷ, tham mưu trưởng trung đoàn, nên thỉnh thoảng cũng được biết mùi vị đường, mỡ, cá mắm khô. Mỗi lần xuống thăm thú nhà bếp, thấy xuất hiện các thứ của ngon vật lạ đó, đến bữa ăn Nghi thường nghĩ mẹođi đâu đấy để chị cấp dưỡng phải để phần cho em. Và em sẻ bớt một ít gửi ra Tiền chiến khu cho Mừng. Một lần Nghi được để phần một bát cơm chiên với tóp mỡ. Em lấy chiếc phong bì, sẻ vô đó nửa bát, chọn gắp tất cảtóp mỡ bỏ hết vào phong bì. Em dán phong bì thật kín, rồi lấy bút nắnnót đề: “Công văn thượng khẩn. Tối mật (gạch đít) Phan Nghi, ban thammưu Trung đoàn 101 - Kính gửi: Bộ-xương-cách-trí, đội Thiếu niên trinhsát - Tiền chiến khu Hoà Mỹ“.

Nghi gửi bức công văn “thượng khẩn”,“tối mật” này cho đội trưởng Thắng vào làm việc với trung đoàn trưởng,nhờ chuyển giúp cho Mừng.

Do công tác liên lạc mà Mừng thuộc làu làutất cả đường đi lối lại trong chiến khu Hoà Mỹ. Không những thuộc nhữngđường chính mà em còn tìm ra những lối tắt, đi có vất vả hơn, nhiều dốc, nhiều núi, nhiều sên vắt, nhưng gần hơn, có khi gần hơn đến nửa đường.Đội trưởng Thắng rất hãnh diện về cái tài thuộc đường của chú đội viênnhỏ của mình. Anh gọi Mừng là “tấm bản đồ sống của chiến khu“. Rồi đếntrung đoàn trưởng cũng phải ngạc nhiên trước sức nhớ và thuộc địa hìnhrừng núi của Mừng.

Hôm đó, Mừng tạt vô Xê-ca Một chơi với Nghi. Emgặp đội trưởng đang ngồi với trung đoàn trưởng. Trước mặt hai người trải rộng tấm bản đồ chiến khu. Cả hai đang chăm chú nhìn vào bản đồ và thảo luận cái gì đó. Nghi ngoắc Mừng xuống bếp và dúi cho bạn một cục đườngđen to bằng ngón chân cái đã chảy nước. Mừng vừa mút đường vừa lân lađến gần đội trưởng nhìn tấm bản đồ qua vai anh: Mừng có một thích thúđặc biệt là xem bản đồ. Em có thể đứng ngắm một tấm bản đồ hàng giờ liền mà không chán mắt, và mặt ngẩn ra đầy kinh ngạc, thán phục. Em khôngthể nào hiểu nổi làm cách nào mà người ta có thể vẽ vào một tờ giấy, tất cả núi non, sông suối, đường đi lối lại cả một vùng rừng núi mà muốn đi cho hết phải mất bao nhiêu ngày? Em tấm tắc: “Tài thiệt? Tài thiệt? Như là phép tiên rứa?“. Mỗi lần chạy liên lạc vào ban tham mưu, thế nàoMừng cũng ghé vô lán của tổ Hoạ đồ coi anh Tùng, anh Danh, anh Du ngồihoạ đồ. Ngồi ngắm bản đồ nhiều em trở nên thành thạo. Khi thấy các anhvẽ những đường vòng méo mó, vòng trong nhỏ hơn vòng ngoài, cho đến lúcchỉ còn nhỏ bằng cái mũi đinh và đề lên đó một con số, em biết đó lànhững ngọn núi; núi ít vòng là núi thấp, núi nhiều vòng là núi cao vàcon số chỉ chiều cao của ngọn núi. Sông suối thì các anh vẽ bằng mựcxanh đậm, đường đi vẽ bằng màu nâu, làng mạc là những mảnh vụn màu lámạ… Em lẩm nhẩm đánh vần những chữ đề trên các ngọn núi, dọc các consông, con suối, em nhận ra có những ngọn núi, những con suối em đã từngtrèo qua, lội qua hàng chục, hàng trăm lần. Rồi em quen đến độ không cần đọc tên đề, chỉ nhìn qua hình dạng, em cũng đoán được đó là ngọn núinào, con suối nào, trong dãy núi trùng điệp của chiến khu. Và bây giờmỗi lần nhìn vào bản đồ, em thấy hiện ra trước mắt những núi, những suối nhỏ, suối to, với tất cả kích thước thật của nó, với tất cả xanh tươi,sống động, rậm rịt, chảy xiết… Em thấy những cây cao ba bốn người ômkhông xuể, những mây song, tre giang, bò ngang bò dọc trên mặt đất nhưđàn trăn, đàn rắn, sóc chuyền cành, tiếng vượn hú tiếng chimphi-họ-phi-làng, cá lội tung tăng, đá cuội tròn nhẵn lấp loáng dưới đáynước chảy xiết, những tảng đá lớn nhỏ phủ rêu trơn tuột vô ý giẫm lên là vồ ếch như chơi… Em thấy những lán trại, kho tàng, công binh xưởng, cơquan, bệnh viện, xưởng bào chế… nép mình dưới những lán cây um tùm lưngdốc núi hay sát bên bờ suối. Em thấy khói lan bò trên các mái lán, trong ánh chiều tà. Em nghe tiếng cười nói, tiếng rên lên cơn sốt rét, tiếngbúa, tiếng cối xay lúa ù ù, tiếng chày giã gạo… Tất cả những nơi này emđều có thể ghé vào uống một ngụm nước lá rừng, ăn một củ sắn nướng hayxin một thìa thuốc ho…

Tấm bản đồ đang trải rộng trước mặt trung đoàn trưởng và đội trưởng, có những khuyên tròn, những vòng cung vẽ bằng bút chì đỏ. Vừa thoáng nhìn, Mừng đã biết ngay đó là tấm bản đồ “Bố phòngchiến khu” - một tấm bản đồ tối mật. Đội trưởng Thắng cũng có một tấmbản đồ như thế nhưng nhỏ hơn, gấp làm tám, bỏ trong cái xà cột da, mà đi đâu anh cũng mang theo.

Trung đoàn trưởng đang cầm cây bút chì xanh đỏ chỉ vào một điểm trên bản đồ, nói với đội trưởng:

- Cần phải bố trí thêm đài quan sát ở đây. Không biết trên đỉnh dốc núinày có cây cao nào không, để đặt đài quan sát, và địa hình có bị chekhuất? Ngày hôm nay đồng chí phải đến nghiên cứu thực địa và về báo cáocho tôi biết để quyết định.

Thoáng nhìn Mừng biết ngay chỗ dốc núi mà trung đoàn trưởng chỉ trên bản đồ là dốc núi gần Xê-ca Bảy. Em liền buột miệng nói:

- Thưa anh chỗ dốc núi đó không có cây chi to hết, toàn cây mây với cây giang thôi, mà rậm rịt ghê lắm.

Trung đoàn trưởng ngẩng nhìn Mừng. Em sợ hãi nuốt ực cục đường đang mút dở, và đứng nghiêm lại.

- Chú mày có biết dốc núi này ở đâu không mà dám nói như vậy?

- Dạ em biết… Ở Xê-ca Bảy, gần dốc bệnh viện… - Mừng bước đến cạnh bànnhìn tấm bản đồ rồi đưa ngón tay trỏ đen thui, chỉ vào một điểm cạnhđiểm trung đoàn trưởng vừa khuyên bằng chỉ đỏ, hồi hộp thưa. - Dạ thưaanh, ở chỗ ni dốc núi thoáng hơn mà có cây cao to lắm. Trèo đứng lênchạc ba cây đó thấy hết cả Tiền chiến khu, ngó được thấu qua đồi ĐồngNhên bên kia sông Ô Lâu… - Em ấp úng một tí rồi nói thêm. - Trên ngọncây đó có tổ ong vò vẽ to như cái nồi bảy.

Mừng rụt ngón tay lại.Trên màu xanh nhạt tấm bản đồ in một vết đen xì - vết máu ghẻ khô vànước đường dính ở đầu ngón tay em. Mừng sợ hãi định trở mu bàn tay chùivết đen mình làm nhớp bản đồ. Trung đoàn trưởng đưa tay ngăn lại:

-Chú làm đen hết cả tấm bản đồ của anh bây giờ? Đội trưởng của chú sẽ đikiểm tra thực địa. Nếu đúng như chú mi nói, anh sẽ thưởng. Nhưng nếu chú mi nói tam toạng anh sẽ đập chú mi chục roi về cái tội xem trộm bản đồmật.

Trưa hôm đó, trung đoàn trưởng cùng đi với đội trưởng Thắng đến dốc núi Xê-ca Bảy, điều tra vị trí đặt đài quan sát.

Ông phải sửng sốt khi nhìn vào bản đồ đúng cái chỗ đen sì vết móng tay củachú liên lạc, có một cây quao đại thụ, cao vòi vọi, dựng thẳng tắp giữalưng chừng núi. Ông hỏi đội trưởng:

- Chú bé liên lạc này có được học hành gì không?

- Dạ em vô bộ đội còn chưa biết chữ. Hiện tôi đang dạy cho em học. Khôngcó vở, bút, tôi phải lấy tờ báo Giết giặc làm sách vỡ lòng, dạy em tậpđánh vần. Bây giờ em cũng đã đánh vần đọc được kha khá rồi.

- Thế thì lạ thật! Chú ta đọc bản đồ sành sỏi không thua gì một sĩ quan tham mưu. - Trung đoàn trưởng móc trong túi áo quân phục mấy tờ giấy, cây bút chì còn mới và tờ bạc mười đồng, đưa cho đội trưởng trinh sát, nói tiếp:

- Anh đưa cho chú ta, nói là trung đoàn trưởng thưởng cho chú như đã hứa.

Và trung đoàn trưởng quyếtđịnh đặt đài quan sát mới của chiến khu tại cây quao đại thụ này.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.