Chấp Sự Quan bưng Dật Sách Bảo Dư dùng để chiêu hồn, còn Minh Tinh thì dùng để viết tên hiệu của Hoàng Đế để truy phong.
Hàng trăm Chấp Sự Quan đến dự lễ đón linh cữu của Tống Thần Tông đã đứng vây quanh quan tài, dùng để khênh chiếc linh cữu của Tống Thần Tông là một chiếc đòn gỗ to và nặng, nó có tên là Độc Long Giang, phía trước có khắc trạm đầu rồng, còn phía sau thì chạm trổ đuôi rồng, phải cần một trăm hai mươi tám người mới nâng nổi nó lên.
Còn linh cữu của Thái Hoàng Thái Hậu thì do chín mươi sáu người khênh, những người khênh linh cữu này đã được rèn luyện vô cùng nghiêm ngặt, ngày thường tập luyện, bọn họ đều phải khênh những chiếc quan tài trên đó có đặt một bát nước đầy, khi khênh nó xuống cầu thang thì đến một giọt nước ở trong bát trên quan tài không được đổ ra ngoài, Đám Nội Thị vô cùng cẩn thận khi khênh linh cữu của Tống Thần Tông và Thái Hoàng Thái Hậu, linh cữu của Tống Thân Tông ra trước, còn của Thái Hoàng Thái Hậu ra sau, trước sau đều vô cùng cẩn trọng và vững vàng.
Đám Chấp Sự Quan lúc này cũng lục đục mỗi người cầm một chiếc lọng, che lấy linh cữu của Tống Thần Tông và Thái Hoàng Thái Hậu.
Tiếp sau đó thì viên quan dẫn đường liền quỳ xuống mời linh cữu của Hoàng Thượng lên Long Tập, Long Tập thực chất là một chiếc xe chạm trổ hoa văn rồng phượng, chuyên dùng để chờ quan tài cho Hoàng Thượng.
Mấy tên Nội Thị lúc này cũng đã đặt linh cữu của Hoàng Thượng lên trên Long Tập một cách cẩn thận, sau đó dùng một tấm vải màu sắc sặc sỡ che lên linh cữu của Hoàng Thượng, Còn đám Chấp Sự Quan thì cầm lọng đứng ở hai bên, sau khi viên Tư Lễ Quan cao giọng khởi xướng xong, thì chiếc Long Tập bắt đầu lăn bánh rời khỏi hoàng cung.
Phía sau là những viên quan Chấp Sự khác bưng Dật Sách Bảo Dư, Thần Bạch Dư, Chân Đình, Minh Tinh (Những vật dùng trong tế lễ, chiêu hồn, viết truy hiệu cho Hoàng Đế) tiếp sau đó là Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu, Thân Vương, Hoàng Tử, Phi Tần, Hoàng Thân Quốc Thích, ai cũng khóc lóc vô cùng đau thương.
Dọc trên đường đưa lễ đám Ngự Lâm Quân cũng mặc áo hiếu, để tang đứng trang nghiêm ở hai bên đường, Đỗ Văn Hạo cũng khoác trên người tấm áo tang, tay cầm kiếm đi bên cạnh linh cữu của Hoàng Thượng.
Toàn bộ quá trình tang lễ thì chỉ có mỗi một mình Tam Nha Đô Chỉ Huy Sứ Đỗ Văn Hạo là được phép cầm kiếm, đây là Hoàng Thái Hậu đặc cách cho hắn.
Đội khênh linh cữu ra khỏi cung từ cổng Tả Điện, sau đó đi thẳng ra cổng Ngọ Môn, nơi này cũng là nơi tổ chức nghi thức tang lễ, dĩ nhiên vẫn là Tự Hoàng Đế Triệu Hú dẫn đầu.
Tư Lễ Quan khởi xướng xong thì tất cả cùng vái lạy bốn lần, rồi lại phải lạy thêm một lần nữa, tiếng khóc than lại một lần nữa vang lên dữ dội.
Tiễn đưa linh cữu đến đây là kết thúc, cũng là thời điểm vĩnh biệt Tống Thần Tông và Thái Hoàng Thái Hậu, tất cả Hoàng Thân Quốc Thích đều khóc rống lên chấn động cả hoàng cung, có người còn nằm ngửa ra đất giãy giụa không ngừng sửa sắp chết đến nơi, có người thì chạy bổ đến linh cữu cứ như muốn theo Hoàng Thượng xuống dưới suối vàng luôn không bằng, mỗi người một kiểu không ai giống ai, đám Nội Thị phải vất vả lắm mới khuyên ngăn lôi kéo được bọn họ ra.
Trong đám người này còn có cả Ung Vương Triệu Nhan không ngừng dập đầu xuống đất kêu gào thê lương.
Tiếp sau đó, thì vẫn còn một nghi thức khác vô cùng quan trọng phải cử hành, đó là làm lễ kế vị cho Hoàng Đế mới.
Tư Lễ Quan mở to giọng hết cỡ khởi xướng mời Tự Hoàng Đế Triệu Hú lên kế vị.
Triệu Hú lững thững áo tang đứng trước linh cữu của Tống Thần Tông cúi lạy ba lạy, dập đầu chín cái, rồi chính thức nhận lệnh kế vị lên ngôi Hoàng Đế.
Tiếp theo, Tư Lễ Quan quỳ xuống trước linh cữu mời mọi người khởi giá.
Sau đó, viên quan dẫn đường liền quỳ xuống mời vị tân Hoàng Đế về cung, về cùng với Triệu Hú còn có Hoàng Thái Hậu, Hoàng Thân Quốc Thích để bắt đầu cử hành buổi nghi lễ quan trọng nhất, trang nghiêm nhất tại Đại Điện.
Tại đây Tể Tướng Vương Giai đã hoàn tất công việc cho buổi lễ đăng cơ.
Ngoài cổng Ngọ Môn, các lễ quan liền quỳ xuống trước linh cữu mời lên Long Tập để xuất phát, Ngoại trừ Tự Hoàng Đế ra, thì các Thân Vương khác đều phải đi theo cùng linh cữu, khi đi ra đến cổng Thụy Môn đến Thái Miếu thì Tào Vương Triệu Cố sẽ chủ trì buổi lễ từ biệt tổ tông tại Thái Miếu.
Vĩnh Dụ Lăng của Tống Thần Tông đến giờ vẫn chưa xây dựng xong, chính vì vậy mà bây giờ phải đặt linh cữu trong Thái Miếu, chờ lăng mộ xây xong rồi mới đưa ra đó để an táng.
Còn Thái Hoàng Thái Hậu thì chôn cùng với Tống Nhân Tông tại mộ Vĩnh Chiêu Lăng, chính vì vậy mà sau buổi lễ cáo từ tổ tông xong, thì Lễ Quan lại quỳ xuống mời linh cữu của Thái Hoàng Thái Hậu khởi giá.
Thân Vương lại tiếp tục đưa linh cữu đến cổng Đức Thắng Môn rồi quỳ xuống bái biệt tại đây, sau đó dõi mắt theo lĩnh cữu rồi lại quay lại hoàng cung tham gia buổi lễ đăng cơ của Hoàng Đế Triệu Hú.
Người dẫn đội Ngự Lâm Quân tiễn đưa linh cữu của Thái Hoàng Thái Hậu về Vĩnh Chiêu Lăng an nghỉ là Tam Nha Phó Đô Chỉ Huy Sứ đại tướng quân Lý Phổ, còn Đỗ Văn Hạo thì ở lại Hoàng Cung tham dự buổi lễ kế vị của Hoàng Đế, hắn còn phụ trách khâu an ninh của buổi lễ quan trọng này.
Buổi lễ đăng cơ cử hành tại Đại Khánh Điện, nơi đây đã được trang hoàng lại mới tinh, sau khi xác định tân vương xong thì các quan viên đã được phái đến Thái Miếu tiến hành công bố việc đăng cơ.
Các văn võ bá quan trong triều khi trước đều tiễn đưa linh cữu của Tống Thần Tông và Thái Hoàng Thái Hậu ra cổng Ngọ Môn xong rồi lại cùng với Tự Hoàng Đế về Đại Khánh Điện, thay đổi quần áo để chuẩn bị buổi lễ kế vị cho Triệu Hú, Các viên quan lại trong Bộ Lễ đã đặt chiếc Ngọc Ti Hoàng Đế ở trên mặt bàn Hương Án của Hoàng Thượng, cạnh đó còn có cả những bức thiệp chúc mừng tân vương, cùng với chiếu thư và bút nghiên.
Ở hai bên Đại Điện lúc này đã có đội ngũ quan lại chỉ đứng chuyên để ghi chép lại sự việc, đứng trông vô cùng nghiêm túc, hai bên ngoài cổng Đại Khánh còn đặt hai cỗ xe nạm ngọc có tên gọi Ngọc Liễn và Kiêm Liễn, phía trước cổng Tuyên Đức thì có đặt năm cỗ xe có tên Kim Cách, Ngọc Cách, Mộc Cách, Cách Cách chuyên dành cho Thiên Tử sử dụng, ngoài ra còn có các đội ngũ âm nhạc nữa.
Vì lễ hội đăng cơ của Triệu Hú là thuộc vào dạng vừa đưa tang vừa lên ngôi, chính vì vậy mà đội ngũ âm nhạc được bày biện ở trước Đại Khánh Điện chỉ có dụng cụ âm nhạc thôi, chứ không có người chơi nhạc, bày chúng ở đó chăng qua là muốn biểu thị sự vui vẻ thôi, chứ thật sự không cần phải nổi nhạc lên, vì dù sao trong đây còn là buổi tang lễ.
[Trong các bộ truyện xuyên việt, vượt thời gian khác thì trong đại lễ đăng cơ không quản là đang có tang hay không, tất cả đều nổi nhạc kèn trống vui vẻ, điều này không phù hợp với thực tế, cũng chẳng phù hợp với lịch sử chút nào.
Đây là lão Mộc Dật nói vậy! ] Trước đó, Đỗ Văn Hạo đã bố trí an ninh trong buổi lễ đăng cơ này vô cùng thỏa đáng và chặt chẽ rồi, trong giờ phút quan trọng cuối cùng này hắn lại còn đem theo Đại Nội Thị Vệ đi tuần hết cả cái Đại Điện này mấy vòng nữa.
Trong hoàng cung lúc này đã an bài rất nhiều Ngự Lâm Quân, tất cả các đường cửa ra vào đều được canh phòng vô cùng cẩn mật, kẻ địch bên ngoài cũng khó mà có thể trà trộn vào bên trong được, và chủ yếu đối phó với những người trong nội bộ, chính vì vậy mà khi Hoàng Thượng chưa xuất hiện Đỗ Văn Hạo đã đi kiểm tra cả cái Đại Điện này hết mấy lần liền, trong đó có cả cung nữ, thái giám, nội thị cùng với văn võ bá quan, ai hắn cũng kiểm tra một cách kỹ lưỡng.
Cũng trong lúc này, Triệu Hú cũng đã ở phía trong Đại Khánh Điện mặc xong quần áo của Hoàng Đế, Triệu Hú trước tiên phải đến Điện Văn Đức nằm ở bên trái trước để tiếp nhận tám vị Tể Tướng cùng với Tam tỉnh và Lục Bộ, sau đó là tới Đại Lý Tự, Hàn Lâm Viện.
Nói chung là những người phụ trách những nhiệm vụ trọng yếu hai quỳ mười lạy.
Vì tân vương đã miễn cho Đỗ Văn Hạo rồi, nên hắn không phải quỳ lạy như mấy người kia nữa, mà chỉ việc cúi người lạy tạ mà thôi.
Xong xuôi đâu đấy, Lễ Bộ Thượng Thư liền quỳ xuống mời Hoàng Thượng, Triệu Hú liền bắt trước bộ dạng của người lớn khệnh khạng bước ra khỏi điện, sau đó đi tới Đại Khánh Điện, rồi ngồi lên ngai vàng trong đây.
Phía sau ngai vàng lúc này đã xuất hiện một chiếc rèm che, Hoàng Thái Hậu ngồi ngay sau đó ra chỉ cho các quan Thần trong triều.
Còn đám quần thần đứng nghiêm thành hai hàng phía dưới, Tể Tướng Vương Giai thì đứng cúi người bên cạnh ngai vàng từ từ mở chiếu thư ra đọc, bức Chiếu thư kế vị này là do môn hạ của Trung Thư ngày đêm ngẫm nghĩ và chỉnh sửa mới viết ra được, chính vì vậy mà chữ đầu tiên là môn hạ, chứ không giống như đời nhà Thanh là Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết gì gì đó.
Vương Giai lúc này khẽ hắng giọng lên một cái, rồi lắc lư cái đầu của mình cất tiếng khàn khàn lên đọc bản chiếu thư kế vị.
“Môn hạ viết: để dân chúng được ấm no mà lập ra quân vương, quân vương hiệu lệnh thiên hạ bốn phương là vì sự an nguy ngàn đời của trăm họ, Tiên Đế tài giỏi văn võ song toàn, tài trị quốc hơn hẳn thiên cổ, nay Thế Tử anh minh, vì sự nghiệp Tiên Đế nên kế vị làm nên nghiệp lớn! Bố cáo cho toàn dân thiên hạ được biết!”
Sau khi đọc xong chiếu thư kế vị, Vương Giai liền cuộn nó vào giao cho Đại Học Sĩ dâng lên cho Nội Các Học Sĩ, Nội Các Học Sĩ tiếp lấy cẩn thận đóng dấu lên đó, rôi đem cuộn chiếu thư này giao cho Lễ Bộ Thượng Thư.
Lúc này, tiếng trống tại cổng Ngọ Môn đã vang lên, dưới sự chỉ dẫn của Tư Lễ Quan, các vương công đại thần ở bên ngoài Đại Khánh Điện đều đồng loạt quỳ xuống tiến hành ba quỳ chín lạy.
Sau đó là một đám nội thị tay cầm roi ngựa dài tầm hai mét quất liền mấy tiếng kêu đen đét trong không trung.
Tiếp sau đó, Vương Giai lại cung kính cầm lấy một cuộn thánh chỉ khác, để tuyên bố chỉnh sửa niên hiệu.
“Trẫm kế nghiệp Tiên Đế, nguyện đem tâm sức ra giúp đời giúp nước, làm việc chăm chỉ không ngại gian khó, chính thức tuyên bố bắt đầu từ ngày một tháng một cải hiệu Nguyên Phong năm thứ chín thành Nguyên Hữu năm thứ nhất!”
Vương Giai lắc lắc đầu đọc xong rồi lại cuộn lại đưa cho Nội Các Học Sĩ đóng dấu.
Sau đó ông lại cầm thêm một bản chiếu thư khác, đây là bản chiếu thư tôn Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao lên thành Thái Hoàng Thái Hậu, Vương Giai lại hắng giọng đọc.
“Từ đời vương giả khi xưa, thì quân phương là người đứng đầu trong thiên hạ, Hoàng Thái Hậu nổi tiếng là người nhân đức, cần kiệm liêm chính, lại phò tá Anh Tông làm mẫu nghi thiên hạ, nhân hậu đảm đang, được nhân dân kính ngưỡng, quân thần kính nể, tạo phúc cho muôn dân từ bi hỷ sả, nay truy phong lên Thái Hoàng Thái Hậu!”
Vương Giai đọc xong lại đem bản chiếu thư này đưa cho Nội Các Học Sĩ đóng dấu rồi lại dâng lên một đạo thánh chỉ khác, thánh chỉ này tuyên bố Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao quyết định buông rèm chấp chính, Vương Giai cầm chiếu thư lên quét mắt nhìn quần thần một lượt xong lại hắng giọng đọc.
“Thái Hoàng Thái Hậu nhân đức vẹn toàn, thông minh tuyệt đỉnh, thấu hiểu lòng dân, từ bi độ lượng, biết thâu nạp lời trung nghĩa, hiểu biết về quân sự, nên quết định phò giúp Hoàng Thượng nhiếp chính...!”
Lần này tới lượt Lễ Quan khởi xướng, các vị quan lại trong triều nhất thời quỳ xuống ba lần, lạy chín cái cung chúc Thái Hoàng Thái Hậu và Hoàng Thượng.
Tiếp sau đó, Vương Giai lại tiếp tục đọc thêm mấy đạo thánh chỉ nữa, trong đó phong Hoàng Hậu lên làm Hoàng Thái Hậu, phong Chu Đức Phi nương nương lên làm Hoàng Thái Phi, ban cho Ung Vương và Tào Vương vào triều đặc quyền không cần xưng danh tính, phong Ninh Quốc Công Triệu cố lên làm Quận Vương, còn các vương công khác cũng đều được phong tước hết.
Sau khi kết thúc, chiếu thư lại được đưa cho quan trong bộ lễ, rồi sau đó lần lượt ra được đưa ra khỏi cổng Đại Khánh đến công Tuyên Đức bố cáo cho thiên hạ được biết.
Đỗ Văn Hạo ngoại trừ việc tham gia lễ bái ra, thì chức trách chủ yếu của hắn vẫn là hông đeo bảo kiếm đề phòng canh gác không một phút lơ là, Cuối cùng thì nghi lễ cũng đã hòan toàn kết thúc, tân Hoàng Đế Triệu Hú lui ra khỏi hậu điện, quân thân lúc này cùng giải tán, Đỗ Văn Hạo cũng thở phào nhẹ nhõm.
Hắn sau đó lại đem đám thị vệ tuần tra một lượt nữa cho kỹ càng, sau khi dặn dò canh gác cẩn mật đâu đấy xong rồi thì trời cũng đã tối, cũng may mà mọi việc rất thuận lợi, không hề có chuyện gì xảy ra cả.
Đỗ Văn Hạo đi đến tẩm cung của Thái Hoàng Thái Hậu Thao Thao, nhưng sau khi hỏi han thì hắn được biết Thao Thao của hắn bây giờ đã không còn ở đây nữa mà chuyên sang nơi ở của Thái Hoàng Thái Hậu Tào Thị, tức cung Càn Ninh rồi, Đỗ Văn Hạo nghe vậy lại chạy sang đó, đến nơi trông thấy tên thái giám đứng ở bên ngoài canh giữ liền lên tiếng hỏi: “Thái Hoàng Thái Hậu đâu?”
“Dạ! Bẩm tướng quân! Thái Hoàng Thái Hậu bây giờ đang ở trong vườn hoa Hậu Uyển ạ!”
Tên thái giám đáp, Vườn hoa Hậu Uyển tức là Ngự Hoa Viên trong Hoàng Cung, đó là nơi mà Thái Hoàng Thái Hậu Tào Thị rất yêu quý.
Đỗ Văn Hạo cũng đã từng dạy bà cách làm thế nào cho hoa nở nhanh, và làm thế nào cho hoa nở muộn, chỉ cần nắm giữ nhiệt độ hợp lý là có thể làm hoa ra trái mùa, chính vì vậy mà nơi đây hoa mọc tươi tốt, do thế mà Thao Thao của hắn rất là ngưỡng mộ và yêu thích nơi đây.
Nên khi mới dọn về đây bà đã ra luôn vườn hoa ngắm cảnh rồi.
Đỗ Văn Hạo được tên thái giám dẫn đường đi vào bên trong Hậu Uyển, từ xa hắn đã trông thấy Thao Thao của hắn ngồi trong một chiếc đình ngẩn người ngắm những bông hoa tươi đẹp ở trong vườn.
Việc tang lễ cũng đã lo xong, Thái Hoàng Thái Hậu cũng đã bỏ áo tang xuống, thay bằng một bộ áo váy bồng thắt eo màu đen, quanh eo còn thắt thêm một tấm lụa trắng nữa, mái tóc của bà không hề vấn cao lên, mà cứ để nó xõa xuống dưới vai, chỉ cột nó bằng một sợi dây màu trắng đơn giản, trông vô cùng đạm bạc lại có phần cô đơn.
Đỗ Văn Hạo liền nhanh chân bước vào trong đình cúi người thi lễ nói: “Vi Thần bái kiến Thái Hoàng Thái Hậu!”
Cao Thao Thao đang ngẩn người ngắm cảnh, thì bỗng nhiên bị tiếng nói của Đỗ Văn Hạo làm cho sực tỉnh, khi nhận ra hắn rồi thì bà vô cùng mừng rỡ quay mặt lại mỉm cười vẫy tay với hắn nói: “Không cần đa lễ, mau lại đây với ta!”
Đỗ Văn Hạo nghe vậy liền tiến tới đứng cạnh bên Thái Hoàng Thái Hậu.
Cao Thao Thao lúc này liền vẫy tay ra ý cho bọn thái giám và cung nữ đều lui hết ra bên ngoài, sau đó quay sang Đỗ Văn Hạo ra ý bảo hắn ngồi xuống bên cạnh mình.
Tuy rằng bây giờ trời đã chập choạng tối, sắc trời cũng đã âm u, nhưng vì cái Ngự Hoa Viên này quá rộng cho dù trong này không có một bóng người nào nữa, nhưng vẫn có cảm giác dường như có người đang đứng ở đâu đó trong này đưa mắt lên nhìn trộm hai người, chính vì vậy mà Đỗ Văn Hạo trong bụng có phần sợ hãi, khép nép ngồi xuống nhưng vẫn giữ một khoảng cách với Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao.
Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao thấy Đỗ Văn Hạo như vậy liền sẵng giọng nói: “Sao chàng ngồi xa ta thế làm gì? Ta lẽ nào là cọp hay sao mà chàng lại sợ ta thế?”
Đỗ Văn Hạo nghe vậy thì cười híp cả mắt lại thấp giọng đáp: “Nàng mà ghê gớm lên thì còn kinh hơn cả cọp nữa!”
Câu nói này của Đỗ Văn Hạo có hai ý, một là hắn nói Thao Thao của hắn giết chết Tư Mã Đạo Nhân vô cùng ghê gớm, hai là lúc hai người gần gũi nhau, Thao Thao của hắn tham lam như hổ đói vậy.
Thái Hoàng Thái Hậu dĩ nhiên là hiểu theo ý sau của hắn, nên nhất thời đỏ mặt lên nói: “Lúc nãy thì sợ co rúm cả vào, bây giờ lại giở trò mồm mép hả? Còn không ngồi gần vào đây? Không có lệnh của ta thì không ai dám vào trong này đâu?”
Đỗ Văn Hạo dĩ nhiên là hiểu điều này, nên hắn lấy hết sức can đảm ngồi xịch gần đến bên Cao Thao Thao, rồi vòng tay ra ôm lấy eo của bà, Cao Thao Thao cũng thuận thế dựa đầu vào vai của Đỗ Văn Hạo, nhu mì nói: “Một tháng trước đây thôi, Thái Hoàng Thái Hậu vẫn còn ngồi ở trong này chăm sóc vườn hoa của người, vậy mà bây giờ người đã cưỡi hạc về nơi tiên cảnh rồi! ”
Đỗ Văn Hạo nghe thấy Thao Thao của hắn buồn bã như vậy, liền ôm ghì lấy áp sát mặt của hắn vào mặt của bà nói: “Thao Thao! Tang lễ cũng đã lo xong đâu đấy hết cả rồi, người mất thì cũng đã mất rồi! Còn người sống thì vẫn phải sống chứ, thôi nàng đừng nghĩ đến những chuyện buồn nữa được không?”
“ừm!”
Thái Hoàng Thái Hậu nghiêng đầu nhìn hắn rồi mỉm cười một cách miễn cưỡng nói: “Bây giờ ta cũng đã thành Thái Hoàng Thái Hậu rồi đó, chỉ trong nháy mắt mà ta đã già đến thế này rồi!”
“Già đâu mà già...Đỗ Văn Hạo nói xong liền hôn luôn lên môi của Thái Hoàng Thái Hậu, tuy nó vẫn mềm mại, nhưng lại lành lạnh.
Đỗ Văn Hạo liền thương cảm nói: “Làn da của Thao Thao của ta vẫn còn mượt mà lắm, nó mềm trơn mịn như quả trứng vậy! Thao Thao sẽ không bao giờ già, cứ trẻ đẹp mãi thế này thôi!”
Thái Hoàng Thái Hậu nghe vậy thì hai mắt sáng lên vì hạnh phúc, bà ngẩng đầu lên nhì hắn rồi vòng cả hai tay bá lấy cổ của Đỗ Văn Hạo hôn lấy hôn để, rất lâu sau mới miễn cưỡng buông Đỗ Văn Hạo ra, rồi bà lại dúi đầu vào ngực của hắn khẽ nói: “Văn Hạo! Ta sợ lắm!”
“Sợ cái gì chứ?”
Đỗ Văn Hạo nhẹ nhàng vuốt mái tóc của Thái Hoàng Thái Hậu nói.
“Sợ một ngày nào đó, ta cũng giống với Thái Hoàng Thái Hậu, hai mắt ta nhắm lại vĩnh viễn không thể trông thấy chàng được nữa Thái Hoàng Thái Hậu buồn bã đáp.
Đỗ Văn Hạo nghe vậy liền nâng cằm của Thái Hoàng Thái Hậu lên, thấy đôi mắt phượng của bà nhắm lại và ngấn lệ, hai hàng lông mi khẽ chớp lên một cái, một giọt nước mắt nóng hổi lăn dài trên gương mặt đáng thương của bà.
Đỗ Văn Hạo cảm thấy thương xót vô cùng, hắn liền hôn luôn lên đôi mắt ngấn lệ đáng thương đó rồi nhẹ nhàng an ủi: “Ngốc ạ! Nàng cũng có hơn ta được bao tuổi đâu, ta là một tướng quân nam chinh bắc chiến có khi lại về cõi vĩnh hằng trước nàng cũng nên!”
“Bậy nào...! Không được nói bậy!”
Thái Hoàng Thái Hậu nghe Đỗ Văn Hạo nói gở như vậy thì vội vã đưa tay lên bịt miệng hắn lại rồi nói: “Tất cả đều tại ta, tại ta nói những điềm gở như thế, nên chàng mới nói khùng như vậy!”
“Ha ha!”
Đỗ Văn Hạo bật cười rồi hôn lên bàn tay của Thái Hoàng Thái Hậu nói: “Chúng ta cùng sống lâu trăm tuổi, đến lúc đó về trời rồi làm một đôi phu thê thần tiên chốn bồng lai tiên cảnh, ngày nào cũng hái đào trong vườn Thượng Uyên!”
Thái Hoàng Thái Hậu nghe vậy cũng bật cười, nét mặt đắm chìm trong sự vui vẻ và hạnh phúc, bà lại dụi đầu vào lòng Đỗ Văn Hạo nói: “Nếu mà thật như vậy thì tốt biết bao nhiêu!”
“Dĩ nhiên là thật như vậy rồi, ông trời có mắt nhất định sẽ không nỡ lòng nào tách rời hai chúng ta ra đâu!”
Đỗ Văn Hạo cười nói.
“ừm!”
Thái Hoàng Thái Hậu mỉm cười nhắm mắt hưởng thụ câu nói vừa rồi của Đỗ Văn Hạo.
Trời cũng dần dần tối dần.
Đúng lúc này bên tai của hai người bỗng nhiên nghe thấy gió thổi vù vù, cát bay lên tứ tung.
“Mưa rồi!”
Đỗ Văn Hạo mừng rỡ nói: “Lâu lắm rồi mà chưa có mưa! Lần này ông trời đổ mưa xuống cho chúng ta rồi, thật là sảng khoái!”
Thái Hoàng Thái Hậu nghe vậy thì mở mắt ra, bà liền trông thấy những giọt mưa tí tách rơi bên ngoài chiếc đình, bà vui mừng ra mặt đứng thẳng người lên kéo lấy tay của Đỗ Văn Hạo đứng sát hiên của chiếc đình nói: “Ta thích nhất là trời mưa, khi trời mưa trái tim ta rất tĩnh lặng, nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên lá chuối, cái cảm giác ấy khó tả vô cùng.
“Đúng vậy! Gốc chuối bên cửa sổ....
Hứng những giọt mưa rơi, mưa rơi hoài không ngớt, tâm trạng nỗi đầy vơi....!”
Đỗ Văn Hạo bỗng nhiên cao hứng ngâm một bài thơ lên, Thái Hoàng Thái Hậu nghe vậy thì kinh ngạc quay sang hắn nhìn nói: “Thơ hay quá, là chàng viết ư?”
“Ồ không, là một nữ thi sĩ thời đại Tống chúng ta có tên là Lý Thanh Chiếu viết đó! ”
Đỗ Văn Hạo nói, , “Lý Thanh Chiếu? Ai vậy nhỉ? Sao ta chưa bao giờ nghe qua tên của người này? Người ấy bây giờ đang ở đâu?”
Thái Hoàng Thái Hậu hỏi.
Đỗ Văn Hạo nghe vậy ngượng ngùng đáp: “Cái này thì ta không rõ...!”
Đỗ Văn Hạo chỉ biết Lý Thanh Chiếu sống vào những năm cuối của Bắc Tống, sau đó thì Bắc Tống bị diệt vong bà liền dời vào nam, Bắc Tống lúc đó chuyển thành Nam Tống, vậy nhưng cụ thể thời gian là bao giờ thì hắn không rõ lắm, cũng không biết Lý Thanh Chiếu là người ở đâu, Đỗ Văn Hạo lúc này cũng nghĩ, đến cả Thái Hoàng Thái Hậu cũng không biết thì chắc Lý Thanh Chiếu vẫn chưa ra đời, mà cho dù ra đời rồi thì cũng chưa nổi tiếng.
Thái Hoàng Thái Hậu lúc này liền nói: “Hình như chàng vẫn chưa đọc hết cả bài thơ thì phải, chàng đọc tiếp cho ta nghe đi!”
“ừm, được! Canh ba tí tách nỗi sầu ai, từng giọt xót xa như sương đắng, nhớ về người đó nơi trời Bắc, mưa xa bỗng dậy nỗi lòng không!”
Đỗ Văn Hạo ngân lên.
Thái Hoàng Thái Hậu nghe vậy thì mê mẩn như người mất hồn lẩm nhẩm: “Gốc chuối bên cửa sổ...hứng những giọt mưa rơi! Mưa rơi hoài không ngớt, tâm trạng nỗi đầy vơi! Canh ba tí tách nỗi sầu ai, từng giọt xót xa như sương đắng! Nhớ về người đó nơi trời Bắc, mưa xa bỗng dậy nỗi lòng không ! Bài thơ này hay quá! Lúc nãy chàng nhắc ta mới nhớ, trong này ta cho đựng một cái lầu, rồi trồng thật nhiều chuối xung quanh, khi mưa xuống chúng ta tới đó uống rượu ngâm thơ, đánh đàn nghe hát, chàng thấy thế nào?”
Đỗ Văn Hạo nghe vậy liền cười nói: “Cái này tuyệt đấy, vậy nhưng ta lại không biết làm thơ, cũng không biết đàn hát, còn uống rượu thì không có vấn đề gì cả, hề hề, hay là nàng đánh đàn ngâm thơ, còn ta chỉ ngồi uống rượu thôi, nàng đánh một khúc nhạc, ta uống một cốc rượu, nàng làm một bài thơ, ta uống thêm một cốc nữa, được không hả?”
“Không được không được, chỉ một mình ta đánh đàn ngâm thơ thì có gì là hay, chàng không phải vừa ngâm một bài thơ rất hay rồi đó hay sao?”
Thái Hoàng Thái Hậu lắc đầu nguầy nguậy nói, “Nhưng đó là của Lý Thanh Chiếu, chứ có phải ta làm đâu!”
Đỗ Văn Hạo cười khổ nói, “Ta không tin! Chàng vừa ngâm một bài thơ hay như vậy, cứ nói không phải của mình, lại còn nói là do cái gì mà Lý Thanh Chiếu viết! Không phải ta nói ngoa chứ ta đọc sách ngâm thơ từ bé đến giờ, chưa từng nghe đến bài thơ này bao giờ, đừng nghĩ là ta đọc ít sách, ta đọc nhiều lắm đó, nhiều đến nỗi mà bây giờ có rất ít bài thơ nào là ta không biết! Hứ...! Chàng biết làm thơ mà cứ dối ta là Lý Thanh Chiếu viết, ta không cần biết, chàng phải làm thơ cho ta nghe cơ...! ”
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]