Chương trước
Chương sau
Mấy ngày sau đó, Thẩm Nghị tựa như quenmùi, cứ vừa đến tối liền ôm Trinh nương không buông tay, vừa kéo dài lại vừa ép buộc, mãi cho đến khi Trinh nương không chịu nổi nữa liên tụccầu xin tha thứ mới bằng lòng bỏ qua.

Mỗi ngày Thẩm Nghị đều hưng phấn bừngbừng đi dạy học, Trinh nương thì khổ không chỗ nói, ngày hôm sau rờigiường xương sống thắt lưng như muốn rã rời. Nhưng mà trong lòng lại rất vui vẻ, cứ như vậy, có lẽ sẽ rất nhanh nàng có thể mang thai đứa nhỏ.

Hiện giờ Diệu nhi đã có thể tự mình rờigiường vào buổi sáng, không cần chờ Trinh nương đến gọi. Buổi tối cũngcó thể tự đi ngủ. Mỗi ngày nó đều có nhiều việc cần quan tâm hơn so vớiTrinh nương, muốn đi thăm gà con, muốn cho gà con ăn cơm đúng giờ, muốn quét dọn chuồng gà, muốn Thẩm Nghị dạy học, muốn học viết chữ, còn muốn cùng gà con chơi đùa,… Trinh nương mỗi lần nhìn thấy nó mân mê cái mông nhỏ ghé đầu vào chuồng gà liền cảm thấy vừa vui mừng vừa buồn cười.

Thẩm Nghị và Trinh nương đối với Diệu nhi mà nói, nói là tỷ tỷ và tỷ phu nhưng kỳ thật lại giống như cha mẹ hơn.Không chỉ lo chăm sóc Diệu nhi, còn cho nó ăn no mặc ấm, còn muốn giáodục nó lên người. Ở phương diện này ý nghĩ của Thẩm Nghị và Trinh nươngcó chút khác nhau. Lúc thấy Diệu nhi đã tròn bốn tuổi đã muốn đưa nó đến học đường trong thôn chính thức học vỡ lòng. Thẩm Nghị lại không muốncho Diệu nhi đi học sớm như vậy, nói Diệu nhi tuổi còn quá nhỏ, ở họcđường ngồi im một ngày rất khó khăn cho nó.

Tuy nhiên dù không có tới học đường nhưng cũng không trì hoãn việc học của Diệu nhi. Thẩm Nghị sau khi về nhà đều dạy Diệu nhi mấy câu thơ đơn giản, Tam Tự Kinh, Thiên Tự văn linh tinh. Diệu nhi cũng đã học được không ít, viết chữ lại càng không cần phảinói, hoàn toàn do Thẩm Nghị cầm tay dạy dỗ.

Trinh nương kỳ thật cũng rất thương Diệunhi, sau một năm nữa mới học thì sau một năm nữa mới đi đi. Bọn nhỏ mộtkhi tới học đường sẽ rất ít có cơ hội chơi đùa vui vẻ. Trinh nương nghĩvậy cùng liền thuận theo ý định của Thẩm Nghị.

Hôm nay, lúc Trinh nương đang làm điểmtâm, Diệu nhi đã hứng trí bừng bừng đi tìm gà con của nó chơi. Cơm cònchưa làm xong, Diệu nhi đã ôm một con gà con bình bịch chạy tới, thanhâm còn có chút khóc nức nở, “Tỷ tỷ, làm sao bây giờ? Gà con cục cưng sắp chết mất rồi!”

Trinh nương nhìn thoáng qua, tay nhanhnhẹn đảo đồ ăn, an ủi Diệu nhi, “Diệu nhi, đệ buông gà con cục cưngxuống đã. Gà con cục cưng nếu mà sinh bệnh có thể lây cho người. Tỷ tỷnấu xong chút đồ ăn này sẽ giúp đệ coi gà cục cưng.”

Hai mắt Diệu nhi đỏ hồng, nước mắt lưngtròng hỏi, “Tỷ tỷ, gà con cục cưng có phải sẽ chết hay không? Đệ chạmvào nó nó cũng không động…”

Trinh nương nhanh chóng đem đồ ăn đã nấuxong để lên bàn, lấy khăn lau đi hay tay, lúc này mới nhìn kỹ lại gà con trong tay Diệu nhi. Gà con này quả thật không hề động đậy, tuy rằngtrên người nó còn phập phồng thở chứng tỏ nó chưa chết. Trinh nương tìmmột cái khăn lau, bao gà con lại, nói với Diệu nhi, “Đệ đi rửa tay trước đã, nhớ rõ phải dùng nước rửa chà xát cẩn thận, nhanh đi.”

Gà con chết có thể có rất nhiều nguyênnhân, trong đó có thể là do nhiễm bệnh mà chết. Diệu nhi ôm nó lâu nhưvậy, lúc này không rửa sạch tay thì có khả năng sẽ bị nhiễm bệnh.

Diệu nhi hai mắt đẫm lệ nhìn gà con nửangày không bước, Trinh nương không có biện pháp, một tay ôm lấy gà con,một tay kéo Diệu nhi, lấy chút nước từ trong bể đổ vào chậu gỗ, ý bảoDiệu nhi rửa tay, “Nào, rửa tay cho thật sạch đã. Đệ nhanh rửa sạch tay, sau đó chúng ta sẽ đi nhờ nương của Tiểu Vũ ở nhà bên xem hộ gà cụccưng làm sao nhé.”

Trong nhà Trịnh Tiểu Vũ nuôi rất nhiều gà. Gà cục cưng mà Diệu nhi nuôi chính là mua từ nhà nó.

Diệu nhi vừa nghe thấy thế liền nhanhchóng rửa tay, dùng sức chà xát tẩy rửa, lại lấy nước rửa xoa lên, ngaycả nửa cánh tay đều rửa sạch sẽ. Rửa xong lấy khăn lau khô tay, sau đóhít hít cãi mũi nhỏ nói với Trinh nương, “Tỷ tỷ, chúng ta tới nhà TiểuVũ ca ca đi.”

Trinh nương khóa lại cửa nhà, một tay nắm lấy Diệu nhi, tay kia thì cách một lớp khăn ôm lấy gà con, đi tới Trinh gia, ở ngoài cửa gọi, “Trịnh tẩu tử có nhà hay không?”

Nương Tiểu Vũ đang ở trong sân trộn thứcăn cho gà, nghe thấy tiếng gọi liền xoa xoa tay lên chiếc tạp dề trênngười, cao giọng đáp lại, “Có có! Lại đây đi!”

Nương Tiểu Vũ vừa mở cửa đã thấy Trinhnương ôm lấy gà cục cưng và Diệu nhi hai mắt đỏ bừng, cái mũi thì khụtkhịt, kỳ quái hỏi, “Là Thẩm nương tử a, sao lại thế này? Diệu nhi, saocon lại khóc vậy?”

Diệu nhi dùng sức khụt khịt cái múi, nức nở khóc, “Gà cục cưng sắp chết rồi, gà cục cưng sắp chết…Ô ô…”

Trinh nương cười xin lỗi, nói rõ ý địnhđến của mình. Nương Tiểu Vũ cũng không để ý, tiểu hài tử đều có một tình yêu đặc biệt với tiểu động vật mà mình nuôi dưỡng.

Nương Tiểu Vũ lấy tay gẩy gẩy gà controng tay Trinh nương, chỉ là con gà này ngay cả khí lực để kêu cũngkhông còn, ánh mắt cũng không mở ra được. Nương Tiểu Vũ quan sát kỹcàng, sau đó cau mày nói với Trinh nương, “Gà này nuôi không tốt, khó mà sống nổi nữa, là do lạnh mà chết.”

Trinh nương cũng chưa từng nuôi gà, nghenhư vậy liền cau mày hỏi, “Sao lại có thể chết lạnh? Mấy hôm gần đây đều nóng chết người mà.”

Nương Tiểu Vũ cười nói, “Vừa nhìn là biết muội chưa từng nuôi gà. Gà con lúc nhỏ rất sợ lạnh, ban ngày thì không sao, nhưng ban đêm không có gà mẹ bên người, gà con sợ lãnh sẽ túm lạimột chỗ, như vậy hoặc là bị đè chết hoặc bị lạnh chết.”

Trinh nương âm thầm thả lỏng, chỉ cầnkhông phải là bệnh truyền nhiềm gì là được. Diệu nhi mỗi ngày đều chămsóc tụi nó, nàng chỉ sợ gà con này có bệnh.

Diệu nhi vừa nghe thấy gà con không sống được nữa, liền oa oa khóc lên.

Trinh nương nhìn về phía nương Tiểu Vũ nói lời cảm tạ, nói thật có lỗi, sau đó liền mang Diệu nhi về nhà.

Sau khi về nhà Diệu nhi cẩn thận đặt gàcon lên bàn, nhìn nó từ từ chết đi, từ từ cứng lại, Diệu nhi khóc suốt.Trinh nương khuyên như thế nào cũng vô dụng, nhìn Diệu nhi khóc thươngtâm như vậy, trong lòng nàng cũng thấy rất khó chịu.

Lúc Thẩm Nghị về nhà đã thấy một cảnhtượng như thế này, Diệu nhi nhìn gà con khóc vô cùng thương tâm, Trinhnương nhìn Diệu nhi vẻ mặt tràn đầy đau lòng cùng bất đắc dĩ.

“Làm sao vậy?” Thẩm Nghị ôn nhu hỏi hai người.

Diệu nhi chạy ào vào lòng hắn, khóc vô cùng thê thảm, vừa khóc vừa nói, “Gà cục cưng… Của đệ…Đã chết… Oa… Đã chết…”

Thẩm Nghị bất đắc dĩ nhìn Trinh nương,Trinh nương chỉa chỉa thi thể gà con bọc trong khăn trên bàn, “Gà cụccưng chết, ta hỏi Trịnh tẩu tử, nàng nói là bị lạnh chết, không có gà mẹ bên cạnh, gà con khó mà nuôi sống. Chàng sao trở về sớm vậy?”

Bây giờ mới là giữa trưa, bình thường đều là chiều mới tan học. Thẩm Nghị vỗ vỗ cái lưng của Diệu nhi, “Trời càng ngày càng nóng. Buổi sáng còn đỡ, buổi chiều quá nóng nên để bọn trẻ về nhà nghỉ ngơi. Sau này đều về nhà lúc này.”

Trinh nương gật gật đầu, bất đắc dĩ nói với hắn, “Chàng khuyên nhủ đứa nhỏ này đi, cơm cũng chưa ăn, vẫn khó đến bây giờ.”

Diệu nhi khóc đến mức không còn hơi, Thẩm Nghị vỗ về lưng nó, nhẹ giọng hỏi, “Diệu nhi, gà con cục cưng đã chết,chúng ta đưa nó đi chôn được không?”

Người chết cần mai táng, gà con chết cũng cần phải đem chôn. Diệu nhi gật gật đầu, sau đó lại lớn tiếng khóc lên, “Ô ô… Gà cục cưng chết rồi, sau này sẽ không còn gặp lại nó nữa…Đệkhông muốn… Đệ không muốn…”

Thẩm Nghị nghĩ nghĩ, sau đó cười, nói với Diệu nhi, “Vậy thì như thế này nhé, chúng ta đem gà cục cưng vẽ lại,như vậy gà cục cưng tuy rằng đã chết nhưng vẫn còn bức họa ở lại, nó vẫn ở cùng với Diệu nhi.”

Diệu nhi ngồi ở trong lòng Thẩm Nghị, nhìn gà cục cưng trên bàn, khóc nức nở một lúc mới đồng ý gật đầu.

Thẩm Nghị lấy giấy bút ra, tự mình vẽtrước một cái, sau đó để cho Diệu nhi tự mình cẽ một cái. Diệu nhi cònthật sự chăm chú vẽ, một nét lại một nét vẽ một cái vòng hoa vòng quanhngười gà con.

Một lúc lâu sau mới vẽ xong, Diệu nhinhìn nhìn gà con, lại hức hức thút thít khóc một lát nữa sau đó mới cẩnthận lấy khăn bao lại gà con, cùng Thẩm Nghị đi ra sân, đến dưới tàngcây đào một cái hỗ nhỏ.

Diệu nhi tự tay đem gà con để vào, sau đó lấp hố, dưới tàng cây lê liền có thêm một cái mộ nhỏ. Diệu nhi còn lấymột cây gỗ nhỏ cắm lên trên tiểu mộ, miệng lẩm bẩn, “Gà cục cưng… Ngươichết nhanh như vậy… Cũng chưa sinh trứng gà cho ta ăn… Ô ô… Nhưng mà takhông trách ngươi… Buổi tối lạnh sao ngươi không nói cho ta biết? Nếungươi nói cho ta biết ta liền đem cái chăn nhỏ cho ngươi… Ô ô… Như vậyngươi sẽ không còn lạnh nữa… Ô ô… Sau này ta sẽ nhìn bức vẽ nhớ ngươi…”Nó vừa khóc vừa niệm, còn rất trịnh trọng bái vài cái mới thôi.

Bộ dáng nghiêm trang của nó lúc này khiến cho Trinh nương dở khóc dở cười. Tuy vậy bộ dáng Thẩm Nghị lại có chút suy nghĩ.

Diệu nhi cuối cùng cũng chịu ăn cơm.Trinh nương nhanh chóng bưng đồ ăn nóng lên. Thẩm Nghị nhìn Diệu nhicười nói với Trinh nương, “Diệu nhi là một đứa nhỏ thiện lương.”

Sau đó lại thương lượng với Diệu nhi,“Diệu nhi, sau này mỗi một ngày đệ lại vẽ cho mỗi chú gà con một bứctranh được không? Đệ vẽ hết các bộ dáng của gà con lúc nhỏ, chờ gà conlớn lên, hoặc chẳng may chết đi, đệ vẫn có thể lấy ra nhìn lại, giốngnhư hôm nay vậy.”

Diệu nhi húp một ngụm cháo, nghe thấyThẩm Nghị nói như vậy mắt liền sáng lên, vội vàng gật đầu giống như gàcon mổ thóc, “Được a! Được a! Tỷ phu dạy đệ vẽ vẽ, sau này ngày nào đệcũng vẽ a.”

Thẩm Nghị cười cười gật đầu, lại tiếp tục hướng dẫn từng bước, “Không bằng vẽ cả nhà chúng ta, sân, cây lê già,chuồng gà nữa đi, còn có thể vẽ cả thôn làng, vẽ sông vẽ núi. Biết vẽcũng rất tốt, có thể vẽ tỷ tỷ, vẽ tỷ phu, vẽ Tiểu Vũ, Vẽ Cẩu Đản… Diệunhi thấy thế nào?”

Trinh nương cũng ôn nhu cười, “Tỷ cũngthấy như vậy rất tốt nha. Chờ sau này Diệu nhi trưởng thành, nhìn lạitranh có thể nhớ tới chuyện xảy ra ở nơi này.”

Diệu nhi nghiêng đầu nghĩ nghĩ, lại nhìn nhìn cái mộ nhỏ dưới tàng cây lê.

Thẩm Nghị lại nói thêm, “Cái này cũng giống như chuyện nuôi gà nhé, đồng ý rồi thì phải làm được nha, mỗi ngày đều phải vẽ.”

Ánh mắt Diệu nhi sáng lên, dứt khoát gật đầu đồng ý.

Rất lâu rất lâu về sau, khi Diệu nhi bằng cái tên Diệu của mình trở thành một thế hệ họa gia tài ba, khi mở rabức học vẽ khi còn nhỏ, không khỏi lại nghĩ tới ngày hôm nay trong thônBạch Hà…

Diệu nhi tuy rằng vẫn còn chưa hiểu cáigì gọi là nói là phải làm, nhưng mà nó biết nó là tiểu nam tử hán ,chuyện đã đáp ứng nhất định sẽ làm được. Từ hôm đó trở đi, nó liền bêmột băng ghế nhỏ, ngồi vào bàn vẽ vẽ gà con.

Gà cục cưng khiến cho Diệu nhi thương tâm mất một thời gian khá dài, đúng lúc thời gian nghỉ ở nhà của Thẩm Nghịnhiều hơn. Hai người liền nghiên cứu cả ngày làm thế nào để cho số gàcục cưng còn lại sống sót.

Đầu tiên là vấn đề giữ ấm. Gà con cụccưng sợ lạnh, hai người bọn họ cho thêm vào trong chuồng không ít rơmrạ. Chung quanh chuồng gà cũng lấy rơm vây lại. Ban ngày thì lấy rơmxung quanh chuồng đem ra phơi khô nóng, đến tối liền lấy đó quây lại đểgiữ ấm.

Gà con ăn cái gì cùng phải chú ý, ănkhông đúng loại thì gà con sẽ rất dễ bị tiêu chảy. Vì muốn gia tăng dinh dưỡng cho gà con, ngoại trừ trộn thật tốt thức ăn cho gà con, Diệu nhicòn nhân lúc chiều tà mỗi ngày lôi kéo Thẩm Nghị và Trinh nương bồi nóđi bắt sâu.

Thẩm Nghị thấy cũng tốt, liền cười ha hảđi theo Diệu nhi chui vào trong bụi cỏ bắt sâu, thuận tiện dạy Diệu nhinhận biết được thảo dược, các loại sâu linh tinh.

Kỳ thật Trinh nương rất sợ sâu, tuy nhiên vẫn kiên trì đi cùng hai người. Mỗi lần nhìn thấy Diệu nhi bắt được sâu nhỏ mà ầm ỹ kêu to, nàng liền cảm thấy cao hứng rất nhiều, và cũng tiện tay sờ xuống bụng mình. Nếu sau này sinh nhi tử, có thể nhu thuận vàthông minh lanh lợi giống như Diệu nhi khi còn nhỏ thì nhất định sẽ làmột tiểu hài tử phi thường đáng yêu…

Vì gà con không sinh bệnh, Thẩm Nghị cònmang theo Diệu nhi đi thỉnh giáo một vị thú y, sau đó trở về cả hai lạicùng nhau đi hái thảo dược, nấu sẵn thuốc rồi trộn vào trong nước đútcho gà con uống.

Một phen ép buộc như vậy, chín chú gà cục cưng của Diệu nhi cũng chỉ có sáu chú sống được đến lúc đổi lông thaycánh. Gà con sau khi thay lông năng lực miễn dịch của cơ thể sẽ gia tăng lên nhiều.

Khi ba chú gà con lục tục theo nhau chết, Diệu nhi cũng xây cho chúng mỗi con một mộ phần nho nhỏ. Vẫn như thường lệ lại nói với từng con gà một trận, sau đó dưới tàng cây lê có thêmbốn cây gậy cắm trên bốn mộ phần nho nhỏ.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.