Chương trước
Chương sau
Trong lòng Lý Vũ Hân vô cùng vui sướng, lại quay đầu đi mà không nhìn Phương Minh Viễn, chỉ có cảm giác mặt nóng lên, cô sao lại có thể không biết ngại ngùng nói với anh ta muốn một phòng trong nhà anh ta, nói anh ta muốn một phòng ở trong nhà anh ta là cớ làm sao chứ. Nhưng Phương Minh Viễn thì không chút do dự đồng ý ngay, điều này khiến cho cô ấy vui thầm, một niềm vui khó tả, toàn thân cô ấy có cảm giác lâng lâng.

Phương Minh Viễn lại không phải kiểu người nghĩ nhiều như Lý Vũ Hân, tâm tư của hắn đang dồn ở việc cải tạo thành cổ. Muốn bảo vệ tốt thành cổ Bình Xuyên thì nhất định phải làm mới như ban đầu, để tạo ra nguồn lợi kinh tế. Chỉ cần đem lại lợi ích đầy đủ cho huyện, không cần hắn phải hao tổn công sức, và đi hô hào công tác bảo vệ, chủ tịch huyện Bình Xuyên cũng sẽ dốc hết sức bảo vệ tốt thành cổ Bình Xuyên. Khiến nó mãi mãi trở thành cái cây rút tiền. Nói tóm lại thì cũng chỉ vì lợi ích mà sống. chỉ có những thứ đem lại lợi ích cho con người thì con người mới chủ động đi bảo vệ chúng.

Mặc dù, hầu hết người dân trong thành cổ đều đã chuyển đi một cách thuận lợi, nhưng nơi cần cải tạo thì còn rất nhiều người. Đường sá trong phố cổ phải hao tổn rất nhiều công sức để sửa chữa.

Hầu hết các con đường trong phố cổ Bình Xuyên đều là đường đá, một số ít được lát gạch. Trải qua nhiều năm sử dụng, hư hại vô cùng nghiêm trọng, hơn nữa trong khoảng thời gian dài không được tu sửa, có thể nhìn thấy các hố lõm to nhỏ ở khắp mọi nơi. Hơn nữa hệ thống ống nước hai bên đường do rất lâu không sữa chữa đã trở thành đồ phế thải. Có thể nói, lượng công việc có Lưu Vũ rất nặng nề.

Hơn nữa, Phương Minh Viễn cũng chú ý đến hai bên đường trong sân. Mặc dù hầu hết các sân vẫn giữ được nguyên vẹn như ban đầu, nhưng trong một số sân cũng có nhiều những kiến trúc do người dân ở đây tự dựng không ăn khớp với những kiến trúc cổ, những kiến trúc đó nhất định cần loại bỏ đi. Toàn bộ bên trong phố cổ phải có một phong cách thống nhất.

-Sở trưởng Lưu, đi tới phía trước, kiến trúc cổ đó là ở đâu?

Phương Minh Viễn nói và chỉ vào một kiến trúc cổ không xa.

Lưu Vũ ngẩng đầu lên nhìn lướt qua, cười nói: -Đó là văn miếu của thành cổ.

-Văn miếu? vậy ở đây còn có võ miếu phải không?

Lý Vũ Hân tò mò hỏi.

-Đúng vậy, có võ miếu nhưng không ở đường này, mà ở bên kia đường. Trong phố cổ này vốn dĩ có huyện thự, văn miếu, gác chuông, miếu Thành Hoàng, miếu Long Vương, cung Văn Xương, lầu Vọng Hồ , cũng như nhiều các di tích lịch sử khác. Nhưng nhiều năm qua, tỉnh Tần Tây xảy ra chiến tranh liên miên, làm sụp đổ nhiều tòa nhà cổ, giờ chỉ còn lại văn miếu, Võ miếu, lầu Vọng Hồ, lầu Tạng Thư.

Lưu Ninh chỉ vào bên đường phía Nam nói với vẻ mặt tiếc nuối.

-Võ miếu thờ Khương thái Công hay Quan Thánh?

Phương Minh thuận miệng hỏi.

-Khương Thái Công? Vũ Thánh Nhân chẳng phải là Quan Công sao? Lý Vũ Hân giật mình hỏi lại. Đây không phải lần đầu cô ta nghe trong Võ miếu thờ Khương Thái Công.

Lưu Vũ giơ lên một ngón tay cái, nói tỏ vẻ khâm phục:

-Cậu Phương, xem ra cậu đúng là người trong nghề à. Câu này hỏi đến đúng mấu chốt của vấn đề.

-Hả?

Lưu Vũ Hân càng thêm tò mò.

-Ông Lưu, Võ miếu cũng thờ Khương Thái Công phải không?

Ở tỉnh Tần Tây, khởi nguyên của triều Chu,đại danh Khương Thái Công Khương Tử Nha ai ai cũng biết rồi, nhưng cô ấy thật sự không biết, Võ miếu vẫn thờ Khương Thái Công.

Mặc dù Lưu Vũ không biết gì về cô gái xinh đẹp này, nhưng nhìn thấy cô ta và Phương Minh Viễn có vẻ thân mật, thì vội vàng cười nói :

-Cô không biết thôi, ngày nay nhắc đến Võ Thánh Nhân, mọi người đều nghĩ tới Quan Công. Nhưng theo lịch sử của Võ miếu, Võ Thánh Nhân sớm nhất lại là Khương Thái Công. Đầu thời kỳ nguyên sơ, Đường Cao Tông phong Khương Thái Công làm Vũ Thành Vương. Đối chiếu với các hệ thống thờ cống của văn miếu của thời kỳ nhà Nguyên, Võ miếu còn có tên gọi khác là miếu Võ Thành. Mà tục thờ cúng Quan Công sớm nhất chỉ thịnh hành ở vùng Kinh Châu. Thời nhà Đường chỉ thờ cúng Vũ Thành miếu. Đến đời nhà Tống, do triều đình sắc phong cho Quan Vũ, tín ngưỡng thờ cúng Quan Đế mới đi vào Đạo giáo và Phật giáo. Đến triều nhà Minh, Quan Công được phong làm “Quan Thánh Đế Quân”, “Tiên đế phục ma uy phong tam giới” giống như một sự tôn vinh lớn, hơn nữa tấm lòng trung, nghĩa, nhân, dũng của Quan Vũ được sự tôn sùng của các Hoàng đế thời nhà Minh và thời nhà Thanh. Vậy nên về sau Chu Nguyên Trương đã cho phá bỏ miếu Quan Vũ, đem Khương Thái Công về thờ ở Vương miếu. Đến triều đại nhà Thanh hoàng đế Ung Chính truy phong Quan Vũ làm Vũ Thánh. Lấy Quan Vũ làm chủ tế Võ miếu đặt song song với Văn miếu của Khổng Tử, gọi chung là Văn Võ miếu. Về sau, người đời chỉ biết Võ Thánh thay bằng Quan Công rồi. khắp nơi trong Võ miếu đều thờ cúng Quan Công. Nhưng Võ miếu ở đây lại thờ cúng Khương Thái Công.

Lý Vũ Hân nghe đến ngơ ngác, hóa ra lịch sử về Võ miếu là như vậy, trong khi cô ta luôn cho rằng Võ Thánh chính là Quan Vũ. Nghĩ đến đây, cô kéo tay Phương Minh Viễn, vui vẻ nói:

-Minh Viễn, cậu thật tài giỏi à. Chuyện đã lâu như vậy mà cậu cũng biết.

Lưu Vũ phụ họa thêm vài câu:

-Cậu Phương quả nhiên có vốn tri thức uyên bác, Võ Thánh vốn dĩ là Khương Thái Công, thậm chí cả những người làm bên khảo cổ học cũng không rõ lắm.

Phương Minh Viễn đỏ mặt, nếu không phải thông qua câu chuyện về đại triều thế kỷ trước ở trên mạng, hắn cũng vẫn nghĩ rằng Võ Thánh Nhân là Quan Công.

Phương Minh Viễn lại vội vàng hỏi tiếp :

-Sở trưởng Lưu, tại sao ở đây luôn thờ Khương Thái Công?.

Nói thật hắn cũng chỉ thuận miệng hỏi, không ngờ lại đem lại cho Lưu Vũ có chút bất ngờ, có lẽ điều này chính là một điểm đáng chú ý của phố cổ Bình Xuyên.

-Mặc dù, khi Chu Nguyên Trương làm Hoàng đế, phá bỏ Võ miếu Thái Công, lại đem Thái Công đến cùng thờ ở Đế Vương miếu, nhưng theo chúng tôi ở đây có thể là vùng đất tâm phúc của Tây Chu năm đó, đây cũng là nơi Thái Công phò tá vua Ngô chinh phục thiên hạ, cho nên niềm tin của người dân đối với Quan Thánh không bằng sự tin tưởng, kính trọng đối với Thái Công. Vậy nên, khi triều đại nhà Minh phá bỏ Võ miếu, dân chúng trong vùng đều gọi Võ miếu với tên gọi là đền Thái Công. Đến thời nhà Thanh, khi tôn Quan Công làm Võ Thánh, người dân thà xây dựng lại miếu Quan Công ở nơi khác cũng không di chuyển tượng thần Thái Công. Về sau, trong thời kì chiến tranh loạn lạc, miếu Quan Công bị hư hại, dân chúng lại gọi nơi đây là Võ miếu.

Phương Minh Viễn gật đầu, nửa đời hàn vi, có tài nhưng không gặp thời, phiêu bạt khắp nơi, ẩn mình đợi thời cơ. Thả câu vị thủy, cuối cùng gặp minh chủ. Khương Thái Công không chỉ là quân sư của Chu Văn Vương, Võ Vương Khắc một trong những người có công lớn trong thời kỳ khai Quốc của triều Chu, người sáng lập và đặt nền móng cho văn hóa của Tề quốc mà còn là thái sư của bốn đời đế vương là Chu Văn Vương, Võ Vương, Thành Vương, Khang Vương. Ông còn là vị quân sư, nhà thao lược xuất chúng cho ảnh hưởng lâu dài ở Hoa Hạ thời cổ đại. Qua nhiều điển tích của các thế hệ đều tôn sùng địa vị lịch sử đó, nho, đạo, pháp, binh đều cho rằng ông là người đáng để học hỏi, được tôn là “Bách gia tông sư”so với Quan Công mà nói, người dân tỉnh Tần Tây đương nhiên thích nhân vật vùng đất của họ nổi danh thiên hạ.

-Sở trưởng Lưu, vậy bây giờ ở trong tỉnh Tần Tây, còn có miếu nào khác thờ Thái Công không?

Lưu Vũ sau một hồi suy nghĩ, lắc đầu nói:

-Theo tôi được biết, trước thời kỳ dân quốc, thậm chí đến đầu thời kỳ lập quốc, trong tỉnh Tần Tây có không ít những ngôi miếu thờ Thái Công, đương nhiên cũng không phải hoàn toàn được biết đến với cái tên Võ miếu. Nhưng cho tới bây giờ, cái mà tôi biết còn tồn tại, e rằng chỉ có một ngôi miếu này trong thành cổ. Ôi!! tất nhiên dù cho nó may mắn còn tồn tại lại trong chiến hỏa, trong 10 năm hỗn loạn đó, thì cũng gần như bị phá hủy rồi.

Phương Minh Viễn thở dài, tai họa 10 năm, không chỉ tổn thất về kinh tế, văn hóa Hoa Hạ, mà còn là sự tổn thất lớn đối với các di tích văn vật ở đây của các thời kỳ trước. Hắn đã từng nghe chú nói, năm đó ở trong thôn bên cạnh Tần Tây, đào được 10 cái chậu đồng cổ, toàn bộ bên trong đầy ắp tiền đồng của thời nhà Tống, tổng cộng tới hàng chục vạn. Khoản tiền lớn như vậy được người xưa lưu giữ lại thế mà lại bị người ta luyện thành đồng hết.

“Hoang phí à”Lúc đó khi nghe được thông tin này, Phương Minh Viễn mong muốn bắt giữ tất cả người này lại dùng gạch làm cho họ thông suốt về tiền đồng của thời đại nhà Tống. Nếu như đem số tiền đồng đó ra bán ở thị trường quốc tế thì có mua nguyên cả một núi đồng cũng có thể mua được.

-Sở trưởng Lưu, một vài thứ trong phố cổ đều cần giám định kỹ càng lại, nếu có những cổ vật sau này phải đưa vào văn miếu để bảo vệ, theo tôi sau này nơi đó sẽ trở thành một viện bảo tàng, đem hết những văn vật rải rác ở nhiều nơi tập chung lại bảo vệ.

Bình Xuyên là huyện có số lượng lớn các cổ vật, chúng có từ thời Thương Chu, trước đây ở triều Tống nơi đây là trung tâm kinh tế của Hoa Hạ lúc đó. Từ 5 tòa Hoàng Lăng của Hoàng Đế triều Đường, là có thể biết văn vật ở đây rất phong phú.

“Vậy thì tốt quá rồi” tinh thần Lưu Vũ phấn chấn hẳn lên. Mặc dù nói huyện Bình Xuyên là huyện có lượng lớn văn vật, nhưng tình hình tài chính không khả quan, mỗi năm tiền vốn cho việc bảo vệ văn vật vô cùng ít, huống gì là chuyện bảo vệ các văn vật mới phát hiện có, chỉ bảo đảm về tiền lương cho nhân viên phụ trách bảo vệ văn vật cũng đã khó khăn lắm rồi.

Nhưng Lưu Vũ lại có một cảm giác, có lẽ bắt đầu từ năm nay bọn họ sẽ như cá chép vượt long môn lại một lần nữa trở thành tiêu điểm chú ý của mọi người.

Họ vừa đi vừa nói, mới đó đã đến trước cửa văn miếu. Một đoạn đường dài toàn là cửa lớn rỉ sắt, bị khóa lại.

-Cậu Phương, anh đợi ở đây một lát.

Lưu Vũ hơi lúng túng nói, rồi chạy vèo đi:

- Tôi đi tìm người lấy chìa khóa.

Nhìn qua những lổ hỗng của lưới sắt, trong văn miếu cũng là đổ nát, đâu đâu cũng thấy cỏ dại mọc, hiện lên nét hoang vắng và âm trầm. lý Vũ Hân nhìn lên mặt trời chói chang, nếu không phải vào lúc này thấy cảnh tượng như vậy, cô ta có nói gì cũng không dám vào. Điều này khiến cô ta nhớ tới bài thơ trong tác phẩm “thiếu nữ u hồn” của Lan Nhược đã xem qua cách đây không lâu.

Chẳng bao lâu thì Lưu Vũ đầu đầy mồ hôi hồng hộc chạy lại, mở cửa chính ra.

Trong sân trước của văn miếu, phân ra hai bên trái phải mỗi bên hai tám cái xuyên cọc buộc ngựa, trên đỉnh cọc có điêu khắc hình các loài động vật như con khỉ, con chó, con kỳ lân. Mặc dù lớp bụi của thời gian khiến cho chúng trở nên mơ hồ, nhưng nhìn kỹ thì vẫn có thể nhìn thấy những hình dạng khác nhau, nét biểu lộ phong phú. Bởi vậy có thể tưởng tượng, nơi này đã từng là một nơi ngắm cảnh nổi tiếng náo nhiệt.

-Cậu Phương, văn miếu của phố cổ Bình Xuyên này có thể nói đã có từ lâu rồi. Về sau nhiều lần hư đi sửa lại, lần gần đây nhất là năm 30 thời Dân Quốc, do lúc đó cư dân ở đây góp vốn tu sửa lại thành cổ cho mới. Nhưng từ khi lập Quốc tới nay, thì lại không có lần sửa chữa nào có quy mô lớn. Trước đây, nơi nây là trạm truyền thanh của huyện, ít nhất còn có không khí của con người, sau đó chính quyền huyện chuyển đi nơi đây lại tiếp tục trở nên hoang vắng. Cậu theo tôi, phía trước chính là Đại Thành điện của chính điện.

Lưu Vũ ở phía trước dẫn đường, kiêm chức hướng dẫn viên du lịch.

Đại điện được xây theo hướng Nam, nằm ở trên đỉnh núi, bốn góc có mái cong, có sừng trụ, mặt chính của điện rộng 34m, sâu bên trong là 7m hoặc 8m, toàn bộ đại điện được làm bằng gạch gỗ. Không gian bên trong của đại điện là rộng nhất, Phương Minh Viễn chú ý thấy, ở giữa có ba cây cột trụ được khắc lên nhị long diễn châu, mái hiên được làm theo mô hình chồng chéo khung và trụ cũng có những hoa văn màu, mái nhà sức ngói lưu li, hai bên còn có mấy gian theo kiểu chái nhà. Màu sơn trên các trụ đã rớt đi nhiều rồi, gạch xanh dưới nền nhà cũng đã bị vỡ không ít, thậm chí còn còn lộ ra màu đất ở bên dưới rất loang lỗ. Ở hành lang của đại điện còn có mấy tượng người bằng đá, không phải rơi mất đầu xuống thì là thiếu tay hoặc chân, tấm bia đá trên lưng những con rùa đá cũng biến mất.

-Công tác tu sửa ở đây là do đội ngũ chuyên môn tu sửa của tỉnh ủy tu sửa. Chỉ là công trình trước của bọn họ làm chưa kết thúc, còn cần khoảng một tuần nữa mới xong.

Lưu Vũ chỉ vào đại điện nói:

-Tôi cũng không dám giao lại nơi đây cho đội ngũ của huyện, dựa vào tay nghề của họ e rằng đến cuối cùng làm chẳng ra gì.

Phương Minh Viễn gật đầu. Cách làm của loại kiến trúc cổ này, hiện giờ phần lớn đã thất truyền hoặc chỉ có một số ít các thợ lão luyện được truyền lại, liều lĩnh tu sửa lại, cuối cùng làm không đâu vào đâu chi bằng cứ để như vậy.

Ra khỏi văn miếu, Phương Minh Viễn đi theo Lưu Vũ về phía trước, đi tới “Thư lầu”, năm đó nơi này là thư viện của huyện, nó là một tiểu lầu được mô phỏng theo kết cấu gạch gỗ của Nhật, trước lầu còn có một khối bia đá, Khang Hữu Vi tự mình đề lên trên bia đá ba chữ “Đồ Thư Quán” (thư viện).

-Nơi này hiện tại là một lầu để không, tất cả các bộ sách đều bị chuyển vào thư viện mới rồi.

Lưu Vũ nhẹ giọng thở dài.

-Trong thành cổ ban đầu có gần 3000 dân cư, nhưng lại không có một thư viện giống như vậy.

-Hơn ba nghìn người.

Lý Vũ Hân ngạc nhiên thốt lên

-Ban đầu có nhiều người như vậy sống ở đây sao?

-Đúng vậy.

Lưu Vũ nhìn Phương Minh Viễn một cái, đây cũng là điểm mà ông ta khâm phục nhà họ Phương nhất. Đúng là một khoản tiền lớn, di dời hơn 3000 dân vào thị trấn, nhà họ Phương vì chuyện này mà tốn bao nhiêu tiền của, chỉ là tiền bồi thường cho dân thôi cũng đã đến ba chục triệu, lại tính đến phí xây dựng nhà cho một số người trong thị trấn, tiền phải chi thật giống như nước chảy. Nếu tính đến tiền tu sửa cho thành cổ, vậy thực sự tốn cả núi tiền.

Nhưng không có nhà họ Phương đầu tư, với khả năng tài chính trước mắt của huyện Bình Xuyên, e rằng đến thế kỷ sau thành cổ này cũng không được chú trọng, cũng không được biết đến. Để càng lâu thì thành cổ càng hư hại trầm trọng, trước khi di dời dân, cả thành cổ giống như núi rác vậy.

Phương gia đã làm một việc đại sự như vậy, không biết vì sao lại không muốn công bố ra ngoài, mà trong huyện cũng không thích thú để tuyên truyền việc này. Lưu Vũ vốn dĩ vẫn cho rằng có thể mượn việc này có thể khiến cho nhiều người quan tâm đến việc bảo vệ các di tích văn vật trong huyện Bình Xuyên.

-À, đúng rồi, tôi xuýt nữa thì quên mất, cậu Phương mời cậu theo tôi.

Lưu Vũ vỗ đầu nói, vừa nới vừa quay người đi về hướng Nam.

Phương Minh Viễn và Lý Vũ Hân ngạc nhiên ngơ ngác nhìn nhau, không biết ông ta nghĩ tới điều gì, tuy nhiên ông ta đi rồi, mấy người tất nhiên sẽ đuổi theo.

Đi bộ men theo những phiến đá trong thành dài hơn 100m, tới trước cửa của tòa nhà cũ nát cao nhất trong thành. Phương Minh Viễn để ý thấy hai bên trước cửa tòa còn có hai tấm đá dùng để lên ngựa, trên cửa còn có những cái nắm để gõ cửa bằng đồng bị rỉ, sơn trên cửa trụ đã bị bong ra từng mảng, màu sắc đã bị mờ đi, lưu lại những vết đao khắc như vết nứt, mất đi phong thái của năm xưa. Bởi vậy có thể thấy được, chủ nhân nơi này năm xưa phú quý và khí phái như thế nào, nhiều năm về sau, vẫn đang lộ ra sự phong phú và giàu có trước đây.

-Nơi đây là tòa nhà tốt nhất của huyện Bình Xuyên thời Dân Quốc, lúc đó chủ nhân của nó là tư lệnh Mã Viêm cai quản thành phố Phụng Nguyên, đến hiện tại đã gần trăm tuổi năm rồi, vẫn giữ lại được nguyên vẹn một trong những tòa nhà cổ đó. Tòa nhà này là Tam tiến Viện, tổng cộng có có hai mấy phòng lớn nhỏ, mặt sau còn có một hoa viên. Tuy rằng hiện tại đã bị các hộ ra đình xây nhà để chiếm dụng, nhưng sau này có thể dọn sạch đi. Tôi cảm thấy, cậu Phương nếu là tính toán t́m cái dinh thự trong thành cổ này, ở đây thật sự tốt, không chỉ có tòa nhà lớn, hơn nữa còn là vị trí trong trung tâm thành phố.

Lưu Vũ cười giải thích.

-Sở trưởng Lưu thật sự hao tổn tâm sức rồi. Phương Minh Viễn hài lòng nói:

-Nếu như đã được sở trưởn Lưu đề xuất, tôi tin tưởng cái nhìn của các chuyên gia, về sau thì đưa nơi này thành nhà ở của tôi ở Bình Xuyên. Nhưng, còn phải làm phiền sở trưởng Lưu giúp tôi lựa chọn hai dinh thự trong thành cổ, sau này tôi sẽ trọng dụng.

Lưu Vũ lập tức có sắc mặt vui mừng, không nói được lời nào.

Phương Minh Viễn đứng trên bậc thang được làm bằng đá xanh ở trước cửa, nhìn xuống toàn thành, trong long rất mãn nguyện.

Hắn tin rằng sau này khi thành cổ được tu bổ hoàn toàn mới, chỉ cần hắn vào ở thì sẽ khiến cho chủ các doanh nghiệp giàu có trong huyện vào đây kiếm nhà để ở. Tuy nhiên Phương Minh Viễn đã nghĩ kĩ rồi, các viện trong thành cổ trước năm 2000 chỉ để cho thuê chứ không bán, hơn nữa phải bảo vệ nó giống như các lâu đài cổ của các nước Châu Âu, đối với những người nhập cư lập nên những quy tắc nghiêm khắc, không những xét duyệt đúng với thân phận và tài sản của họ, hơn nữa còn phải nạp khoản tiền thế chấp lớn, cam đoan không không tùy ý sửa chữa những ngôi nhà này.

Sau này, thành cổ Bình Xuyên chính là thiên đường du lịch nổi tiếng của huyện Bình Xuyên, với những tòa biệt thự trong khu biệt thự cao cấp ở đây, sắp trở thành nơi mà những người giàu có đổ xô đến.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.