Hai người thống nhất những điều kiện trong giao dịch, đơn giản hàng tháng Kassym sẽ đến nhận hơn 300 sản phẩm khác nhau trong đó yêu cầu có một nửa là các sản phẩm đa sắc, được như chiếc bình thủy tinh trong có hoa văn đỏ như của Hãn vừa đập càng tốt, giá cả đã được niêm yết như Hãn đã nói, Kassym sẽ mua hết số thủy tinh ngày hôm nay của Hãn và nói hắn đến thuyền lấy tiền. Sau khi tạm biệt Kassym, đi được một đoạn thì Hãn chợt nhớ mình cần mua một thanh kiếm đền cho cô Trinh, liền quay lại gọi lão Kasym lại. -Cậu có vấn đề gì sao cậu Hãn? -Lúc này tôi quên mất, ông có bán đao kiếm gì không? -Xin lỗi cậu chúng tôi không có bán, nơi này không hiều vì sao lại cấm nên chỉ có mấy thanh kiếm cho chúng tôi phòng thân trên biển thôi. -Vậy ông có thể bán lại cho tôi một thanh được không? -Cái này hơi khó vì đó là đồ chúng tôi dùng khi gặp cướp biển. Nghe lão Kasym nói mà Hãn ngứa hết cả mình. Sao không nói thẳng ra là giá cao đi? Hắn thừa biết tên này nói khó thế thôi, mua một cây làm gì đến mức đấy. Thiếu 1 cây chẳng lẽ thuyền của lão bị cướp dễ thế à? Tuy đúng là trường hợp gặp cướp biển là có nhưng Hãn thừa biết có rất nhiều thương nhân có quan hệ với cướp biển hay thậm chí chính họ là cướp biển nên việc mang theo “đồ hàng” là chuyện bình thường, quan trọng là nhiều hay ít. -Chúng ta có thể làm ăn lâu dài nên mong ông chủ giúp đỡ. -Thôi được, cậu đi theo tôi Kasym dẫn Hãn quay trở lại bến cảng, nơi đang neo đậu thuyền. Lúc này từ phía xa có tiếng gọi vọng lại -Ê Hãn, ở đằng này. Hãn quay lại nhìn thì thấy mấy tên Sóc và Trâu đang chạy lại. Không phải bọn này đang càn lũ thương nhân lại à? -Sao chúng mày lại chạy lại đây, không lo đám thương buôn kia à? -Không sao, giải tán hết rồi. Lúc mày lánh đi, do thấy ồn ào quá lên bọn lính canh mới sấn lại mà ép lũ thương nhân ấy. Hóa ra là thấy chỗ của Hãn quá hỗn loạn nên lính Hán đồn trú cứ tưởng có bạo động nên mới tập trung lại. Dưới sức ép của lính canh, lũ thương nhân không dám làm loạn nữa mà dần dần tản ra. Họ thừa hiểu cứ tiếp tục coi chừng bị dẫn về bị mấy lão giám quan làm thịt, tệ hơn là bị tịch thu hàng hóa và bị cấm buôn bán ở đây. -Ngoài ra, tao còn tranh thủ nhận thêm vài đơn hàng nữa. – Trâu nói -Có bao nhiêu? -Hơn 10 người tất cả. Trong đó có vài người muốn đặt làm mẫu theo yêu cầu -Mày có nhớ được hết không? – Hãn hỏi -Cái này… -Mày đi làm ăn mà không nhớ đơn khách đặt gì à? – Hãn cúi mặt lấy tay bóp trán. -Tại tao có biết viết đâu, với lại làm gì có gì để ghi lại Nói cũng đúng, lúc này người Việt còn chưa có chữ viết riêng, vẫn còn dùng chữ Hán từ thời Nam Việt nhưng người biết chữ ít đến đáng thương. Nhiều ý kiến nói rằng người Việt đã xây dựng cho mình 1 hệ thống chữ viết riêng nhưng đã bị mất từ lâu rồi. Ngoài ra thì việc ghi chép lúc này đúng là rất hạn chế. Để viết chỉ có nước viết lên thẻ tre, da dê, cừu hoặc ở Ấn Độ có một loại lá rất dai có thể viết chữ. -Nhưng tao nhớ đấy – Trì lên tiếng -Hở?? -Một người Hoa tên họ là Trương đặt mua 125 bình đa sắc, 13 chiếc bát hoa, thêm 26 chuỗi dây chuyền. Một thương nhân khác đến từ một quốc gia tên là Shunga đặt mua 200 bình, 49 sản phẩm các loại từ bát chén, mặt dây, ngoài ra còn đặt yêu làm một mẫu, ông ta có để một bản vẽ lại đây,…. Trì cứ thế bắn một tràng dài đến người thứ 10, trong khi cả đám thì đang há mốc mồm nhìn. -Xong rồi, tao có bỏ sót gì không? -Không không, đủ rồi – Trâu cười nói -Tao ngạc nhiên là mày nói nãy giờ mà không cắn phải lưỡi đấy. – Hãn nói -Ý mày là sao? -Không có gì, đi thôi – Hãn phất tay. Không ngờ răng tên Trì này trí nhớ hàng khủng thế. Bấy lâu nay Hãn không để ý bây giờ mới biết. Đây đúng nhân tài có thể giúp hắn làm đại sự. Nghĩ đến đây hắn đã quyết định phải bồi dưỡng thêm cho tên này một chút, tương lai sẽ tât có đất dụng võ cho tên này. -Thế bây giờ đi đâu? -Mua kiếm. -Thật à? – Trâu mừng rỡ nói. -Tốt lắm, báo thù ít nhất cũng phải có vũ khí chứ - Sóc nắm 2 tay đánh bập vào nhau -Không, chỉ mua 1 cây thôi. -Hả?? Lúc này, cả đám đi đến chỗ Kasym. Lão đã mời cả bọn lên thương thuyền, giữa bong thuyền có một chiếc bàn, trên đó chất đầy kiếm cùng các vũ khí khác. Số này đủ trang bị cho 400 người chứ ít ỏi gì. Thuyền của lão liệu chở được bao nhiêu người mà mang lắm thế, phòng thân gì chứ, đi buôn lậu vũ khí thì có. Con thuyền này dài lắm cũng chỉ đến 60m là đứt rồi. Dựa vào kích thước thì cùng lắm là 200 người bao gồm cả trèo thuyền nữa. Lúc này trên bong cũng có rất nhiều người, có vẻ là thủy thủ đoàn và lính hộ vệ ngồi xung quanh. Vì hắn muốn một cây kiếm nên các vũ khí khác như giáo mác, cung tên bỏ qua. Nhưng kiếm của Kasym phần lớn lại là kiếm cong, đây là vũ khí đặc trưng của quân đội Tây và Trung Á. Ngoài ra còn có kiếm ngoại lai như Xiphos, Kopis, Makhaira, Khopesh hay cả Gladius nữa. -Mày thấy thanh này thế nào? – Trâu đưa đến một thanh Khopesh bằng sắt nói. Hãn cầm lấy thanh kiếm này, nhìn ngó ngang dọc một hồi. Nói thật hắn chẳng có lấy một chút kinh nghiệm nhận xét kiếm nên chỉ nhìn quan sát kĩ. Nói chung, đống kiếm này có vẻ không được bảo quản tốt nên bị oxi hóa nhanh, màu vàng nâu của sỉ sắt cũng hiện lên tương đối nhiều nên Hãn liền lúc bỏ qua những cây bị oxi hóa quá nhiều, rốt cục cũng lọc ra được 4 cây vừa ý gồm 2 cây Xiphos, 1 cây Glasdius và 1 cây Khopesh. Cây Khopesh của tên Trâu cũng bị loại. 4 cây hắn không thể mua tất được vì đâu có đủ tiền, nên chỉ được chọn một cây thôi. Người La Mã cũng tương đối nổi tiếng với kĩ thuật rèn nên hắn cầm thanh Gladius lên xem thử. Chúng có lưỡi kiếm rộng 7cm, chiều dài lưỡi khoảng 65cm, cả cây kiếm dài tổng cộng 85cm. Từ phần đốc kiếm đến chuôi làm bằng gỗ, phân chuôi được đẽo thành 1 quả cầu tròn và có độn chì để tạo cân nặng. Đây là đặc điểm của gươm La Mã, họ đã cân bằng phần tay cầm và lưỡi kiếm để khiến việc điều khiển dễ dàng hơn, tổng quan thì cây Gladius này nặng khoảng 1,5kg. Cầm rất thuận tay. Tạo hình rất tốt nhưng phải xem chất lượng thế nào đã. Hãn lấy ngón tay gõ nhẹ vào thân kiếm khiến chúng vang lên những tiếng kêu leng keng. Âm thanh trong đấy. Đây chắc chắn là được làm từ sắt non vì trình độ luyện kim của La Mã chỉ dùng lò Bloomery nên sản phẩm toàn là sắt non, đối với họ, làm gang mới khó, trái hoàn toàn với Trung Hoa, gang là thứ thừa mứa. Để tạo sắt có hàm lượng carbon cao hơn, người phương Tây đã ủ sắt non trong than và nung đến khi chúng có màu trắng sáng, giữ càng lâu càng tốt. Bằng cách này, carbon trong than sẽ thẩm thấu qua cấu trúc của sắt nóng và dần dần lấn vào bên trong lõi và dần dần trở thành sắt cacbon. Cách này mới đầu được La Mã sử dụng để rèn kiếm nhằm tạo lớp bề ngoài cứng nhưng lõi thì mềm, nhưng có một vấn đề là các tạp chất như lưu huỳnh photpho trong sắt lại không thể bị loại bỏ khiến chúng cũng tương đối kém chất lượng và dễ hỏng, 2 thứ này chính là một trong những những vấn đề hạn chế trong việc tạo ra thép tốt thời cổ, tuy rằng đã có thép nhưng để tạo thép tinh thì phải đến thời Trung Cổ mới có thể. Nhưng để tạo ra thép tốt thời này thì không khó, người Ấn Độ sử dụng một loại thép tên là Woozt, thứ thép này rất chất lượng nhưng giá thành cao, hay ở phương tây, các bộ tộc ở Gaul, cũng là một trong những người đầu tiên sử dụng đồ sắt trên thế giới, đã nghĩa ra phương pháp rèn pattern welding. Cho đến khi La Mã thu phục các bộ tộc Celt, họ đã học được phương pháp rèn Pattern Welding, bằng cách xếp chồng các miếng sắt có hàm lượng carbon khác nhau sau đó gập nhiều lần để loại bỏ sỉ cũng như lưu huỳnh photpho cũng bị tống ra ngoài và trở thanh thép tinh chế khiến những thanh kiếm Gladius trở nên cực kì chất lượng. Dù La Mã chưa chinh phục người Celt lúc này nhưng chắc chắn, thanh gươm này được rèn không tồi, lưỡi cứng, lõi mềm, cũng có vẻ tương tự như katana của Nhật, chí ít là tốt hơn so với vũ khí nhà Hán -Tôi lấy cây này. -Cậu có mắt nhìn đấy, đó là cây tốt nhất của chúng tôi. -Đồ tốt mà ông bảo quản thế này sao. Chúng bị hoen rỉ quá rồi. - Nhìn chúng thế thôi chứ chúng tôi phải rất khó khăn mua lại từ quân đội đấy. -Giá cả thế nào? -Chúng ta đang hợp tác, tôi lấy cậu 5 lạng bạc. -Thôi được, chúng tôi sẽ lấy nó. Hãn trừ số tiền này vào số hàng bán cho Kasym. Tổng cộng Hãn thu được hơn 45 lạng từ toàn bộ chuyến buôn bán lần này. 45 lạng con số này vẫn chưa làm hắn thỏa mãn, muốn xây dựng thế lực hắn cần đến con số hàng ngàn lượng vàng. Dựa vào thủy tinh thì sẽ cần rất nhiều thời gian đấy. -À phải rồi ông chủ, ông có bán nô lệ không? -Sao một người sống ở nơi rừng rú này như cậu lại biết đến buôn bán nô lệ? – Kasym ngạc nhiên -Chỉ là tình cờ biết được thôi. -Cái đó tất nhiên là có, nhưng giá không rẻ đâu. Cậu có biết 1 nô lệ đáng giá bao nhiêu không? -Ông có thể nói thử? -Được, tôi sẽ nói một vài giá cho cậu. Một nông dân nô lệ bình thường đáng giá 20 lạng bạc, chiến binh trẻ tuổi giá từ 35 đến 50 lạng dựa theo sức khỏe và kĩ năng chiến đấu, nữ nô dựa theo nhan sắc, độ tuổi, tài nghệ có thể có giá ít nhất từ 60 lạng đến 500 lạng, một thợ thủ công lành nghề có giá 90 lạng… Đắt quá, một nông nô cũng đáng giá đến 20 lạng bạc. Lúc này Hãn mới tưởng tượng được buôn bán nô lệ lúc này có giá thế nào. Mấy bộ phim hắn xem hóa ra toàn là nói láo, cái gì mà một nô lệ chỉ đáng có 14 denarius. Bán nô lệ lợi nhuận quả thật là siêu khủng. Chẳng trách mà nghề bán nô lệ ở Rome nở rộ đến cực điểm. Nhưng sinh mạng một con người mà cũng chỉ cấn số tiền bằng 4 con ngựa là có thể mua được, đối với kẻ “gần như vô sản” như Hãn, đúng là đắt, nhưng với đám quý tộc giàu có thì cái giá đó còn chưa bằng tiền tiêu vặt hằng ngày, thấp hơn là tầng lớp trung lưu, việc có vài nô lệ chiến binh là bình thường. Nhưng thứ hắn cảm thấy khó chịu nhất là đạo đức, là quyền con người ở cái thời đại này chắc là cho chó ăn rồi, một kẻ đến từ thời hiện đại, sống trong tự do, được pháp luật bảo vệ tất nhiên là thấy kinh tởm, nhưng ở thời đại này là bình thường, mạng người rẻ rung lắm, thậm chí ngay cả Hãn, lơ mơ ra đường không có phòng bị là bị đóng dấu làm nông nô rồi. Ở La Mã, thứ để đong đếm sự giàu có chính là nô lệ, thậm chí một gia đình công dân La Mã bình thường cũng có 1-2 nô lệ trẻ, thậm chí còn coi đó là truyền thống khi thành gia lập thất. Người giàu khoe của dựa trên số nữ nô xinh đẹp tài năng mà họ có, có càng nhiều, chứng tỏ càng giàu có, những nữ nô này có nhiệm vụ mua vui cho chủ hoặc là đồ giải tỏa nhu cầu sinh lý… Lại nói, không như tưởng tượng của nhiều người, người La Mã cũng rất thích giải phóng nô lệ, như một phần thưởng cho sự chăm chỉ và tận tụy với chủ nhân, hằng năm có đến cả ngàn người, đặc biệt là dưới thời Augustus, con số lên đến hàng vạn khiến hoàng đế còn phải ra đạo luật hạn chế ngặt nghèo cho việc giải phóng nô lệ để đảm bảo nguồn lao động cho La Mã. Những nô lệ được giải phóng sẽ được coi là công dân La Mã nhưng quyền công dân của họ không được đầy đủ như một công dân chính gốc, thậm chí còn bị khinh miệt do xuất thân, coi là thứ “làm ô uế dòng máu người La Mã cao quý”. Chính sự phổ biến trong việc giải phóng nô lệ đã khiến cho nô lệ có tâm lý quy phục nhưng nếu đơn giản thế thì làm gì có các cuộc nổi dậy của nô lệ thời kì Cộng Hòa La Mã chứ. Lý do rất đơn giản, tùy thuộc vào việc bán cho ai và kẻ bị bán là ai. Ví dụ nếu được bán cho công dân thành thị hay nông điền thì không sao, số phận sẽ đỡ khổ hơn một chút nhưng số đen là phần lớn nô lệ đều bị bán vào các khu hầm mỏ, nhà chứa và các đấu trường, những nơi mà tỉ lệ chết cao ngất ngưởng, cùng điều kiện sống tệ không tả nổi. Nếu phải vào các hầm mỏ thì xác định nửa năm mới thấy ánh mặt trời một lần, các nô lệ phải ngủ và sinh hoạt luôn trong đó khiến nơi đó vô cùng mất vệ sinh, chưa kể các trường hợp sập mỏ là xác định bị chôn sống. Ngoài ra, nói đến trường hợp kẻ bị bán, nô lệ ở La Mã phần lớn đều đến từ phương Bắc, cộng thêm các nô lệ từ Hispania, Hi Lạp khiến sắc tộc tại La Mã rất đa dạng. Nô lệ từ Hispania hay Hi Lạp thì thành phần nô lệ chủ yếu là các trí thức, thợ thủ công, phụ nữ trẻ đẹp, con số rất ít do La Mã còn coi đây là có văn minh tiên tiến nhưng mới những bộ tộc phương Bắc như Germania, Gallia, Celt,… thì lại khác, La Mã khi chinh phục là hốt đến 80% dân số làm nô lệ, tiêu biểu có nói đến Julius Ceasar, ông trong một lần chinh phục một bộ tộc xứ Gaul đã bán tất cả người của bộ tộc đó làm nô lệ, nói chung, tộc Celt tại Gaul gần như tuyệt chủng do bị bán làm nô lệ do các cuộc chinh phạt của Ceasar, số tiền thu được từ các cuộc chiến tranh đủ cho ông ta có lòng trung thành của binh sĩ cũng như mua chuộc cả thành Rome khi chống lại Viện Nguyên Lão. Những người thuộc bộ tộc phương Bắc đều có dòng máu chiến binh trong người, nay bị bắt nô lệ, là công việc nhục nhã, điều kiện sống thấp, bị coi như thú vật thì không nổi loạn sao được. -Cậu muốn một nô lệ sao? -Tôi muốn hỏi xem thôi, chứ hiện tại tôi chưa có đủ điều kiện. -Vậy khi nào cậu muốn mua, có thể hỏi qua tôi, tôi sẽ lấy giá tốt cho cậu -Đạ tạ. Tôi nhất định ghi nhớ Kasym phất tay thì từ nên trong khoang thuyền một người hầu mang ra một túi bạc. Bên trong có những nén bạc hình hộp chữ nhật, to bằng ngón cái nhưng dài hơn một chút, trên thân có ghi vài từ tiếng Hán. Đọc cũng hiểu gì nên Hãn mới cắn thử xem có phải bạc giả không. -Hahaha, không phải sợ, chúng tôi làm ăn uy tín, không ăn quịt của cậu đâu. -Chúng tôi lần đầu buôn bán, mong ông chủ không chê. -Ta nào dám chứ -Vậy nếu không còn chuyện gì, chúng tôi xin phép. -Được… à, cậu đợi chút. – Nói rồi Kassym quay lại chỗ người làm nói bằng tiếng nước ngoài Ngay sau đó một người mang đến vài chiếc đá mài, màu sắc khác nhau, rồi giơ tay xin thanh kiếm của Hãn. Hắn đã đoán ra người này định mài mới lại thanh kiếm nên không ngần ngài đưa thanh Gladius cho người này. Mài xoèn xoẹt một hồi, các lớp gỉ sắt lần lượt trôi theo dòng nước được đổ trên đá mài tạo thành một màu nước đen nâu. Màu kim loại sáng bóng dần hiện lên trên lưỡi kiếm. Lúc này, người kia trao lại thanh kiếm cho Hãn. Mặt lưới sáng ánh kim, làm gương soi mặt còn được. Thanh gươm đã sắc bén hơn trước. Hi vọng cô Trinh sẽ thích thứ này, bằng không thì phiền lắm. Sau khi nhận lại thanh kiếm, nhóm của Hãn tạm biệt Kasym ra về. -Bây giờ mày định làm gì với số bạc này? -Tao cũng chưa biết nữa. Trước tiên là trả công cho 3 người thợ. Sau rồi mới tính. -Nếu mày muốn trả công thì trả bằng thứ khác, đừng trả bằng bạc – Trâu nói -Tại sao? – Hãn không hiểu -Vì họ có biết cách tiêu tiền đâu. Đưa cho lão cha tao thì được chứ người trong tộc còn chẳng biết mặt đồng tiền như thế nào nữa là. Mày có đưa thì 2-3 ngày là họ chế thành trang sức rồi đem đi đổi lấy lúa gạo với muối và vải vóc thôi. Nói cũng có lý, việc không sử dụng tiền Hán trong trao đổi tại đất Việt cũng là một nguyên nhân quá trình Hán hóa thất bại. Người Việt không biết hay thậm chí không sử dụng đồng Ngũ Phù, khiến họ không bị thuộc vào tiền tệ Hán. Tất nhiên là vẫn có trường hợp ngoại lệ, vẫn có người Việt tham gia buôn bán ở đây, thành các tiểu thương, những người này kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng thủ công và gia súc. Đối với họ, tiền này cũng chỉ làm tài sản gọn hơn thôi. Nghĩ đến đây là Hãn biết cần phải thay đổi cách trả lương cho họ rồi. Hắn định trả họ mỗi tháng 3 lạng. Cộng cả tháng trước và tháng này tổng cộng 18 lạng cho 3 người. Nếu quy đổi sang hiện vật thì nên mua cho họ ít muối, gia súc và vải vóc, vì hắn tính nếu đúng như tên Trâu nói thì người Việt chỉ quan tâm “cái ăn, cái mặc” thôi. Trả lương như vậy có hơi cồng kềnh nhưng đành chịu thậm chí chính Hãn cũng phải quy đổi như thế để xây dựng thế lực bởi kẻ giàu ở đất Việt này là kẻ có nhiều tài vật và lúa gạo Cả đám sau đó liền chuyển hướng, không quay lại chỗ những người lính mà đến tìm lái buôn buôn bán các mặt hàng mà chúng cần. Muối phải đến chỗ diêm quan, trong thương hội cũng có 2-3 điểm bán, để có muối thì mọi bộ tộc phải cử người đến đây mua, An Định này chỉ có ở các thương điếm mới có bán muối nên nơi này hiện đang chật ních người đến mua, để duy trì trật tự, nơi này đã đóng đến 20 lính canh, mọi kẻ đến đây đều phải xếp hàng, lộn xộn là bị lôi ra ngoài, giá muối ở đây được niêm yết sẵn, 200 đồng một cân, nói là niêm yết nhưng cái giá này đúng là đắt đỏ, nhưng đắt đến mấy cũng phải mua, họ đâu có thể ăn mà không có muối chứ, nhịn muối một thời gian thì được chứ không nhịn cả đời được. Hãn cho Trâu và Sóc ở lại giữ chỗ, cấp cho 12 lạng bạc, đủ để mua 1 thạch muối. Hai tên này cũng thuộc hàng to khỏe nên không lo không vác về được. Còn lại Hãn cùng Trì và Cóc đi mua vải vóc và gia súc. Đầu tiên là vải may đồ. Cái này phải đến chỗ thương nhân người Hoa rồi, vì chỉ có người Hoa mới có nhiều vải vóc. 3 người sau khi tách khỏi nhóm Trâu liền đi đến chỗ lão thương nhân lần trước. Không may mắn là lão đã đi mất rồi, chỗ này hiện đang được một kẻ khác thuê. Hãn cũng đến trước sạp, đòi gặp chủ để mua hàng. Lần này trong sạp không có người Việt để phiên dịch nhưng tên người Hán này lại nói Tiếng Việt rất sành sỏi. Hắn bụng phệ, mặt bầu, đội một chiếc kim mão để cố định búi tóc, mặc áo cuốn chéo bằng vải cotton, cánh tay áo thọng xuống, trên hông dưới bụng còn có 1 chiếc thắt lưng bằng vải. Thấy nhóm Hãn bước vào hắn mới lên tiếng -Các cậu đến đây có việc gì ?– Hắn nói -Chúng tôi muốn mua vải của ông, giá bán thế nào? -Các cậu có đủ tiền không? Vải đắt lắm đấy. -Ông nói giá đi. -Được, nếu là vải bông thô, giá 500 đồng một xâu vải, cao cấp hơn vải bông mịn giá 600 đồng, còn vải tiêu cát, cũng chính là đồ các cậu đang mặc giá chỉ có 100 đồng thôi. Sao ở Giao Chỉ cái gì cũng đắt vậy, hết muối bây giờ đến vải may mặc cũng giá cao. Đừng nói người Việt, người Hán đảm bảo cũng thấy đắt, đến nông dân ngươi Hán, làm mỗi tháng cũng chỉ được 150 đồng, việc mua vải bông cotton với họ rất hạn chế, chỉ dùng để mặc trong những sự kiện như cưới hỏi, lễ hội, họ thích vải làm từ vỏ cây hay tơ chuối hơn vì công việc làm đồng rất vất vả, vào những ngày hè lại nắng gắt nên họ mặc những bộ quần áo làm từ vỏ cây vì chúng rất thoáng mát lại thấm mồ hôi, còn vải cotton lại rất kín, nếu mặc vào mùa đông để giữ ấm thì được chứ vô dụng vào mùa hè. Hãn nghĩ tốt nhất là mua một ít vải cotton để may đồ hằng ngày, còn lại thì mua vải tiêu cát, dù loại vải này chỉ độc có màu vàng nhạt nhưng quan trọng là tính năng của nó -Vậy tôi lấy 10 cuộn vải tiêu cát, 6 cuôn vải bông mịn và thô. -Được, nhưng ta vẫn phải hỏi, cậu có tiền không? Không có tiền khó nói chuyện lắm -Tất nhiên là có mới tìm đến ông, tôi có 10 lạng bạc ở đây, đã đủ cho ông chưa? -Đủ, đủ rồi. Mời các cậu vào ngồi chờ chút, ta sẽ mang ra ngay Thương nhân Hán này dang tay mời cả đám vào bên trong ngồi đợi. Lát sau thấy hắn đã ôm một đống các cuộn vải đủ màu sắc, lại có thêm hoa văn nữa mang ra đặt trước mặt. Số này vẫn chưa đủ, lão phải đi ra đi vào đến 4 lần mới mang hết ra được. Không phải lão không có người làm nhưng bị lão sai đi làm việc hết rồi nên trong quán lúc này cũng chỉ có lão trông chừng. Hãn cũng không ngồi yên đợi, vì số lượng nhiều thế này e rằng sẽ vướng víu, chúng lại còn phải mua gia súc nữa nên quay sang nói với Trì -Trì, quay về nói 3 chú lính của cô Trinh đến đây lấy vải mang về. -Được - Trì đáp rồi chạy đi Lão thương nhân quay đi quay lại cũng mất kha khá thời gian vì còn phải tìm đồ nữa, quả thật chỗ của lão cũng khá bừa bộn, bên ngoài có vẻ ngăn nắp nhưng bên trong vì diện tích không đủ nên mới phải xếp chồng các món hàng lên, thành ra phải dỡ đồ lấy hàng. -Đây là số vải cậu yêu cầu, tổng cộng hết 7 lạng 600 đồng – Lão xoa tay -Đây là 8 lạng bạc của ông. -Cảm ơn, đợi chút, tôi sẽ gửi cậu tiền thừa – Lão quay vào trong quầy, lấy ra 4 quan tiền đưa cho Hãn Đợi được một lúc đã thấy Trì cùng 3 người lính đã đến đây. Họ nhanh chóng vận chuyển số vải này về theo lời của Hãn. Khi đã thấy họ mang được hết về, Hãn mới tạm biệt chủ quán mà đi đến nơi bán gia súc. Hướng chúng đến chính là một nơi nằm ngoại vi thương hội, Ngoại vi thương hội là nơi buôn bán gia súc do nơi này rộng rãi, việc mùi hồi của động vật không thể ảnh hưởng đến bên trong. Những người ở đây phần lớn là người Việt, họ thu mua gia súc của các bộ tộc khắp nơi và tập trung tại đây nên việc có gia súc số lượng lớn cũng không có gì lạ. Nhưng số lượng lớn thì lớn nhất cũng chỉ có 100 con trâu, cùng các loại gia súc khác, số lượng cũng chỉ có vài chục thôi. Không biết bắt đầu từ đâu nên 3 người chọn đại, bắt chuyện với một người chủ trại gần nhất. Qua trò chuyện thì biết người này tên là Thạch, một người đàn ông trung tuổi, ăn mặc có vẻ tươm tất, cổ đeo dây truyền răng thú, tóc xoăn, đầu đội một chiếc vòng bằng đồng và có để râu. Cũng giống như đàn ông Việt khác, hắn cũng đóng khố, cởi trần nhưng phần trên mặc một chiếc áo choàng có dây buộc ở 2 góc trên một cạnh dài, muốn mặc chỉ cần xỏ đầu qua lỗ được tạo bở dây buộc 2 cạnh, -Chào chú, chúng cháu muốn mua vài con lợn và trâu. -Chú?? Cho ta hỏi cậu bao nhiêu tuổi? -13 tuổi ạ. -13 tuổi!!!? Ngươi đùa ta đúng không? -Nó không đùa đâu ạ. Thằng này chính xác bằng tuổi chúng cháu, 13 tuổi – Cóc lên tiếng. Người này sững người, hắn chưa từng thấy đứa trẻ 13 tuổi nào lớn cỡ này. Chiều cao này ngang với chiều cao của người trưởng thành người Hán thời này rồi. Hãn dù chỉ một chút nhưng còn cao hơn cả lão Thạch, cộng với thân hình to lớn bất bình thường thì đúng là khó tin đây là một đứa nhóc. Nhưng khi nghe 2 đứa nhóc bên cạnh, chúng thuộc hàng chiều cao bình thường và thấp hơn Hãn một cái đầu, xác nhận thì hắn mới dần tin mà cười lớn. -Cái này đúng là hiếm có đấy hahaha. Các cháu muốn mua trâu, lợn chỗ ta, thế các cháu có tiền không? -Tất nhiên là có, 23 lạng bạc trắng đủ không ạ? – Hãn giơ tay mở túi bạc trước mặt -23 lạng!!!?- Người đàn ông này lại nhận thêm bất ngờ nữa 23 lạng không phải hắn chưa thấy bao giờ nhưng số tiền này lại là của một đám nhóc thì đấy mới là sự lạ. Đến cả các tộc trưởng, ngoại trừ người đứng đầu các bộ lớn hắn làm ăn, cũng chưa ai đi mua trâu bò mà mang nhiều bạc như vậy. Lúc đầu cứ tưởng chúng đang nói đùa nhưng những nén bạc trắng lóa trước mặt thì đùa thế nào được. Còn về phần Hãn thì cảm giác cứ ngao ngán không tả nổi. Hắn hết bị tên thương nhân Hán coi thưởng do tưởng là dân man không có tiền, nay lại bị tên này nghi ngờ trẻ con thiếu tiền. -Thì ra khách quý, nào nào, mời vào uống bát nước -Chúng cháu đang vội nên để khi khác. -Được, vậy để ta dẫn các cháu đi lựa trâu nhé. Người đàn ông tên Thạch này dẫn cả đám đi vào khu nuôi nhốt để lựa chọn. Đồng thời nói luôn về giá cả, trâu có 2 loại giá, trâu đực 3 lạng 1 con, trâu cái 4 lạng 500 đồng 1 con, nếu là trâu già thì bớt 1 lạng tùy theo giống đực cái, lợn 1 lạng 500 đồng một con nặng 1 thạch, lợn cái thêm 1 lạng, lợn sữa 500 một con. Gà, vịt 50 đồng 1 con. Sau một hồi lâu xem xét, Hãn chọn ra mua 1 con trâu cái và 4 con trâu đực, thêm vào đó là 3 con lợn đực trưởng thành, tổng cộng hết 21 lạng, số còn lại hắn mua hết gà vịt, lấy được 40 con, nhét đầy 8 rọ bằng tre. Có 5 con trâu thì đơn giản, chất hết lên lưng chúng là được. Công việc còn lại là dắt mang về. Vì nơi này khá gần nơi để chiếc xe trâu của nhóm Hãn nên chúng đi đường tắt mà về. Những người lính thấy Hãn dắt về 5 con trâu cùng các gia súc khác tiến lại từ hướng khác thì giật mình nhưng cũng nhanh chóng đến giúp, cột dây buộc trâu vào đuôi xe. Lúc này chỉ còn đợi 2 tên Sóc và Trâu mang muối về nữa là xong. Nhưng Hãn đã ngồi đợi ở đây đến 15p rồi mà chúng vẫn chưa về. Không lý nào lại vậy. Hãn đi mua gia súc và vải vóc đã mất cả buổi rồi mà, hơn nữa dù phải xếp hàng nhưng cái hàng đó cũng đâu có dài lắm. Hãn thậm chí còn tưởng lúc hắn mang trâu về đã thấy chúng ngồi chễm trệ trên xe đợi rồi. Thấy không ổn nên Hãn mới xuống xe đi tìm. Lúc này trời đã xế chiều rồi, trên đường Hãn không hề gặp chúng nhưng khi đến gần nơi bán muối đã nghe thấy tiếng quen thuộc của 2 tên này -Tao đi đầu, mày đi sau đi – Trâu lớn tiếng nói -Việc gì tao phải đi sau, mày mới phải đi sau thì có – Sóc quát lại -…. “Cốp” “Cốp” Cả hai bị một nắm tay cốc vào đầu đau điếng, lúc này đang ngồi xụp xuống ôm đầu. -Cả đoàn chờ tụi mày cả buổi ngoài kia, cứ tưởng có chuyện gì, hóa ra chúng mày rảnh rỗi đứng đây cãi nhau à? Hãn nắm tay, các đường gân nổi cộm, nói với đám nhóc. -Tất cả là tại nó – Sóc và Trâu cùng nói, 2 tay đều chỉ vào đối phương -Tại mày.. -Tại mày thì có. -… “Cốp” Cốp” -Chúng mày có thôi đi không? Bây giờ có vác bao muối này về không thì bảo. Tao không rảnh ngồi nghe chúng mày cãi nhau đâu Hai tên này nghe thế dù rất kè nhau nhưng lần này đành phải nghe thôi. 2 đứa vẫn không ai chịu ai, khi vác bao muối lại đi ngang nhau khiến công việc này lại nặng nề hơn. Hãn nhìn mà cám cảnh, cúi mặt lấy tay xoa trán. Vác bao muối lại còn ganh đua nhau đúng là khiến Hãn không còn gì để nói nhưng chính vì thế mà tốc độ nhanh hơn. Sau khi kiểm tra lại toàn bộ vật tư và sắp xếp hàng hóa, cả đoàn sau đó lập tức quay về. Đến nơi thì trời đã tối mịt. Mọi người phần lớn đã đi ngủ hết, chỉ có già làng và cô Trinh là còn đợi, nhà của họ vẫn sáng đèn. Mọi người lúc này đều rất đói do chưa có ăn tối. May mà 2 người này đã chuẩn bị sẵn. Chuyến đi lần này của Hãn mang về rất nhiều thứ nên có thể nói là đã thành công rồi
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]