Cảm ơn các đạo huynh đã ủng hộ linh thạch, đây chính là niềm động viên giúp em viết tiếp Thủy quân Hai tên thám báo Chu tước đi ngay theo sau tên ăn mày kia, ngay khi hắn vừa quay đầu vào một ngõ nhỏ, hai tên thám báo nhảy ra không nói một lời trực tiếp cho hắn một muộn côn, đánh hắn té xỉu xuống dưới đất. một tên móc trong ngực hắn lôi ra tấm áo lót kia giơ lên xem, lập tức khuôn mặt tái mét. Chiếc áo này không ngờ lại ghi chép lại cách phối chế thuốc súng, kỹ thuật khoan nòng súng, và công thức chế luyện thiên lôi cấp 2 của Nam Đại Việt, một vài phương páp tinh luyện quặng cũng được ghi chép không thiếu thứ gì, Liếc nhìn tên ăn mày nằm im dưới đất , hai tên thám báo dùng dây thừng mang theo trói tay chân hắn, trực tiếp cầm đầu dây thừng giống như lôi kéo một xác chết về phía trước Hai têm này sau đó không chút chậm trễ đi thẳng vào hoàng cung. Đến trước cửa cung điện, một tên rút lệnh bài đưa cho thị vệ, lệnh bài là một tấm kim loại hình chữ nhật một mặt khắc chữ số 7 tượng trượng cho đơn vị số bảy trong chín đơn vị của chu tước doanh, số 7 này thuộc về thám báo thu thập tin tức, mặt kia của tấm lệnh bài là một con chu tước đang sải cánh, hết sức sinh động. Thị vệ vừa nhìn thấy tấm lệnh bài đã vội vã dẫn đường, …. Tử Cấm thành, Trịnh Cán, bước từ trong hậu điện ra, hắn nhìn cái xác bất tỉnh đã bị kéo lê, rách nát hết mặt mũi dưới đất rồi hỏi hai tên thám báo - Các ngươi thu thập được gì. Một tên thi lễ rồi nói: - Hồi bẩm vương thượng, thống lĩnh ra lệnh cho chúng thần theo dõi tất cả người của quân khí giám, hom nay phát hiện ra hai thầy trò ở xuống vũ khí đêm hôm ra ngoài, kết quả vừa bám theo liền gặp bọn chúng trao đổi cái này, xin trình vương thượng ngự lãm. Một tên cung kính đặt tấm áo lót lên bàn rồi nhanh chóng lùi lại, đây cũng là một quy tắc thời xưa, nếu anh đứng quá gần quốc quân, người ta sẽ nghĩ là anh có ý đồ thích sát hoàng đế, cho nên tên này chỉ đặt lên đó xong vội vã lùi lại, Trịnh Cán cầm lấy tấm áo lót, giở ra xem trong này toàn là kỹ thuật tuyệt mật của Đại Việt, hắn giận giữ ném tấm áo lót xuống đất rồi lại hỏi Shoppe - Vậy hai tên bán rẻ quốc gia kia đâu - Hồi bẩm vương thượng, đội trưởng của chúng thần đã đi theo rồi ạ Trịnh Cán gật đầu nói với hai tên thám báo. Hai người đi đến chỗ đó, bảo tên đội trưởng đem người về đây cho quả nhân - Tuân lệnh Đợi hai tên này đi khuất, Trịnh Cán lại gọi: - Tiểu Thuận Tử - Có nô tài Trịnh Cán giơ chân đã vào đầu tên ăn mày đang nằm dưới đất một cái rồi nói: - đem tên này xuống canh giữ cẩn thận, đồng thời gọi ngay dám đại thần vào đây, nói quả nhân có chuyện gấp …………… Bộ Chỉ huy quân Tây Sơn ở Mỹ Tho Nguyễn Huệ đang ngồi hội ý cùng các tướng, phía trước mặt là một cái sa bàn khổng lồ, trên đó đắp đầy đủ địa hình của vùng này từ cái cây ngọn cỏ, Đặng Văn Trân em trai của tướng Đặng Văn Trấn đang cao giọng nói với Nguyễn Huệ: - Đại soái thủy quân Xiêm hiện nay đánh lấy Rạch Giá (thuộc đạo Kiên Giang),tiến đánh quân ta ở Trấn Giang (Cần Thơ),chiếm giữ các miền Ba Thắc (Srok Pra-sak, Sóc Trăng),Trà Ôn, Sa Đéc, Chiêu Tăng và Chiêu Sương lại rồi chia quân đóng giữ. Tạo thành phòng tuyến đối đầu với chúng ta tại Long Hồ Ngoaì ra Lê Văn Quân được cử lên thay Châu Văn Tiếp, liền cho quân tiến đánh lũy Ba Lai (Bến Tre) và Trà Tân (Định Tường). suốt một dọc sông Tiền, từ cù lao Năm Thôn trở lên hướng Mỹ Tho đều đã rơi vào tay quân địch. Nguyễn Huệ nhìn vào sa bàn, cắm cờ vào mấy điêm mà Đặng Văn Trân vừa nói, hắn nheo nheo con mặt tay gõ nhịp lên thành Sa bàn “ không ngờ liên quân Xiêm Nguyễn Ánh lại lấn tới nhanh như vậy, , đó là vì sao? Chắc hẳn có nội gián giúp sức, có khi lại là đám người hoa không biết chừng. “
Nguyễn Huệ suy nghĩ rất lâu, liên tục gật đầu rồi lại lắc đầu - TRương Văn Đa, việc ta giao ngươi làm đến đâu rồi Nguyễn Huệ bất chợt hỏi , nghe thấy đại soái hỏi đến, Trương Văn Đa đi đến trước Sa bàn chỉ vào một vài điểm rồi nói: - Đại soái, thuộc hạ xin nói thẳng, tình hình của quân ta thực sự không được tốt lắm Thấy Nguyễn Huệ nhíu mày Trương Văn Đa lại vội nói: - Ngài xem quân địch hiện nay đóng ở Trà Tân, quân ta Không thể tấn công đối phương ở Trà Tân được, vì đây là một bản doanh tập trung đông quân và được phòng bị chặt chẽ, dễ thủ khó công, mà quân ta lại ít hơn hẳn. Hơn nữa cho dù có đánh thì chúng ta không thể đánh nhanh thắng nhanh được, nhưng nếu bao vay đánh chậm thì chính bản thân đại quân chúng ta sẽ lâm vào nguy hiểm. Bởi kẻ thù nguy hiểm của Tây Sơn ta không phải chỉ có liên quân Xiêm-Nguyễn mà còn có quân chúa Trịnh ở Thuận Hóa. Nếu chúng ta cố tình Tiến công vào Trà Tân, cuộc chiến đấu chắc chắn sẽ ác liệt và kéo dài. Như vậy, quân chủ lực tinh nhuệ của ta bị giam ở đây. Rất có thể, Trịnh Cán chớp lấy thời cơ đánh vào Quy Nhơn. Phải đồng thời đối phó với hai kẻ thù ở hai phía, cho dù Hán Tín ở đây cũng phải chết không thể nghi ngờ, cho nên thuộc hạ mạo muội xin đại soái suy tính phương pháp khác Nguyễn Huệ âm thầm gật đầu, lời Trương Văn Đa nói chính hợp với ý nghĩ trong lòng hắn, thế cục hiện nay, quân của hắn hoàn toàn bất lợi, Nguyễn Ánh đã kiểm soát được vùng Hậu Giang và tiến tới vùng Tiền Giang., từ hữu ngạn Tiền Giang cho đến sông Ba Lai. Sau khi chia quân đóng giữ một số vị trí trọng yếu trong vùng đã chiếm được, chung dồn hết đại quân về Trà Tân ý đồ tiến lên Mỹ Tho, Gia Định, đánh bại Nguyễn Huệ hắn, hoàn thành việc xâm chiếm toàn bộ đất Gia Định. Quả thực là khó đánh, quả thực khó đánh Nguyễn Huệ ngồi trở lại ghế rồi hỏi: - Các tướng có ai có kế sách gì, nói ra cho mọi người cùng bàn bạc Đặng Văn Trấn bước ra nói: - Đại Soái thuộc hạ có kế này, Nguyễn Huệ vui mừng đứng dậy: - Đặng Tướng Quân, mời nói - Đại soái, đánh vào trà tân không được, tại sao ta không nhử địch ra khỏi căn cứ, Nguyễn Huệ còn chưa hiểu lắm: - Nhử địch ư, với ưu thế quân số của bọn chúng, cho dù có nhử được chỉ sợ quân ta tổn thất nặng hơn, Đặng Văn Trấn lại nói: - Đại Soái, chúng ta có Thủy Quân cơ mà - Thủy quân Thấy Nguyễn Huệ đã có vẻ hiểu, Đặng Văn Trấn lại nói tiếp: - Đúng vậy, trên bộ quân ta không có ưu thế gì, nhưng trên sông nước, chúng ta tuyệt đối là số một Nguyễn Huệ hưng phấn đi tới sa bàn,- - Sao ta không nghĩ ra sớm nhỉ. Đánh vận động trên sông, bọn chúng tuyệt đối sẽ bại ,,,,,,,,,,,,,,, Quy Nhơn, Thành Đồ Bàn của Vương Triều Tây Sơn Kể từ khi Nguyễn Huệ dẹp xong người Hoa, uy thế và danh vọng của hắn đã có phần vượt qua cả nguyễn nhạc, hoàng đế của Tây SƠn, dân gian đã tôn xưng Nguyễn Huệ làm Đức chúa. Gần đây Nguyễn Nhạc cảm thấy lòng trung thành của một số đại thần đã chuyển dời sang phía đó mà không phải là trung thành với Nguyễn Nhạc hắn nữa, cùng là là huynh đệ nhưng chí hướng của hai người khác nhau hoàn toàn. chủ trương của Nguyễn Nhạc là tập trung tiêu diệt Chúa Nguyễn, chỉ đánh chiếm phần đất của Chúa Nguyễn để thay thế cai trị tại miền Nam và giữ hòa bình với Bắc Hà, với chính quyền họ Trịnh, thế nhưng Nguyễn HUệ lại khác, hắn không muốn làm chủ một vùng đất nhỏ như vậy, cái hắn muốn là toàn bộ Đại Việt này. Nguyễn Nhạc không kìm nổi lòng liền thở dài. Sự việc này không dễ dàng giải quyết, binh lực của Nguyễn HUệ đã quá nhiều, đất phong lại lớn đây mới là phiền toái lớn nhất, nhất là Nguyễn Huệ không chỉ có công huân lớn lài hơn nữa bộ khúc cũ trải rộng khắp trong quân, nếu hắn muốn xưng vương tự lập, Nguyễn Nhạc cơ bản không ngăn được. Hiệp biện đại học sĩ, lại bộ thị lang Trương Mỹ Ngọc bỗng nhiên nói: - Hoàng Thượng, thần có ba kế có thể giải quyết khốn cục này. Nguyễn Nhạc bỗng nhiên quay đầu lại, gấp giọng nói:
- Ái khanh mau nói, ba kế đó là gì? TRương Mỹ Ngọc đưa ngón tay phải lên nói: - Gia phong Nguyễn Huệ làm Thái úy, cai quản binh mã cả nước, đồng thời phong làm Đông Vương nhân cơ hội quay trở lại kinh thành nhậm chức, đem toàn bộ thế lực diệt sạch, vĩnh viễn tuyệt đi hậu hoạn, đây là hạ sách. Những vị đại thần phía dưới ngơ ngác nhìn nhau, việc này quá ác độc? Mặc kệ như thế nào đi nữa, Nguyễn Huệ cũng là em ruột hoàng thượng, hơn nữa từ khi Hoàng thượng khởi binh cho đến này, Nguyễn Huệ lập không biết bao nhiêu công lao hiển hách, nếu không có hắn, e là hoàng thượng cũng không có ngày hôm nay, Hơn nữa hành động này nhất định sẽ làm giảm mạnh nguyên khí của Tây Sơn, đem bộ khúc của hắn diệt sách về sau đừng nghĩ đến chuyện tranh giành với Trịnh Cán và Nguyễn Ánh, Nguyễn Nhạc hoàng sợ cũng có phần kinh hãi, lại nói: - Trung sách là gì? Trương Mỹ Ngọc lại duỗi ngón tay giữa ra, nói tiếp: - Vẫn là gia phong Nguyễn Huệ làm Đông Vương, chưởng quản binh mã cả nước, dẹp an nhân tâm, đây là trung sách. Kế này dù kéo dài nhưng cũng chỉ là kế tạm thời, bởi vì mâu thuẫn giữa hai người tương lai cũng vẫn phải bùng nổ. Nguyễn Nhạc lắc đầu, nói: - vậy còn thượng sách Trương Mỹ Ngọc giơ ngón tay thứ ba lên , nói: - Thương sách chính là nhường ngôi, hoàng thượng nhường hoàng vị cho đệ đệ - Cái gì Nguyễn Nhạc nghe vậy nổi giận đập bàn, điều này cũng gọi là thượng sách? Đám đại thần phía dưới cũng ngơ ngơ ngác ngác đây cũng gọi là thượng sách, Trương Đại nhân có vẻ như tuổi cao đã lẩm cẩm rồi cũng nên Bình tĩnh lại Nguyễn Nhạc lại hỏi - Trương ái khanh, ý khanh là thế nào, Võ Xuân Hoài đội nhiên đứng lên nói: - Hoàng thượng, kế này khả thi - Hả Kế này thực ra Chính là lấy lui mà tiến, cái gọi là nhường ngôi đương nhiên chỉ là giả, chân thực dụng ý là để muốn nói: Tam đệ à, ngươi là người có công lớn, nhưng huynh trưởng không thể phong vương cho ngươi được, nếu muốn hãy nhận lấy hoàng vị của trẫm, đăng cơ mà làm hoàng đế Nguyễn Nhạc có chút do dự nói. - cái này, liệu có khả thi hay không??? Võ Xuân Hoài nói: - Khả thi, đợi đại quân trở về, bệ hạ vất vả một chuyến là được - Vậy được, đợi xong chiến dịch này trẫm sẽ đích thân đi một chuyến ……… (1)Trương Mỹ Ngọc : là quan văn nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, quê ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, là người đức cao, học rộng. Thời Tây Sơn ông là một trong sáu người được người đời phong tặng danh hiệu Tây Sơn lục kỳ sĩ.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]