Chương trước
Chương sau
Một tuần sau,
Tất cả mọi người trong làng đều tất bật thu dọn đồ đạc, chất lên những xe hàng chuẩn bị rời đi.
-Chúng ta sẽ đến làng chính xây dựng lại – Hãn nói với lũ trẻ
-Những người khác thì sao? – Cóc hỏi lại
-Các già làng khác sẽ chỉ dẫn họ. Họ đã gặp tao nói chuyện rồi – Trâu nói
-Vậy chúng ta mau lên đường thôi – Sóc nói
-Uhm, đi thôi – Hãn nói.
Chợt có một người hớt hải chạy lại
-Cậu Trâu, mẹ cậu tỉnh lai rồi
-Anh nói có thật không?
Trâu không đợi người kia trả lời liền chạy vọt về phía ngôi nhà lớn nơi mà mẹ hắn đang dưỡng thương. Tiếng bước chân thùm thụp trên nền gỗ từ trong phòng đã nghe thấy được từ xa. Nhưng 2 con người ở trong đó vẫn không quan tâm.
Trâu bước vào đã thấy cha mình ngồi cạnh đó nắm tay mẹ mình, nước mắt giàn dụa. Cô Trinh nằm trên giường, sắc mặt tái nhợt thều thào nói. Thấy Trâu đi vào, liền vời vào. Hắn nắm lấy tay mẹ lúc này đang xoa má mình
-Trâu, mẹ sắp phải đi rồi
-Không, mẹ, mẹ đừng đi, đừng bỏ con lại – Trâu vừa nói, mắt ngấn lệ
-Không có mẹ, con phải cố gắng luyện tập, đừng lười biếng, mọi người sau này đều trông cậy vào con
Cô Trinh như gắng chút hơi tàn nói với con, nhìn thấy Hãn đứng phía sau liền đưa tay gọi lại. Không chần chừ, Hãn nhanh tiến lại đón lấy tay cô Trinh
-Hãn, cô trước khi mất chỉ có một tâm nguyên…khụ khụ
-Xin cô đừng cố, hãy nghỉ ngơi.
-Không, cô không còn nhiều thời gian. Xin cháu, từ giờ hãy chiếu cố thằng Trâu, nó không có ngộ tính cao như cháu, sau này sẽ cần cháu giúp đỡ nhiều
-Vâng, cháu xin hứa, - Hãn đáp
-Ngoài ra, với mọi người, ta biết lúc này tình cảnh của chúng ta rất bi đát, chỉ có thể xin cháu xuất lực giúp mọi người
Hãn gật đầu đồng ý. Dường như đã nói hết những điều cần nói, cô Trinh thở ra những hơi mệt nhọc trên giường.
-Mũi tên này cắm trên người ta, thật là khó chịu – Cô Trinh nói rồi lấy tay nắm lấy thân mũi tên
Công Xương thấy thế vội cản lại nhưng cô Trinh đã ra hiệu đừng đến. Tay nắm chặt cây tên. Cô Trinh nghiến răng, vận sức lực cuối cùng vào tay
-Tưởng Kì không chết, ta không can tâm – Cô Trinh nó rồi giật mạnh mũi tên
Máu từ vét thương đang khép miệng bỗng chảy máu. Máu dính trên đầu mũi tên đỏ sậm, cả cây tên vẫn còn nằm trên tay nhưng người thì bất động
-Mẹ/ Mình ơi – Công Xương và Trâu bật khóc
Không khí đau thương tràn ngập căn phòng. Hãn ngồi phệt xuống đất, mắt mở rộng, thẫn thờ. Cảm giác mất đi người thân nhất lại quay trở về, nước mắt lăn trên gò má. Tiếng khóc đau thương trong phòng vang vọng ra bên ngoài. Những người bên ngoài nghe tiếng khóc, tất cả đều không hẹn mà quỳ xuống, bái lạy. Họ bái lạy ân nhân đã cứu mạng họ. Tất cả đều khóc. Trời hôm đó đổ cơn mưa rào, nước mắt và nước mưa cùng hòa làm một thấm vào đất. Chúng giống như ngày đó, cái ngày lũ trẻ phải tự tay chôn cất thân nhân mình trong tiếng khóc nấc giữa trời mưa.
Việc chôn cất cô Trinh diễn ra trong 2-3 ngày sau đó. Việc dãn dân do đó mà bị chậm lại. Công Xương kể từ khi vợ mình mất thì mất tinh thần, cả ngày không rời mộ phần, lại không dưới 2 lần đòi sống đòi chết, phải cho người canh để mắt, bằng không chỉ sợ lão làm liều thôi.
-Cô Trinh đã đi rồi, mọi người cần chú – Hãn nói
Công Xương vẫn ngồi thẫn thờ tại đó, khuôn mặt hốc hác, đôi mắt hiện lên vẻ ủ buồn. Y không nói gì cả, những ngày gần đây, hắn đã mất quá nhiều, 1000 tộc nhân hi sinh, những người lính hộ vệ hắn coi như anh em cũng đã chết thậm chí đến cả người vợ cũng mất.
-Chúng ta đang trong tình thế rất khó khăn… - Hãn thấy Công Xương không đáp lại liền nói lớn
-Hãn… Ta không đi – Công Xương lớn tiếng đáp lại như bực tức khi sự yên tĩnh bị phá vỡ
Hãn nắm chặt tay, nghiến răng nói
-Cả tộc đang trên bờ bị diệt mà ông còn ngồi đây buồn bã sao. Nước mắt đã khiến ông đui mù không nhìn thấy khó khăn của đồng tộc. Tất cả bọn họ đều là tộc nhân, là thần dân của ông. Cô Trinh đã mất mạng vì cái gì, những người lính trong trại Tưởng Kỳ hi sinh vì cái gì. Bộ tộc tiêu vong là do thủ lĩnh mất đi ý chí, giữ tộc sinh tồn là nhờ tộc nhân không mất hi vọng. Ông chính là hi vọng của họ. Ông không thấy hổ thẹn hay sao? Không thấy hổ thẹn với người đã khuất? Không thấy hổ thẹn với tộc nhân hay sao?
Hãn nói như mắng chửi vào kẻ đang ngồi buồn bã dưới đất. Những người phía sau sợ Hãn quá lời liền đến giữ, cản hắn lại. Hãn cũng không muốn đôi co, bực mình mà bỏ đi. Hãn sẽ cùng Trâu quyết định mọi việc mà không có Công Xương. Việc dãn dân phải được tiến hành ngay, nhưng không có tộc trưởng, mọi người đều rệu rã
Nhóm của Hãn theo một đoàn hơn mấy ngàn người kéo về làng chính. Phần lớn những người đi theo đều là các hộ dân tại đó. Được nửa ngày, lúc này trời đã vào trưa, họ cũng đến nơi. Làng chính lúc này là một nơi hoàng tàn đổ nát. Màu đen của than và những thanh gỗ cháy dở bao lấy tất cả nơi đó. Nhìn vào đó, nhiều người không cầm nổi nước mắt nhưng tất cả cũng nhanh chóng mà bắt tay vào việc vì họ đã quay lại để xây dựng lại nơi ở của mình và không có nhiều thời gian. Đất đai xung quanh đã mọc đầy cỏ dại, cao đến cả mét,
Mọi người tiến vào nơi mà trước kia là nhà của họ. Trên đất vẫn còn màu nâu sậm của máu khô. Họ cùng nhau bắt tay tu sửa lại một chút để có chỗ nghỉ và ăn uống. Đến đầu giờ chiều, tất cả bắt đầu vào việc. Lúc này Hãn, Trì và lão Cai là những người bận rộn nhất khi phải điều phối nhân lực. Họ quy hoạch lại các mẫu đất nhỏ lại thành mẫu lớn, phân các hộ dân phân vào các đồn điền, cũng như sắp xếp người vào đốn rừng mở rộng quỹ đất và sửa sang lại nhà cửa.
Công cụ nghèo nàn khiến mọi việc rất ì ạch. Nhưng mỗi người đều nhận thức được đây là vì lợi ích chung nên ai cũng ra sức mà làm việc. Hãn còn phân thêm khoảng 200 người có thể chiến đấu đến canh giữ ở nơi dẫn vào làng chính, để phòng lũ phỉ đánh lén.
Mọi chuyện rồi cũng dần đi vào quỹ đạo. Tộc nhân không còn cảm thấy mệt mỏi vì đã có Trâu thay Công Xương cáng đáng và là chỗ dựa tinh thần cho họ. Lão Cai lập được hơn 7 đồn điền, mỗi đồn chỉ có 6 con trâu để cày cấy. Tuy số này có ít ỏi nhưng với tốc đọ hiện tại họ sẽ sớm có thể trồng cấy được.
Nói thêm về cách lập đồn điền này, họ dần nhận thức được sự hiệu quả của nó khi mà người nông, gia súc có thể tận dụng tối đa sức lực và thời gian để cài cấy. Bình thường, khi cày cấy trên các thửa ruộng nhỏ, họ phải thay đổi hướng cày sau khi cày một đường ngắn, bao gồm hướng dẫn con trâu và nhấc cày vào luống mới, như thế tiêu tốn một lượng kha khá thời gian. Nhưng ở đồn điền, đường cày rất dài, dài gấp hàng chục lần chiều dài thửa ruộng cũ, ít khi phải đổi hướng vì các bờ kè ngăn cách các thửa ruộng được phá bỏ và giới hạn.Vì thế lượng thời gian lao động được tăng lên đáng kể
Ngoài thời gian, còn tính đến sức lực. Sức lực của cả người và trâu đều được dùng tối đa. Giả sử sức người và trâu đều là 100 điểm, sau khi cày, làm đất xong, tại các thửa ruộng nhỏ, sức của họ đều còn dư ít nhất khoảng 30-40 điểm do diện tích lao động nhỏ và số dư bị tiêu tốn vào nhiều công việc nhỏ nhặt khác. Nhưng ở đồn điền, người ta đều có thể tận sức, đồng thời chỉ cần quan tâm vào 1 công việc duy nhất. Ví dụ, ngày trước 1 người 1 trâu, 1 cày thì nay 2 người, 1 trâu, 1 cày. Một người điều khiển cày, chỉ chú tâm vào hướng và độ sâu của đường cày, còn 1 người còn lại chú tâm vào điều khiển và thúc trâu. Nhìn có vẻ cồng kềnh nhưng tiến độ rất nhanh.
Hai tháng sau
Các đồn điền đã gieo hạt cao lương đươc 1 thời gian, trên mặt đất lúc này phủ đầy màu xanh cao chừng 20cm của cây cao lương. Tốc độ phát triển này đang rất đúng với kế hoạch của mọi người. Chỉ cần đợi thêm 2-3 tháng nữa là có thể thu hoạch
-Ừm rất tốt, chỗ này của cậu cần tưới thêm chút nước nữa.- Lão Cai đang xem xét trên một thửa ruộng, nói với một người đàn ông trung tuổi
Người này nghe vậy liện đền lấy xô đến dòng sông gần đó gánh thêm nước. Lão Cai đứng thẳng người quan sát xung quanh. Quả đúng như Hãn nói, giống cây này sức sống thật dẻo dai, dễ trồng, cả một trang trại rộng đến 60ha mà lão đang đứng chỉ thấy bạt ngàn một màu xanh của giống cây này. Ánh mắt lão chợt dừng lại khi thấy Trì đang hớt hải chạy vào làng. Lão mới lớn tiếng gọi, Trì nghe thấy liền dừng bước, tiến đến cúi chào
-Có chuyện gì mà vội vậy cháu?
-Dạ, cháu đang đến khu làm thủy tinh và lò rèn. 2 chỗ đó lúc này có đến mấy trăm người, rất khó quản lý
-Ừm – Lão Cai ừm nhẹ - Ta nghe nói Hãn đã an trí cả rồi mà
-Vâng, thằng này đúng đầu có sỏi. Đến cách như vậy cũng nghĩ ra được. Việc làm thủy tinh cần có tay nghề và sự khéo léo rất cao, thế mà nó tùy tiện chọn đại mấy trăm người nhét vào đó, mới đầu có chút lóng ngóng, sau mọi việc lại rất trơn tru chỉ sau 1 tuần. Đồ làm ra lúc này toàn là tinh phẩm. Bây giờ nơi đấy chỉ có một vấn đề duy nhất là thiếu than và cát mà thôi. Thợ ở đó đang loạn cả lên vì không có việc. Cháu đã cho người liên hệ để lấy thêm vật liệu rồi
-Hãn vẫn chưa về sao? – Lão Cai chuyển chủ đề
-Từ lúc nó nghe có một đám phỉ tiếp cận đã cùng Trâu và những người khác chạy đến hội họp với lính canh phòng rồi
-Có trí có dũng, tộc ta có một người như Hãn quả là có phúc, hà hà hà. Thôi, cháu cứ đi làm việc tiếp đi.
-Dạ, - Trì nói rồi cúi đầu thoái lui
Lão Cai tiếp tục đi thăm các nông trại khác. Sau khi nghe các Điền trưởng báo cáo, lão cứ cười sung sướng mãi, có lẽ ngày hôm đó chính là ngày lão cười nhiều nhất.
-------------
Tại một khu rừng thưa cách làng chính khoảng 20 dặm.
“Xoảng”. Một người đàn ông ôm theo một mớ toàn các vũ khí bằng kim loại ném xuống đấy, gần một người thanh niên mặc một chiếc ao lót bông cộc tay, bên ngoài có mũ và mặc thêm một lớp mây làm giáp
-Cậu Hãn, thu hoạch lần này không tệ đâu.
-Đúng vậy – Hãn nhìn vào đống kim loại dưới đất, cười – Mang chúng đổ lên xe, đến khi xe đầy có thể chuyển về phía sau.
-À, có một món tốt này – Người này liền rút ra trong đống đó 1 vật
Thứ hắn rút ra là một lưỡi gươm đồng, đưa cho Hãn. Trên lưỡi có nhiều vết mẻ, và bị cùn nhưng cứng chắc, nặng hơn bình thường một chút do được đúc dày và rộng, ngoài ra đây không phải là gươm đồng, nói đúng hơn là hợp kim đồng, do có thêm một số kim loại khác như kẽm, thiếc hoặc chì,… trong đó.
-Không sao, rèn lại một chút là lại như mới ngay – Người đàn ông nói khi thấy Hãn còn lưỡng lự
-Người phía sau đang thiếu nông cụ, không thể lãng phí – Hãn nói rồi ném lại vào đống đồ cũ
Từ phía sau hông, hắn liền rút ra một con dao găm đẫm máu, lau trên một tấm vải. Hãn đã ở đây được 1 tháng, đây chính là tiền đồn phòng thủ của làng chính. Nói là tiền đồn nhưng thực ra ở đây chẳng có đồn bốt nào cả. Chỉ là nơi này có địa thế phòng thủ và là con đường dẫn đến làng chính thôi.
Một tháng qua, Hãn cùng những người khác đã mai phục ở đây, đánh tan 5 đợt hành quân của lũ phỉ. Mới đầu vũ khí thiếu thốn, phải dùng cạm bẫy, phục kích mới dành chiến thắng, nhưng là thắng thảm. Quả đúng như Hãn nghĩ, khi tộc của Công Xương trở về nhất định chúng sẽ điên cuồng cướp phá, mỗi lần có đến mấy trăm tên. Đỉnh điểm cao nhất là có 800 tên cùng đi ra bên ngoài, đó cũng chính là trận gần đây nhất mà hắn tham gia.
Ở nơi này có 200 lính canh phòng + 300 lính của Phùng tộc trưởng. Kết hợp với đánh phục kích tận dụng địa lợi, họ liên tiếp phá tan tất cả các đợt tấn công. Sau mỗi trận, họ đều thu về vũ khí và áo giáp. Đám phỉ này không ít kẻ cướp trang bị của binh lính Công Xương trước đây. Các trang bị còn tốt họ giữ lại dùng, còn những thứ hỏng họ chuyển về phía sau, đặc biệt là những đồ kim loại.
Cũng trong trận này, lính của Phùng Khang đã chứng kiến sự thay đổi về cách đánh trận của binh lính Công Xương. Họ không phải chỉ biết đánh du kích mà còn có thể đối đầu trực diện, dù thực lực của họ kém hơn lũ phỉ, do toàn là nông dân, chưa qua huấn luyện nhiều. Họ chiến đấu rất hiệu quả dù không đồng bộ về vũ khí. Hãn từng nói qua, họ chiến đấu theo trận hình gọi là Uyên Ương Trận (Video minh họa: https://bit.ly/2J0ek8L).
Các binh sĩ phân làm các tổ 8-11 người, khi tách ra thì chiến đấu theo đội hình Uyên Ương, khi hợp nhất thì sắp xếp theo từng lớp, hàng đầu là quân khiên, hàng sau quân giáo, hàng 3 quân đánh giáp lá cà, hàng 4 là cung thủ. Với đặc điểm địa hình ở đây, phần lớn các binh sĩ phải phân thành các nhóm nhỏ. Vũ khí cũng đa dạng, từ khiên lớn bằng gỗ, khiên mấy tròn, giáo dài và rìu đồng, nhưng đặc biệt nhất là trong trận có những thanh tre dài còn nguyên cành, trên các nhánh có gắn thêm các đầu nhọn kim loại. Thứ này vô vùng hiều quả đối với quân địch khi áp sát. Các cành tre tua tủa có gắn đầu kim loại với tầm với rộng sẵn sàng xé rách da thịt hay chọc vào chỗ hiểm. Nhìn nó thôi cũng khiến người khác không muốn đến gần. Khi kẻ địch không muốn đến cũng là lúc những người phía sau tấn công.
Đây chính là chiến thuật chống Oa khấu hiệu quả nhất của Thích Kế Quang khi phải đối đầu với số lượng địch áp đảo và bưu hãn. Chiến thuật này cũng rất đơn giản để thực hiện, quan trọng là cần một người có thể điều tiết trong các tổ đó, như vậy mới tránh không bị loạn, ngoài ra, vì Hãn không có hỏa khí nên hắn thay vào đó là những cây cung. Tuy chiến thuật này gặp những nhóm có đội hình chiến thuật thì vô dụng nhưng với lũ giặc cỏ này thì dư sức, vì tất cả đều không có kỉ luật và chỉ biết đến bản thân. Khoảng 5-10 tên bị giết đã loạn một bầy rồi. Công việc còn lại là áp sát, tiêu diệt.
Đánh lũ phỉ kinh hồn táng đảm thì người ở đây cũng phải chịu một lượng thương vong đáng kể. Nói sao họ cũng là nông dân mà, 20 người chết, 30 người trọng thương chỉ trong một trận đánh với 800 quân phỉ, chưa tính đến thương vong của quân Phùng Khang. Lũ phỉ để lại hơn 150 xác chết, còn lại đã 3 chân 4 cẳng rút về, không có tù binh vì đều bị xử tử.
-À phải rồi, cậu ở đây cũng được một thời gian rồi. Nên về xem mọi chuyện thế nào?
-Chú không cần lo, ông Cai và Trì là đủ giải quyết rồi. Chỗ này có nhiều chuyện cần giải quyết hơn.
-Cậu Hãn, ông Cai gọi các cậu và cậu Trâu về có việc gấp – Một người đến nói
-Chú có biết là chuyện gì không?
-Hình như tộc trưởng đã về lại làng chính rồi
-Cha ta về rồi sao? – Trâu bất ngờ
-Mong hai cậu về nhanh, ở đây có chúng tôi rồi. – Người đàn ông lúc nãu nói tiếp
-Vậy thì mọi sự ở đây nhờ mọi người. Phải nhớ, không vọng động, không ham chém giết, bằng mọi giá thủ vững nơi này.
-Yên tâm, chúng ta tự biết lượng sức.
Hãn cùng đám trẻ bắt đầu thu dọn đồ để rời đi. Họ đi cùng chiếc xe chở theo chiến lợi phẩm trở về. Quãng đường khá xa, nên phải nửa ngày họ mới về, lúc này trời đã vào lúc xế chiều. Hãn đã nhìn thấy làng chính từ xa, nổi bật chính là các cánh đồng cao lương xanh tốt.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.