Lô Minh Nguyệt chỉ nói một câu khiến tinh thần Phương Minh Viễn phấn chấn hẳn lên. Hắn đột nhiên nghĩ ra, như ba họ Lô, Mai, Sài đều là những gia tộc có công mở nước, chắc chắn là có quen biết với một vài nhân vật trong chính trường Liên Xô. Dù sao lúc trước Hoa Hạ và Liên Xô từng có một thời kỳ nồng hậu. Trong thời gian ấy, cho dù là về kinh tế hay chính trị, Hoa Hạ và Liên Xô đều liên kết rất chặt chẽ. Những người lãnh đạo quan trọng như bọn họ chắc chắn sẽ có giao tiếp với người Liên Xô vì công vụ.
Con cháu của những người lãnh đạo Liên Xô lúc ấy hiện giờ đã trưởng thành. Tuy không chắc có thể trở thành lãnh đạo Liên Xô nhưng cũng có khả năng lớn là làm đến cấp bậc tương đương với cán bộ của ta.
Quả nhiên không ngài dự liệu, Lô Minh Nguyệt nhắc đến vài cái tên Liên Xô, nhìn vào chức vụ cũng là quan to ở địa phương, chỉ có điều là ở Siberia, tên gọi là Chomsky gì đó, là quan chức ở khu Chita khu vực Siberia. Do không quen thuộc các chưc vụ trong quan trường Liên Xô nên ông cũng không rõ lắm về cấp bậc của người này.
Lô Minh Nguyệt thấy được Phương Minh Viễn không nhớ rõ lời nói của mình, bèn vào phòng làm việc lấy giấy bút, ghi lại những lời vừa nói.
- Tôi thì nhớ rõ những người này, đến đó nhớ hỏi giúp tôi một câu, xem họ còn nhớ đến quan hệ với tôi hay không.
- Vậy cháu xin cảm ơn bác Lô.
Phương Minh Viễn đưa hai tay nhận lấy. Việc này quả thật bất ngờ, chính hắn không tài nào nghĩ ra được. Về phải hỏi lại Sài Yên và Mai Đông Trạch, và cả ông Tô nữa, xem họ còn có quan hệ gì với người Liên Xô không. Chỉ cần là xã hội loài người thì giao tế giữa người với người là không thể thiếu. Có quan hệ cũng dễ dàng hơn không chỉ độc quyền ở Hoa Hạ. Có mối quan hệ, đến Liên Xô cho dù là du lịch hay làm việc cũng bớt được nhiều sự lo lắng.
- Cậu Phương…
- Bác cứ gọi cháu là Minh Viễn như lúc trước đi. Việc này xem như xong rồi, bác hà tất phải khách sáo như vậy.
Phương Minh Viễn cười nói.
Lô Minh Nguyệt cũng không nén cười nổi:
- Được, Minh Viễn, chuyện buôn bán Xô Trung này thật sự có triển vọng sao?
Theo ông ta biết, mậu dịch giữa Hoa Hạ và Liên Xô, về số luợng cũng không có bao nhiêu, đừng nói là Nhật Bản hay Mỹ, dù là Anh, Pháp, Đức cũng không qua nổi. Hơn nữa, trước sau ông ta đều cho rằng hàng hóa của Liên Xô, hàm lượng hay kỹ thuật đều thấp hơn của Âu Mỹ. Phương Minh Viễn có dự tính như vậy, sao lại không tập trung lực lượng mà xuất khẩu sang Mỹ.
- Ngay trước mắt mà nói, tiềm lực phát triển rất lớn.
Phương Minh Viễn nghiêm nghị nói.
- Hàng xuất khẩu thượng phẩm của nước ta, ở các nước Âu Mỹ là hàng thứ phẩm, chỉ những người nghèo mới có thể mua. Nhưng ở Liên Xô, bọn họ đang thiếu hụt sản phẩm công nghiệp nhẹ nên sẽ xem hàng hóa của chúng ta là sang trọng. Đương nhiên họ cũng có hàng hóa của Âu Mỹ, nhưng loại hàng này lại không phổ biến. Thế nên hàng hóa nước ta trong mắt người Liên Xô là hàng tốt giá rẻ. Nếu có thể xây dựng một kênh phân phối giữa Hoa Hạ và Liên Xô, mang những sản phẩm công nghiệp nhẹ tồn đọng của ta bán ở Liên Xô, vừa có thể giúp đỡ các doanh nghiện nhà nước lấy đươc tiền, tiến hành cải tạo thiết bị, đổi mới sản phẩm, mặt khác cũng có thể đổi lấy các vật tư mà chúng ta cần từ Liên Xô. Vậy chẳng phải lợi cả đôi đường sao?
Phương Minh Viễn nhớ rõ kiếp trước hắn đã từng nhìn thấy một phần một bài nghiên cứu việc Hoa Hạ xuất khẩu hàng hóa cho Liên Xô, trong đó đã nhắc tới, vì hàng hóa của nước ta chất lượng tốt, giá lại rẻ hơn hàng Liên Xô, nên lúc đầu chính phủ Liên Xô hạn chế ảnh hưởng của hàng hóa nước ta trên lãnh thổ Liên Xô, mang phần lớn hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Hạ tiêu thụ ở Siberia và khu rừng rậm, hẻo lánh, rất ít nhìn thấy ở các thị trường thành phố lớn. Nhưng từ thập niên 80, quan hệ giữa Liên Xô và Hoa Hạ dịu đi, Hoa Hạ xuất khẩu rất nhiều hàng hóa vào Liên Xô, các sản phẩm chăn nuôi và hàng tiêu dùng bắt đầu tiến vào Moscow và các thành phố lớn. Khi hàng hóa Hoa Hạ bắt đầu xuất hiện ở Moscow, người dân thành phố Moscow nhanh chóng truyền tai nhau, vô cùng thích thú, xếp cả hàng dài để mua được hàng hóa Hoa Hạ.
Chỉ tiếc rằng sau khi Liên Xô giải thể, các thương nhân Hoa Hạ vàng thau lẫn lộn. Vài người vì theo đuổi món lợi kếch sù nên đưa loại hàng chất lượng kém đến Nga, ví dụ như pha thủy tinh vào sợi bông của áo lông. Rất nhiều tiểu thương không hợp pháp thậm chí còn dùng nhựa cao su đem lông đính vào da nhân tạo, bỏ thêm vào áo lông, còn có giày da chỉ vài ngày là há mõm. Mấy loại hàng nhái, hàng giả mạo kém chất lượng làm tổn hại danh dự thương nhân Hoa Hạ trong lòng người Nga. Có một thời gian, các cửa hàng ở Moscow ghi biển rõ ràng ngoài cửa: Cửa hàng không bán hàng lậu và hàng Hoa Hạ. Sự kiện này làm cho việc buôn bán giữa Liên Xô và Hoa Hạ giảm sút nhanh chóng.
Sau đó, chính phủ Hoa Hạ kiểm định chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu, mậu dịch giữa Hoa Hạ và Liên Xô mới dần tăng trở lại. Nhưng danh tiếng một khi bị hủy, muốn dựng lại cũng rất khó khăn. Ít nhất đến lúc Phương Minh Viễn chết vào kiếp trước, hàng hóa Hoa Hạ ở Liên Xô vẫn được xem là hàng kém chất lượng.
Đương nhiên những việc như thế hắn sẽ không nói với Lô Minh Nguyệt và Võ Uy. Nhưng chuyện này cũng không ngăn được lòng tin của Phương Minh Viễn vào thị trường Liên Xô. Công ty Nam Đức năm ấy không có quyền buôn bán bên ngoài, không nhiều tài chính, không có quyền kinh danh hàng không, mà lại phát ra một đòn Karate phát huy uy lực cực độ: dùng một toa xe đầy hàng tiêu dùng hàng ngày giá bốn trăm triệu nhân dân tệ mang sang Liên Xô đổi bốn chiếc máy bay 154 quay về Hoa Hạ. Bản thân hắn cần tiền có tiền, cần quan hệ có quan hệ, còn có ưu thế của người biết trước, nếu như vậy còn không có được thành tích gì thì đâm đầu vào khối đậu hũ chết cho xong.
- Cậu Phương nói không sai, hàng hóa Liên Xô xét về công năng, về hình thức, quả thật hàng hóa của chúng ta không thể không bằng, càng không cần phải so sánh với hàng Âu Mỹ. Nhưng họ cũng có nhiều thứ tốt như xe tải, xe máy, còn có gỗ thô, áo khoác da cừu, trứng cá muối… Hơn nữa, theo tôi được biết, trước mắt Siberia của Liên Xô và khu Viễn Đông dân số khoảng gần ba mươi triệu, trong đó, số người ở thành thị chiếm khoảng 70%. Vì ở khu này điều kiện khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, ngoài ra sản xuất công nghiệp nhẹ của địa phương cũng vô cùng lạc hậu, vốn không thể thỏa mãn như cầu của người dân. Nếu từ lãnh thổ Liên Xô vận chuyển tới thì chi phí cao ngất ngưởng mà cung còn không đủ cầu, thế nên mâu thuẫn cung cầu của thị trường này vô cùng sâu sắc. Điều này khiến chúng ta thật sự có thể tính toán đến việc mang hàng hóa của nước ta đánh vào thị trường Liên Xô.
Võ Uy cũng phụ họa, lúc này y mới yên lòng. Không thể ngờ được, chỉ có một câu đá Trương Hiển Lập đến biên giới Xô Trung mà đã chuyển sang đề tài mới, làm dịu đi quan hệ giữa hai bên. Đây quả là thành cũng Tiêu Hà mà bại cũng Tiêu Hà. (*)
(*):Tiêu Hà (蕭何) (?-193 TCN) vốn là người huyện Bái (ở vùng Giang Tô ngày nay),là Thừa tướng nhà Hán. Tiêu Hà cùng với Trương Lương, Hàn Tín là tam kiệt nhà Hán (Phi Tam kiệt tất vô Hán thất nghĩa là không có tam kiệt trợ giúp thì không có triều Hán). Ông có đóng góp nhiều cho thành công của Lưu Bang trong thời Hán Sở tranh hùng. Ông cũng là người có công giúp Hàn Tín đến với Lưu Bang nhưng đồng thời cũng có phần nào trách nhiệm trong cái chết của Hàn Tín, việc này đã trở thành một ngạn ngữ của Trung Quốc (成也蕭何,敗也蕭何, thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà).
Tiêu Hà – Wikipedia tiếng Việt)
Có thể nói theo cậu Phương này, lại nịnh bợ hắn cho tốt, có lẽ…trong họa gặp phúc!
Phương Minh Viễn khen ngợi gật đầu. Hắn nhận thấy, cuối thế kỷ này, Hoa Hạ vì thực hiến bốn mục tiêu hiện đại hóa, gia tăng xây dựng nông thôn và thành thị, gia tăng tiến hàng cải tạo kỹ thuật của các nhà máy quốc doanh cũ, cần nhập khẩu một lượng lớn gỗ, xi măng, vật kiệu thép, gang, dầu mỏ và các nguyên vật liệu khác, cũng cần nhập khẩu các loại máy móc thiết bị. Những thứ này Liên Xô có thể cung cấp số lượng lớn. Hơn nữa, kỹ thuật quân sự của Liên Xô, cho đến sau năm 2000, người Mỹ cũng không dám xem thường. Nếu toàn bộ dựa vào các nước Âu Mỹ, chỉ khiến mình lại lâm vào cảnh khó khăn ở kiếp trước, giá cả tăng cao đến không thể mua nổi. Tốt nhất có thể khiến thời gian Liên Xô giải thể trễ hơn tám hay mười năm, như vậy mọi việc đều thuận lợi, mới có thể đứng giữa khói súng chiến tranh giữ các nước mà thu được lợi nhuận.
Hơn nữa so với các nước Âu Mỹ, Hoa Hạ và Liên Xô có đường sắt tương thông, lại có quốc lộ và đường thủy gần kề, dễ dàng vận chuyển, phí vận chuyển rẻ, đối với việc mở rộng mậu dịch giữa hai nước vô cùng có lợi. Hơn nữa, thập niên 60, Hoa Hạ tham gia hiệp nghị liên vận đường sắt gồm 12 nước Liên Xô, các nước Đông Âu, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên và Việt Nam. Đối với việc kinh doanh giữa hai nước, cước phí xuất nhập khẩu rất rẻ. Phương Minh Viễn còn có ý tưởng, đem tất cả các sản phẩm Hoa Hạ đẩy mạnh tiêu thụ trước khi Liên Xô gia nhập Liên minh các nước Cộng hòa Đông Âu. Đây là một cơ hội tốt hiếm có, không chỉ đối với Phương Minh Viễn mà cả với Hoa Hạ cũng như vậy.
Võ Uy tuy sắp đến điểm chết, nhưng có ý thức như vậy cũng không tệ. Ít nhất theo Phương Minh Viễn biết, ở thời đại này, chính phủ rất chú ý đến quan hệ Xô Trung, nhân viên quan hệ Trung Mỹ vốn cũng không nhận thấy điều này.
Vẻ mặt Lô Minh Nguyệt ngày càng nghiêm túc. Võ Uy nói như vậy thì o có gì nhưng nếu Phương Minh Viễn cũng cho là vậy thì ông ta không thể không coi trọng chuyện này. Phương Minh Viễn có tài năng kinh doanh, ông ta nhất định không bỏ qua. Ông ta âm thầm tính toán, dù muốn hay không, trong chuyện này nhà họ Lô phải có một phần, không thể chê tiền được. Hơn nữa, nghe ý tứ của Phương Minh Viễn, chuyện này cũng là cũng là có lợi cho quốc dân, tin rằng ông cụ cũng không nói được gì, có lẽ còn tạo được ấn tượng tốt trong lòng lãnh đạo.
Lô Minh Nguyệt biết, những năm gần đây, các doanh nghiệp nhà nước toàn thua lỗ, vấn đề hàng hóa tồn đọng với số lượng lớn, các lãnh đạo trung ương đều lo đến bạc đầu. Nếu không thể giải quyết thỏa đáng được vấn đề này, sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền, đủ để dao động nền tảng lập quốc. Nếu thật sự đúng như lời Phương Minh Viễn, có thể thông qua việc gia tăng mậu dịch với Liên Xô, mang các sản phẩm công nghiệp nhẹ xuất khẩu đổi lấy các vật tư trong nước cần, quả là tư bản chính trị.
- Anh Võ, tôi thấy cứ như vậy đi, em vợ của anh, phạt nặng thì miễn nhưng cũng không thể bỏ qua dễ dàng cho y được, phải khiến y nhớ thật lâu, nếu không sau này y sẽ mang phiền toái đến cho anh nhiều hơn nữa.
Phương Minh Viễn đột nhiên lại chuyển đề tài đến Trương Hiển Lập.
- Cậu Phương, trước mặt cậu sao tôi có thể xưng là anh gì, cậu cứ gọi thẳng tôi Võ Uy là được rồi.
Võ Uy khúm na khúm núm nói. Là người có thể nói chuyện bình đẳng với Lô Minh Nguyệt, dù có nhỏ tuổi nhưng ông ta cũng không thể so sánh đượ.
Phương Minh Viễn không trả lời câu nói của Võ Uy:
- Cho y đến quán ăn Phương Gia làm tạp vụ một tuần đi.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]