🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Trở về San Francisco, tiếng thăm của Ánh Sáng Ban Ngày tăng nhanh. Theo một nghĩa nào đó, tiếng tăm này cũng chẳng có gì đáng thèm muốn. Người ta sợ anh. Anh được nói đến như một kẻ gây hấn, một con quỷ, một con hổ dữ. Lối chơi của anh chỉ máng lại sự tan hoang đổ vỡ, và chẳng ai đoán nổi là đòn kế tiếp của anh sẽ giáng vào đâu, như thế nào. Luôn luôn là một sự bất ngờ.

Anh dừng lại ở những chuyện không lường trước, và vì mới từ miền Bắc Cực hoang vu tới đây, đầu óc chưa nhiễm phải lối suy nghĩ theo đường mòn, anh có khả năng lạ lùng trong việc sáng chế ra những mánh khoé, mưu mẹo. Một khi đã thắng cuộc rồi, anh dấn tới một cách không thương tiếc. "Tàn bạo như một tên Mọi Da Ðỏ". người ta nói về anh như vậy Mặt khác, anh cung nổi tiếng là sòng phẳng.

Lời nói miệng của anh cũng có giá trị như một bản hợp đồng, tuy rằng bản thân anh lại chẳng tin lời của ai cả. Anh tối kỵ những lời đề nghị làm ăn dựa trên danh dự của một người quân tử. Bất kỳ ai trong khi làm việc với anh mà hay đưa ra cái danh sự của người quân tử thì trước sau gì cũng bị anh làm cho khốn đốn. Mà Ánh Sáng Ban Ngày cũng chẳng bao giờ mở miệng hứa hẹn điều gì, trừ phi đã nắm đằng chuôi. Người bạn làm ăn kia có chịu hay không thì cũng kệ.

Trong các canh bạc của Ánh Sáng Ban Ngày không có chỗ cho việc đầu tư hợp pháp. Ðiều đó trói buộc tiền vốn của anh, và làm giảm tính liều mạng. Chỉ có khía cạnh cờ bạc của việc làm ăn làm hấp dẫn được anh mà thôi, và cái lối chơi ào ạt bất ngờ của anh bắt buộc lúc nào anh cũng phải có sẵn tiền trong tay. Không bao giờ anh để bị kẹt vốn, trừ trường hợp trong một thời gian ngắn. Anh luôn quay vòng vốn, kiếm lời chỗ này rồi nhảy liền qua chỗ khác, hành động như một tay cướp biển tài chính. Tiền lời bảo đảm năm phần trăm chẳng hấp dẫn được anh. Vậy mà may rủi cả triệu đô-la trong các cuộc đụng độ ác liệt, được ăn cả ngã về không, đối với anh lại làm cho cuộc sống thú vị. Ðương nhiên anh vẫn chơi đúng luật, nhưng anh chơi rất tàn nhẫn. Một khi đã đốn ngã được người nào hoặc một tập đoàn làm ăn nào thì dù cho họ có kêu nài đến đâu anh cũng chẳng nương tay. Những van xin ân huệ về tài chính cũng giống như nước đổ lá môn. Anh là một kẻ tự do, không bị ràng buộc bởi bất cứ hội làm ăn nào. Ðôi khi giữa anh và các người khác cũng có liên kết, nhưng đó chỉ vì họ hợp với các ý đồ của anh mà thôi. Anh cho rằng nhũng kẻ cộng tác này sẽ lường gạt và tiêu diệt anh khi có thời cơ. Mặc dù vậy, anh vẫn trung thành với họ, trung thành ở mức độ họ còn là đồng minh với anh. Anh không phản bội họ, mà cứ để họ phản bội anh trước, đến lúc đó thì hãy coi chừng Ánh Sáng Ban Ngày.

Giới làm ăn và tài phiệt vùng bờ biển Thái Bình Dương không bao giờ quên bài học của Charles Klinkner và Công ty Tín dụng California & Altamont. Klinkner làm chủ tịch công ty. Hắn liên kết với Ánh Sáng Ban Ngày bất ngờ tấn công Công ty Liên Tỉnh San José. Khi Công ty Thuỷ Ðiện đầy thế lực nhảy vào vòng chiến để cứu nguy cho Công ty Liên tỉnh San Jose. Klinkner tưởng thời cơ đã đến, bèn cấu kết với phe cánh quật lạ; Ánh Sáng Ban Ngày giữa lúc trận chiến đang đến hồi quyết liệt. Ánh Sáng Ban Ngày thất bại và mất trắng ba triệu đô-la. Nhưng trước khi chịu thua, anh cũng đã làm cho Công ty Tín Dụng California & Altamont phải tan hoang và chủ tịch Klinkner phải tự sát trong tù đại hình. Không phải chỉ ngưng tấn công Công ty Liên tỉnh San José mà thôi, anh còn bị thiệt hại nặng nề nữa. Những người đủ thẩm quyền để nhận định nói rằng lẽ ra anh đã có thể dàn hoà và với vát lại với Công ty Liên Tỉnh San José và Công ty Thuỷ Ðiện và, lúc mà ai cũng nghĩ là anh đã bỏ cuộc, anh quay sang giáng cho Klinkner một đòn chí tử, đột ngột như kiểu của Napoleon. Anh biết Klinkner sẽ không bao giờ ngờ đến điểm đó. Anh cũng biết rằng Công Ty Tín Dụng California & Altamont là một cơ sở rất vững chãi, nhưng lúc đó nó đang ở trong tình trạng rất bấp bênh vì Klinkner đã dùng toàn bộ số tiền của công ty đó để đầu cơ. Anh hiểu rằng nếu để thêm một vài tháng nữa thì chính các hoạt động đầu cơ của Klinkner sẽ làm cho công ty đó vững vàng hơn bao giờ hết. Bởi vậy nếu anh muốn tấn công nó thì phải tấn công ngay lúc này.

- Tôi mất nhiều tiền thật đáy, - về sau anh đã nói về lỗ lã của mình như vậy - Nhưng đó sẽ là một sự bảo đảm cho tương lai. Từ nay về sau kẻ nào đang hùn hạp với tôi sẽ phải nghĩ cho kỹ trước khi định lừa gạt tôi.

Sở dĩ anh dữ dằn như vậy là vì anh coi khinh những kẻ mà anh cùng làm ăn. Anh tin rằng trong cả trăm người cũng không có lấy một người sòng phẳng. Còn đối với những người sòng phẳng, anh tiên đoán rằng nếu cứ tiếp tục tham dự vào canh bạc bịp bợm này thì rồi cũng sẽ thất bại và phá sản mà thôi. Kinh nghiệm ở Nữu Ước đã mở mắt cho anh. Anh đã xé bỏ cái ảo tưởng che đậy lên canh bạc làm ăn và nhìn vào sự trần truồng của nó. Anh khái quát hoá về nền công nghiệp và xã hội như xã hội được tổ chức như một trò lừa đảo. Có nhiều người sinh ra đã thiếu năng lực, tuy không quá yếu đến mức phải đem nhốt vào nhà thương dành cho những kẻ ngớ ngẩn, nhưng cũng chẳng đủ khỏe để làm một cái gì khác hơn là thân phận tôi đòi Ngoài ra còn có những thằng khùng luôn luôn quan niệm một cách đứng đắn về cái trò lừa đảo có tổ chức đó, trân trọng, tán dương nó. Bọn này chỉ là những con mồi ngon cho những kẻ nhìn rõ được bản chất và đánh giá cái trò lừa đảo đó theo đúng giá trị của nó. Còn lao động, lao động hợp pháp, là nguồn gốc của mọi của cải. Ðiều này có nghĩa là, dù là một bao khoai tây, một cây dương cầm vĩ đại, hoặc một cái xe du lịch bảy chỗ ngồi, tất cả đều do lao động mà có. Sau khi đã được lao động sản xuất ra, chúng được phân phối, và đây là lĩnh vực mà trò lừa đảo mon men vào. Ánh Sáng Ban Ngày chẳng bao giờ thấy những đứa con của chai phồng có đàn dương cầm để chơi và có ô tô để đi. Chuyện này chỉ có thể dùng cái trò lừa đảo thì mới giải thích được thôi. Có cả mười ngàn hoặc cả trăm ngàn người thức suốt đêm trường để nghĩ kế làm sao chen vào được giữa người thợ và sản phẩm do anh ta làm ra. Bọn này chính là lũ thương gia. Khi mà họ đã chen vào giữa người thợ và sản phẩm, họ sẽ thu được một phần tiền lời. Phần tiền lời lớn hay nhỏ khống tuỳ thuộc vào luật công bằng, mà tuỳ thuộc vào sức mạnh và sự bẩn thỉu của họ. Luôn luôn là cái kiểu lập luận "bọn lao động chịu đựng được mà". Anh thấy tất cả bọn thượng gia ai cũng nghĩ như vậy.

Một hôm, cảm thấy vui vui sau một bữa ăn trưa đầy đủ và mấy ly rượu cốc tay, anh bắt chuyện với tay điều khiển thang máy tên Jones. Jones gầy guộc, đầu tóc bù xù, vóc dáng đã ra vẻ người lớn, luông luôn có vẻ muốn gây gổ với khách. Chính điều này làm Ánh Sáng Ban Ngày chú ý đến anh ta, và chẳng bao lâu đã tìm hiểu được tại sao anh ta lại như thế. Theo sự xếp loại có tính chất gây hấn của anh ta thì anh ta vốn là một người vô sản muốn kiếm sống bằng nghề viết lách. Bị các tạp chí từ chối, anh buộc lòng phải đi tìm cái ăn chốn ở trong một thung lũng nhỏ ở Petacha cách Los Angeles không đầy một trăm dặm. Ban ngày anh ta lao động, ban đêm anh ta học thêm và viết lách chút ít. Nhưng bọn chủ công ty hoả xa đã bòn rút của anh ta theo cái kiểu "bòn lao động chịu đựng được mà". Petacha là một thung lũng hẻo lánh, chỉ sản xuất được ba thứ: bò, củi và than đốt. Giá cước chuyên chở bò mỗi toa là tám đô-la. Jones giải thích là vì bò có chân, nếu thuê người chăn đến Los Angeles thì sẽ mất một số tiền công bằng với tiền chuyên chở trên xe lửa. Nhưng củi lại không có chân nên bọn chủ hoả xa lấy đúng hai mươi bốn đô-la tiền cước trở củi mỗi toa. Sự tính toán như vậy kể cũng được, bởi vì sau mười hai tiếng đồng hồ lao động cật lực mỗi ngày và trừ tiền cước chuyên chở củi đến Los Angeles ra, thợ đốn củi còn lời được đúng một đô-la sáu mươi xu. Jones tính qua mặt công ty hoả xa bằng cách biến gỗ thành than. Theo tính toán của anh ta thì như vậy sẽ lời hơn. Nhưng bọn chủ hoả xa cũng tính toán và ra giá cước chuyên chở một toa than là bốn mươi hai đô-la. Sau ba tháng, Jones tổng kết lại và thấy rằng anh ta cũng chỉ kiếm được đúng một đô-la sáu mươi xu một ngày.

- Thế là tôi bỏ cuộc, - Jones kết luận - Tôi đi làm công lang thang suốt một năm trời, sau quay về chơi cho công ty hoả xa một vố. Bỏ qua những cái không đáng giá, tôi vượt qua dãy núi Sierras hiểm trở vào mùa hè rồi châm một que diêm vào dãy nhà trú tuyết. Ngọn lửa đó nhỏ thôi, chỉ làm cho công ty hoả xa thiệt có ba mươi ngàn đô-la. Tôi nghĩ rằng tôi với họ như thế là huề.

- Này chú bé, bộ chú không sợ khi nói với tôi điều ấy ư? - Ánh Sáng Ban Ngày nghiêm giọng hỏi.

- Có gì mà sợ, - Jones đáp - Họ chẳng chứng minh được điều đó. Ông có thể đi mà không nói điều ấy, như vậy thì bồi thẩm cũng chẳng biết đâu mà mò.

Ánh Sáng Ban Ngày trở về căn phòng ngồi suy nghĩ. Ðúng là cái luận điệu "bọn lao động chịu đựng được mà". Từ thượng tầng đến hạ tầng, luật chơi là như vậy. Cái làm cho trò lừa đảo có thể tiếp tục được là vì cứ mỗi phút lại có thêm một thằng ngốc ra đời. Nếu cứ mỗi phút lại có người như Jones được sinh ra thì cái trò lừa đảo đó ắt là không tồn tại được lâu. Thật may cho đám chủ là công nhân không giống Jones.

Những trò lừa đảo còn có ở cấp khác, cao rộng hơn. Những tay thương gia, chủ tiệm cò con và những hạng đại loại như vậy kiếm lời trên sản phẩm của người công nhân. Nhưng nói cho cùng thì chính những tay làm ăn cá mập đã nhờ những tay cò con ấy mà tổ chức lại công nhân. Khi mọi việc đã xong thì thợ thuyền - những người như Jones lúc còn ở thung lũng Petacha - chẳng nhận được gì ngoài số tiền công trích từ số lợi nhuận của bọn chủ. Như vậy thân phận của họ cũng chỉ là những thân phận của những kẻ làm thuê. Rồi trên nữa, lại còn những tay cá mập lớn hơn nữa.

Họ dùng những phương tiện phức tạp to lớn để kiếm lợi nhuận theo quy mô cộng hơn, chen vào giữa hàng trăm ngàn công nhân và sản phẩm của họ. Những tay cá mập lớn này không chỉ là những tên ăn cướp mà còn là những tay cờ bạc nữa. Vì là phường cờ bạc nên khi không thoả mãn với số tiền bòn rút được trực tiếp của người công nhân, chúng quay qua cướp của nhau. Chúng gọi việc này là nền tài chính phỗng tay trên. Chủ yếu vẫn là cướp của thợ thuyền, nhưng thảng hoặc chúng lại thành lập tập đoàn để cướp tiền lời tích trữ của nhau.

- Ðiều này giải thích tại sao Holdsworthy đã cướp của anh năm mươi năm ngàn đô-la cũng như Dowsett, Letton và Guggenhammer đã cướp của anh mười triệu. Khi anh tấn công Công ty Dịch Vụ Bưu Ðiện Panama, anh cũng làm một chuyện giống hệt như thế. Vậy thì, anh kết luận, cướp của kẻ cướp vẫn là lành mạnh hơn cướp của đám công nhân nghèo khổ và ngu muội.

Theo cách trên, Ánh Sáng Ban Ngày, tuy chẳng hiểu biết gì về triết học, đã dành cho mình địa vị và cách làm ăn của một siêu nhân thể kỷ hai mươi. Anh nghiệm ra rằng không có noblesse oblige(1) giữa những siêu nhân về chuyện làm ăn và tài chính cả, ngoại trừ một số rất ít trường hợp bí hiểm. Có một du khách thông minh đã ghé lại Câu Lạc Bộ Alta-Pacific, và sau bữa ăn tối đã phát biểu như sau: "Có sự trọng vọng nhau giữa những tên trộm cướp, và điều này đã phân biệt chúng với những người lương thiện". Ðúng thế. Anh ta đã nói trúng phoóc, những tên siêu nhân hiện đại là hạng đầu trộm đuôi cướp dám muối mặt truyền giảng cho nạn nhân của chúng đạo lý đúng sai mà bản thân chúng chẳng tuân theo. Ðối với chúng thì lời nói của một người chỉ có giá trị khi người đó bị bắt buộc phải giữ nó. Ðiều răn "người không được ăn cắp" chỉ để đem áp dụng cho những công dân lương thiện mà thôi. Họ, những siêu nhân đứng trên những lời răn đó. Họ cứ việc ăn cắp để được những kẻ cùng hội cùng thuyền trọng vọng nhiều ít tuỳ theo số tiền họ đã đánh cắp được.

Ánh Sáng Ban Ngày cùng tham gia vào cái trò lừa bịp đó thì anh càng hiểu rõ tình hình hơn. Mặc dù bọn cá mập vẫn cứ cướp bóc lẫn nhau khi có cơ hội, tổ chức của chúng vẫn vững vàng. Chúng vẫn kiểm soát được guồng máy chính trị của xã hội, từ tay chính khách của khu vực đến tay nghị sĩ của Hiệp Chủng Quốc. Chúng thông qua những luật lệ cho chúng được quyền cướp bóc. Chúng buộc người ta phải tuân thủ các luật lệ này bằng cảnh sát, bằng cai ngục, bằng quân đội dự bị và thường trực, và bằng toà án. Tất cả những cái đó cho họ cơ hội làm tiền… Mối hiểm nguy lớn nhất đối với một siêu nhân chính là những siêu nhân đồng loại của chúng. Cái đám quần chúng ngu xuẩn kia không đáng kể. Họ được cấu tạo bằng một loại đất sét hạ đẳng đến độ chỉ khéo léo một chút là có thể lường gạt được họ ngay. Bọn siêu nhân điều khiển trò chơi, và khi nào chúng thấy chuyện cướp của công nhân đã quá nhàm hoặc quá chậm chạp thì chúng lại nhảy xổ vào cướp lẫn nhau.

Ánh Sáng Ban Ngày vẫn triết lý, tuy anh chưa phải là triết gia. Anh chưa bao giờ đọc sách. Là một người cứng đầu và thực tế, việc đọc sách là một cái gì quá xa vời. Anh đã sống một cuộc đời giản đơn, và trong cuộc đời đó sách chẳng giúp anh hiểu thêm được gì về nó. Cuộc đời mà anh đang sống đây tuy thật là rắc rối song cũng lại giản đơn không kém. Anh hiểu thấu được những giả dối ma mã anh của nó, và thấy nó cũng thô thiển như cuộc sống ở vùng Yukon ngày trước. Con người thì ở đâu cũng vậy. Họ có cúng một đam mê và tham vọng.

Tài chính chỉ là loại bài xì phè trên quy mô to lớn hơn: Kẻ ngồi vào chơi là kẻ có tiền. Công nhân là những người làm thuê cật lực để kiếm cái ăn. Anh thấy cuộc chơi này cũng lại theo những luật lệ muôn đời mà thôi, và anh cũng tham gia vào cuộc chơi. Cái vô ích to lộn của bọn đầu trộm đuôi cướp đã tổ chức xã hội rồi lại làm cho nó rối tung lên thật chẳng làm cho anh ta ngạc nhiên chút nào. Ðó là lẽ thường. Thực tế mà nói thì mọi nỗ lực của con người đều vô ích. Anh đã chứng kiến những điều đó quá nhiều rồi. Những người công ty với anh trên dòng sông Stewart đã chết vì đói. Hàng trăm người tìm vàng thuộc loại kỳ cựu đã chẳng cắm được một mảnh đất có vàng nào ở Lạch Thịnh Vượng và Lạch Eldorado, ấy vậy mà bọn chân ướt chân ráo đến vùng đồng cỏ hươu ăn đó lại nhắm mắt cũng kiếm được cả triệu đô-la. Ðời là thế, khá lắm thì nó cũng chỉ là một đề nghị làm ăn dã man. Con người văn minh cướp bóc lẫn nhau vì họ được tạo nên để làm chuyện đó. Họ cướp bóc một cách tự nhiên như là loài mèo thì phải cào xé, cái đói thì phải làm chết người, và cài lạnh thì phải làm cho da tê buốt.

Vậy là Ánh Sáng Ban Ngày đã trở thành một tay tài phiệt thành công. Anh không lường gạt bọn làm thuê. Không những thuê. Nhưng anh không đành lòng làm thế mà anh còn cảm thấy như vậy chẳng có gì là thú vị. Dân lao động quá dễ dãi, quá ngu dốt. Cướp của họ cũng giống như giết những con gà lôi béo mập nuôi trong sân nhà anh nghe nói ở nước Anh người ta thường hay làm thế.

Giống như chàng Robin Hood thuở xưa; Ánh Sáng Ban Ngày đánh cướp của bọn giàu có rồi, theo một cách nho nhỏ nào đó, chia lại cho kẻ khó. Song anh tốt bụng theo cách riêng của anh. Cái khổ đau to lớn của nhân loại chẳng có nghĩa gì với anh cả, bởi vì đấy là một phần của trật tự muôn đời. Anh không chịu nổi những tổ chức từ thiện cũng như những kẻ bán rao từ thiện chuyên nghiệp. Mặt khác, cái mà anh cho đi cũng chẳng phải để lương tâm đỡ cắn rứt. Anh chẳng nợ nần ai cả nên chẳng nghĩ tới việc hoàn trả. Cái mà anh cho đi là quà tặng, tự nguyện vì muốn cho ai thì cho. Thường thì anh cho những kẻ xung quanh mình. Chẳng bao giờ anh đóng góp vào quỹ cứu giúp nạn nhân động đất ở Nhật Bản hoặc vào quỹ câu lạc bộ ngoài trời của thành phố Nữu Ước. Thay vào đó, anh trợ cấp cho Jones, chàng thanh niên gác thang máy, liên tục trong một năm để anh ta có thể viết một cuốn sách. Khi anh nghe báo là vợ của người phục vụ cho anh tại Khách Sạn Thánh Francis bị mắc bệnh lao phổ, anh liền gửi bà ta đến Arizona để chữa chạy. Sau khi bác sĩ bảo rằng trưởng hợp của bà không còn hy vọng cứu chữa thì anh cũng gửi ông chồng đến đó để săn sóc vợ cho đến khi bà ta xuôi tay nhắm mắt. Cũng vậy anh mua một bộ dây cương đan bằng lông ngựa của một tội nhân thuộc một trại cải tạo ở miền Tây. Anh này đi đâu cũng nói về chuyện ấy cho đến lúc có gần phân nửa số tội nhân ở đó làm dây cương ngựa để bán cho anh. Anh mua tất cả, trả mỗi bộ dây như cương vậy từ hai mươi đến năm mươi đô-la. Những bộ dây cương này thật đẹp và do sức lao động lương thiện tạo ra nên anh dùng chúng để trang hoàng phần tường còn lại trong phòng ngủ của mình.

Cuộc sống khắc nghiệt ở Yukon đã không làm Ánh Sáng Ban Ngày chai đá. Chỉ có nền văn minh mới làm anh trở thành như vậy. Trong cuộc chơi dã man, dữ dội mà anh đang tham dự, cái thói quen hoà nhã đã biến dần khỏi anh mà anh chẳng ngờ, cũn như cái giọng nói kép dài nguyên âm lười lĩnh kiểu miền Tây của anh vậy. Giọng nói của anh trở nên sắc bén và gấp gáp, đầu óc anh cũng thế. Cuộc chơi biến chuyển lẹ làng khiến anh không còn thì giờ để quan tâm giúp đỡ kẻ khác nữa. Sự biến chuyển này đã lại đấu ấn trên gương mặt của anh. Vẻ mặt trơ nên nghiêm nghị hơn. Hiếm còn bắt gặp vành môi anh cong lên vui nhộn hoặc nụ cười ở đuôi mắt có nếp nhăn. Ngay cả đôi mắt đen lấp lánh như mắt thổ dân cũng toát lên vẻ độc ác và ý thức tàn tạo là mình có quyền lực. Sức mạnh vô song vẫn còn, và toát ra từ bộ con người anh. Nhưng sức mạnh này bây giờ là sức mạnh của một con người mới, con người chinh phục chà đạp lên người khác. Những đấu tranh của anh chống lại thiên nhiên sơ khai. Những đấu tranh của anh hiện tại là toàn với giống đực thuộc chủng loại của anh. Cái gian khổ leo đèo lội suối, chịu đựng băng giá không làm hỏng anh nhiều bằng cái gay gắt cay đắng của việc vật lộn với đồng loại.

Ðôi lúc anh vẫn còn giữ được tính hoà nhã vui vẻ, nhưng điều đó chỉ xảy ra theo cơn và không tự nguyện, thường là sau khi uống vài ly rượu cocktail trước bữa ăn. Khi còn ở phương Bắc, anh uống nhiều nhưng không đều. Bây giờ anh uống có hệ thống và kỷ luật. Tuy đây là một thói quen không tự giác song nó là kết quả của một trạng thái tinh thần và thể xác. Những ly rượu cocktail có tác dụng hạn chế bớt. Dù không nghĩ ngợi hoặc lý luận gì về chuyện ấy, anh cũng biết rằng sự căng thẳng khi ở văn phòng, kết quả của những cú làm ăn táo tợn và bạt mạng, cần phải được hạn chế lại, hoặc làm cho quên đi.

Qua năm tháng anh khám phá rằng những ly rượu đem lại cho anh điều này. Chúng tạo ra một bức tường đá. Anh không uống rượu vào buổi sáng hay trong giờ làm việc. Nhưng một khi đã rời văn phòng thì anh lập tức dùng rượu tạo quanh mình bức tường cảm này. Lúc đó, chuyện làm ăn biến ngay thành một chuyện khép kín, không còn tồn tại nữa. Vào buổi chiều, sau bữa ăn trưa, chuyện làm ăn lại sống lại thêm một hoặc hai giờ đồng hồ nữa, để rồi, khi rời văn phòng, anh lại dựng lên bức tường cản đó lần nữa.

Đương nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Những khi anh phải ăn tối hoặc dự họp với kẻ thù hoặc người cùng cánh để bàn về những chiến dịch làm ăn, những lúc ấy anh tuân thủ kỷ luật và không uống rượu, anh lại quay về với tiếng réo gọi muôn đời của một ly rượu Martini, với số lượng gấp đôi rót vào một cái ly dài hơn.

Chú thích:

(1) Tiếng Pháp trong nguyên văn: Hành động đúng địa vị.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.